Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2731/QĐ-UBND | An Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Phê duyệt đề cương, dự toán Đề án Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1992/TTr-SCT ngày 17 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển thương mại biên giới phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành của Tỉnh, phù hợp với các quy hoạch trên tuyến biên giới với Campuchia của quốc gia.
- Phát triển thương mại biên giới trở thành trọng điểm và động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ - thương mại trên địa bàn Tỉnh.
- Phát triển thương mại biên giới trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế địa - kinh tế của Tỉnh, huy động nguồn lực đầu tư và khai thác hiệu quả hạ tầng cửa khẩu và hạ tầng giao thông, đảm bảo phát triển bền vững trong xây dựng hạ tầng thương mại biên giới.
- Phát triển thương mại biên giới tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng xuất khẩu của địa phương, phát huy thế mạnh về sản xuất hàng hóa nông, thủy sản của Tỉnh. Góp phần và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa đáp ứng theo các nhu cầu và yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
- Phát triển thương mại biên giới trên cơ sở phát triển các chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm lợi thế của Tỉnh; Đồng thời phát triển thương mại biên giới để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị hàng hóa trên địa bàn Tỉnh.
- Phát triển thương mại biên giới hướng tới tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, góp phần lành mạnh hóa trong sản xuất và lưu thông phân phối.
- Phát triển thương mại biên giới trên cơ sở tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường, khuyến khích, tạo điều kiện và khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong thương mại biên giới. Phát huy vai trò của kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân, chuyên nghiệp hóa hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá thể trong thương mại biên giới. nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.
- Phát triển thương mại biên giới theo hướng văn minh, hiện đại; hạn chế gian lận thương mại, buôn lậu và thẩm lậu qua biên giới.
2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế An Giang, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của Vùng và cả nước vào thị trường Campuchia và tiến tới thị trường các quốc gia ASEAN. Phát huy lợi thế về hạ tầng cửa khẩu, tài nguyên và vị trí địa lý của Tỉnh, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng hóa có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là nhóm hàng nông, thủy sản.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến 2020, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt bình quân 7-8%, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu năm cuối kỳ đạt khoảng 400 triệu USD. Giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu bình quân đạt 9-10%, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu năm cuối kỳ đạt khoảng 650 triệu USD. Giai đoạn 2025-2030, tăng trưởng xuất khẩu qua các cửa khẩu bình quân đạt 11-12%, kim ngạch xuất khẩu năm cuối kỳ đạt trên 1 tỷ USD.
- Giai đoạn đến 2020, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt bình quân 10-11%, kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu năm cuối kỳ đạt khoảng 35 triệu USD. Giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng nhập khẩu qua các cửa khẩu bình quân đạt 12-13%, kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu năm cuối kỳ đạt khoảng 65 triệu USD. Giai đoạn 2025-2030, tăng trưởng nhập khẩu qua các cửa khẩu bình quân đạt 13-15%, kim ngạch nhập khẩu năm cuối kỳ đạt trên 120 tỷ USD.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu chiếm trên 40% tổng xuất khẩu toàn Tỉnh đến năm 2020, đạt trên 45% đến 2025. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu chiếm trên 25-30% tổng nhập khẩu toàn Tỉnh đến năm 2020, đạt trên 35% đến 2025.
- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng nông, thủy sản, giảm tỷ trọng mặt hàng sắt thép, xi măng. Đến năm 2025, tỷ trọng mặt hàng nông, thủy sản trong kim ngạch xuất khẩu qua biên giới đạt 40-50%.
- Kết cấu hạ tầng: Thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng cửa khẩu. Cửa khẩu Khánh Bình được phê duyệt nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế trong giai đoạn đến năm 2020. Cửa khẩu đường sông Vĩnh Xương được đầu tư nâng cấp cải tạo đến năm 2025.
3. Định hướng phát triển thương mại biên giới của tỉnh
3.1. Về cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển thương mại biên giới; Nâng cao hiệu quả quản lý thương mại biên giới; Tăng cường hợp tác với lực lượng chức năng quản lý thương mại biên giới của Campuchia, xây dựng và củng cố các cơ chế phối hợp song phương trong quản lý thương mại biên giới;
- Định hướng chuyển đổi cơ cấu hàng hóa XNK theo hướng bền vững, tạo giá trị gia tăng cao;
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, gọn nhẹ, phục vụ cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội;
- Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại biên giới;
- Có cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới;
3.2. Về hạ tầng thương mại biên giới
- Khai thác tối đa lợi thế hiện có của hạ tầng thương mại biên giới. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cho thương mại biên giới, đưa hạ tầng kỹ thuật trở thành tiền đề mở đường cho thương mại biên giới phát triển;
- Thực hiện đúng tiến độ các quy hoạch, đề án phát triển hạ tầng của Tỉnh và của quốc gia, trong đó có hạ tầng thương mại biên giới. Đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông. Nâng cấp cửa khẩu Khánh Bình thành cửa khẩu quốc tế. Tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh của cửa khẩu đường sông quốc tế Vĩnh Xương;
- Tăng cường thu hút đầu tư cho hạ tầng thương mại biên giới từ nhiều nguồn vốn khác nhau;
- Khai thác hiệu quả hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu và các chợ biên giới.
3.3. Về dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới
- Phát triển đa dạng dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới, hướng đến hình thành các doanh nghiệp logistics có khả năng cung cấp dịch vụ thương mại biên giới toàn diện, tập trung, chuyên nghiệp và bài bản;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thương mại biên giới theo hướng gắn kết nhu cầu lao động với các chương trình đào tạo nghề trên địa bàn;
- Đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác xúc tiến thương mại qua biên giới;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và cung cấp thông tin thị trường toàn diện, đầy đủ và cập nhật cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại biên giới.
3.4. Về tổ chức nguồn hàng cho thương mại biên giới
- Gắn phát triển thương mại biên giới với tạo lập chuỗi cung ứng hàng hóa các nông, thủy sản trọng điểm của Tỉnh;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng nông, thủy sản;
- Nâng cao tỷ trọng hàng hóa của địa phương trong thương mại biên giới;
- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh trong thương mại biên giới, đặc biệt là thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp;
- Tiếp tục phát triển đa dạng các hình thức phân phối hàng hóa qua biên giới, trong đó khuyến khích trao đổi hàng hóa theo chính ngạch.
4. Giải pháp phát triển thương mại biên giới
4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thương mại biên giới
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, phát triển thương mại biên giới trên các cấp độ. Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hóa hải quan, tăng cường phối hợp trong quản lý thương mại biên giới.
- Thực thi, phổ biến chính sách liên quan đến phát triển thương mại biên giới. Phổ biến và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 351/QĐ-TTg ngày 19/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020.
- Thực hiện theo tiến độ các quy hoạch, đề án, công trình trọng điểm có tác động đến thương mại biên giới tỉnh như: Khu công nghiệp Vàm Cống, Quy hoạch Khu vực xung quanh Đường số 29; Khu Thương mại - Dịch vụ vui chơi giải trí Vĩnh Xương; Khu Thương mại - Dịch vụ vui chơi giải trí Tịnh Biên; Quy hoạch phân khu chức năng hai bên đường dẫn vào cầu Long Bình.
- Tăng cường cập nhật các chính sách về thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, kết quả hoạt động của các khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu lên website phục vụ nhu cầu nắm bắt thông tin, chính sách pháp luật của nhà đầu tư và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
4.2. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khu vực biên giới
a) Đối với hạ tầng giao thông
- Phát triển hạ tầng giao thông, bao gồm cả hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy cũng như năng lực kết nối các phương tiện vận tải.
- Đầu tư xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp chất lượng giao thông đường bộ để đáp ứng được yêu cầu về khổ đường, về tải trọng để cho loại hình xe container lưu thông thuận lợi. Chú trọng các tuyến đường dẫn đến các khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn - nơi tập trung nguồn hàng và phát luồng hàng hóa cho thương mại và thương mại biên giới của địa phương.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn Tỉnh, nâng cấp các phà vận tải người, phương tiện và hàng hóa đã xuống cấp, cải tạo, nạo vét các luồng, lạch huyết mạch để có thể tiếp nhận được các tàu hàng có tải trọng lớn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Triển khai đúng tiến độ các dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
- Nâng cấp các bến phà trọng điểm trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao năng lực vận tải, tạo bến đỗ đủ rộng cho các phương tiện vận tải hàng hóa, nâng cấp đường xuống bến để tăng tính kết nối thủy bộ trong vận tải hàng hóa.
b) Đối với hạ tầng cửa khẩu
- Nghiên cứu, tham mưu cơ quan quản lý Trung ương về khả năng thành lập cũng như hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cặp cửa khẩu và Khu hợp tác kinh tế dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu An Giang theo quy hoạch và kế hoạch, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực của hạ tầng khu vực các cửa khẩu. Sử dụng hiệu quả vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực các cửa khẩu biên giới.
- Hoàn thiện chính sách xã hội hóa và tăng cường xúc tiến đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng tại cửa khẩu, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi, dịch vụ logisitics tại các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính; phổ biến, hướng dẫn về các chính sách hỗ trợ vốn vay, lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có đầu tư hạ tầng tại khu kinh tế của khẩu.
- Tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, bao gồm vốn đối ứng từ khu vực kinh tế tư nhân, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và công trình tiện ích công cộng trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Thực hiện các giải pháp phát triển đô thị, tập trung vào các khu đô thị tại khu vực cửa khẩu; khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư trung tâm du lịch sinh thái khu kinh tế cửa khẩu; duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa phát triển khu đô thị cửa khẩu với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần tăng cường thương mại biên giới của Tỉnh.
c) Đối với chợ biên giới
- Nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Công Thương để thúc đẩy các chương trình, dự án phát triển chợ biên giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại cửa khẩu, mua bán tại chợ biên giới;
- Hoàn thiện các chính sách về thuế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, đối với hàng hóa kinh doanh tại chợ biên giới và các quy định khác phù hợp với quy định pháp luật của hai nước.
d) Đối với phát triển hạ tầng logistics
- Ưu tiên quỹ đất dành cho đầu tư phát triển hạ tầng logistics tại khu vực cửa khẩu phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu... để tạo điều kiện phát triển mạnh buôn bán biên giới. Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống bến bãi trên địa bàn toàn Tỉnh và cụ thể tại từng huyện, thị xã, thành phố.
- Nghiên cứu, đề xuất việc chuyển đổi hoặc xây dựng khu thương mại tự do trên địa bàn làm động lực phát triển thương mại biên giới và sẵn sàng đón đầu các xu thế hội nhập mới.
4.3. Phát triển dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới
- Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và phát triển các mối liên kết với doanh nghiệp vận tải, nhà sản xuất, các cơ sở phân phối bán lẻ.
- Khuyến khích doanh nghiệp vận tải (bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân) mở rộng và nâng cao năng lực vận tải.
- Khuyến khích hình thành các hợp tác xã vận tải hoặc mô hình liên kết doanh nghiệp vận tải đáp ứng nhu cầu vận tải cho các đơn hàng lớn trong và ngoài Tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp logisitics bên ngoài Tỉnh đầu tư phát triển chi nhánh tại Tỉnh.
4.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
a) Về phía cơ quan quản lý
- Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn áp dụng các bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường phù hợp để chuẩn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Định hướng sản xuất, đặc biệt là những hàng hóa có lợi thế của tỉnh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức tập huấn, vận động, khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện xuất nhập khẩu chính ngạch.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có hiểu biết sâu về thương mại biên giới, đặc biệt trong phát triển dịch vụ logistics tại khu vực biên giới.
- Khuyến khích, đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu.
- Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng trong việc liên kết doanh nghiệp hội viên trong mỗi ngành hàng.
- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển sang mô hình doanh nghiệp khi tham gia thương mại biên giới.
b) Về phía doanh nghiệp (bao gồm mọi thành phần kinh tế tham gia thương mại biên giới)
- Chủ động nắm bắt kịp thời những cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại biên giới tại thị trường Campuchia.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường, thực hiện thương mại điện tử: quảng cáo trên Website, gửi thư tín điện tử (email), giao dịch điện tử… ứng dụng quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử tại doanh nghiệp.
- Tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ động và tích cực thực hiện liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp, thương nhân hoặc hộ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, quy mô nguồn cung và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chính sách của nhà nước, nhất là chính sách về thuế và những thông tin về thị trường nước ngoài theo các hiệp định đa phương, song phương đã được ký kết để tận dụng những ưu đãi về giảm thuế, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thâm nhập thị trường ngoại, kịp thời điều chỉnh sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu.
4.5. Xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu
- Các tổ chức xúc tiến thương mại hoàn thiện và cập nhật thường xuyên, định kỳ các bản tin thị trường đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm trọng điểm để cung cấp cho các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thương mại biên giới.
- Thúc đẩy hợp tác trao đổi thông tin thị trường, thông tin về cơ chế, chính sách về thương mại biên giới, luật pháp liên quan giữa Việt Nam và Campuchia. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động thu nhập, trao đổi, mua bán thông tin xúc tiến thương mại từ các tổ chức kinh tế, thương mại và chuyên ngành xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước để cập nhật vào cơ sở dữ liệu xúc tiến thương mại của tỉnh.
- Phối hợp cơ quan thương mại của tỉnh Takeo, Kandal (Campuchia) triển khai các hoạt động trong khuôn khổ bản ghi nhớ hợp tác phát triển thương mại biên giới. Tham gia các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại và đầu tư của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Công Thương và UBND tỉnh. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng du lịch của An Giang, thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh thời gian tới.
- Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của chính doanh nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho các hàng hóa là đặc sản hay là các hàng hóa có lợi thế của tỉnh.
- Khuyến khích các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tham gia xây dựng nhãn hiệu chung hoặc chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
- Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu trong đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để tránh mất nhiều thời gian và giảm chi phí trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký.
4.6. Tổ chức nguồn hàng, phát triển các liên kết trong thương mại biên giới
- Phát triển các hiệp hội ngành hàng và theo lĩnh vực kinh doanh để liên kết các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, hướng đến phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ quy mô lớn.
- Phát triển giao thông nông thôn nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với mạng lưới giao thông của tỉnh, làm cầu nối giữa các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ tại các khu vực của khẩu giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới.
- Tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân tham gia thương mai biên giới theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động và dịch vụ cung cấp.
- Hỗ trợ, khuyến khích xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng.
- Tăng cường liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nối liền sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.
- Thành lập các hiệp hội ngành hàng trong nông nghiệp để hạn chế cạnh tranh nội bộ và có tiếng nói bảo vệ quyền lợi chung.
4.7. Phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng hóa
- Trước tiên cần phát triển thị trường và sản phẩm trên cơ sở thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân;
- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước - doanh nghiệp thu mua nông sản - người nông dân.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh cũng như hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường và phát huy vai trò Hiệp hội ngành hàng, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.
4.8. Chuyển đổi cơ cấu hàng hóa và phương thức kinh doanh
- Chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa trong thương mại biên giới theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến, tinh chế, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng và phương thức kinh doanh, tăng hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Tập trung tạo bước đột phá về sản xuất nông nghiệp, gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09/NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, giải quyết dần tình trạng “giải cứu” các sản phẩm nông sản hay thực phẩm.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các thương nhân hoạt động theo hình thức xuất khẩu chính ngạch tại các cửa khẩu và chợ biên giới.
- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường.
- Nghiên cứu tốt thị trường nước bạn để có phương án xuất khẩu phù hợp.
5.1. Công bố Đề án
Sau khi Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức công bố công khai và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm thu hút nguồn lực và các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia thực hiện Đề án này.
5.2. Trách nhiệm của sở, ngành
a) Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện theo chức năng của Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh tập trung vào các công việc sau:
- Công bố Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, Sở Công Thương chủ trì xây dựng kế hoạch hành động, phối hợp với các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện/thành phố/thị xã thực hiện các biện pháp và chính sách phù hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án.
- Hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố trong việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng cho thương mại biên giới từ ngân sách nhà nước, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả;
- Để thu hút đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng cho phù hợp với từng khu vực địa bàn, Sở Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND Tỉnh An Giang phê duyệt và ban hành Quy chế khuyến khích đầu tư vào hạ tầng cửa khẩu trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngoài Tỉnh tham gia đầu tư phát triển hạ tầng cho thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương khuyến khích và hỗ trợ DN tham gia Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để thực hiện các chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, nhằm mục đích tổ chức hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa cho thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh nói chung một cách hợp lý, thông suốt, giải quyết các hạn chế và tồn tại trong lưu thông và phân phối hàng nông sản.
- Cải tiến chế độ thống kê, báo cáo; tổ chức cập nhật, phổ biến thông tin kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và các thông tin về thị trường, sản phẩm, giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu trong kinh doanh biên mậu lên các trang thông tin điện tử của UBND Tỉnh và các Sở, Ngành liên quan.
- Tổng hợp những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án để trình UBND tỉnh có giải pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
b) Các sở, ngành liên quan
Các sở, ngành liên quan theo chức năng xác định hoặc hỗ trợ xây dựng danh mục mặt hàng chủ lực cho xuất nhập khẩu và thương mại biên giới, xây dựng cơ chế, kế hoạch xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm đó; triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển của từng ngành để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá cho hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp biên mậu trong và ngoài Tỉnh về sự cần thiết sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có uy tín; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp để phát triển các chuỗi cung ứng hàng hoá có giá trị gia tăng cao, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt từ sản xuất, phân phối, đến xuất nhập khẩu và tiêu dùng, đặc biệt trong thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:
- Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu
Thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ có liên quan đến hỗ trợ, phát triển thương mại biên giới theo quy định tại Quyết định 75/2017/QĐ - UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm: Phối hợp thực hiện quản lý trật tự, chống buôn lậu, gian lận thương mại tại khu phi thuế quan và khu vực cửa khẩu biên giới; Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng kinh doanh hạ tầng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý; Xây dựng phương án huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong Khu kinh tế cửa khẩu; Trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển Khu kinh tế cửa khẩu; Phối hợp lên kế hoạch phân bổ vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong Khu kinh tế trình UBND Tỉnh phê duyệt; Quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu thuộc thẩm quyền.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND Tỉnh về việc cân đối nguồn vốn và thực hiện bố trí vốn đầu tư xây dựng đối với các hạng mục xây dựng và cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển thương mại, đặc biệt là thương mại biên giới, khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện các chính sách về thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, đặc biệt thương mại biên giới.
- Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ kế hoạch phát triển thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán kinh phí do Sở Công thương xây dựng và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện trọng dự toán của Sở Công Thương, đồng thời lồng ghép với nguồn kinh phí khác của các Sở, ngành có liên quan để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với cơ quan Công an Tỉnh cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới ở các khu vực cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và phân phối hàng hóa trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo thực hiện các quy định về hành lang an toàn giao thông.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
Trong quy hoạch sử dụng đất cần bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng cho thương mại biên giới. Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND Tỉnh ban hành và thực thi các chính sách sử dụng đất và các nguồn tài nguyên cho phát triển thương mại biên giới của Tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường tại các chợ biên giới, khu thương mại tại cửa khẩu.
- Sở Xây dựng
Khi xem xét thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng có trách nhiệm quan tâm quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho việc phát triển hạ tầng thương mại tại cửa khẩu theo các quy hoạch phát triển hạ tầng cửa khẩu đã được phê duyệt.
- Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan khác để xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại biên giới của Tỉnh áp dụng các công nghệ kinh doanh và quản lý hiện đại, ứng dụng thương mại điện tử…; triển khai công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các chợ biên giới, khu kinh tế, khu thương mại tại cửa khẩu.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ trì triển khai thực hiện xây dựng các dự án phát triển ngành hàng chủ lực theo quy hoạch nhằm khai thác lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thương mại biên mậu.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, đãi ngộ để thu hút lao động có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm, thương nhân giỏi để phát triển thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh. Lập Đề án xây dựng chương trình đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp dịch vụ trong biên mậu.
- Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, các Sở, ngành để xây dựng, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung liên quan phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, An Giang điện tử, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp lĩnh vực logistics, nghiên cứu, đề xuất, chuyển giao các hệ thống thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, phát triển thương mại điện tử của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ; Phối hợp, hỗ trợ Sở Công thương triển khai, ứng dụng, xây dựng các hệ thống thông tin về thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng và hệ thống thông tin lĩnh vực logistics, lĩnh vực thương mại biên giới.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn thực hiện các chương trình xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ; phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và phát triển mạng thông tin thương mại nói chung và thông tin thương mại biên giới nói riêng.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phổ biến đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt đến các đơn vị quản lý và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn biết để thực hiện.
- Phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai các chương trình, kế hoạch và giải pháp đẩy mạnh thương mại biên giới và phát triển mạng lưới phân phối của tỉnh.
- Hàng năm căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hạ tầng cho thương mại biên giới trên địa bàn trình UBND Tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn ngân sách đối với những dự án được UBND Tỉnh phê duyệt.
- Quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn, thực hiện công tác thống kê, báo cáo về hoạt động thương mại biên giới khi có yêu cầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Lao động và Thương binh xã hội; Giám đốc Công An tỉnh; Cục trưởng Cục hải quan tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 4133/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Thương mại biên giới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Quảng Bình
- 2Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 2615/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thương mại biên giới thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công thương tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 về phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 5Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt "Quy hoạch phát triển tổng thể thương mại tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 6Kế hoạch 1013/KH-UBND năm 2021 thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia của tỉnh Kon Tum
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 4133/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Thương mại biên giới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 75/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động trong Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 351/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt -Trung trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 2615/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thương mại biên giới thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công thương tỉnh Lào Cai
- 8Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 về phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 9Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt "Quy hoạch phát triển tổng thể thương mại tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 10Kế hoạch 1013/KH-UBND năm 2021 thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia của tỉnh Kon Tum
Quyết định 2731/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2731/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra