Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2731/QĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ VÀ LOẠI TRỪ BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29/4/2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Công văn số 99/TTg-KTN ngày 19/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khống chế và thanh toán bệnh dại ở động vật và ở người;

Căn cứ Công văn số 4477/99/VPCP-KTN ngày 04/7/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khống chế và thanh toán bệnh dại ở động vật và ở người;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015

1. Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và phòng chống bệnh dại.

2. Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở động vật và người.

3. 80% đàn chó được quản lý.

4. 80% đàn chó được tiêm phòng vắc xin.

5. 70% số tỉnh không có bệnh dại ở động vật.

6. Số ca tử vong do dại giảm 30% so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2006-2010.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, biện pháp liên quan đến phòng, chống bệnh dại bằng nhiều hình thức như: in sách hướng dẫn, in tờ rơi, pa nô về các biện pháp phòng, chống bệnh dại phân phát cho người dân, chủ hộ chăn nuôi chó, mèo; xây dựng các thông điệp, viết các bài truyền thông về tính chấtừnguy hiểm và biện pháp phòng, chống bệnh dại trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Tập huấn những kiến thức về bệnh dại, công tác quản lý chó mèo, công tác giám sát, tiêm phòng bệnh dại, kiểm dịch và chống dịch khi có dịch xảy ra.

3. Trang bị thiết bị chẩn đoán và giám sát bệnh dại cho 3 phòng thí nghiệm đặt tại thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

4. Giám sát và lập bản đồ dịch tễ bệnh dại.

5. Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại như: tuyên truyền, quản lý đàn chó mèo, tiêm phòng định kỳ, kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển, bắt chó và xử lý chó thả rông, giám sát phát hiện bệnh dại, điều tra ổ dịch...

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các quy định của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật và ở người.

2. Tăng cường nguồn lực, sự ủng hộ của chính quyền và nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ thú y thực hiện công tác phòng chống bệnh dại.

3. Tăng cường sự tiếp cận của người dân với dịch vụ tiêm vắc xin dại tế bào có hiệu lực cao và an toàn .

4. Tăng cường công tác giám sát và đáp ứng phòng chống dịch dại ở động vật và trên người. hội hóa công tác phòng chống bệnh dại và huy động sự ủng hộ của cộng đồng.

IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Ngân sách trung ương đảm bảo:

Kinh phí chỉ đạo, giám sát dịch tễ học, tập huấn, hội thảo, họp triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết đánh giá, thông tin, tuyên truyền, tăng cường thiết bị chẩn đoán, tăng cường hệ thống tiêm phòng và chi phí xây dựng Chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Ngân sách địa phương đảm bảo:

Kinh phí chỉ đạo, giám sát dịch bệnh, tập huấn, họp sơ kết, tổng kết đánh giá, thông tin, tuyên truyền, dụng cụ bắt giữ chó và hệ thống bảo quản vắc xin của địa phương.

3. Kinh phí do tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ:

a) Các hộ gia đình, cá nhân nuôi chó, mèo phải tự chi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng cho chó mèo;

b) Những người bị chó dại cắn phải tự chi trả tiền mua huyết thanh kháng dại và công tiêm phòng;

c) Các tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ cho Chương trình.

4. Kinh phí Chương trình: Ngân sách Nhà nước đảm bảo (khái toán): 156.912.600.000 đồng, trong đó:

a) Ngân sách Trung ương cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16.306.250.000 đồng, bao gồm:

- Xây dựng Chương trình: 32.000.000 đồng;

- Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết: 584.000.000 đồng;

- Xây dựng băng hình, truyền thông, in ấn tài liệu, thông tin tuyên truyền: 6.284.250.000 đồng;

- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ: 853.000.000 đồng;

- Thiết bị, vật tư, hoá chất xétừnghiệm: 8.553.000.000 đồng.

b) Ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 129.889.800.000 đồng, trong đó:

- Thông tin, tuyên truyền: 11.340.000.000 đồng;

- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ: 31.216.500.000 đồng;

- Dụng cụ, vật tư bắt giữ chó: 5.779.800.000 đồng;

- Giám sát dịch tễ: 33.390.000.000 đồng;

- Chỉ đạo thực hiện Chương trình: 48.163.500.000 đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ quan chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Cơ quan phối hợp:

a) Các đơn vị thuộc Bộ: Cục Chăn nuôi, Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Thú y.

b) Các đơn vị thuộc Bộ khác: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế); các đơn vị thuộc Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Cục Thú y chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- L nh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công An; Giao thông vận tải;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc T.W;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế;
- Lưu VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ Y TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 9 năm 2011

 

 

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH BỆNH DẠI VÀ CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG BỆNH DẠI

1 1. Thực trạng tình hình bệnh dại trên thế giới và khu vực châu Á:

1 2. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam:

1.2.1. Tình hình bệnh dại và công tác phòng chống bệnh dại trên người:

1.2.2. Bệnh dại và công tác phòng chống bệnh dại ở động vật:

1.3. Đánh giá tổng quan về công tác phòng chống bệnh dại và khả năng kiểm soát bệnh ở Việt Nam:

PHẦN II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHỐNG CHẾ VÀ LOẠI TRỪ BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM

2 1. Bệnh dại đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ nhiều năm nay:

2.1.1. Bệnh dại gây tổn thất lớn đến tính mạng con người:

2.1.2. Bệnh dại gây thiệt hại về kinh tế:

2.1.3. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống và kiểm soát bệnh dại:

2.1.4. Việt Nam chưa có Chương trình phòng chống bệnh dại cấp quốc gia để huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại:

2.2. Căn cứ xây dựng chương trình:

2.2.1. Các căn cứ về mặt pháp lý:

2.2.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:

2.2.3. Tính khả thi của chương trình:

PHẦN III: MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Mục tiêu chung:

2.2. Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn I từ 2011 – 2015:

2.3. Các chỉ tiêu cần đạt giai đoạn 2011 – 2015:

2.4. Mục tiêu của giai đoạn II (2016 – 2020):

PHẦN IV: NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

4 1. Nội dung phòng chống bệnh dại ở động vật:

4.1.1. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật:

4.1.2. Tập huấn chuyên môn kỹ thuật:

4.1.3. Tăng cường trang thiết bị chẩn đoán tại các khu vực:

4.1.4. Giám sát dịch tễ bệnh dại, lập bản đồ dịch tễ:

4.1.5. Các hoạt động phòng, chống bệnh dại ở các địa phương

4.2. Nội dung phòng chống bệnh dại trên người:

4.2.1. Tăng cường thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và phòng chống bệnh dại:

4.2.2. Nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống bệnh dại:

4.2.3. Tăng cường thực hiện tiêm văc xin phòng dại, giám sát ca bệnh dại trên người và theo dõi quản lý bệnh nhân tiêm văc xin dại, HTKD trên phạm vi toàn quốc:

PHẦN V: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

5 1. Các giải pháp chủ yếu:

5.2. Các giải pháp cụ thể:

5.2.1. Công tác tổ chức:

5.2.2. Dự kiến kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2015:

PHẦN VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế:

6.2. Trách nhiệm của UBND các cấp:

6.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi động vật:

PHẦN VII: DỰ TOÁN KINH PHÍ

1. Kinh phí Trung ương:

2. Kinh phí địa phương:

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG 5 NĂM 2011-2015

6.1. Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:

6.2. Kinh phí do địa phương cấp:

6.3. Kinh phí do người dân đóng góp:

BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ

 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCNCT                                                 : Ban Chủ nhiệm Chương trình

Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia   : Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia

Bộ LĐTBXH                                          : Bộ Lao động thương binh và xã hội

Bộ NN&PTNT                                        : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CSSKBĐ                                               : Chăm sóc sức khoẻ

CTĐ                                                      : Chữ thập đỏ

CTV                                                      : Ca tử vong

Đ/C                                                       : Đồng chí

FAO                                                     : Tổ chức Nông lương Thế giới

GD&ĐT                                                 : Bộ Giáo dục & Đào tạo

HTKD                                                   : Huyết thanh kháng dại

NCKH                                                   : Nghiên cứu khoa học

NĐ-CP                                                  : Nghị định Chính phủ

OIE                                                       : Tổ chức Thú y thế giới

PCBD                                                   : Phòng chống bệnh dại

PTCS                                                    : Phổ thông cơ sở

PTTH                                                    : Phổ thông trung học

TB                                                        : Trung bình

TCYTTG (WHO)                                     : Tổ chức Y tế thế giới

UBND                                                   : Uỷ ban Nhân dân

Viện VSDTTW                                       : Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

VPCP                                                   : Văn phòng Chính phủ

VSMT                                                   : Vệ sinh Môi trường

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ Y TẾ

1. Tên Chương trình: Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

2. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

3. Cơ quan thực hiện chính:     - Cục Thú y - Bộ NN&PTNT

                                                - Cục Y tế Dự phòng -Bộ Y tế

                                                - Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương

4. Cơ quan phối hợp:

1. Văn phòng Chính phủ                        5. Bộ Công An

2. Bộ Tài chính                                      6. Bộ Thông tin Truyền thông

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư                      7. Bộ Giáo dục - Đào tạo

4. Bộ Khoa học Công Nghệ                   8. Hội chữ thập đỏ Việt Nam

5. Thời gian thực hiện Chương trình: 2011-2015

6. Kinh phí thực hiện:

6 1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo: 233 114 850 000 đồng, trong đó:

(1). Ngân sách Trung ương đảm bảo: 27.022.800.000 đồng, gồm:

- Bộ Nông nghiệp và PTNT: 16.306.250.000 đồng

- Bộ Y tế: 10.716.550.000 đồng

(2). Ngân sách địa phương đảm bảo: 206.092.050.000 đồng, trong đó

- Sở Nông nghiệp & PTNT: 129.889.800.000 đồng

- Sở Y tế: 76.202.250.000 đồng

2.2. Người dân tự chi trả tiền mua vắc xin và công tiêm phòng:

7. Đơn vị thực hiện:

- Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị gồm: Viện Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công ty TNHH một thành viên Thuốc thú y TW (NAVETCO), Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT

- Viện Vệ sinh Dịch tễ TW chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (Văn phòng dự án: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).

Phần I:

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH BỆNH DẠI VÀ CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG BỆNH DẠI

1.1. Thực trạng tình hình bệnh dại trên thế giới và khu vực châu Á:

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dại gây ra ở động vật và lây truyền t            động vật sang người Bệnh gây ra những cái chết rất thảm khốc cho cả động vật và con người. Hiện nay trên thế giới bệnh dại đang là vấn đề y tế quan trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2010, có khoảng 3 3 tỷ người trên thế giới sống trong vùng có nguy cơ của bệnh dại ở trên 100 quốc gia. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vậtừnghi dại cắn phải đi tiêm phòng và trên 90% số trường hợp chết do bệnh dại là ở khu vực châu Á và châu Phi Riêng ở Trung Quốc mỗi năm có tới trên 5 triệu người phải tiêm phòng dại do bị chó cắn và con số này ở Ấn Độ là 1,1 triệu người, Băng-la đét là trên 60 000 người Trong khi đó ở khu vực châu Âu, số người phải tiêm phòng dại hàng năm chỉ có 71 500 người.

Hàng năm trên thế giới có từ 55.000 - 60 000 người bị chết do bệnh dại và theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới nếu không được điều trị dự phòng con số tử vong có thể lên tới 330 304 người mỗi năm. Số ca tử vong tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi (44%), Châu Á (56%) Các nước có số ca tử vong do dại cao ở Châu Á là Ấn Độ (20 000 người), Trung Quốc (3 300), Băng-la-đét (1 500), Nê-pan (200)… Ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, 7/11 nước có lưu hành bệnh dại (trừHàn Quốc, Đông-ti-mo, Bu-tan, Man-đi-vơ). Các trường hợp tử vong do bệnh dại chủ yếu sống ở vùng nông thôn (84%) do có tập quán nuôi chó thả rông từ lâu đời và thiếu hiểu biết về bệnh dại nên không tiêm văc xin dại hoặc tiêm quá muộn.

Bản đồ 1: Bản đồ phân bố bệnh dại trên thế giới – WHO 2008

Từ năm 2004 đến nay tình hình bệnh dại tại các nước Châu Á, Đông Nam Châu Á đang (trong đó có Việt Nam) có chiều hướng tăng lên và diễn biến phức tạp Hội nghị về phòng chống bệnh dại của các nước trong khối ASEAN+3 được tổ chức ngày 23-25/ 4/ 2008 tại Việt Nam đã cho thấy: bệnh dại đang là vấn đề nghiêm trọng bởi sự diễn biến phức tạp, tăng lên nhanh cả về số lượng người chết, số địa phương của mỗi nước và số nước có bệnh dại; đặc biệt là các nước có biên giới cận kề với Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia

1.2. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam:

1.2.1. Tình hình bệnh dại và công tác phòng chống bệnh dại trên người:

Ở Việt Nam bệnh dại đã lưu hành từ nhiều năm nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ 1991- 2010, Việt Nam đã có 3.523 người chết do bệnh dại và 8.816.868 người bị súc vậtừnghi dại cắn đã được tiêm phòng văc xin dại (Bảng 1)

Bảng 1: Số người tiêm vắc xin dại và số chết do bệnh dại ở Việt Nam từ 1991 – 2010

Năm

Số người tiêm vắc xin

Số ca tử vong (CTV)

Ghi chú

1991

87.625

282

5 năm có:  2001 chết

TB 400 ca/năm

Tiêm: 1.167.238 người

TB: 233.448 người/năm

1992

145.272

404

1993

130.604

398

1994

361.877

505

1995

441.860

412

1996

487.125

285

TV: 668 ca

TB: 167ca

Tiêm: 2.081.591

14 năm

1.285 ca

TB: 107

1997

537.228

160

1998

487..680

129

1999

569.558

94

2000

568.166

90

Chết: 763

TB: 77 ca

Tiêm: 5.264.889

2001

552.653

65

2002

637.185

47

 

2003

635.815

34

2004

607.720

84

2005

585.251

84

2006

567.173

82

 

2007

450.023

131

2008

380.450

91

 

2009

280.453

68

 

2010

303.150

78

 

Tổng

8.816.868

3.523

 

 

Kết quả giám sát bệnh dại của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (VSDTTƯ), Bộ Y tế cho thấy liên tục trong hơn 20 năm qua, năm nào c ng có người chết do bệnh dại lây truyền từ động vật sang người và số người chết do bệnh dại hàng năm luôn giữ vị trí cao nhất so với số ca tử vong của các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam:

- Trong các năm từ 1991-1995, tính trung bình mỗi năm có 400 người chết do bệnh dại (cao gấp 8 lần số người chết do bệnh viêm não vi rút và gấp 4 lần so với số người chết do bệnh sốt xuất huyết dengue). Tỉnh có số ca tử vong do dại (CTV) cao nhất là 131 ca/năm và trên 10 tỉnh/thành phố có từ 45-131 CVT/năm.

- Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại (PCBD), từ đó công tác PCBD được các cấp Chính quyền quan tâm hơn và hệ thống tiêm văc xin dại cho người bị chó cắn được tổ chức với quy mô rộng tới nhiều quận/huyện Đến đầu năm 2007 cả nước đã có 936 điểm tiêm phòng dại cho người và tại các điểm tiêm đã có sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ thống Y tế Dự phòng. Nhờ đó số ca tử vong do bệnh dại đã giảm đi rõ rệt, đến năm 2003 cả nước chỉ còn có 34 người bị chết do bệnh dại và tỉnh có số chết cao nhất là 5 người (Biểu đồ 1). Như vậy là trong 12 năm từ 1996-2007, trung bình hàng năm có 107 CTV, giảm mỗi năm 293 CTV so với thời kỳ 1991-1995. Tuy nhiên số người chêt do bệnh dại này vẫn còn cao hơn rất nhiều so với số chết của các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác ở Việt Nam (Biểu đồ 2).

Từ năm 2007 đến nay, c ng như các nước trong khu vực, bệnh dại ở nước ta đang có chiều hướng tăng lên rõ rệt và lan rộng ra nhiều tỉnh, nhất là ở các tỉnh miền núi và trung du. Tính trong 3 năm từ 2007-2010, trung bình hàng năm có 94 CTV xảy ra trên quy mô rộng ở 30/63 tỉnh/thành phố; trong đó 5 tỉnh có số ca tử vong cao nhất là Phú Thọ: 43 ca; Yên Bái: 38 ca; Hà Nội: 31 ca; Tuyên Quang: 38 ca; Gia Lai: 30 ca Tháng 9/2007 Bộ Y tế quyết định ng ng sử dụng văc xin dại Fluenzalida (văc xin trong nước sản xuất từ não động vật) để thay thế toàn bộ b ng văc xin thế hệ mới sản xuất trên nuôi cấy tế bào nhập ngoại Do giá thành văc xin tế bào cao so với mức sống của người dân , nhất là khu vực nông thôn, miền núi và được cung ứng theo cơ chế thị trường nên nhiều điểm tiêm văc xin dại ở các quận huyện đã ng ng thực hiện dịch vụ tiêm văc xin dại Vì vậy theo ước tính cả nước hiện nay chỉ còn khoảng dưới 600 điểm tiêm văc xin dại.

Kết quả theo dõi và nghiên cứu bệnh dại trên người trong các năm qua cho thấy: trong số người đến tiêm vắc xin dại có: 89,2% là do chó nhà cắn người; 8,7% do mèo cắn, 1,6% do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vật khác như chuột, khỉ... cắn (Biểu đồ 3):

Kết quả nghiên cứu bệnh dại trên người cho thấy: bệnh dại có thể xảy ra quanh năm, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm trên 40%) và hầu hết các trường hợp chết do bệnh dại đều không tiêm văc xin và 95-97% số ca mắc bệnh này là do bị chó nhà cắn hoặc do tiếp xúc như chăm sóc chó ốm, mổ chó. Số còn lại là do mèo dại cắn và cho đến nay chưa phát hiện được trường hợp tử vong nào do động vật hoang dã gây nên.

1.2.2. Bệnh dại và công tác phòng chống bệnh dại ở động vật:

Công tác PCBD ở động vât giữ vai trò chính trong việc khống chế và loại trừ bệnh dại. Động vật là nguồn chính truyền bệnh dại cho người. Tử kết quả giám sát, điều tra trong nhiều năm nay đã xác định nguồn truyền bệnh dại chính ở Việt Nam là chó nhà nuôi (95-97%) sau đó là mèo Các động vật khác cho đến nay chưa phát hiện thấy Kết quả trên đã giúp cho việc định hướng giải quyếtừnguồn truyền bệnh dại ở động vật có hiệu quả nhất.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kết quả giám sát bệnh dại ở động vật t năm 1991-1995 có 2 600 ổ dịch dại ở động vật nuôi (chó, mèo), riêng năm 1996 có 587 ổ dịch dại làm chết 16 800 gia súc, trong đó 97% là chó, 3% là mèo và các gia súc khác (số liệu Phòng Dịch tễ - Cục Thú y)

Công tác PCBD ở động vật cũng đã được ngành thú y quan tâm như: nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh dại cho chó từ chủng dại nhược độc Flury-LEP, mỗi năm nước ta sản xuất khoảng 2 triệu liều vắc xin, 90% là vắc xin dạng tươi. Từ năm 2000, nước ta đã nhập vắc xin dại tế bào Rabisin của Pháp dạng thành phẩm để đóng gói tại Việt Nam, đây là vắc xin an toàn và có hiệu cao nên đã có giá trị trong việc tiêm vắc xin gây miễn dịch cho đàn chó tương đối tốt, do nhập bán thành phẩm nên giá thành c ng đã giảm nhiều so với nhập thành phẩm. Việc tiêm phòng cho đàn chó nuôi được tiến hành hàng năm, theo thống kê mỗi năm cả nước đã tiêm phòng được trên 2 triệu con chó, ước tính được < 40 % tổng đàn chó nuôi.

Song song với công tác tiêm phòng, c ng đã có một số giải pháp quản l đàn chó như: cấp giấy chứng nhận tiêm phòng; làm vòng đeo; diệt chó chưa tiêm và chó thả rông; bảo hiểm dân sự đối với các chủ nuôi chó…

Những tồn tại chính trong công tác PCBD ở động vật:

Đàn chó nuôi trong cộng đồng quá lớn, tuy chưa thống kê chính xác số chó nuôi, nhưng nếu ước tính 70% số hộ có nuôi chó, mỗi hộ nuôi 1 con chó thì cả nước c ng đã có 6 - 8 triệu con chó Việc tiêm vắc xin phòng dại cho chó chưa thực hiện được thường xuyên, tỷ lệ chó đã được tiêm vắc xin dại hàng năm đạt quá thấp Tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó năm 2007 ở những tỉnh đang có bệnh dại lưu hành và phát triển cao đạt >10% (tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái )

Chưa có biện pháp quản lý đàn chó nuôi, chưa giám sát, quản lý được các ổ dịch dại ở động vật nuôi (bao gồm ổ dịch dại lưu hành, ổ dịch dại xâm nhập) nên dịch dại động vật đã lưu hành trên diện rộng, không kiểm soát được.

Thiếu sự đầu tư về con người, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, để xây dựng hệ thống PCBD trên động vật từ tuyến Trung ương đến tuyến cơ sở, vì vậy đã không thể thực hiện tốt được công tác giám sát, quản l , nghiên cứu khoa học, thực hiện giải pháp tiêu diệt tận gốc nguồn truyền bệnh dại cho người.

Vắc xin phòng dại cho động vật: sản xuất trong nước không đa dạng và đầy đủ, không có vắc xin tiêm cho chó dưới 2 tháng tuổi và gia súc khác Hầu hết vắc xin dại phải nhập ngoại nên giá thành tương đối cao và đôi khi không chủ động được việc cung cấp vắc xin.

1.3. Đánh giá tổng quan về công tác phòng chống bệnh dại và khả năng kiềm soát bệnh ở Việt Nam:

Bệnh Dại là một bệnh có thể dự phòng chủ động bằng: sử dụng các loại vắc xin dại tế bào an toàn và hiệu lực cao cho người và động vật + quản lý nguồn truyền bệnh. Để thực hiện công tác phòng chống và kiểm soát được bệnh Dại có hiệu quả và bền vững cần phải thực hiện được 5 yêu cầu sau:

  Tăng cường sự ủng hộ của Chính phủ và Chính quyền các cấp

  Sẵn sàng đáp ứng việc sử dụng vắc xin dại tế bào thế hệ mới an toàn, hiệu quả cho người và động vật

  Nâng cao nhận thức đối với cộng đồng, ngành Y tế và Thú Y về bệnh Dại và thực hiện các biện pháp phòng chống và kiểm soát có hiệu quả

  Thực hiện các chương trình kiểm soát đàn chó, mèo và tiêm phòng dại thường xuyên cho đàn chó đạt tỷ lệ trên 85% để loại trừ bệnh ở chó.

  Tăng cường công tác giám sát bệnh dại có hiệu quả trên người và động vật.

Vấn đề mấu chốt của công tác phòng ngừa, khống chế và loại trừ bệnh dại là phải đạt được tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại >70% đàn chó trong thời gian liên tục ít nhất là hơn 2 năm, sau đó, tiêm bổ sung thường xuyên cho những con chó mới được nuôi. Để đạt được tỷ lệ tiêm vắc xin cao, điều quan trọng là cần tuyên truyền ý tưởng “Trách nhiệm chủ nuôi chó” như một “mũi nhọn"của chương trình. Trước hết, chúng ta đưa ra ý tưởng “Trách nhiệm chủ vật nuôi” ở cấp hộ gia đình và cộng đồng; sau đó ý tưởng này được nâng lên cao hơn thành “Đô thị trách nhiệm” “Thành phố trách nhiệm” ở giai đoạn sau. Với hình thức này, mục đích đạt được là giảm số lượng chó chạy rông, chó hoang, khuyến khích việc kiểm soát đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin miễn dịch dại cho chó. Việc kiểm soát đàn chó có thể thực hiện được thông qua phẫu thuật triệt sản, giảm tỷ lệ sinh sản và từ đó giảm số lượng chó trong cộng đồng Các khóa học tuyên truyền về công tác quản lý động vật an toàn và phù hợp sẽ được triển khai thường xuyên để giáo dục chủ vật nuôi và cộng đồng trong việc chăm sóc vật nuôi của mình, tuyên truyền công tác tiêm phòng và quan điểm trách nhiệm chủ vật nuôi Việc tuyên truyền ý tưởng “Trách nhiệm chủ nuôi chó” cần được triển khai trong trường học và cộng đồng.

Do tỷ lệ chết/mắc của bệnh dại ở người là 100%, nên công tác điều trị dự phòng bệnh dại bằng văc xin và huyết thanh sau khi bị phơi nhiễm là vô cùng quan trọng. Để làm được công tác này, cần có một Chương trình để hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ y tế và động viên khuyến khích bệnh nhân đến khám và điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm Các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục sức khỏe trong trường học và cộng đồng có ý nghĩa quan trọng để giúp người bị động vật cắn nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh dại và sự cần thiết của việc tiêm văc xin phòng dại. Đồng thời cần tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi với dịch vụ tiêm văc xin dại tại các tuyến y tế Mặt khác do giá văc xin dại tế bào còn cao so với mức sống của người dân, nhất là khu vực nông thôn và miền núi Vì vậy cần có cơ chế chia sẻ chi phí vắc xin giữa các chủ nuôi chó, bệnh nhân, Chính phủ và cũng cần tăng cường sử dụng loại vắc xin tế bào tiêm trong da trong điều trị sau phơi nhiễm, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo về quản lý bệnh nhân bị động vậtừnghi dại cắn.

Theo tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh dại có thể khống chế và loại trừ được khi công tác phòng chống bệnh dại ở động vật nuôi và trên người đạt các chỉ tiêu sau:

► Chỉ tiêu khống chế bệnh dại:

a. Bệnh dại được khai báo.

b. Hệ thống giám sát bệnh dại hoạt động có hiệu quả.

c. Các biện pháp phòng và chống bệnh dại thường xuyên được thực thi, bao gồm cả các biện pháp ngoại lai có hiệu quả

d. 80% số tỉnh không có nhiễm bệnh dại mắc phải tại địa phương được xác định ở người, ở các loài động vật nuôi trong suốt 2 năm kế tiếp.

► Chỉ tiêu loại trừ bệnh dại:

a. Bệnh dại được khai báo.

b. Hệ thống giám sát bệnh dại hoạt động có hiệu quả.

c. Các biện pháp phòng và chống bệnh dại thường xuyên được thực thi, bao gồm cả các biện pháp ngoại lai có hiệu quả.

d. Không có nhiễm bệnh dại mắc phải tại địa phương được xác định ở người hoặc ở các loài động vật trong suốt 2 năm kế tiếp Tuy nhiên, tình trạng này không bị ảnh hưởng của kết quả phân lập vi rut Lyssa từ loài dơi Châu Âu.

e. Không có ca xâm nhập ở động vật ăn thịt được xác định bên ngoài các trạm kiểm dịch trong vòng 6 tháng

Phần II:

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHỐNG CHẾ VÀ LOẠI TRỪ BỆNH DẠI Ở VIỆT NAM

2.1. Bệnh dại đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ nhiều năm nay:

2.1.1. Bệnh dại gây tổn thất lớn đến tính mạng con người:

Trung bình hàng năm ở Việt Nam có 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta Trong năm 2010 đã có 30/63 tỉnh/thành phố có lưu hành bệnh dại gây tử vong trên người và bệnh dại đang có xu hướng lan rông ra các nếu không có những biện pháp can thiệp đồng bộ.

2.1.2. Bệnh dại gây thiệt hại về kinh tế:

Số người bị chó cắn phải tiêm vắc xin dại trung bình mỗi năm là 400.000 người, ước tính phải chi phí khoảng 300 tỷ đồng cho tiền vắc xin và huyết thanh kháng dại (chưa kể đến tiền viện phí, số ngày công lao động của người đi tiêm và tổn thất về tinh thần của người bị chó cắn. Đồng thời với đàn chó ước tính khoảng 4 triệu con, mỗi con chó phải chi trả 20 000đ/cho một lần tiêm/năm, thì phải chi trả: khoảng 40.000.000.000 VNĐ

Tổng cộng mỗi năm phải chi phí ít nhất gần 400 tỷ đồng để tiêm vắc xin phòng dại cho người và cho chó.

Những thách thức trong giám sát và kiểm soát đàn chó: Chưa biết được chính xác số lượng chó trong cả nước; cứ 2 năm lại thay một đời chó; Chó được tiêm vắc xin thấp, trên thực tế ước tính tiêm phòng vắc xin cho chó ở các chiến dịch tiêm chỉ đạt 45 - 65%.

2.1.3. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống và kiểm soát bệnh dại:

Bệnh dại là bệnh do súc vật truyền cho người chủ yếu là chó nhà và c ng như bệnh cúm gia cầm, nguồn truyền bệnh sang người là động vât bị bệnh. Vấn đề mấu chốt là phải giải quyếtừnguồn truyền bệnh ở động vậtừngành Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nơi giám sát và phát hiện chính các ổ dịch dại trên động vật để phối hợp với Bộ Y tế và chính quyền thực hiện các biện pháp PCBD. Do thói quen của người dân là nuôi chó thả rông, ít có ý thức đến việc quản lý và tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, nên nguồn truyền bệnh lưu hành rộng rãi và luôn là mối nguy cơ cao cho người Vì vậy cần có sự phối hợp thực hiện một chương trình hành động chung để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dại tại Việt Nam.

2.1.4. Việt Nam chưa có Chương trình phòng chống bệnh dại cấp quốc gia để huy động các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại.

2.2. Căn cứ xây dựng chương trình:

2.2.1. Các căn cứ về mặt pháp lý:

1) Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 17 tháng 11 năm 1993.

2) Ngày 7 tháng 2 năm 1996, tại thời điểm bệnh dại tăng tăng cao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại.

3) Ngày 16 tháng 5 năm 1998, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1837/VPCP-KTQĐ về việc nhắc nhở các Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Chỉ thị 92/TTg.

4) Ngày 2 tháng 7 năm 2004, Cục tình báo có công văn số 1640BII/B32 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nguy cơ bệnh dại đang gia tăng ở Châu Á và Đông Á, ngay sau đó (ngày 7/7/2004) Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc phòng chống bệnh dại tại cộng đồng dân cư.

5) Pháp lệnh Thú y 18/2004/PL-UB-TV 11

6) Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y.

7) Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/1/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật.

8) Ngày 23/6/2008, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4133 /VPCP đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế phối hợp xây dựng Chương trình phòng chống bệnh dại cấp Quốc gia.

2.2.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:

1) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt ra mục tiêu chiến lược kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở các nước Châu Á.

2) Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và TCYTTG (WHO) đã có tiêu chuẩn công nhận Quốc gia thanh toán bệnh dại.

2.2.3. Tính khả thi của chương trình:

1. Được sự ủng hộ, chỉ đạo của Chính quyền các cấp:

Ngay sau khi có Chỉ 92/TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 902 BYT/QĐ về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dại quốc gia trên người do đồng chí Thứ trưởng làm trưởng ban.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Ban chỉ đạo Kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở động vật.

Có 39/63 tỉnh/thành phố có ban Kiểm soát và loại trừ bệnh dại của tỉnh, đa số các tỉnh do Đ/C Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.

2) Sự hưởng ứng của cộng đồng:

Bệnh dại là bệnh khi đã lên cơn thì 100% dẫn đến cái chết, những năm có hơn nửa triệu người chết/năm đã là nỗi kinh hoàng của người dân, vì vậy người dân cũng rất mong loại trừ được bệnh dại, khi có sự chỉ đạo hướng dẫn của Chính quyền và chuyên môn người dân sẵn sàng tham gia.

3) Nguồn truyền bệnh dại đã được xác định:

Nguồn truyền bệnh dại chính ở nước ta là chó nhà nuôi, việc gây miễn dịch cho đàn chó, tiêu diệt chó nghi dại, chó dại, chó thả rông và chó không tiêm vắc xin có khả năng thực hiện tốt dựa trên Pháp lệnh thú y, Nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật.

4) Đã cơ bản xây dựng được hệ thống giám sát và phòng chống bệnh dại trên người và động vật:

Ngành y tế và Thú Y nước ta về cơ bản đã cóhệ thống phòng giám sát bệnh dại từ Trung ương đến các tỉnh/thành phố và quận/huyện và đã có một số hoạt động từnhiều năm nay. Vì vậy đã có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, cụ thể với số kinh phí rất ít ỏi nhưng đã thực hiện có trọng tâm trọng điểm, biết vận dụng các hoạt động theo mô hình “Xã hội hoá” nên đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ là giảm được 75% số người chết do bệnh dại so với giai đoạn 1991- 1995.

5) Đã có vắc xin phòng dại an toàn có hiệu lực cao sử dụng cho người và động vật:

a. Vắc xin dại tiêm cho động vật

Vắc xin phòng dại tiêm cho chó, mèo đã được sử dụng vắc xin tế bào có hiệu lực cao, giá thành vừa phải, dễ bảo quản, vận chuyển, thời gian miễn dịch dài nên việc tiêm cho chó, mèo gây miễn dịch có hiệu quả tốt nếu thực hiện thường xuyên và triệt để.

b. Vắc xin dại tiêm cho người

Vắc xin phòng dại cho người đã được thay thế bằng vắc xin tế bào an toàn và có hiệu lực bảo vệ cao từ tháng 9/2007 Hiện tại phải nhập ngoại vắc xin dại tế bào, nếu áp dụng phác đồ tiêm bắp phải chi trả hơn 800 000đ cho 1 đợt tiêm điều trị dự phòng (tiêm cho người sau khi bị con vậtừnghi dại cắn), nhưng áp dụng phác đồ tiêm trong da chỉ phải chi trả 280 000đ đến 320 000đ, nên nhiều người có khả năng dùng vắc xin này. Tuy nhiên để chủ động về sử dụng vắc xin,Việt Nam đã và đang nghiên cứu để tự sản xuất vắc xin tế bào.

6). Được sự ủng hộ củ các tổ chức quốc tế:

a. Tổ chức Y tế thế giới đã đặt ra mục tiêu loại tr            bệnh dại ở các nước Châu Á vào năm 2020 Việt Nam là nước được WHO đánh giá cao về kết quả PCBD trong những năm qua và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại.

b. Thực hiện: Lời kêu gọi của các nước trong khối ASEAN và 3 nước (Nhật Bản, Trung Quốc, và Triều Tiên) nh m Hướng tới loại trừ bệnh dại trong khối ASEAN + 3 năm 2008 (do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bộ Y tế - Việt Nam tổ chức tại Hạ Long 23-25/4/ 2008); THỐNG NHẤT bởi mong muốn chung và đoàn kết để loại trừ bệnh dại, một bệnh chưa được ưu tiên, không được báo cáo, hàng năm gây tử vong ít nhất 30,000 người tại Châu Á và trong số những trường hợp tử vong, ít nhất 40% trường hợp là trẻ nhỏ hơn 15 tuổi; CAM KẾT làm việc cùng nhau với tinh thần đoàn kết và thống nhất vì mục tiêu đến năm 2020 loại tr bệnh dại ra khỏi Châu Á;

QUYẾT TÂM xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN có trách nhiệm xã hội và có sự đồng nhất về một xã hội đầy quan tâm và chia sẻ, chú trọng đến hạnh phúc và sự phồn vinh của các dân tộc.

KHẲNG ĐỊNH bởi Nghị quyết loại trừ bệnh dại đã được thông qua tại Hội nghị hướng tới loại trừ bệnh dại trong khối Âu Á do Tổ chức Thú y Thế giới phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Liên Minh Châu Âu tổ chức tại Paris, Pháp ngày 27-30, tháng 5, năm 2007;

Phần III:

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Mục tiêu chung:

Khống chế, tiến tới loại trừ bệnh dại ở động vật và người trên toàn quốc.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn I từ 2011-2015:

1) Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và phòng chống bệnh dại.

2) Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở động vật và người.

3) 80% đàn chó được quản lý.

4) 80% đàn chó được tiêm phòng vắc xin.

5) 70% số tỉnh không có bệnh dại ở động vật.

6) Nâng cao chất lượng các điểm tiêm vắc xin phòng dại ở người phù hợp với nhu cầu người dân.

7) Đến năm 2015 số ca tử vong do dại giảm 30% so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2006-2010.

2.3. Các chỉ tiêu cần đạt giai đoạn 2011-2015:

1) Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và phòng chống bệnh dại:

- Phát triển được các tài liệu truyền thông về bệnh dại và PCBD cấp phát cho địa phương và cộng đồng.

- Tổ chức sự kiện ngày thế giới PCBD hàng năm.

- Tăng cường truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp, nói chuyện với người dân ở các tỉnh trọng điểm và phối hợp với Bộ Giáo dục tuyên truyền về PCBD ở học sinh.

- Kết quả điều tra đánh giá về sự hiểu biết của người dân về bệnh dại.

- Hội thảo liên ngành về phòng chống bệnh dại.

2) Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở động vật và người:

- Tập huấn chuyên môn kỹ thuật.

- Các báo cáo kết quả giám sát số người tiêm vắc xin dại và HTKD, bệnh nhân tử vong do dại từ 2011- 2015.

- Tăng cường được trang thiết bị chẩn đoán tại 03 phòng thí nghiệm giám sát bệnh dại ở động vật và 02 phòng thí nghiệm ở người.

- Chẩn đoán được bệnh dại trên phòng thí nghiệm ở người.

- Phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch dại trên động vật và trên người.

3) 80% đàn chó được quản lý:

- Thống kê được quần thể chó

- Cấp đăng ký cho chó

- Triển khai tiêm phòng vắc xin dại 2 đợt/năm và tiêm phòng bổ sung

- Bắt chó chạy rông ở 13 tỉnh trọng điểm

4) 80% đàn chó được tiêm phòng vắc xin:

- Củng cố được hệ thống giám sát dịch bệnh và tiêm phòng

- Kết quả hoạt động phòng chống bệnh dại ở động vật từ 2011-2015

5) Nâng cao được chất lượng các điểm tiêm vắc xin phòng dại ở người phù hợp với nhu cầu người dân:

- Duy trì và tăng số điểm tiêm văc xin dại cho người đạt trên 600 điểm tiêm

- Tập huấn cho cán bộ y tế và thú y về bệnh dại, cách phòng chống, kỹ thuật tiêm vắc xin

- Kết quả kiểm tra, đánh giá về bảo quản vắc xin, cung ứng tại các điểm tiêm

- Đảm bảo chế độ trực ngoài giờ tiêm văc xin dại

- Tăng cường sử dụng phác đồ tiêm trong da

- Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hướng d n quốc gia về phòng chống bệnh dại ở người

6) Đến năm 2015 số ca tử vong do dại trên người giảm 30% so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2006-2010 và 80% số tỉnh trên toàn quốc không có bệnh dại ở động vật.

2.2. Mục tiêu của giai đoạn II (2016-2020: loại trừ cơ bản bệnh dại, theo tiêu chuẩn:

a. Bệnh dại được khai báo.

b. Hệ thống giám sát bệnh dại hoạt động có hiệu quả.

c. Các biện pháp phòng và chống bệnh dại thường xuyên được thực thi, bao gồm cả các biện pháp ngoại lai có hiệu quả.

d. Không có nhiễm bệnh dại mắc phải tại địa phương được xác định ở người hoặc ở các loài động vật trong suốt 2 năm kế tiếp Tuy nhiên, tình trạng này không bị ảnh hưởng của kết quả phân lập vi rut Lyssa t loài dơi Châu Âu.

e. Không có ca xâm nhập ở động vật ăn thịt được xác định bên ngoài các trạm kiểm dịch trong vòng 6 tháng.

(Theo tổ chức Thú y thế giới (OIE), tiêu chuẩn được công nhận Quốc gia thanh toán bệnh dại: 2003 OIE Terrtral Animal Health Code, Chương 2 2 3, Phần 2.2.5.2, trang 183).

Phần IV:

NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Nội dung phòng chống bệnh dại ở động vật:

4.1.1. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật:

a. In sách hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại:

Đối tượng là: Cấp cho các tỉnh sau đó các tỉnh, thành phố nhân rộng để phát không thu tiền cho Thú y viên cơ sở, các chủ hộ chăn nuôi chó mèo.

Nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh dại, các biện pháp phòng chống, Thông tư hướng d n số 48/2009/BNNPTNTừngày 4 tháng 8 năm 2009 về các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật.

b. In tờ rơi, Pa nô về biện pháp phòng, chống bệnh dại

Đối tượng: Cấp cho các tỉnh sau đó các tỉnh, thành phố nhân rộng để phát không thu tiền cho mọi người dân và các chủ hộ chăn nuôi chó mèo.

Nội dung: Tính chấtừnguy hiểm của bệnh dại, biện pháp đề phòng.

c. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Tuyên truyền phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam, địa phương

+ Tuyên truyền phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương, địa phương

Nội dung: phát các thông điệp về tính chấtừnguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng bệnh; viết bài truyền thông những kiến thức cơ bản về bệnh dại; kinh nghiệm về quản lý, đăng ký nuôi chó, mèo ở một số địa phương; những điển hình trong công tác tiêm phòng bệnh dại, mô hình an toàn về bệnh dại, tọa đàm về phòng bệnh dại, quảng bá về ngày thế giới phòng bệnh dại vv…

Đối tượng: các chủ hộ có chăn nuôi chó, mèo, cán bộ thú y cơ sở, nhân dân.

4.1.2. Tập huấn chuyên môn kỹ thuật:

Đối tượng được tập huấn: cán bộ thú y của Cơ quan Thú y vùng và Chi cục Thú y của 63 tỉnh, thành phố;

Nội dung tập huấn: Những kiến thức về bệnh dại, công tác quản l chó mèo, công tác giám sát bệnh dại, công tác tiêm phòng, kiểm dịch bệnh dại.

Cán bộ được tập huấn sẽ tổ chức tập huấn tại các tỉnh, thành phố cho thú y các huyện, thú y xã (kinh phí tập huấn thuộc kinh phí địa phương)

4.1.3. Tăng cường trang thiết bị chẩn đoán tại các khu vực:

Tăng cường thiết bị chẩn đoán cho 3 Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y vùng IV tại Đà Nẵng và vùng VI tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh LMLM, bệnh cúm gia cầm, bổ sung thêm một số trang thiết bị xây dựng phòng thí nghiệm chẩn đoán, giám sát bệnh dại động vật tại 3 vùng Bắc, Trung và Nam.

4.1.4. Giám sát dịch tễ bệnh dại, lập bản đồ dịch tễ.

Mỗi cơ quan Thú y vùng cử 01 cán bộ chuyên trách về bệnh dại, theo dõi thống kê số lượng chó, mèo, các ổ dịch dại, kết qủa số lượng chó được đăng k , kết quả tiêm phòng chó, mèo 2 lần trong năm và tiêm bổ sung của các tỉnh trên địa bàn, tập hợp tình hình dịch bệnh Dại về Phòng Dịch tễ Cục Thú y, để tập hợp số liệu, xây dựng bản đồ dịch tễ về bệnh Dại qua các năm.

4.1.5. Các hoạt động phòng, chống bệnh dại ở các địa phương.

Chi cục y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác phòng chống bệnh dại theo Thông tư số 48/2009/BNN – TY ngày tháng năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng d n công tác phòng chống bệnh dại như: hướng d n các huyện, thị, thành phố đăng ký chó nuôi cho các chủ vật nuôi, thống kê số chó nuôi thuộc diện tiêm phòng hàng năm, chỉ đạo công tác tiêm phòng, cấp giấy chứng nhận tiêm phòng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm phòng yêu cầu tiêm phòng phải đạt >80% so với tổng đàn và >90% so với diện tiêm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tính chấtừnguy hiểm của bệnh dại, tập huấn cho thú y cấp huyện và cơ sở về công tác phòng chống bệnh dại, quản lý chó nuôi, bắt chó thả rông vv…

4.2. Nội dung phòng chống bệnh dại trên người:

4.2.1. Tăng cường thực hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và phòng chống bệnh dại:

► Thường xuyên thực hiện truyền thông 4 cấp: trung ương, tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường với hình thức đa dạng, dễ hiểu Nội dung tuyên truyền giáo dục bao gồm những kiến thức cơ bản về bệnh dại và biện pháp phòng ng a; Văn bản pháp luật quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cần thực hiện trong phòng chống bệnh dại.

► Biện pháp bao gồm thực hiện trực tiếp tại cộng đồng b ng những buổi nói chuyện ở những buổi hội họp; thực hiện qua hệ thống loa truyền thanh của thôn/bản, xã/phường; truyền thông trên hệ thống truyền thanh, truyền hình ở các cấp tu theo điều kiện có được để thể hiện như thông điệp, phổ biến kiến thức, hỏi-đáp, phim truyện, phim thiếu nhi…

► Quảng cáo bằng pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay,

► Tổ chức thường xuyên và chiến dịch giáo dục nh m nâng cao nhận thức cho công chúng về sự rấtừnguy hiểm của bệnh dại sẽ 100% bị chết khi đã lên cơn dại, nhưng mỗi người có khả năng tự phòng bệnh cho mình được b ng cách không để phơi nhiễm với vi rút dại và nếu khi đã bị phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm phải xử lývết thương ngay và điều trị dự phòng sớm theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế chuyên khoa Tất cả bệnh nhân bị nhiễm, nghi nhiễm vi rút dại phải được xử lý vết thương và điều trị dự phòng sớm và đúng quy cách.

► Phổ cập kiến thức cơ bản về Kiểm soát và loại trừ bệnh dại cho cộng đồng: tăng cường những buổi phổ biến kiến thức tại những buổi hội họp, những nơi công cộng.

► Tổ chức nhiều chương trình truyền thông giáo dục trên các các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh của đài Trung ương và địa phương như: chương trình giáo dục từ xa, phổ biến kiến thức trên VTV2, thông điệp, thi tìm hiểu về bệnh dại v v Công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, rộng khắp, phong phú về hình thức tổ chức, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu

► Tuyên truyền cổ động cho sự kiện đặc biệt: Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9 hàng năm.

► Phối hợp với Bộ Giáo dục tìm giải pháp tốt nhất để tuyên truyền, phổ cập kiến thức cơ bản về Kiểm soát và loại trừ bệnh dại cho học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học vì đây là đối tượng có nguy cơ bị chó cắn cao nhất và chính đối tượng này sẽ trở thành các cộng tác viên, giám sát viên, tuyên truyền viên rộng khắp đến mỗi gia đình Hình thức giáo dục có thể thực hiện theo chương trình ngoại khoá Nội dung là kiến thức cơ bản về bệnh dại, biện pháp phòng ngừa, khả năng tuyên truyền trong cộng đồng

4.2.2. Nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống bệnh dại:

a. Tổ chức điểm tiêm, huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho hệ thống cán bộ y tế:

- Chỉ đạo thực hiện duy trì và tăng thêm số điểm tiêm văc xin dại cho người đạt trên 600 điểm tiêm.

- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn sâu về bệnh dại như: Khám, tư vấn cho bệnh nhân; kỹ năng giám sát; Cách thức quản lý bệnh; Kỹ thuật tiêm văc xin dại, HTKD; phương pháp điều tra, ghi chép sổ sách biểu mẫu, thống kê, báo cáo cho cán bộ chuyên trách từ trung ương đến tuyến tỉnh, huyện.

- Phương thức tiến hành: Trung ương tập huấn cho cán bộ nguồn của tuyến tỉnh tỉnh/thành phố; để từ đó cán bộ nguồn này sẽ tập huấn lại cho cán bộ cho tuyến huyện; Ngành Y tế và Ngành Thú y phối hợp tổ chức tập huấn tạo sự gắn kết chặt chẽ trong hoạt động giữa 2 ngành.

b. Nâng cao chất lượng điều trị dự phòng cho bệnh nhân để hạ thấp số ca tử vong do bệnh dại trên người: Thực hiện nội dung này bao gồm:

- Xử lý vết thương cho bệnh nhân: việc xử lý sớm vết thương do bị chó cắn làm giảm tới mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập.

- Khám và chỉ định đúng: Hiện nay ở nước chưa có đủ phương tiện chẩn đoán xác định con vật bị dại trước khi tiêm cho bệnh nhân, nên việc khám, tư vấn và tiêm vắc xin dựa vào mức độ vết thương, tình trạng con vật tại thời điểm cắn người và yếu tố dịch tễ để có chỉ định đúng và hạn chế được việc lạm dụng văc xin dại, HTKD.

- Bảo đảm kỹ thuật tiêm và an toàn tiêm chủng, nhất là khi sử dụng phác đồ tiêm trong da.

- Bảo đảm việc bảo quản văc xin dại, HTKD ở nhiệt độ 4-- 80C đến người sử dụng và kiểm tra thường kỳ việc bảo quản vắc xin dại và tại các điểm tiêm vắc xin dại từ trung ương đến địa phương

- Thực hiện chế độ trực ngoài giờ để xử lý và điều trị sớm bệnh nhân bị phơi nhiễm với vi rút dại như là một cấp cứu y tế.

- Tăng cường và khuyến khích thực hiện phác đồ tiêm trong da bằng vắc xin dại tế bào để giảm chi phí cho bệnh nhân.

c. Tăng cường việc xã hội hóa công tác phòng chống bệnh dại:

- Thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí đối với các chi phí liên quan đến điều trị sau phơi nhiễm: cần có sự tham gia của chính quyền cấp tỉnh/ thành phố/ địa phương để miễn phí điều trị sau phơi nhiễm đối với chủ nuôi có giấy công nhận “trách nhiệm chủ nuôi chó” nếu chó của họ là nguyên nhân của sự cố gây thương tích.

- Vận động, khuyến khích các cơ sở y tế tổ chức điểm tiêm văc xin dại tại tuyến quận/huyện để tạo thuận lợi và tăng khả năng tiếp cận sớm của người dân với dịch vụ tiêm phòng dại Cố gắng mỗi quận, huyện có 1-2 điểm tiêm phòng dại cho người dân, nhất là các tỉnh miền núi và Tây Nguyên

- Tiêu chuẩn điểm tiêm phòng dại phải đạt: phòng tiêm sạch sẽ, đủ ánh sáng, với diện tích trên 20m2; Có bàn khám bệnh, bàn tư vấn; bàn tiêm; ghế để bệnh nhân ngồi chờ, giường để bệnh nhân nằm nghỉ sau tiêm HTKD; Phải có đủ trang thiết bị bảo quản vắc xin và HTKD, vật tư phục vụ cho tiêm phòng, có chỗ xử lý rửa vết thương cho bệnh nhân, các dụng cụ và thuốc cấp cứu theo thường quy và sổ theo dõi, phiếu tiêm tiêm chủng cá nhân theo quy định

- Nâng cao tính cạnh tranh của các công ty cung ứng vắc xin thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung ứng vắc xin

- Vận động xã hội hóa trong việc hỗ trợ một phần kinh phí vắc xin cho người nghèo.

4.2.4. Tăng cường thực hiện tiêm văc xin phòng dại, giám sát ca bệnh dại trên người và theo dõi quản lý bệnh nhân tiêm văc xin dại, HTKD trên phạm vi toàn quốc:

- Đối với bệnh nhân bị súc vậtừnghi dại cắn, hoặc tiếp xúc với nguồn truyền bệnh nghi dại: Thực hiện tiêm phòng văc xin tại các điểm tiêm văc xin phòng dại theo hệ thống Y tế Dự phòng từ Trung ương đến quận/huyện Tất cả bệnh nhân bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc khi đến điểm tiêm phòng dại phải được khám, tư vấn, hướng dẫn và xử lý theo thường quy của Bộ Y tế Những bệnh nhân tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại phải được ghi chép đầy đủ các thông tin vào sổ theo dõi và phiếu tiêm cá nhân để theo dõi trong và sau khi tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng Những đối tượng có nguy cơ nhiễm dại cao cần tổ chức tiêm phòng vắc xin dại gây miễn dịch chủ động.

- Tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh dại trên người, thực hiện báo cáo ca bệnh nghi dại theo báo hàng tuần, báo cáo số người bị súc vậtừnghi dại cắn được tiêm văc xin và HTKD theo báo cáo tháng của Hệ YTDP ở 63 tỉnh/thành phố trong cả nước từ 2011 - 2015.

- Phát hiện và điều tra được 95% số ca tử vong do bệnh dại trên toàn quốc.

- Đáp ứng và khống chế 95% số ổ dịch dại xảy ra trên người.

- Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hướng d n quốc gia về phòng chống bệnh dại ở người.

- Đến năm 2015 số ca tử vong do dại giảm 30% so với số tử vong trung bình của giai đoạn 2006-2010.

Phần V:

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

5.1. Các giải pháp chủ yếu:

5.1.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các quy định của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật và trên người.

5.1.2. Tăng cường nguồn lực, sự ủng hộ của chính quyền và nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ y tế, Thú y thực hiên công tác phòng chống bệnh dại.

5.1.3. Tăng cường tiêm vắc xin phòng dại cho động vật (sử dụng văc xin tế bào sản xuất trong nước) và tăng sự tiếp cận của người dân với dịch vụ tiêm vắc xin dại tế bào nhập ngoại có hiệu lực cao và an toàn .

5.1.4. Tăng cường công tác giám sát và đáp ứng phòng chống dịch dại ở động vật và trên người. Xã hội hóa công tác phòng chống bệnh Dại, huy động sự ủng hộ của cộng đồng.

Chiến lược chung:

Văc xin dại tế bào thế hệ mới + quản lý nguồn truyền bệnh.

Mô hình thực hiện theo cơ chế: XÃ HỘI HÓA

5.2. Các giải pháp cụ thể:

Điều quan trọng là phải nhận ra r ng nếu không có sự ủng hộ thích hợp về chính trị, chính sách, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí thì chương trình khó có thể thực hiện được; Ngành Thú y và Ngành Y tế đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện chương trình này Việc triển khai chương trình cần phải áp dụng phương pháp tiếp cận địa phương để vận động cộng đồng và chủ vật nuôi tham gia vào chương trình Cần thực hiện chương trình thông qua cơ chế chia sẻ chi phí/ thu hồi chi phí ở cấp cộng đồng, thông qua hỗ trợ của các cơ quan cấp quốc gia, tỉnh, xã, chủ vật nuôi và các tổ chức phi Chính phủ Cấp trung ương, tỉnh/thành phố cần có một bộ phận chuyên trách quản lý chương trình cấp cộng đồng, cần cử các Tình nguyện viên cộng đồng (Giám sát viên bệnh dại cộng đồng) để xây dựng hệ thống theo dõi và giám sát bệnh trên cơ sở cộng đồng Nếu không có các tình nguyện viên này, chi phí cho chương trình sẽ quá cao, khó có thể thực hiện được Chương trình cũng cần có cơ cấu thành phần “Huy động các giám sát viên bệnh dại cộng đồng”

5.2.1. Công tác tổ chức:

5.2.1.1. Thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình:

a. Ban chủ nhiệm chương trình Quốc gia (BCNCTQG):

Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế phối hợp thành lập BCNCTQG do 01 Lãnh đạo Bộ NN&PTNT làm Chủ nhiệm và 01 Lãnh đạo Bộ Y tế làm Phó Chủ nhiệm thường trực; 2- 4 phó Chủ nhiệm chương trình phụ trách về chuyên môn, kế hoạch tài chính; 15-20 thành viên, bao gồm: Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học Công Nghệ, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ. Thành phần tham gia BCN phải là người có trình độ chuyên môn và quản lý, không mang tính hình thức Trên cơ sở BCNCTQG này sẽ phân thành 2 tiểu ban: Tiểu ban quản lý chương trình Kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở động vật do Bộ NN&PTNT quản lý, tiểu ban quản lý chương trình Kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở người do Bộ Y tế quản lý. Văn phòng của tiểu ban quản lý Chương trình phải có 3-5 người là cán bộ chuyên trách.

b. Nội dung và cơ chế hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình:

◊ Nội dung hoạt động:

Dựa trên mục tiêu hoạt động chung của chương trình để xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo và quản l hoạt động kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở động vật do Ban quản l chương trình Kiểm soát và loại trừ bệnh dại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.

Xây dựng kế hoạch hoạt động, chỉ đạo và quản lý hoạt động Kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở người do tiểu Ban quản lý chương trình Kiểm soát và loại trừ bệnh dại của Bộ Y tế chịu trách nhiệm.

◊ Cơ chế hoạt động

Hoạt động Khống chế và loại trừ bệnh dại của Chương trình nằm trong hoạt động chung thuộc Bộ chủ quản Bộ chủ quản quản lý về nhân sự, nội dung chuyên môn và kinh phí Bộ chủ quản sẽ giao cho 01 đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ quản lý trực tiếp Các thành viên trong tiểu ban quản lý chương trình chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm của đơn vị chuyên môn được Bộ chủ quản giao quản lý, có 3-5 cán bộ hợp đồng chính thức thực hiện chương trình.

Tiểu ban quản lý Chương trình cấp Trung ương chỉ đạo chung và trực tiếp chỉ đạo cấp cơ sở thuộc quyền quản lý theo ngành dọc.

Kinh phí: Ngân sách của Chương trình do Ban chủ nhiệm Chương trình xây dựng theo nội dung mục tiêu, Bộ Chủ quản quản lý phần kinh phí được cấp và giao cho đơn vị quản lý trực tiếp Chương trình để thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình Kinh phí được chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước.

Lịch hoạt động chung: mỗi một quý và cuối mỗi năm tổ chức họp BCNCTQG, BCNCTQG có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát, tổng hợp hoạt động Chương trình để báo cáo Chính phủ, thông qua Bộ chủ quản.

Văn phòng quản lý Chương trình Trung ương: Văn phòng Ban quản lý Chương trình Kiểm soát và loại trừ bệnh dại ở động vật đặt tại Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT; Văn phòng Ban quản lý Chương trình Kiểm soát và loại tr        ừ bệnh dại ở người đặt tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thuộc Bộ Y tế.

5.2.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm và, Nghị định 05/NĐ-CP củ thủ tướng chính phủ về PCB:

a. Thu thập văn bản pháp quy có liên quan đến Kiểm soát và loại trừ bệnh dại:

Phải thu thập đầy đủ các văn bản về Luât, Pháp lệnh, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Văn bản chỉ đạo,…có liên quan đến công tác Kiểm soát và loại trừ bệnh dại, hoạt động của chương trình để có sự chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc, cụ thể:

b. Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện văn bản:

BCNCT tham mưu cho các cấp Chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, thông tư hướng về việc thực hiện Pháp luật và chuyên môn theo ngành dọc; các bộ, ngành có liên quan và cộng đồng thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy đã đưa ra, cụ thể:

Văn phòng Chính phủ có văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh/thành phố và các cơ quan có liên quan.

Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế ban hành thông tư hướng d n các đơn vị thuộc ngành dọc do Bộ quản lý.

UBND tỉnh/thành phố có văn bản chỉ đạo ngành chuyên môn, các cơ quan có liên quan và cộng đồng thuộc địa phương quản lý thực hiện.

Các Bộ, ngành có liên quan và các tỉnh/thành phố cam kết trước Chính phủ thực hiện các nội dung Chính phủ giao.

5.2.1.3. Cơ quan chính quyền các cấp một thành phần của chương trình:

UBND các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan đến chương trình triển khai, kiểm tra tiến độ và hiệu quả hoạt động của chương trình theo cấp được quản lý. Chỉ đạo và hướng dẫn cộng đồng thực hiện các nội dung pháp luật như: Luật Bảo vệ sức khỏe Nhân dân, Pháp lệnh Thú y, Nghị định 33/2005/NĐ-CP , Nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật, Chỉ thị 92/TTg của Thủ tướng Chính phủ…

5.2.3. Dự kiến kết quả được trong giai đoạn 2011-2015:

5.2.3.1. Hiệu quả về mặt xã hội:

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về phòng chống bệnh dại ở người và động vật, tổ chức điều hành đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, từ quản lý Nhà nước đến nghiên cứu khoa học để thực hiện chương trình khống chế và tiến tới thanh toán bệnh dại theo chỉ thị 92/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Khống chế về cơ bản bệnh dại làm cơ sở cho việc loại bệnh dại tại các thành phố lớn đông dân và các tỉnh trọng điểm có bệnh dại phát triển cao vào giai đoạn 2.

- Nhận thức của cộng đồng về bệnh dại và biện pháp phòng ngừa có hiệu quả được nâng cao, làm cơ sở cho việc loại trừ bệnh dại vào giai đoạn tiếp theo có tính bền vững.

5.2.3.2. Kết quả mong đợi:

1) Xây dựng được 650 điểm tiêm phòng dại ở động vật và 600 điểm tiêm văc xin phòng dại cho người đạt tiêu chuẩn cấp ngành

2) Tổ chức được hơn 500 lớp tập huấn cho cán bộ Thú y, Y tế (trên 3500 lượt cán bộ tham gia) bao gồm cán bộ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh/thánh phố, tuyến huyện và tuyến xã (ở huyện điểm), như vậy sẽ có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn để thực hiện các hoạt động về PCBD.

3) Nâng cao năng lực phòng thí nghiệm bệnh dại nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cũng như nghiên cứu bệnh dại sẽ giúp cho hệ thống y tế dự phòng có các biện pháp kịp thời và có hiệu quả.

4) Tăng cường hệ thống giám sát bệnh dại từ đó có những chính sách cụ thể nh m giảm tỷ lệ tử vong, giảm đáng kể những chi phí trực tiếp như Vắc xin, Huyết thanh và gián tiếp (mất thời gian lao động) mà người dân và nền kinh tế phải gánh chịu.

5) Việc ngăn chặn được dịch tại các tỉnh trọng điểm không để dịch dại xảy ra trên diện rộng và lan ra trên toàn quốc thì thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí cho việc nâng cao hệ thống giám sát bệnh dại.

6) Nguồn gốc của bệnh dại là ở động vật Nếu việc phối hợp giữa Y tế và Thú y được chặt chẽ dần sớm khống chế được dịch dại trên đàn chó tiến tới khống chế bệnh dại trên người.

7) Thông qua việc bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng và giảm bớt gánh nặng kinh tế do bệnh dại gây ra dự án sẽ góp phần duy trì ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống đặc biệt đối với đối tượng trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.

8) Nâng cao trình độ cán bộ tham gia đào tạo có khả năng chẩn đoán chính xác, sàng lọc được bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD Nâng cao kiến thức và trình độ khoa học kỹ thuật, cập nhật những công nghệ mới đặc biệt là khả năng giám sát ổ dịch tại cộng đồng và phân tích các yếu tố dịch tễ bệnh dại tránh để lan truyền dịch.

9) Qua quá trình tăng cường năng lực cho mạng lưới phòng chống bệnh dại thì có thể giám sát chủ động tại cộng đồng Cung cấp thông tin kịp thời cho hệ thống phòng chống dịch rộng khắp.

10) Sau khi dự án kết thúc, các cán bộ đã được đào tạo sẽ có kiến thức đầy đủ và sâu để đào tạo cho các cán bộ khác

11) Các phòng thí nghiệm được cung cấp đủ trang thiết bị và sinh phẩm thiết yếu phục vụ cho xétừnghiệm và giám sát dịch tễ học bệnh dại góp phần thực hiện chiến lược phòng chống bệnh dại có hiệu quả.

Phần VI:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế:

Cục Thú y là đơn vị chính sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm:

- Tham mưu cho Bộ NN&PTNT ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật, bao gồm: đăng ký chó nuôi, quản lý chó nuôi, tiêm phòng dại cho đàn chó đạt > 80%; Giám sát động vậtừnghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại; tiêu hủy động vật mắc bệnh dại và các sản phẩm của chúng; giết mổ động vật, mổ xác động vật để lấy mẫu; bao gói, gửi bệnh phẩm chẩn đoán bệnh dại; tiêu diệt chó vô chủ đã thể hiện trong Thông tư số 48/2009/TT – BNNPTNTừngày 05/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng d n các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật.

- Chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trong phạm vi cả nước theo hệ thống ngành dọc từ Cục Thú y - Cơ quan Thú y vùng - Chi cục Thú y tỉnh - Trạm thú y cấp huyện - Ban chăn nuôi thú y cấp xã.

- Giám sát, phát hiện bệnh dại và xử lý ổ dịch dại.

- Thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh dại cho động vật trong phạm vi cả nước.

- Xây dựng và củng cố các phòng thí nghiệm, phòng chẩn đoán, phòng kiểm nghiệm vắc xin phòng dại theo quy định của OIE và WHO.

- Tổ chức nghiên cứu phục vụ cho Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại

- Hợp tác quốc tế.

- Tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng đề án giai đoạn 2.

6.2. Trách nhiệm của UBND các cấp:

- Tổ chức triển khai chương trình phòng, chống bệnh dại ở địa bàn trên cơ sở nội dung của ngành chuyên môn đề xuất.

- Chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Pháp lệnh thú y, Nghị định 33/2005/NĐ-CP , Nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật và một số điều có liên quan của pháp lệnh thú y như:

+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật.

+ Đối với chó thả rông nơi công cộng, đông dân cư, khu đô thị… UBND cấp xã quy định việc bắt giữ, sau đó thông báo địa điểm bắt giữ chó, xử phạt hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy sau 48 giờ kể từ khi thông báo không có chủ đến nhận.

6.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi động vật:

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật phải tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh dại và hướng dẫn của cơ quan thú y trong việc quản lý, giám sát và xử lý ổ dịch dại ở động vật như:

- Tại các đô thị, nơi đông dân cư, chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã

- Xích, nhốt chó để hạn chế chó cắn người. Khi đưa chó ra khỏi nhà chó phải được rọ mõm, có xích, đề phòng cắn người, nuôi chó phải đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo: tất cả chó, mèo trong diện tiêm bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng dại theo quy định của cơ quan thú y Vắc xin tiêm phòng dại cho chó mèo phải có hiệu quả, sử dụng theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y và nhà sản xuất Cơ quan Thú y có trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận cho chủ vật nuôi có chó mèo đã được tiêm phòng dại theo quy định Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.

- Theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có hiện tượng bất thường ở con vật, chủ vật nuôi phải nhốt con vật đó và con vật đã bị cắn để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã Không được vận chuyển hoặc bán chó dại, nghi dại đi nơi khác để ngăn chặn sự lây lan dịch dại trên diện rộng và gây bệnh Dại cho người.

- Khi động vật đã xác định mắc bệnh dại, chủ vật nuôi phải tiêu hủy ngay con vật, nếu không xác định được chủ vật nuôi thì UBND cấp xã phải chỉ đạo tiêu hủy con vật; vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, củi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh; những con vậtừnghi mắc bệnh dại phải nhốt để theo dõi trong 14 ngày; tiêm phòng bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp; trường hợp chó, mèo trong ổ dịch mà không tiêm phòng thì phải tổ chức tiêu hủy.

- Chủ vật nuôi có chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Những động vật nhập vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu là con vật đó không có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại, đã được tiêm phòng dại và đang còn miễn dịch (theo quy định cụ thể của kiểm dịch động vật)

- Giết mổ chó để kinh doanh: Chó đưa vào giết mổ phải có giấy chứng nhận tiêm phòng dại của cơ quan thú y có thẩm quyền Người thường xuyên giết mổ chó, chế biến thực phẩm từ chó phải tiêm phòng dại theo quy định của Bộ Y tế.

Phần VII:

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Cơ chế tài chính và chính sách hỗ trợ được thực hiện theo Thông tư 175/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 5/11/2010.

1. Kinh phí Trung ương:

Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để chi cho công tác truyền thông, tập huấn, hội thảo, tăng cường hệ thống tiêm phòng dại tăng cường thiết bị chẩn đoán, giám sát dịch tễ học bệnh dại ở người và động vật, thiết bị vật tư văn phòng dự án trung ương

2. Kinh phí địa phương:

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho công tác chỉ đạo, giám sát dịch bệnh, tập huấn, họp sơ kết, tổng kết đánh giá, thông tin, tuyên truyền, tăng cường xe bắt giữ chó và hệ thống bảo quản vắc xin.

 

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG 5 NĂM 2011-2015

(Có 3 nguồn kinh phí chính)

6.1. Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:

(Có bản dự toán kinh phí kèm theo)

6.2. Kinh phí do địa phương cấp:

√ Ngân sách thường xuyên: hỗ trợ trong xây dựng cơ bản như văn phòng Dự án, cơ sở các phòng tiêm vắc xin, lương cơ bản cho cán bộ trực tiếp thực hiện các nội dung PCBD tại cơ sở,

√ Kinh phí từ nguồn thu dịch vụ tiêm phòng dại cho người: đề nghị Bộ Tài chính cho trích lại một phần kinh phí thu được từ tiêm vắc xin để h trợ thêm cho cán bộ đi tiêm phòng, tiền thưởng, tiền giúp đỡ người khó khăn,…

6.3. Kinh phí do người dân đóng góp:

- Người dân tự chi trả tiền mua vắc xin và công tiêm phòng cho chó, mèo;

- Những bệnh nhân bị chó dại cắn tự chi trả tiền mua huyết thanh kháng dại và công tiêm.

 

Bảng dự toán kinh phí

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CỤC THÚ Y

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠI GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Chia ra

Trung ương

Địa phương

TỔNG CỘNG

233.114.850

27.022.800

206.092.050

BỘ NN&PTNT

146.196.050

16.306.250

129.889.800

1

Xây dựng Chương trình

32.000

32.000

 

2

Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết

584.000

584.000

 

3

In ấn tài liệu, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

17.624.250

6.284.250

11.340.000

4

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

32.069.500

853.000

31.216.500

5

Thiết bị, vật tư, hoá chất chẩn đoán, xétừnghiệm bệnh dại

10.588.800

8.553.000

5.779.800

6

Giám sát dịch tễ

34.020.000

 

33.390.000

7

Chỉ đạo thực hiện Chương trình

51.467.000

 

48.163.500

BỘ Y TẾ

86.918.800

10.716.550

76.202.250

8

Truyền thông cộng đồng

19.723.060

5.623.060

14.100.000

9

Tập huấn chuyên môn

12.357.240

576.240

11.781.000

10

Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm

2.328.000

2.328.000

0

11

Giám sát thực địa

52.510.500

731.250

50.321.250

12

Thu thập số liệu, thống kê, báo cáo, lập bản đồ dịch tễ học

600.000

13

Chỉ đạo thực hiện chương trình

858.000

 

BẢNG 1

TỔNG HỢP PHÂN BỔ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NN & PTNT VÀ BỘ Y TẾ

KHÁI TOÁN: 27.022.800.000 đồng, trong đó:

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

Tổng số

Chia ra

2011

2012

2013

2014

2015

TỔNG CỘNG

27.022.800

5.038.100

7.568.650

4.627.450

5.333.650

4.454.950

I. Cộng phần hoạt động của Bộ Nông nghiệp và PTNT

16.306.250

3.303.070

4.593.920

2.596.420

3.070.920

2.741.920

1. Phần hoạt động chung của 2 Bộ

616.000

228.320

96.920

96.920

96.920

96.920

PL1

Xây dựng Chương trình

32.000

32.000

 

 

 

 

PL2

Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết

584.000

196.320

96.920

96.920

96.920

96.920

2. Phần HĐ riêng của BNN

15.690.250

3.074.750

4.497.000

2.499.500

2.974.000

2.645.000

PL3

In tài liệu tuyên truyền

6.284.250

1.343.250

1.164.000

1.194.500

1.242.500

1.340.000

PL4

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

853.000

426.500

 

 

426.500

 

PL5

Thiết bị, vật tư, hoá chất xétừnghiệm

8.553.000

1.305.000

3.333.000

1.305.000

1.305.000

1.305.000

PL6

Giám sát dịch tễ bệnh dại

0

 

 

 

 

 

PL7

Chỉ đạo thực hiện Chương trình

0

 

 

 

 

 

II. Phần hoạt động của Bộ Y tế

10.716.550

1.735.030

2.974.730

2.031.030

2.262.730

1.713.030

PL 8

Truyền thông cộng đồng

5.623.060

1.018.700

1.442.480

1.018.700

1.442.480

700.700

PL 9

Tập huấn chuyên môn

576.240

192.080

 

192.080

 

192.080

PL 10

Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm

2.328.000

 

1.116.000

404.000

404.000

404.000

PL 11

Giám sát thực địa

731.250

146.250

146.250

146.250

146.250

146.250

PL 12

Thu thập số liệu, thống kê, báo cáo, lập bản đồ dịch tễ học

600.000

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

PL 13

Chỉ đạo thực hiện chương trình

(Xem lại triển khai giám sát thực địa… )

858.000

258.000

150.000

150.000

150.000

150.000

 

Phụ lục số 1

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠI GIAI ĐOẠN 2011-2015

(ÁP dụng theo TT số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

Xây dựng đề cương của Chương trình

Chương trình

1

2.000

2.000

2

Họp Hội đồng xác định Chương trình

 

 

 

2.060

-

Chủ tịch Hội đồng

Người

1

300

300

-

Thành viên

Người

7

200

1.400

-

Thư ký hành chính

Người

1

150

150

-

Đại biểu được mời tham dự

Người

3

70

210

3

Họp Hội đồng tư vấn xét chọn Chương trình

 

 

725

2.290

-

Chủ tịch hội đồng

Người

1

300

300

-

Thành viên

Người

7

200

1.400

-

Thư ký hành chính

Người

1

150

150

-

Đại biểu được mời tham dự

Người

3

70

210

-

Nước uống cho đại biểu

Chai

5

5

230

4

Chi thẩm định nội dung tài chính của CT

 

 

 

1.650

-

Tổ trưởng tổ thẩm định

Người

1

250

250

-

Thành viên tham gia thẩm định

Người

7

200

1.400

5

Chi thẩm định, điều chỉnh Chương trình

Người

20

400

8.000

6

Tổng hợp hoàn chỉnh Chương trình

CT

1

4.000

4.000

7

In, phôtô đóng quyển gửi các ĐV thực hiện

Bộ

300

40

12.000

 

Tổng cộng

 

 

 

32.000

Tổng dự toán kinh phí xây dựng, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt Chương trình: 32.000.000 đồng

 

Phụ lục số 2

Bảng 2.1

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN DẠI

(Phần hoạt động chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế)

Thực hiện năm 2011

Thành phần:

- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, các đơn vị thuộc 2 Bộ

- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế

- Lãnh đạo, Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y các tỉnh, thành,

Đơn vị tính; 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

Hội nghị toàn quốc

Người

300

 

99.400

 

Thời gian tổ chức: 1 ngày tại Hà Nội

Ngày

1

 

 

-

Thuê Hội trường

Ngày

1

20.000

20.000

-

Thuê máy chiếu, âm ly

Ngày

1

3.000

3.000

-

Băng rôn, maket hội nghị

Ngày

1

2.000

2.000

-

Hoa bát, hoa bục

Bát

5

100

500

-

Nước lọc đóng chai cho khách mời

Chai

20

5

100

-

Giải khát giữa giờ (300 người x 30.000đ/ngày)

Người

300

30

9.000

-

Soạn thảo báo cáo hội nghị

Trang

100

50

5.000

-

Phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

320

30

9.600

-

Bồi dưỡng báo cáo viên

Người

4

200

800

-

Tiền xăng xe đưa đón đại biểu

Lít

200

17

3.400

-

Bồi dưỡng cho đại biểu dự họp

Người

300

150

45.000

-

Bồi dưỡng Ban tổ chức và người phục vụ

Người

10

100

1.000

 

Tổng cộng

 

 

 

99.400

 

Bảng 2.2.

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT, SƠ KẾT HÀNG NĂM

(Phần hoạt động chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế)

Thành phần:

-Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, các đơn vị thuộc hai Bộ

- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế

- Lãnh đạo, Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y các tỉnh, thành,

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

Hội nghị toàn quốc

Người

300

 

96.920

 

Thời gian tổ chức:

Ngày

1

 

 

-

Thuê Hội trường

Ngày

1

20.000

20.000

-

Thuê máy chiếu, âm ly

Ngày

1

3.000

3.000

-

Băng rôn, maket hội nghị

Ngày

1

2.000

2.000

-

Hoa bát, hoa bục

Bát

5

100

500

-

Nước lọc đóng chai cho khách mời

Chai

20

6

120

-

Giải khát giữa giờ (300 người x 30.000đ/ngày)

Người

300

30

9.000

-

Soạn thảo báo cáo hội nghị

Trang

50

50

2.500

-

Phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

320

30

9.600

-

Bồi dưỡng báo cáo viên

Người

4

200

800

-

Tiền xăng xe đưa đón đại biểu

Lít

200

17

3.400

-

Bồi dưỡng cho đại biểu dự họp

Người

300

150

45.000

-

Bồi dưỡng Ban tổ chức và người phục vụ

Người

10

100

1.000

 

Tổng cộng

 

 

 

96.920

Dự toán Kp thực hiện 5 năm: 96 920 000 đồng/năm x 5 năm = 484.600.000 đồng

 

Phụ lục số 3

Bảng 3.1

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện năm 2011 - Hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

In sách hướng dẫn phòng, chống bệnh dại

Quyển

22.050

15

330.750

 

Chuyển tải các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT

 

 

 

 

 

Hướng dẫn phòng, chống dịch (63 tỉnh x 350 quyển/tỉnh)

 

 

 

 

2

Trả tiền công biên soạn sách, tờ rơi về bệnh dại

 

 

 

5.000

 

(Xây dựng, sửa chữa, góp, biên soạn)

 

 

 

 

3

In tờ rơi hướng dẫn phòng, chống bệnh dại

Tờ

63.000

2,5

157.500

 

 (63 tỉnh x 1 000 tờ/tỉnh)

 

 

 

 

4

Tuyên truyền phòng, chống bệnh dại trên Đài truyền hình Việt Nam

Lần

35

 

850.000

4.1

Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của bệnh Dại đối với con người (có hình ảnh minh hoạ người bị chó dại cắn)

lần

25

20.000

500.000

 

Phát trên kênh VTV1 (30-50 giây) trước bản tin thời sự

 

 

 

0

 

19h, 1 số/ngày trong 25 lần vào tháng 10 và 11

 

 

 

0

4.2

Phóng sự trong bản tin thời sự (2-3 phút)

Lần

10

35.000

350.000

 

Phát sóng 10 lần vào tháng 10 và 11

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1.343.250

 

Bảng 3.2

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện năm 2012 - Hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

In tranh áp phíc về phòng chống bệnh dại

Tờ

18.900

10

189.000

 

 (63 tỉnh x 300 tờ/tỉnh)

 

 

 

0

2

Tuyên truyền trên Đài truyền hình Trung ương

Lần

30

 

600.000

-

Độ dài chương trình: 30 giây/1 Chương trình

 

 

 

0

-

Phát các ngày trong tuần trên kênh VTV1: trước bản tin thời sự 19h, 1 số/ngày phát trong 30 lần

Lần

30

20.000

600.000

3

Phim phóng sự “Sức khỏe là vàng”

Lần

12

45.000

540.000

 

Phát lúc 18h5'-18h15', phát 12 lần, mỗi tháng 4 lần vào Quý III của năm

 

 

 

 

 

Thời lượng: 2-5 phút  Nhằm cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh Dại, quay cảnh người và vật mắc bệnh hướng dẫn cách nhận biết, phòng, chống hiệu quả

 

 

 

 

4

Tuyên truyền phòng chống bệnh dại trên Đài tiếng nói Việt Nam

Phút

375

1.000

375.000

 

Số lượng P/sóng:  25 chuyên mục phát vào chủ nhật

 

 

 

 

 

Thời lượng phát sóng: 5 phút/1 chuyên mục x 3 lần phát/ 1 chuyên mục = 375 phút

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1.164.000

 

Bảng 3.3

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện năm 2013 - Hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

In tờ rơi hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Tờ

31.500

3,0

94.500

 

 (63 tỉnh x 500 tờ/tỉnh)

 

 

 

 

2

Tuyên truyền trên Đài truyền hình Trung ương

Lần

40

 

800.000

-

Độ dài chương trình: 30 giây/1 Chương trình

 

 

 

0

-

Phát 1 tuần 5 buổi trên kênh VTV1: trước bản tin thời sự 19h, 1 số/ngày, phát trong 20 lần vào tháng 3

lần

20

20.000

400.000

-

Trên kênh VTV3: trước phim truyện 18h, 1 số/ngày

lần

20

20.000

400.000

 

Phát trong 20 lần, phát 1 tuần 5 buổi vào tháng 5

 

 

 

 

3

Tuyên truyền phòng chống bệnh dại trên Đài tiếng nói Việt Nam

Phát

300

1.000

300.000

 

Số lượng phát sóng: 20 chuyên mục

 

 

 

 

 

Thời lượng phát sóng: 5 phút/1 chuyên mục x 3 lần phát/ 1 chuyên mục = 300 phút

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1.194.500

 

Bảng 3.4

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện năm 2014 - Hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

In sổ tay hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Cuốn

31.500

15

472.500

 

 (63 tỉnh x 500 quyển/tỉnh)

 

 

 

 

2

Quay băng, ghi hình chương trình phòng, chống bệnh dại: thời lượng 30 phút

Lần

372

 

470.000

-

Viết kịch bản

K/Bản

1

20.000

20.000

-

Thuê dựng phim

Phim

1

100.000

100.000

-

In ra đĩa VCD phát cho địa phương

Đĩa

70

5.000

350.000

 

 (63 tỉnh x 1 đĩa/tỉnh)

 

 

 

 

3

Tuyên truyền phòng chống bệnh dại trên Đài tiếng nói Việt Nam

Phút

300

1.000

300.000

 

Số lượng phát sóng: 20 chuyên mục

 

 

 

 

 

Thời lượng phát sóng: 5 phút/1 chuyên mục x 3 lần phát/ 1 chuyên mục = 300 phút

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1.242.500

 

Bảng 3.5

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện năm 2015 - Hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

Tuyên truyền trên Đài truyền hình Trung ương

Lần

30

 

600.000

-

Độ dài chương trình: 30 giây/1 Chương trình

 

 

 

0

-

Phát 5 ngày trong tuần trên kênh VTV1: trước bản tin thời sự 19h, 1 số/ngày, phát trong 20 lần vào tháng 3

Lần

30

20.000

600.000

2

Phim phóng sự trên Chương trình “Sức khỏe là vàng”

Lần

12

45.000

540.000

 

Phát lúc 18h5'-18h15', phát 12 lần, mỗi tháng 4 lần vào quý II của năm thời lượng 2-5 phút  Nh  m cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh Dại (có hình ảnh minh hoạ), hướng dẫn cách nhận biết để phòng, chống hiệu quả

 

 

 

 

3

Tuyên truyền phòng chống bệnh dại trên Đài tiếng nói Việt Nam

Phút

200

1.000

200.000

 

Số lượng phát sóng: 20 chuyên mục

 

 

 

 

 

Thời lượng phát sóng: 5 phút/1 chuyên mục x 2 lần phát 1 chuyên mục = 200 phút

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1.340.000

 

Phụ lục 4

TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO CHI CỤC THÖ Y CÁC TỈNH NĂM 2011

(Thành phần: cán bộ Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Dự kiến tập huấn: 2 lần (năm 2011 và 2014)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Khu vực Miền Bắc

 

 

 

170.300

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

165

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Hà Nội

 

 

 

 

1

Thuê Hội trường

Ngày

2

12.000

24.000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu, am ly, băng rôn

Ngày

2

3.000

6.000

3

Biên soạn giáo trình

Trang

100

50

5.000

4

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Người

165

30

4.950

5

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1.800

6

Thuê xe đi thực tế (300km)

Xe

4

3.000

12.000

7

Giải khát giữa giờ: 165 người x 3 ngày x 30 000đ

Người

495

30

14.850

8

Vật tư phục vụ

 

 

 

0

 

Mua thỏ

Con

20

200

4.000

 

- Mua chó

Con

4

500

2.000

 

- Thuốc nhuộm hu  nh quang kháng thể

Ml

30

500

15.000

 

- Bộ Kít chẩn đoán

Bộ

2

20.000

40.000

 

- Hoá chất thí nghiệm khác

Lớp

1

15.000

15.000

9

Bối dưỡng người phục vụ

Người

5

100

500

10

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/người/ngày)

Người

495

50

25.200

II

Khu vực Miền trung và Tây nguyên

 

 

 

96.950

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

60

 

 

 

Địa điểm tổ chức: tỉnh Đăk Lăk

 

 

 

 

1

Thuê Hội trường

Ngày

2

4.000

8.000

2

Trang trí HT, máy chiếu, am ly, hoa

Ngày

2

2.000

4.000

3

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Người

60

30

1.800

4

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1.800

5

Thuê xe đi thực tế (300km)

Xe

2

3.000

6.000

6

Giải khát giữa giờ: 60 người x 3 ngày x 30.000đ

Người

180

30

5.400

7

Vật tư phục vụ

 

 

 

0

 

Mua thỏ

Con

6

200

1.200

 

- Mua chó

Con

2

500

1.000

 

- Thuốc nhuộm hu nh quang kháng thể

Ml

10

500

5.000

 

- Bộ Kít chẩn đoán

Bộ

1

20.000

20.000

 

- Hoá chất thí nghiệm khác

Lớp

1

15.000

15.000

8

Bồi dưỡng phục vụ

Người

3

100

300

9

Vé máy bay khứ hồi

Người

3

4.000

12.000

10

Tiền thuê phòng ngủ

Phòng

6

500

3.000

11

Phụ cấp công tác phí (3 người x 5 ngày/người)

Ngày

15

150

2.250

12

Thuê xe taxi t sân bay đến KS và ngược lại

Lượt

4

300

1.200

13

Bồi dưỡng học viên (50 000 đồng/người)

Người

180

50

9.000

III

Khu vực Miền Nam

 

 

 

159.250

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

100

 

 

 

Địa điểm tổ chức:Tp Hồ Chí Minh

 

 

 

 

1

Thuê Hội trường

Ngày

2

12.000

24.000

2

Trang trí HT, máy chiếu, am ly, hoa

Ngày

2

2.000

4.000

3

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

30

3.000

4

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1.800

5

Thuê xe đi thực tế (300km)

Xe

3

3.000

9.000

6

Giải khát giữa giờ: 60 người x 3 ngày x 30.000đ

Người

300

30

9.000

7

Vật tư phục vụ

 

 

 

0

 

Mua thỏ

Con

15

200

3.000

 

- Mua chó

Con

4

500

2.000

 

- Thuốc nhuộm hu nh quang kháng thể

Ml

20

500

10.000

 

- Bộ Kít chẩn đoán

Bộ

2

20.000

40.000

 

- Hoá chất thí nghiệm khác

Lớp

1

15.000

15.000

8

Bồi dưỡng phục vụ

Người

5

100

500

9

Vé máy bay cho giảng viên (HN-HCM-HN)

3

5.000

15.000

10

Tiền thuê phòng ngủ (3 người x 3 đêm)

Phòng

9

500

4.500

11

Phụ cấp công tác phí (3 ngưòi x 5

Người

15

150

2.250

 

ngày/người)

 

 

 

 

12

Thuê xe taxi t sân bay và ngược lại

Lượt

4

300

1.200

13

Bồi dưỡng học viên (50.000 đồng/người)

Người

300

50

15.000

 

Cộng 1 năm

 

 

 

426.500

Chi phí tập huấn 2 năm: 426.500.000 x 2 năm = 853.000.000 đồng

 

Phụ lục 5

THIẾT BỊ, VẬT TƯ PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN XÉTừNGHIỆM

(Trang bị cho 03 phòng thí nghiệm của Cục: Trung tâm Chẩn đoán TYTW, Cơ quan Thú y vùng IV và VI)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Thiết bị phòng thí nghiệm

 

 

 

1.920.000

1

Kính hiển vi hu nh quang

Chiếc

3

200.000

600.000

2

Máy ly tâm tốc độ chậm

Chiếc

3

440.000

1.320.000

II

Vật tư, nguyên liệu phục vụ chẩn đoán, xétừnghiệm

 

 

 

1.305.000

1

Kít xétừnghiệm mẫu

Bộ

3

20.000

60.000

2

Môi trường để nuôi cấy tế bào

Lọ

30

1.000

30.000

3

FITC conjugate

Bộ

30

2.000

60.000

4

Kít chẩn đoán và đánh giá hiệu giá kháng thể

Bộ

30

25.000

750.000

5

Hoá chất, dụng cụ, BHLĐ

Đơn vị

3

100.000

300.000

6

Vắc xin Verorab

Liều

90

500

45.000

7

Chi phí quản l , tổng hợp, báo cáo, quyết toán

Đơn vị

3

20.000

60.000

III

Đào tạo cán bộ chẩn đoán

 

 

 

108.000

1

Đào tạo về an toàn sinh học phòng thí nghiệm

Người

9

4.000

36.000

2

Đào tạo kỹ thuật lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản

Người

9

3.000

27.000

3

Đào tạo kỹ thuật về chẩn đoán bệnh Dại

Người

9

5.000

45.000

 

Cộng 03 phòng thí nghiệm

 

 

 

3.333.000

Cộng 5 năm: (Mục I + Mục III x 1 năm “trang bị năm đầu”) + (Mục II x 5 năm)

(1.920.000.000 + 108.000.000) + (1.305.000.000 x 5 năm) = 8.553.000.000 đồng

 

Phụ lục 6

GIÁM SÁT DỊCH TỄ BỆNH DẠI, LẬP BẢN ĐỒ DỊCH TỄ

Xây dựng hệ thống giám sát dịch tễ từ Trung ương đến cơ sở (tuyến xã, phường) Hàng tháng phải thống kê, báo cáo theo hệ thống từ xã, phường đến trung ương theo mẫu in sẵn

Vẽ bản đồ dịch tễ từng tỉnh và trên phạm vi cả nước

Phương thức chi trả: phụ cấp chi theo nội dung công việc tính theo tháng/người

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Thống kê, tổng hợp, đánh giá số liệu để báo cáo

 

 

 

96.000

1

Cán bộ Dịch tễ thuộc Cơ quan Thú y vùng

7

12

1.000

84.000

 

(mỗi vùng cử 01 cán bộ theo dõi x 7 vùng)

 

 

 

0

2

Cán bộ Dịch tễ Cục Thú y

1

12

1.000

12.000

II

Xây dựng bản đồ dịch tễ

 

 

 

30.000

1

Thống kê, tập hợp số liệu trong toàn quốc, xử lý, báo cáo

Bộ

1

30.000

30.000

 

Xây dựng bản đồ dịch tễ

 

 

 

0

 

Cộng trong 1 năm

 

 

 

126.000

Thực hiện trong 5 năm x 126.000.000 đồng/năm = 630.000.000 đồng

 

Phụ lục 7

KINH PHÍ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện tại Văn phòng Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Trang thiết bị văn phòng

 

 

 

208.000

1

Máy tính + máy in để bàn

Bộ

2

20.000

40.000

2

Máy tính xách tay

Chiếc

1

30.000

30.000

3

Máy Scan ảnh

Chiếc

3

5.000

15.000

4

Máy ảnh kỹ thuật số

Chiếc

3

5.000

15.000

5

Máy Fax

Chiếc

1

8.000

8.000

6

Máy photocopy

Chiếc

1

100.000

100.000

II

Chi phí chỉ đạo

 

 

 

619.100

1

Xăng xe: 63 tỉnh x 250km x 20l/100km x 2 lượt

Lít

6.300

18

113.400

2

Lệ phí cầu đường (thanh toán theo thực tế)

 

 

 

20.000

3

Điện thoại: khoán theo tháng

Tháng

12

2.000

24.000

4

Văn phòng phẩm: khoán theo tháng

Tháng

12

1.000

12.000

5

Công tác phí: 3 người x 200 ngày x 150 000đ/ngày

Ngày

600

150

90.000

6

Tiền ngủ: 3 người x 150 ngày x 250 000đ/người/ngày

Ngày

450

250

112.500

7

Vé máy bay đi công tác Miền Trung, Miền Nam

Lượt

20

4.000

80.000

8

Thuê xe taxi từ SB về KS và ngược lại

Lượt

40

250

10.000

9

Phụ cấp làm ngoài giờ

Tháng

12

3.000

36.000

10

Trưởng ban điều hành Chương trình: 1 người

Tháng

12

2.000

24.000

11

Điều phối viên Chương trình: 1 người

Tháng

12

1.500

18.000

13

Điều phối viên khu vực: 7 người x 700 000đ/tháng

Tháng

12

4.900

58.800

14

Cán bộ phụ trách dịch tễ khu vực: 1 người

Tháng

12

700

8.400

15

Phụ cấp cho kế toán CT (500 000 đ x 2 người/tháng

Tháng

12

1.000

12.000

 

01 kế toán chi tiết + 01 kế toán tổng hợp)

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

827.100

Cộng 5 năm: (619.100.000 đ x 5 năm = 3.095.500.000 đ) + 208.000.000 đồng = 3.303.500.000 đồng

 

PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ

Phụ lục số 8

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ẤN TÀI LIỆU, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

(Bộ Y tế)

Sổ tay, tờ rơi, thực hiện trong 2 năm 2011, 2013

Pa no, Poster, in ấn vở học sinh thực hiện trong 2 năm 2012, 2014

Xây dựng thông điệp truyền thanh, truyền hình, tuyên truyền ngày thế giới phòng chống bệnh dại thực hiện liên tục 5 năm 2011-2015

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Biên soạn, in ấn sách hỏi đáp về bệnh dại

 

 

 

218,000

 

In cuốn sách về hỏi đáp phòng, chống bệnh dại phát thường xuyên cho các xã hàng năm

Quyển

11,800

10

118,000

 

Phát cho người dân các địa phương trong vùng dịch dại khi đi chống dịch dại ở các vùng dịch

Quyển

10,000

10

100,000

II

Biên soạn, in ấn tờ rơi bệnh dại

 

 

 

100,000

 

In tờ rơi để phát cho người dân các địa phương trong vùng dịch dại khi đi chống dịch

Quyển

50,000

2

100,000

III

Thiết kế, in ấn pano cho 63 tỉnh/thành phố

chiếc

63

8,000

504,000

IV

Thiết kế, in ấn poster hướng dẫn xử trí đối với người bị súc vật cắn cho 11.800 trạm y tế xã và 670 TTYTDP huyện, 63 TTYTDP tỉnh

tờ

12,540

7.0

87,780

V

Thiết kế, in ấn vở học có bìa về nội dung phòng chống bệnh dại để phát cho học sinh tại các vùng trọng điểm có bệnh nhân tử vong do dại

quyển

30,000

5.0

150,000

VI

Xây dựng thông điệp phát trên đài truyền hình trung ương

 

 

 

180,000

 

Xây dựng thông điệp truyền hình độ dài chương trình: 30 giây/1 Chương trình

 

1

30,000

30,000

 

Phát trên Đài truyền hình Trung ương trong 3 tháng mùa hè cao điểm bệnh dại để người dân thức việc tiêm phòng bệnh dại 2 ngày/lần

Lần

45

3,000

135,000

 

In đĩa VCD nội dung thông điệp phát cho các 63 tỉnh và các 670 huyện

đĩa

750

20

15,000

VII

Xây dựng thông điệp truyền thanh phát trển đài tiếng nói Việt Nam

 

 

 

328,300

 

Xây dựng thông điệp truyền thanh độ dài chương trình: 3 phút/1 Chương trình

 

1

10,000

10,000

 

Phát trên Đài tiếng nói Việt Nam tháng 7,8,9 mùa hè cao điểm bệnh dại để người dân thức việc tiêm phòng bệnh dại 2 ngày/lần

Lần

45

1,500

67,500

 

In đĩa CD nội dung thông điệp phát cho các 63 tỉnh, các 670 huyện và 11800 xã

đĩa

12,540

20

250,800

IIX

Tổ chức sự kiện, cổ động, tuyên truyền ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9 hàng năm tại 4 khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Tây Nguyên

 

 

 

192,400

 

In băng rôn treo trên phố

chiếc

400

200

80,000

 

In mũ có logo ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

chiếc

800

20

16,000

 

In áo có logo ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

chiếc

800

50

40,000

 

Thuê xe có loa phát thanh đi cổ động

chiếc

8

2,000

16,000

 

In pano, cờ trang trí cho xe cổ động

chiếc

16

400

6,400

 

Nước uống cho cổ động viên

chai

400

5

2,000

 

Bồi dưỡng người đi cổ động

người

400

50

20,000

 

In cờ có logo ngày thế giới phòng chống bệnh dại

chiếc

400

20

8,000

 

Ban Tổ chức (10 người x 4 ngày)

người

40

100

4,000

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

2,561,180

 

Cộng 5 năm: (Mục I+II+IV+V) x 2 năm + (Mục III + VI + VII+IIX) x 5 năm= (218,000+100,000+87,780+150,000) x 2 + (504,000+180,000+328,300) x 5= 5,623,060

 

Phụ lục số 9

TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ Y TẾ CÁC TTYTDP TỈNH

(Thành phần: cán bộ y tế các TTYTDP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Dự kiến 3 lần: năm 2011, 2013, 2015

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Khu vực miền Bắc

 

 

 

65,900

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

90

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Hà Nội

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Ngày

3

10,000

30,000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu, âm ly, hoa

Ngày

3

1,000

3,000

3

Biên soạn giáo trình

Trang

50

50

2,500

4

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Nguời

90

30

2,700

5

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1,800

6

Thuê xe đi thực tế

Xe

2

2,000

4,000

7

Giải khát giữa giờ

Người

270

30

8,100

8

Bồi dưỡng người phục vụ

Người

3

100

300

9

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/ngày)

Người

270

50

13,500

II

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

 

 

 

56,220

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

51

 

 

 

Địa điểm tổ chức: TP Nha Trang

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Ngày

3

5,000

15,000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu âm ly, hoa

Ngày

3

1,000

3,000

3

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Nguời

51

30

1,530

4

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1,800

5

Thuê xe đi thực tế

Xe

2

2,000

4,000

6

Giải khát giữa giờ

Người

153

30

4,590

7

Bồi dưỡng người phục vụ

Người

2

100

200

8

Vé máy bay khứ hồi cho 03 giảng viên ngoại tỉnh

Người

3

4,000

12,000

9

Tiền thuê phòng ngủ

Phòng

6

500

3,000

10

Phụ cấp công tác phí (3 người x 5 ngày/người)

Ngày

15

150

2,250

11

Thuê xe taxi từ SB về KS và ngược lại

Người

4

300

1,200

12

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/ngày)

Nguời

153

50

7,650

III

Khu vực miền Nam

 

 

 

69,960

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

63

 

 

 

Địa điểm tổ chức: TP HCM

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Ngày

3

7,000

21,000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu, âm ly, hoa

Ngày

3

1,000

3,000

3

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Nguời

63

30

1,890

4

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1,800

5

Thuê xe đi thực tế

Xe

2

2,000

4,000

6

Giải khát giữa giờ

Người

189

30

5,670

7

Bồi dưỡng người phục vụ

Người

2

100

200

8

Vé máy bay cho giảng viên (HN-HCM-HN)

3

5,000

15,000

9

Tiền thuê phòng ngủ

Phòng

9

500

4,500

10

Phụ cấp công tác phí (3 người x 5 ngày/người)

Người

15

150

2,250

11

Thuê xe taxi t SB và KS và ngược lại

Người

4

300

1,200

 

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/ngày)

Người

189

50

9,450

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

192,080

 

Chi phí tập huấn 3 năm x 192.080.000 = 576,240

 

Phụ lục 10

TRANG THIÊT BỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÕNG THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN PHÁT HIỆN VI RÚT DẠI TRÊN NGƯỜI

thực hiện năm 2012-2014

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Trang thiết bị phòng thí nghiệm chuyên biệt cho chẩn đoán bệnh dại

 

 

 

 

1

Dụng cụ phục vụ cho lấy mẫu

 

 

 

652,000

 

Dụng cụ bảo quản vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh dại

chiếc

3

4,000

12,000

 

Máy ly tâm

chiếc

1

440,000

440,000

 

Kính hiển vi hu nh quang

 

1

200,000

200,000

II

Môi trường, hóa chất và các nguyên liệu sử dụng hàng năm

 

 

 

404,000

 

Môi trường để nuôi cấy tế bào

lọ

30

400

12,000

 

FITC conjugate

bộ

10

1,000

10,000

 

Kit chẩn đoán và đánh giá hiệu giá kháng thể

bộ

10

16,000

160,000

 

Hóa chất và dụng cụ gồm pipette, tip, găng tay, hóa chất

năm

1

200,000

200,000

 

Văc xin Verorab (5 liều/người)

liều

60

200

12,000

 

Chi phí quản lý phòng thí nghiệm

 

 

 

10,000

III

Đào tạo cán bộ chẩn đoán dại trên người

 

 

 

60,000

 

Đào tạo an toàn sinh học

người

3

5,000

15,000

 

Đào tạo kỹ thuật lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản

người

3

5,000

15,000

 

Đào tạo kỹ thuật chẩn đoán bệnh dại

người

3

10,000

30,000

 

Cộng 1 phòng thí nghiệm

 

 

 

1,460,000

 

Cộng 5 năm = (Mục 1 + Mục 3) x 1 năm + Mục II x 4 năm = 652,000+ 60,000) x1 + 404,000 x 5 = 2,328,000

 

Phụ lục 11

GIÁM SÁT THỰC ĐỊA, CHỈ ĐẠO NHẰM HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN VÀ THÚC ĐẨY, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TTYTDP TỈNH

Kiểm tra điểm tiêm, vắc xin, dây truyền lạnh, kỹ thuật tiêm, sổ sách báo cáo …

(Thành phần: Cán bộ dự án đi giám sát tại 13 tỉnh/năm x 5 năm)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Khu vực miền Bắc

 

 

 

59,100

 

Thời gian: 3 ngày/tỉnh

Ngày

3

 

 

 

Số lượng người giám sát

Người

3

 

 

 

Địa điểm giám sát: 6 tỉnh/năm

 

 

 

 

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày/tỉnh x 6 tỉnh)

ngày

54

150

8,100

 

Thuê xe đi giám sát 1 xe x 3ngày x 6 tỉnh

Xe

18

2,000

36,000

 

phòng ngủ (3 người x 2 đêm x 6 tỉnh)

Người

30

500

15,000

II

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên

 

 

 

29,850

 

Thời gian: 3 ngày/tỉnh

Ngày

3

 

 

 

Số lượng người giám sát

Người

3

 

 

 

Địa điểm tổ chức: 3 tỉnh/năm

 

 

 

 

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày/tỉnh x 3 tỉnh)

Buổi

9

150

1,350

 

Thuê xe đi giám sát 1 xe x 3ngày x 3 tỉnh

Xe

3

2,000

6,000

 

Phòng ngủ (3 người x 2 đêm x 3 tỉnh)

Người

18

500

9,000

 

Vé máy bay

người

3

4,200

12,600

 

thuê taxi đi/về sân bay

 

3

300

900

III

Khu vực miền Nam

 

 

 

57,300

 

Thời gian: 3 ngày/tỉnh

Ngày

3

 

 

 

Số lượng người giám sát

Người

3

 

 

 

Địa điểm tổ chức:4 tỉnh/năm

 

 

 

 

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày/tỉnh x 4 tỉnh)

Buổi

36

150

5,400

 

Thuê xe đi giám sát 1 xe x 3 ngày x 4 tỉnh

Xe

12

2,000

24,000

 

Phòng ngủ (3 người x 2 đêm x 4 tỉnh)

Người

24

500

12,000

 

Vé máy bay

người

3

5,000

15,000

 

Thuê taxi đi/về sân bay

 

3

300

900

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

146,250

 

Tổng 5 năm = 146,250 x 5 = 731,250

 

Phụ lục 12

THU THẬP SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH, BÁO CÁO, LẬP BẢN ĐỒ DỊCH TỄ CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO DẠI

Xây dựng hệ thống giám sát từ Trung ương đến cơ sở (tuyến huyện)

Hàng tháng báo cáo thống kê từ các điểm tiêm phòng vắc xin dại theo mẫu in sẵn của dự án

Vẽ bản đồ dịch tễ phân bố ca tử vong do dại trên người trên từng tỉnh và toàn quốc

Vẽ bản đồ dịch tễ phân bố người đi tiêm vắc xin phòng dại trên người trên từng tỉnh và toàn quốc

Phương thức chi trả: phụ cấp tính theo nội dung công việc tính theo tháng/người

Đơn vị tính: đồng

STT

Người thực hiện

Mức chi

Số người

Số tháng

Số tiền

I

Thống kê, tổng hợp, đánh giá số liệu để báo cáo

 

 

 

60,000

2

Cán bộ dịch tễ thuộc Viện VSDT/Pasteur của 4 khu vực theo dõi 4 vùng trên cả nước

1,000

4

12

48,000

3

Cán bộ dịch tễ thuộc Cục Y tế Dự phòng

1,000

1

12

12,000

II

Xây dựng bản đồ dịch tễ

 

 

 

30,000

1

Thống kê, tập hợp số liệu toàn quốc, xử lý, báo cáo, xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh nhân tử vong, người tiêm vắc xin phòng dại

30,000

bộ

1

30,000

 

Cộng 1 năm

 

 

 

120,000

 

Cộng 5 năm = 120,000 x 5 = 600,000

 

Phụ lục 13

KINH PHÍ CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

(1.000đ)

I

Trang thiết bị văn phòng

 

 

 

108,000

1

Máy tính để bàn

bộ

2

20,000

40,000

2

Máy tính xách tay

chiếc

1

30,000

30,000

3

Máy in

chiếc

2

5,000

10,000

4

Máy scan ảnh

chiếc

2

5,000

10,000

5

Máy ảnh KTS

chiếc

2

5,000

10,000

6

Máy fax

chiếc

1

8,000

8,000

7

Máy photocopy

chiếc

1

100,000

100,000

II

Chi phí chỉ đạo

 

 

 

150,000

1

Điện thoại khoán theo tháng

tháng

12

2,000

24,000

2

Văn phòng phẩm: khoán theo tháng

tháng

12

1,000

12,000

3

Trưởng ban điều hành chương trình: 1 người

người

12

2,000

24,000

4

Điều phối viên dự án: 1 người

 

12

1,500

18,000

5

Thư ký chương trình: 1 người

 

12

1,500

18,000

6

Điều phối Viên khu vực: 4 người x12 tháng

 

48

700

33,600

7

Tài vụ dự án: 01 kế toán chi tiết

 

12

700

8,400

8

Cán bộ dịch tễ của dự án: 01 người

 

12

500

6,000

9

Cán bộ phụ trách thống kê của dự án: 01 người

 

12

500

6,000

 

Cộng 1 năm

 

 

 

258,000

 

Cộng 5 năm: Mục I x 1 năm + Mục II x 5 năm= 108,000 + 150,000 x 5 = 858,000

 

PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG

BẢNG 2

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

KHÁI TOÁN: 206.092.050.000 đồng

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

Tổng số

Chia ra

2011

2012

2013

2014

2015

TỔNG CỘNG

206.092.050

42.098.250

40.998.450

40.998.450

40.998.450

40.998.450

BỘ NN&TPNT

129.889.800

26.857.800

25.758.000

25.758.000

25.758.000

25.758.000

B1

Kinh phí chỉ đạo

48.163.500

9.632.700

9.632.700

9.632.700

9.632.700

9.632.700

B2

Kinh phí giám sát

33.390.000

6.678.000

6.678.000

6.678.000

6.678.000

6.678.000

B3

Trang thiết bị

5.779.800

2.035.800

936.000

936.000

936.000

936.000

B4

Tập huấn

31.216.500

6.243.300

6.243.300

6.243.300

6.243.300

6.243.300

B5

Tuyên truyền trên đài Truyền thanh xã

11.340.000

2.268.000

2.268.000

2.268.000

2.268.000

2.268.000

BỘ Y TẾ

76.202.250

15.240.450

15.240.450

15.240.450

15.240.450

15.240.450

B6

Truyền thông cộng đồng

14.100.000

2.820.000

2.820.000

2.820.000

2.820.000

2.820.000

B7

Tập huấn chuyên môn

11.781.000

2.356.200

2.356.200

2.356.200

2.356.200

2.356.200

B8

Giám sát điều tra ca tử vong

50.321.250

10.064.250

10.064.250

10.064.250

10.064.250

10.064.250

 

Biểu 1

KINH PHÍ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện tại Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố (63 tỉnh, thành)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Chi phí chỉ đạo, thực hiện Dự án

 

 

 

152.900

1

Xăng xe:  250km/tỉnh x 20l/100km x 30 lượt

Lít

1.500

18

27.000

2

Lệ phí cầu đường (thanh toán theo thực tế)

 

 

 

10.000

3

Điện thoại: khoán theo tháng

Tháng

12

1.000

12.000

4

Văn phòng phẩm: khoán theo tháng

Tháng

12

1.000

12.000

5

Công tác phí: 3 người x 30 ngày x 150 000đ/ngày

Ngày

90

150

13.500

6

Tiền ngủ: 3 người x 20 ngày x 300 000đ/người/ngày

Ngày

60

300

18.000

7

Phụ cấp làm ngoài giờ

Tháng

12

1.000

12.000

8

Phụ cấp cho kế toán dự án (1 kế toán chi tiết)

Tháng

12

700

8.400

9

Hội nghị sơ kết, tổng kết

Lần

2

20.000

40.000

 

Tổng cộng 1 năm/ 1 tỉnh

 

 

 

152.900

Cộng 5 năm : 63 tỉnh x 152.900.000 đồng/tỉnh x 5 năm = 48.163.500.000 đồng

 

Biểu 2

KINH PHÍ GIÁM SÁT DỊCH TỄ BỆNH DẠI

Thực hiện tại Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố (63 tỉnh, thành)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Giám sát bệnh dại

 

 

 

59.000

1

Xăng xe đi lấy mẫu, gửi mẫu về các đơn vị thuộc Cục

Lít

500

18

9.000

2

Lệ phí cầu đường (thanh toán theo thực tế)

 

 

 

3.000

3

Công lấy mẫu huyết thanh chó

Mẫu

200

5

1.000

4

Trả công bắt giữ chó lấy mẫu huyết thanh

Con

100

5

500

5

Hỗ trợ chủ nuôi chó để lấy mẫu

Mẫu

100

10

1.000

6

Công tác phí cho cán bộ đi lấy mẫu

Ngày

30

150

4.500

7

Tiền ngủ cho cán bộ đi lấy mẫu (thanh toán theo thực tế)

Ngày

20

300

6.000

8

Phí gửi mẫu huyết thanh

 

200

5

1.000

9

Phí xétừnghiệm huyết thanh

Mẫu

200

165

33.000

II

Tổng hợp, báo cáo số liệu

 

 

 

47.000

1

Thống kê, báo cáo số liệu (tỉnh 1 người, huyện 1 người)

Người

15

600

9.000

2

Ban giám sát dịch bệnh (tỉnh 1 người, huyện 1 người)

Người

15

1.200

18.000

3

Xây dựng bản đồ dịch tễ của từng tỉnh

 

 

 

20.000

 

Tổng cộng 1 tỉnh/năm

 

 

 

106.000

Cộng 5 năm : 63 tỉnh x 106.000.000 đồng/tỉnh x 5 năm = 33.390.000.000 đồng

 

Biểu 3

TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ

Trang bị cho 13 tỉnh trọng điểm

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Hệ thống bảo quản vắc xin

 

 

 

84.600

1

Tủ lạnh bảo quản vắc xin cho các Trạm Thú y huyện

Chiếc

10

7.000

70.000

2

Hộp xốp bảo quản vắc xin vận chuyển từ tỉnh xuống huyện

Chiếc

50

100

5.000

3

Phích lạnh cho cán bộ đi tiêm phòng

Chiếc

50

150

7.500

4

Đá khô bảo quản vắc xin

Viên

300

7

2.100

II

Phương tiện vận chuyển

 

 

 

72.000

1

Thuê xe đi bắt chó thả rông

Lần/năm

20

2.000

40.000

2

Chuồng nuôi chó thả rông khi bắt được

Chiếc

10

2.000

20.000

3

Trả công cho người đi bắt chó thả rông: 2 người x 300 000đ/người/lần

Lần

20

600

12.000

 

Tổng cộng 1 tỉnh/ 1 năm

 

 

 

156.600

Tổng cộng : 13 tỉnh x [(72.000.000 đồng x 5 năm)+ 84 600 000] = 5.779.800.000 đồng

 

Biểu 4

TẬP HUẤN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO THÖ Y CƠ SỞ

(Thành phần: cán bộ thú y thuộc các Trạm Thú y huyện, thị xã và Trưởng thú y xã)

Đơn vị tính: 1 000đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

 

Thời gian

Ngày

3

 

 

 

Số lượng học viên

Người

100

 

 

 

Địa điểm tổ chức:

 

 

 

 

1

Thuê Hội trường

Ngày

2

5.000

10.000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu, am ly, băng rôn

Ngày

2

2.000

4.000

3

Biên soạn giáo trình

Trang

100

50

5.000

4

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

30

3.000

5

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

9

300

2.700

6

Thuê xe đi thực tế (300km)

Xe

2

2.000

4.000

7

Giải khát giữa giờ: 165 người x 3 ngày x 30 000đ

Người

300

30

9.000

8

Vật tư phục vụ

 

 

 

0

 

Mua thỏ

Con

20

200

4.000

 

- Mua chó

Con

4

500

2.000

 

- Thuốc nhuộm hu  nh quang kháng thể

Ml

30

500

15.000

 

- Bộ Kít chẩn đoán

Bộ

1

20.000

20.000

 

- Hoá chất thí nghiệm khác

Lớp

1

15.000

15.000

9

Bối dưỡng người phục vụ

Người

4

100

400

10

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/người/ngày)

Người

100

50

5.000

 

Cộng 1 năm/ 1 tỉnh

 

 

 

99.100

Tổng cộng: 63 tỉnh x 5 năm x 99.100.000 đồng = 31.216.500.000 đồng

 

Biểu 5

DỰ TOÁN KINH PHÍ THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

1

Tuyên truyền trên đài truyền thanh của xã

Lần

72

500

36.000

 

Bài đọc phát thanh 15 phút, phát vào 6 giờ sáng và 17 giờ chiều, cung cấp thông tin về bệnh Dại, diễn biến của bệnh Dại, cách phòng, chống dịch, quy định ngày tiêm phòng dại cho chó, mèo Những vấn đề cần xử l đối với những người khi bị chó dại cắn

 

 

 

 

 

Phát liền trong 3 ngày của tháng

 

 

 

 

 

(2 lần/ngày x 3 ngày x12 tháng/năm) x 63 tỉnh x 5 năm

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

0

Tổng cộng: 36.000.000 đồng/tỉnh x 5 năm x 63 tỉnh = 11.340.000.000 đồng

 

Biểu số 6

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN TRÊN TRUYỀN HÌNH, TRUYỀN THANH

(tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh tỉnh và các huyện, xã trọng điểm có ca tử vong do dại về hướng d n xử trí người sau khi bị súc vật cắn của 30 tỉnh có lưu hành ca tử vong do dại)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

VI

Phát truyền hình địa phương

 

 

 

1,350,000

 

Phát trên Đài truyền hình Trung ương trong tháng 3, 4 trước khi bắt đầu mùa cao điểm bệnh nhân tử vong (sử dụng đĩa của trung ương phát) 45 lần x 30 tỉnh

Lần

1,350

1,000

1,350,000

VII

Truyền thanh địa phương

 

 

 

60,000

 

Phát loa truyền thanh của xã tại các huyện có người tử vong do dại trong 2 tháng x 100 xã có tử vong trên toàn quốc x 60 lần/xã

Lần

6,000

10

60,000

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

2,820,000

 

Tổng 5 năm = 2,820,000 x 5 năm = 14,100,000

 

Biểu số 7

TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ Y TẾ CÁC TTYTDP HUYỆN, TRẠM Y TẾ XÃ

(Thành phần: cán bộ y tế các TTYTDP huyện, trạm y tế xã)

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Khu vực miền Bắc

 

 

 

37,400

 

Thời gian

Ngày

2

 

 

 

Số lượng học viên

Người

70

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Hà Nội

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Ngày

2

4,000

8,000

2

Thuê trang trí HT, máy chiếu, âm ly, hoa

Ngày

2

1,000

2,000

3

Biên soạn giáo trình

Trang

50

50

2,500

4

In, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm

Nguời

70

30

2,100

5

Thù lao giảng viên (3 người)

Buổi

6

300

1,800

6

Thuê xe đi thực tế

Xe

2

2,000

4,000

7

Giải khát giữa giờ

Người

210

30

6,300

8

Bồi dưỡng người phục vụ

Người

2

100

200

9

Bồi dưỡng học viên (50 000đ/ngày)

Người

210

50

10,500

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

37,400

 

Chi phí tập huấn 5 năm x 37,400đ x 63 tỉnh = 11,781,000

 

Biểu số 8

GIÁM SÁT DỊCH, TRA CA TỬ VONG

Trung tâm YTDP tỉnh đi tra, giám sát ổ dịch tại huyện, xã, kiểm tra các hoạt động tiêm phòng dại tại huyện, xã

Đơn vị tính: 1 000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức chi

Thành tiền

I

Giám sát bệnh dại trên người

 

 

 

159,750

 

Thời gian: 3 ngày/đợt x 5 đợt/tỉnh/năm

Ngày

15

 

 

 

Số lượng người giám sát

Người

3

 

 

 

Địa điểm giám sát: 63 tỉnh

 

63

 

 

 

Công tác phí (3 người x 15 ngày)

ngày

45

150

6,750

 

Phòng ngủ (3 người x 10 đêm)

Người

30

300

9,000

 

Xăng xe 63 tỉnh

Lệ phí cầu đường theo thực tế

Thống kê, báo cáo số liệu hàng tháng và báo cáo dịch

Ban giám sát dịch bệnh (tỉnh 1 người, huyện 1 người)

H trợ vắc xin cho người nghèo trong vùng dịch dại trong tình huống khẩn cấp

lit

người

người

 

 

 

liều

500

 

15

 

15

 

150

20

2,000

600

 

1,200

 

700

10,000

2,000

9,000

 

18,000

 

105,000

 

Tổng cộng 1 năm

 

 

 

159,750

 

Tổng 5 năm = 159,750 x 5 x 63 tỉnh =50,321,250

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2731/QĐ-BNN-TY năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 2731/QĐ-BNN-TY
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/11/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Diệp Kỉnh Tần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản