- 1Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2732/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 30 tháng 12 năm 2011 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1427/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 03/8/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 27/9/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 1895/TTr-SLĐTBXH, ngày 15 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011–2015.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG:
1. Mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tạo các điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, y tế, giáo dục, học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống; khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân, thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân… góp phần đảm bảo mọi đối tượng bị mua bán khi trở về đều có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, hòa nhập với cộng đồng.
2. Nhiệm vụ thực hiện:
- Tất cả các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục để xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Tất cả nạn nhân có nhu cầu được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước.
- Tất cả các trường hợp sau khi xác định là nạn nhân có nhu cầu hỗ trợ được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả công tác xác minh, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Đảm bảo cơ sở vật chất hỗ trợ nạn nhân để thực hiện việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nạn nhân được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ những khó khăn trong cuộc sống để tái hòa nhập cộng đồng.
3. Phạm vi:
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên nguồn lực tập trung tại các huyện giáp biên giới Campuchia.
4. Đối tượng:
Đối tượng của Kế hoạch là nạn nhân của tội phạm mua bán người được quy định tại Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người và các Hiệp định về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam đã ký với các nước.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Nội dung:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nhà nước về phòng, chống mua bán người; lồng ghép tuyên truyền phòng chống mua bán người với tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm trong nhân dân, khu dân cư, cơ quan, trường học, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, các xã giáp biên giới Campuchia. Duy trì và phát triển dịch vụ đường dây nóng, tiếp nhận, xử lý thông tin, kịp thời phát hiện và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội cấp huyện, xã; trung tâm hỗ trợ nạn nhân để tham mưu thực hiện tốt công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh nhân thân, thu thập tài liệu, chứng cứ xác định, cấp giấy chứng nhận; đảm bảo cơ sở vật chất để tiếp nhận và thực hiện chế độ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin theo nguyện vọng của nạn nhân và áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong trường hợp nạn nhân bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý miễn phí nhằm đảm bảo cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường khả năng tái hòa nhập cộng đồng thông qua mô hình hỗ trợ vay vốn tín dụng, xây dựng năng lực làm kinh tế, khám và điều trị bệnh…
2. Thời gian thực hiện:
Từ năm 2011 đến năm 2015.
- Sử dụng nguồn kinh phí từ Đề án, chương trình của Chính phủ và tỉnh.
- Tổng kinh phí thực hiện 05 năm 2011-2015: 613.500.000 đồng (Sáu trăm mười ba triệu năm trăm ngàn đồng, đính kèm bảng kế hoạch kinh phí).
STT | Nội dung hoạt động | Số tiền (triệu đồng) |
1 | Hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực. | 100 |
2 | Trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân (20 người/năm): | 100 |
3 | Hoạt động phối hợp tiếp nhận nạn nhân. | 90 |
4 | Hoạt động hỗ trợ tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân. | 92 |
5 | Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập năm đầu tiên cho nạn nhân là trẻ em, hoặc con của nạn nhân; xây dựng mô hình hỗ trợ nạn nhân. | 131.5 |
6 | Chi phí điều hành, thực hiện kế hoạch. | 100 |
| Tổng cộng | 613.5 |
IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1. Giải pháp tổ chức thực hiện:
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; sự tham gia tích cực của các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện chính sách trợ giúp và tạo thành phong trào giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách hỗ trợ nạn nhân; các thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người nhằm nâng cao nhận thức người dân cùng chung tay chia sẻ, giúp đỡ người bị buôn bán; cung cấp thông tin cơ bản về “Di cư an toàn” cho người dân di cư vì mục đích lao động ... nhằm hạn chế tình trạng bị mua bán.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện tốt việc lưu trú và cung cấp các dịch vụ cần thiết hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở theo quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, hồi hương, hỗ trợ cho các nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài trở về, giúp họ sớm ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về cho cấp tỉnh, huyện và xã; cử cán bộ tham dự chương trình tập huấn do Trung ương triệu tập theo hướng chuyên sâu, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, nhận diện nạn nhân, lập kế hoạch hỗ trợ tái hòa nhập, tư vấn tâm lý, theo dõi tại cộng đồng.
- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân: Hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề và trợ giúp pháp lý miễn phí... đảm bảo hiệu quả công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; nâng chất lượng hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy trình tiếp nhận và hỗ trợ để thống nhất hoạt động chuyển tuyến nạn nhân trong toàn tỉnh; kết nối thông tin với các tỉnh bạn trong việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Đồng thời thống kê, cập nhật danh sách và lập hồ sơ quản lý nạn nhân bị mua bán trở về để tư vấn, xác định nhu cầu, trình độ, hoàn cảnh gia đình để có kế hoạch trợ giúp thích hợp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và huy động nhiều nguồn lực xã hội sẵn có để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ tín dụng và lồng ghép với chương trình “Xóa đói giảm nghèo” tạo điều kiện cho nhiều lao động có việc làm, ổn định cuộc sống hạn chế rủi ro trở thành nạn nhân của bọn tội phạm mua bán người vì mục đích di cư tìm việc.
- Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp trong phòng, chống mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế; trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, giải cứu và hồi hương nạn nhân, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người.
2. Phân công nhiệm vụ:
2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo chương trình kế hoạch đề ra. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, lên danh sách nạn nhân có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ, giới thiệu việc làm có cuộc sống ổn định; đánh giá tình hình và các dịch vụ tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, điều tra thống kê, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình nạn nhân bị mua bán trở về.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các ngành chức năng tổ chức tốt việc tiếp nhận những nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về, hỗ trợ, tổ chức dạy nghề, dạy văn hóa, để họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
- Lập kế hoạch kinh phí phối hợp thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ người bị mua bán trở về theo chức năng và sự phân công của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tỉnh.
2.2. Công an tỉnh:
- Giải cứu, bảo vệ nạn nhân, điều tra, xác minh nạn nhân tự trở về, chủ trì phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức tiếp nhận, lập hồ sơ ban đầu để quản lý nạn nhân. Tư vấn cho nạn nhân bị mua bán trở về gia đình, đồng thời chỉ đạo mạng lưới công an ở cơ sở phối hợp với chính quyền giúp đỡ nạn nhân đăng ký giấy tờ hợp pháp của công dân theo quy định, tăng cường kiểm soát địa bàn quản lý nhân hộ khẩu.
- Triệt phá các đường dây tổ chức mua bán người. Điều tra, phát hiện, thống kê số nạn nhân bị mua bán, lập danh sách nạn nhân phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội) để giải quyết tiếp nhận, thực hiện chích sách, pháp luật về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo quy định.
2.3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
Chịu trách nhiệm xác minh đối với những thông tin về nạn nhân được giải cứu hoặc nạn nhân tự trở về qua biên giới mà không do nước ngoài trao trả. Tổ chức bố trí nơi tiếp nhận ban đầu nạn nhân bị mua bán trở về tại các Đồn Biên phòng và bàn giao nạn nhân cho các ngành chức năng để thực hiện các bước tiếp theo trong việc tiếp nhận, phân loại, hỗ trợ hồi gia. Phối hợp các lực lượng chức năng liên quan của Campuchia tăng cường kiểm soát biên giới, phòng ngừa tội phạm qua lại hoạt động và tiếp nhận nạn nhân qua cửa khẩu biên giới.
2.4. Sở Tư pháp:
Giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ về pháp lý cho nạn nhân bị mua bán, hướng dẫn cách thức đăng ký các loại giấy tờ về hộ tịch.
2.5. Sở Y tế:
Hỗ trợ việc khám chữa bệnh ban đầu tại điểm tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ y tế cho nạn nhân bị mua bán trở về nơi cư trú tại các cơ sở y tế địa phương.
2.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương hỗ trợ.
2.7. Sở Tài chính:
Hàng năm căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ để đơn vị thực hiện. Hướng dẫn công tác thanh quyết toán tài chính hằng năm.
2.8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo các trường học và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
2.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch 05 năm (2011–2015) và kế hoạch hằng năm về phòng chống mua bán người, lồng ghép công tác phòng, chống mua bán người vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương như kế hoạch giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn sản xuất cho nạn nhân để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người tại địa phương.
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong hệ thống chính trị của địa phương về phòng, chống mua bán người bằng nhiều hình thức phù hợp góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và tố giác tội phạm trong nhân dân trên địa bàn.
2.10. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại địa phương nơi nạn nhân cư trú; tổ chức cho chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt hội; giúp đỡ cho vay vốn tín chấp từ các nguồn vốn sẵn có ở địa phương, đặc biệt là từ nguồn vốn giúp phụ nữ nghèo; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng.
2.11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Tham gia giám sát thực hiện chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư trong việc phòng, chống mua bán người./.
DỰ TOÁN KẾ HOẠCH KINH PHÍ TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
STT | Nội dung hoạt động | Mức chi theo năm (ĐVT: Triệu đồng) | |||||
Tổng | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
1 | Hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực. | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
2 | Trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân (20 người/năm): | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
3 | Hoạt động phối hợp tiếp nhận nạn nhân. | 90 | 18 | 18 | 18 | 18 | 18 |
4 | Hoạt động hỗ trợ tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân. | 92 | 18.4 | 18.4 | 18.4 | 18.4 | 18.4 |
5 | Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho nạn nhân là trẻ em, hoặc con của nạn nhân | 131.5 | 26.3 | 26.3 | 26.3 | 26.3 | 26.3 |
6 | Chi phí điều hành, thực hiện kế hoạch. | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
| Tổng cộng | 613.5 | 122.7 | 122.7 | 122.7 | 122.7 | 122.7 |
DỰ TOÁN KẾ HOẠCH KINH PHÍ TIẾP NHẬN VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN GIAI ĐOẠN 2011-2015
STT | Nội dung hoạt động | Mức chi theo năm (ĐVT: Triệu đồng) | |||||
Tổng | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
1 | Hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực. | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
2 | Trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân 1.000.000 đ/người x 20 người/năm | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
3 | Hoạt động phối hợp tiếp nhận nạn nhân. | 90 | 18 | 18 | 18 | 18 | 18 |
- Tiền thuê xe: 4.000.000 đ/chuyến x 4 chuyến | 80 | 16 | 16 | 16 | 16 | 16 | |
- Công tác phí: 100.000 đ/người x 5 người x 4 chuyến | 10 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | |
4 | Hoạt động hỗ trợ tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân. | 92 | 18.4 | 18.4 | 18.4 | 18.4 | 18.4 |
Nhà tiếp nhận - Hỗ trợ: |
|
|
|
|
|
| |
- Trợ cấp vật dụng cá nhân cần thiết: 200.000 đ/người x 20 người | 20 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | |
- Tiền ăn: 20.000 đ/người x 20 người x 30 ngày | 60 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 | |
- Vệ sinh phụ nữ: 20.000 đ/người x 20 người | 2 | 0.4 | 0.4 | 0.4 | 0.4 | 0.4 | |
- Tiền ăn đi đường: 20.000 đ/người x 20 người x 05 ngày | 10 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | |
5 | Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập năm đầu tiên cho nạn nhân là trẻ em hoặc con của nạn nhân | 131.5 | 26.3 | 26.3 | 26.3 | 26.3 | 26.3 |
- Học nghề: 1.000.000 đ/người x 20 người | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | |
- Hỗ trợ học tập: 70.000 đ/người/tháng x 10 người x 9 tháng | 31.5 | 6.3 | 6.3 | 6.3 | 6.3 | 6.3 | |
6 | Chi phí điều hành, thực hiện kế hoạch (hội nghị, khen thưởng, công tác phí, văn phòng phẩm, ...) | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
| Tổng cộng | 613.5 | 122.7 | 122.7 | 122.7 | 122.7 | 122.7 |
- 1Quyết định 4119/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, quản lý đối tượng là người lang thang; người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người là nạn nhân bị mua bán trở về tại Trung tâm Hỗ trợ người lang thang do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 61/2014/QĐ-UBND về mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 92/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Bộ Luật Hình sự 1999
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư liên tịch 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 6Quyết định 1427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 4119/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, quản lý đối tượng là người lang thang; người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người là nạn nhân bị mua bán trở về tại Trung tâm Hỗ trợ người lang thang do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Quyết định 61/2014/QĐ-UBND về mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Quyết định 92/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011–2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- Số hiệu: 2732/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực