- 1Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 133/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 5Thông tư 10/2009/TT-BKHCN hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Nghị định 103/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 7Luật Đầu tư công 2014
- 8Luật Đầu tư 2014
- 9Nghị định 120/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2745/2015/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 04 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006; Luật Đầu tư ngày 26/11/2014; Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 và Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 62/TTr-SKHCN ngày 26/10/2015 và Công văn số 570/SKHCN-QLCN ngày 13/11/2015; Báo cáo thẩm định số 38/BCTĐ-STP ngày 15/10/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2745/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về quản lý công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng, gồm: Thẩm tra công nghệ, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ.
2. Quy định này được áp dụng cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thẩm tra công nghệ, chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Thẩm tra công nghệ là hoạt động xem xét sự hoàn thiện của công nghệ: mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ; tính thích hợp của công nghệ; sản phẩm do công nghệ tạo ra, thị trường sản phẩm; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ; nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất; hiệu quả của dự án...
2. Các từ ngữ Chuyển giao công nghệ, Giám định công nghệ được hiểu theo Khoản 8 và 15 Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006.
Điều 3. Đối tượng thẩm tra công nghệ
1. Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân thành phố đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2014 và Điều 32 Luật Đầu tư năm 2014;
2. Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền Ban Quản lý Khu kinh tế đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1329/QĐ-TTg ngày 19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2118/2008/QĐ-UBND ngày 10/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng;
3. Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Sở, ban, ngành quyết định đầu tư theo phân cấp;
4. Các dự án đầu tư xây dựng công trình mà cơ quan thẩm định dự án có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có ý kiến thẩm tra về công nghệ, phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.
Điều 4. Nội dung thẩm tra công nghệ
Nội dung thẩm tra công nghệ thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Điều 5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm tra công nghệ
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn thẩm tra công nghệ thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 1 và 2 Phần III Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Hồ sơ được tiếp nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
Điều 6. Kinh phí hỗ trợ công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư
Nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí, việc xây dựng dự toán và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 Phần III Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong hoạt động thẩm tra công nghệ
1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thẩm tra công nghệ của các dự án đầu tư thuộc đối tượng tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Quy định này theo quy trình, thủ tục và thời gian được quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Sở, ban, ngành chủ trì thẩm tra công nghệ của các dự án đầu tư thuộc đối tượng tại Khoản 3 Điều 3 Quy định này theo quy trình, thủ tục và thời gian được quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư các cấp có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề nghị thẩm tra công nghệ theo quy định tại Thông tư số 10/2009/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Điều 8. Nội dung quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải đăng ký, nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký nếu có nhu cầu.
b) Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cấp phép chuyển giao công nghệ: Việc cấp phép chuyển giao công nghệ thực hiện đối với các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp sử dụng vốn nhà nước để nhận chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư:
a) Bên nhận công nghệ phải lập phương án nhận chuyển giao công nghệ, trong đó nêu rõ nội dung chuyển giao công nghệ và giá ước tính của công nghệ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Bên nhận công nghệ phải chịu trách nhiệm về nội dung chuyển giao công nghệ và giá thanh toán cho công nghệ được chuyển giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
b) Trong trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để nhận chuyển giao công nghệ, trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên thì phải theo quy định tại Mục a Khoản 3 Điều này.
4. Việc nhập khẩu, chuyển giao và sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 6, Điều 9 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều 10. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thực hiện theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2011/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Hồ sơ được nộp về Sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
Điều 11. Đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, nếu các bên có thỏa thuận bổ sung, sửa đổi nội dung hợp đồng, thì phải gửi hợp đồng bổ sung, sửa đổi đến Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng.
2. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ thực hiện theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 103/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Hồ sơ được nộp về Sở Khoa học và Công nghệ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
4. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ được nộp tại Sở Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc chấp thuận, cấp phép, hồ sơ đề nghị, thủ tục chấp thuận, cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ và thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ mà nội dung không có các đối tượng công nghệ quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Chuyển giao công nghệ.
Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 16. Báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
Việc báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 16 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 17. Phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ
Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Giấy phép chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) phải nộp phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định.
1. Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Công tác kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ, thống kê hoạt động chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 31, Điều 35 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 19. Đối tượng thực hiện giám định công nghệ
1. Thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư theo Điều 44 Luật Đầu tư:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
b) Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, có dấu hiệu làm sai nội dung đã được đăng ký, có khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ,... cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.
2. Khi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý theo Điều 69 Luật Đầu tư.
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung giám định công nghệ
Nội dung giám định công nghệ thực hiện theo Điều 19 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định công nghệ, người yêu cầu giám định công nghệ thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định công nghệ, giám định viên công nghệ
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định công nghệ, giám định viên công nghệ thực hiện theo Điều 22, 23 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 23. Báo cáo, tổng hợp tình hình hoạt động giám định công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình hoạt động giám định công nghệ trên địa bàn thành phố theo quy định.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giám định công nghệ
1. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động giám định công nghệ trên địa bàn; tổ chức trưng cầu giám định công nghệ trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ khi có dấu hiệu làm sai nội dung đã được đăng ký, có khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ, hoặc để xác định căn cứ tính thuế khi triển khai thực hiện dự án đầu tư theo Điều 44 Luật Đầu tư;
b) Tham gia giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư về nội dung quản lý công nghệ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động theo Điều 69 Luật Đầu tư.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý theo Điều 69 Luật Đầu tư.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Sở, ban, ngành:
Tổ chức giám định công nghệ các dự án đầu tư theo Điểm b Khoản 1 Điều này đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư theo phân cấp.
1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quy định này, định kỳ và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong quản lý công nghệ các dự án đầu tư theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện, khi có vướng mắc, phát hiện những vấn đề chưa phù hợp hoặc khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công nghệ các dự án đầu tư, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi hoặc bổ sung./.
- 1Quyết định 298/2003/QĐ-UB về việc Ủy quyền cho Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước đầu tư vào Khu công nghệ cao thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 12/2007/CT-UBND quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ các dự án đầu tư và giám định hợp đồng chuyển giao công nghệ do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 3Quyết định 33/2000/QĐUB ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và các khu công nghiệp
- 4Quyết định 33/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 2Quyết định 298/2003/QĐ-UB về việc Ủy quyền cho Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước đầu tư vào Khu công nghệ cao thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 1329/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, thành phố Hải Phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 133/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 7Thông tư 10/2009/TT-BKHCN hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Nghị định 103/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 9Chỉ thị 12/2007/CT-UBND quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ các dự án đầu tư và giám định hợp đồng chuyển giao công nghệ do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 2118/QĐ-UBND năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
- 11Luật Đầu tư công 2014
- 12Quyết định 33/2000/QĐUB ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và các khu công nghiệp
- 13Luật Đầu tư 2014
- 14Nghị định 120/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
Quyết định 2745/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 2745/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/12/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực