Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2727/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội về phòng cháy, chữa cháy;
Căn cứ Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy;
Căn cứ Luật số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về Công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 28/2010/TT-BTTTT ngày 13/12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định nội dung giám sát thi công dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, kiểm soát an ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
GIÁM SÁT, QUẢN TRỊ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT: ĐIỆN, LƯU ĐIỆN UPS, ĐIỀU HÒA, PHÁT HIỆN CHẤT LỎNG, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, KIỂM SOÁT AN NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2727/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng:
Quy chế này quy định các yêu cầu đối với việc giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy, bao gồm: điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, kiểm soát an ninh, nhằm đảm bảo môi trường hoạt động ổn định, an toàn cho các hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin của ngành Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trung tâm dữ liệu, phòng máy.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ quản trị, vận hành giám sát hệ thống, dịch vụ cho thuê trung tâm dữ liệu, phòng máy cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng máy là khu vực chứa thiết bị công nghệ thông tin (máy chủ, thiết bị mạng, bảo mật, thiết bị lưu trữ, sao lưu và các thiết bị công nghệ thông tin khác).
2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống điện, lưu điện UPS; hệ thống điều hòa, hệ thống phát hiện chất lỏng, hệ thống giám sát môi trường; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hệ thống kiểm soát an ninh.
3. Hệ thống điện, lưu điện UPS:
Hệ thống điện gồm:
- Các tủ điện phân phối đầu vào được đấu nối với điện lưới hoặc điện do máy phát điện cung cấp. Các tủ điện phân phối đầu vào được sử dụng để cấp điện cho hệ thống lưu điện UPS, hệ thống điều hòa và các thiết bị khác trong trung tâm dữ liệu, phòng máy;
- Các tủ phân phối đầu ra được sử dụng để phân phối điện từ lưu điện UPS để cấp điện cho các thiết bị CNTT trong trung tâm dữ liệu, phòng máy;
- Bộ phận chống sét, tiếp đất.
Lưu điện UPS gồm bộ điều khiển, ắc quy, bộ phận chống sét, tiếp đất. Lưu điện UPS được sử dụng để cấp nguồn điện ổn định, liên tục cho các thiết bị phụ tải (thiết bị CNTT).
4. Hệ thống điều hòa gồm giàn lạnh, giàn nóng và hệ thống ống dẫn dung môi tản nhiệt nối giữa giàn lạnh và giàn nóng. Hệ thống điều hòa có chức năng duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, theo tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của các thiết bị CNTT đặt trong trung tâm dữ liệu, phòng máy.
5. Hệ thống phát hiện chất lỏng gồm hệ thống cảm biến chất lỏng và bộ quản lý tập trung. Hệ thống này có chức năng phát hiện các chất lỏng xuất hiện trong trung tâm dữ liệu, phòng máy.
6. Hệ thống giám sát môi trường gồm các đầu cảm biến nhiệt, cảm biến độ ẩm và bộ quản lý tập trung. Hệ thống có chức năng thu thập thông tin về nhiệt độ, độ ẩm tại các vị trí trong trung tâm dữ liệu, phòng máy.
7. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy gồm các hệ thống sau:
- Hệ thống cảnh báo khói độ nhạy cao gồm các đầu cảm biến khói độ nhạy cao đặt trong trung tâm dữ liệu (thường đặt phía trên các tủ rack chứa thiết bị hoặc đặt tại những nơi có khả năng sinh ra khói, lửa) và bộ quản lý tập trung. Hệ thống có chức năng thu thập phát hiện khói trong trung tâm dữ liệu, đưa ra cảnh báo khói để giúp cho việc phát hiện và xử lý sớm các sự cố về cháy nổ.
- Hệ thống cảnh báo cháy và bình chữa cháy gồm các đầu cảm biến nhiệt đặt trong trung tâm dữ liệu (thường đặt phía trên các tủ rack chứa thiết bị hoặc đặt tại những nơi có khả năng sinh ra khói, lửa), các đầu xả khí và bộ quản lý tập trung. Hệ thống có chức năng thu thập và cung cấp thông tin về vị trí phát sinh cháy trong trung tâm dữ liệu. Từ thông tin cung cấp về việc cháy, tiến hành chữa cháy bằng việc tự động hoặc thực hiện thủ công xả khí qua các đầu xả khí tự động hoặc sử dụng các bình chữa cháy cá nhân.
8. Hệ thống kiểm soát an ninh gồm:
- Thiết bị camera là thiết bị thu và hiển thị thông tin về hình ảnh của các vị trí trong trung tâm dữ liệu. Giúp cho công tác quản lý, giám sát nhân sự thực hiện công việc trong trung tâm dữ liệu hoặc các sự cố về khói, cháy trong trung tâm dữ liệu (nếu có).
- Đầu đọc thẻ từ/ đầu đọc vân tay là thiết bị được sử dụng để xác thực thông tin về người vào/ ra trung tâm dữ liệu. Hình thức xác thực có thể là qua thẻ từ/ qua vân tay hoặc kết hợp hai hay nhiều yếu tố.
- Hệ thống quản lý tập trung có chức năng quản lý, thiết lập thông số cho camera, đầu đọc thẻ từ/ đầu đọc vân tay. Hệ thống có chức năng lưu trữ thông tin về người vào/ ra trung tâm dữ liệu, thông tin lưu trữ là hình ảnh từ camera hoặc các thông tin sự kiện (log) từ đầu đọc thẻ từ/ đầu đọc vân tay.
9. Hệ thống CNTT là tập hợp của một hoặc nhiều thiết bị (máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ, sao lưu), phần mềm, các thiết bị công nghệ thông tin khác, có chức năng hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị.
10. Bộ phận quản trị hệ thống là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động của thiết bị, ứng dụng trong hệ thống CNTT hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
11. Bộ phận trực giám sát hệ thống là bộ phận trực tiếp theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống CNTT hoặc hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Điều 3. Nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo theo dõi và phát hiện kịp thời các lỗi, sự cố hoặc các vấn đề bất thường của hệ thống.
2. Thông số hoạt động của các hệ thống phải được xác định ngưỡng cảnh báo để phục vụ cho hoạt động giám sát, quản trị, quản lý.
3. Thời gian giám sát: 24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).
4. Phiên/Ca trực giám sát: Việc trực giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong 1 ngày tối thiểu chia thành 03 phiên/ca. Số lượng người trực giám sát, thời gian của mỗi phiên/ca trực giám sát căn cứ theo theo tính chất, yêu cầu của hệ thống cần giám sát tại từng đơn vị.
5. Nhiệm vụ của bộ phận trực giám sát:
- Theo dõi các thông tin trên hệ thống (hoặc phần mềm) giám sát về trạng thái hoạt động của hệ thống
- Thực hiện xử lý các tình huống được định nghĩa trước theo tài liệu hướng dẫn
- Nếu có các tình huống không được định nghĩa trước theo tài liệu hướng dẫn thì thông báo ngay cho bộ phận quản trị hệ thống và phối hợp thực hiện xử lý lỗi theo hướng dẫn của bộ phận quản trị hệ thống (nếu được yêu cầu).
- Ghi các thông tin sau mỗi phiên/ca trực giám sát.
6. Thông tin cần ghi nhận sau mỗi phiên/ca trực giám sát bao gồm:
- Tên người giám sát
- Tên hệ thống giám sát
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của phiên/ca giám sát
- Các vấn đề phát sinh trong phiên/ca giám sát
Điều 4. Nguyên tắc chung về việc quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Việc quản trị phải đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, liên tục của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
2. Nhiệm vụ của bộ phận quản trị hệ thống:
- Thực hiện các công việc quản trị hàng ngày.
- Xác định các tiêu chí, yêu cầu cần thực hiện và kiểm tra kết quả của các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống.
- Thay đổi, điều chỉnh các thông số, các ngưỡng cảnh báo trên hệ thống.
- Cập nhật việc thay đổi thông tin hệ thống theo quy định của đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống dừng hệ thống và các tình huống phát sinh khác (nếu có), ghi nhật ký xử lý sự cố.
- Báo cáo người quản lý trực tiếp về tình trạng hoạt động của hệ thống.
3. Thông tin cần ghi nhận trong nhật ký xử lý sự cố:
- Tên sự cố.
- Thời điểm xảy ra sự cố.
- Thời điểm kết thúc sự cố.
- Các hệ thống bị ảnh hưởng.
- Nguyên nhân và cách khắc phục.
- Người ghi nhật ký.
4. Bộ phận quản trị hệ thống không được phép cung cấp các thông tin, tài liệu về cấu hình, chủng loại thiết bị hiện tại của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống CNTT tại trung tâm dữ liệu khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 5. Giám sát, quản trị, bảo trì bảo dưỡng Hệ thống điện, lưu điện UPS
1. Quy định về việc giám sát hàng ngày:
Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống điện, lưu điện UPS và thực hiện giám sát hàng ngày:
- Tủ phân phối nguồn: Trạng thái hoạt động (bật/tắt); Thông số dòng điện, điện áp.
- Lưu điện UPS: Trạng thái hoạt động (bật/tắt); thông số dòng điện, điện áp, tần số đầu vào và đầu ra; tỷ lệ % về tải đã sử dụng.
- Ắc quy: Thông số dòng điện, điện áp, nhiệt độ.
2. Quy định về việc quản trị hàng ngày:
- Kiểm tra tủ phân phối: trạng thái vật lý của thiết bị (vỏ ngoài, tiếng động lạ).
- Kiểm tra lưu điện UPS: thông tin sự kiện (event log), kiểm tra các quạt (hoạt động hay không hoạt động), trạng thái công tắc, kiểm tra trạng thái vật lý của thiết bị UPS (hình dạng, tiếng động lạ).
- Kiểm tra Ắc quy: trạng thái vật lý của ắc quy (tình trạng dò nước, phình acquy).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
3. Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
- Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.
- Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
+ Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống điện, lưu điện UPS.
+ Kiểm tra tình trạng kết nối vật lý của các cấu phần trong hệ thống điện, lưu điện UPS.
+ Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của các cấu phần trên lưu điện UPS: Bảng điện, tụ lọc, bộ chỉnh lưu, bộ nạp điện, quạt, máy biến thế, cuộn cảm, thanh cái, cầu chì, dây cáp nguồn, cáp tín hiệu và các cấu phần khác (nếu cần thiết).
+ Kiểm tra, đánh giá tình trạng sử dụng ắc quy, thời gian hoạt động khi mất nguồn đầu vào.
+ Kiểm tra, đánh giá tải sử dụng trên hệ thống tủ phân phối nguồn; thực hiện cân lại tải nếu cần.
+ Kiểm tra bộ phận chống sét, tiếp đất của toàn bộ hệ thống điện, lưu điện UPS.
+ Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.
+ Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
4. Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống
a) Điện từ trạm biến áp cấp cho hệ thống điện, lưu điện UPS không ổn định (cao áp, thấp áp) hoặc bị mất điện
- Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện lưới để xử lý điện đầu vào;
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để tắt hệ thống trong trường hợp thời gian khắc phục sự cố dài hơn thời gian chịu tải của ắc quy;
+ Kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của việc cao áp/thấp áp/mất điện đối với tủ bị mất nguồn đầu vào.
- Bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện lưới:
+ Đánh giá sơ bộ và cung cấp thông tin về thời gian khắc phục sự cố cho người quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS.
+ Xử lý sự cố nhanh nhất có thể và thông báo kết quả cho người quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS để tắt thiết bị, ứng dụng khi được yêu cầu.
b) Lỗi tủ phân phối nguồn/Lưu điện UPS
- Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để yêu cầu xử lý.
+ Kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của việc lỗi tủ phân phối nguồn/Lưu điện UPS đối với hoạt động của các thiết bị, ứng dụng CNTT.
+ Xác định và thực hiện phương án xử lý tạm thời để đảm bảo giảm thiếu việc gián đoạn hoạt động của thiết bị, ứng dụng CNTT.
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp xử lý.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS để xử lý (nếu có yêu cầu).
c) Lỗi ắc quy:
- Bộ phận quản trị hệ thống điện, lưu điện UPS thực hiện ngay các việc sau:
+ Cách ly bình ắc quy lỗi ra khỏi tổ ắc quy.
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để yêu cầu xử lý.
1. Quy định về việc giám sát hàng ngày
Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường và thực hiện giám sát hàng ngày:
- Trạng thái hoạt động (bật/tắt) của các thiết bị thuộc hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường.
- Hệ thống điều hòa: Thông số nhiệt độ, độ ẩm của điều hòa; cảnh báo áp suất cao, áp suất thấp.
- Hệ thống phát hiện chất lỏng: Tình trạng có chất lỏng trong phòng; tình trạng cáp dùng để phát hiện chất lỏng.
- Hệ thống giám sát môi trường: Thông số nhiệt độ, độ ẩm tại vị trí mặt trước và mặt sau các tủ rack; thông số nhiệt độ, độ ẩm trung bình trong trung tâm dữ liệu, phòng máy.
2. Quy định về việc quản trị hàng ngày
a) Hệ thống điều hòa
- Kiểm tra trực tiếp trên thiết bị điều hòa: thông số nhiệt độ, độ ẩm, các cảnh báo.
- Kiểm tra thông số về dòng điện của máy nén.
- Kiểm tra động cơ quạt (gió, độ ồn) và sự kiện (log).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
b) Hệ thống phát hiện chất lỏng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
c) Hệ thống giám sát môi trường
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm.
- Kiểm tra vị trí đặt các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, đảm bảo cảm biến được đặt đúng vị trí.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
3. Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
- Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.
- Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
a) Hệ thống điều hòa
+ Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống điều hòa
+ Kiểm tra trạng thái vật lý của thiết bị (vỏ ngoài, tiếng động lạ)
+ Kiểm tra các cảnh báo, log (sự kiện)
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần của dàn nóng: Quạt, bộ điều khiển.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần của dàn lạnh: Bộ lọc, bảng mạch điều khiển, quạt, dây curoa, dàn ngưng tụ, bộ tạo ẩm, van tiết lưu, khay cấp/thoát nước.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy nén, ống dẫn ga: Rơle áp suất, áp suất đường ống ga, tình trạng rò rỉ của đường ống, thông số về dòng điện.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần điện cấp cho điều hòa: Thiết bị chống quá tải, rơle, dây cáp nguồn, cáp tín hiệu, các điểm đấu nối.
+ Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.
+ Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
b) Hệ thống phát hiện chất lỏng
- Kiểm tra trạng thái vật lý của cáp dùng để phát hiện chất lỏng
- Kiểm tra hoạt động của các bảng mạch điều khiển và nguồn điện cấp cho bảng mạch.
- Thử nghiệm phát hiện chất lỏng, kiểm tra việc cảnh báo khi xuất hiện chất lỏng.
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
c) Hệ thống giám sát môi trường
- Vệ sinh các đầu cảm biến.
- Kiểm tra tính chính xác của đầu cảm biến.
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
4. Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống
a) Điều hòa bị mất điện đầu vào
- Bộ phận quản trị hệ thống điều hòa thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện cung cấp cho điều hòa để phối hợp xử lý.
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp tắt hệ thống (nếu cần).
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để kiểm tra hoạt động của thiết bị sau khi có điện đầu vào trong trường hợp thiết bị không hoạt động trở lại hoặc hoạt động không bình thường.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.
- Bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa để xử lý sự cố ngay khi nhận được thông báo về việc mất điện đầu vào.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa khi được yêu cầu.
b) Điều hòa bị lỗi các cấu phần dẫn đến dừng hoạt động hoặc giảm công suất làm lạnh
- Bộ phận quản trị hệ thống điều hòa thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để kiểm tra, đánh giá và thực hiện bảo hành thiết bị.
+ Đánh giá tác động của sự cố đối với việc đảm bảo công suất lạnh cho hoạt động của các thiết bị CNTT theo yêu cầu thiết kế.
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp giảm tải tiêu thụ điện của thiết bị.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa khi được yêu cầu.
c) Hệ thống phát hiện chất lỏng/giám sát môi trường bị lỗi
- Bộ phận quản trị hệ thống phát hiện chất lỏng/giám sát môi trường thực hiện các việc sau:
+ Gọi cho công ty cung cấp thiết bị để xử lý.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.
Điều 7. Giám sát, quản trị, bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống kiểm soát an ninh
1. Quy định về việc giám sát hàng ngày
Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống kiểm soát an ninh và thực hiện giám sát hàng ngày:
- Hình ảnh khu vực trung tâm dữ liệu/phòng máy.
- Trạng thái hoạt động của các cửa kiểm soát an ninh.
2. Quy định về việc quản trị hàng ngày
- Kiểm tra trạng thái hoạt động và vị trí, góc quay của camera để đảm bảo camera có góc quan sát đầy đủ các hình ảnh của trung tâm dữ liệu/phòng máy.
- Sao lưu dự phòng cấu hình và dữ liệu của hệ thống kiểm soát an ninh khi có thay đổi.
- Sao lưu dữ liệu hình ảnh camera.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
3. Quy định đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
- Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.
- Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
+ Vệ sinh công nghiệp thiết bị camera, đầu đọc thẻ từ/đầu đọc vân tay các thiết bị phụ trợ cho hệ thống.
+ Kiểm tra bộ kết nối từ camera, đầu đọc thẻ từ/đầu đọc vân tay đến bộ phận điều khiển.
+ Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra.
+ Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
4. Xử lý các tình huống dừng hệ thống
Mất tín hiệu camera/đầu đọc thẻ từ/đầu đọc vân tay: Bộ phận quản trị hệ thống camera/đầu đọc thẻ từ/đầu đọc vân tay thực hiện ngay các việc sau:
- Kiểm tra và xử lý lỗi nguồn cấp, lỗi dây tín hiệu kết nối tới thiết bị camera/đầu đọc thẻ từ/đầu đọc vân tay. Nếu nguồn cấp, dây tín hiệu không bị lỗi thì gọi công ty cung cấp thiết bị để xử lý.
- Báo cáo người quản lý trực tiếp.
Điều 8. Giám sát, quản trị, bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống phòng cháy chữa cháy
1. Quy định về việc giám sát hàng ngày
Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống phòng cháy chữa cháy và thực hiện giám sát hàng ngày:
- Cảnh báo khói.
- Cảnh báo cháy.
2. Quy định về việc quản trị hàng ngày
- Kiểm tra tình trạng hoạt động, thông số kỹ thuật (đèn tín hiệu) của tủ điều khiển tập trung hệ thống phát hiện khói độ nhạy cao
- Kiểm tra hệ thống chữa cháy: tình trạng hoạt động, thông số kỹ thuật của (đèn tín hiệu) tủ điều khiển tập trung; áp suất bình khí chữa cháy, trạng thái đèn của đầu cảm biến.
- Kiểm tra và loại bỏ vật dụng có khả năng gây cháy tại trung tâm dữ liệu/phòng máy.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
3. Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.
Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
a) Hệ thống phát hiện khói độ nhạy cao
- Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra quạt hút, vệ sinh bộ lọc khí. Kiểm tra kết nối và trạng thái dây tín hiệu và dây nguồn.
- Kiểm tra chức năng báo khói của bảng điều khiển, đèn còi cảnh báo, đầu cảm biến.
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
b) Hệ thống chữa cháy
- Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra chức năng báo cháy của bảng điều khiển, đèn còi cảnh báo, đầu cảm biến.
- Kiểm tra tình trạng vật lý của các thiết bị. Kiểm tra đầu xả, nút xả/ngắt khí.
- Kiểm tra áp suất bình khí chữa cháy.
- Kiểm thử hoạt động của hệ thống chữa cháy (test không xả)
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
4. Xử lý các tình huống dừng hệ thống
Hỏng tủ điều khiển tập trung, đầu cảm biến của hệ thống phát hiện khói độ nhạy cao/ hệ thống chữa cháy: Bộ phận quản trị hệ thống phòng cháy chữa cháy thực hiện ngay các việc sau:
- Gọi cho công ty cung cấp thiết bị để xử lý.
- Báo cáo người quản lý trực tiếp.
Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Cục Tin học và Thống kê tài chính:
a) Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện Quy chế này tại đơn vị.
b) Trên cơ sở các quy định tại Quy chế này xây dựng, ban hành các quy trình giám sát, quản trị cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật do đơn vị quản lý.
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này của các đơn vị trong ngành Tài chính.
d) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ về công tác tổ chức, triển khai Quy chế này và các vấn đề phát sinh khi tổ chức thực hiện.
e) Trình Bộ sửa đổi, bổ sung Quy chế này để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
2. Các đơn vị thuộc Bộ thuộc đối tượng áp dụng tại Quy chế này:
a) Tổ chức triển khai Quy chế tại đơn vị.
b) Hàng năm báo cáo Bộ (qua Cục Tin học và Thống kê Tài chính) về công tác tổ chức, triển khai nội dung nêu tại Quy chế này và các vấn đề phát sinh khi tổ chức thực hiện trong kỳ báo cáo.
c) Phản ánh các vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế này trong quá trình thực hiện tới Cục Tin học và Thống kê Tài chính.
d) Đối với trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý trung tâm dữ liệu, phòng máy:
- Trên cơ sở các quy định tại Quy chế này, thực hiện xây dựng, ban hành quy định cụ thể về quy trình giám sát, quản trị cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, phù hợp với điều kiện thực tế, mô hình tổ chức, yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Nghiên cứu, kiện toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống CNTT và phù hợp với điều kiện thực tế, yêu cầu quản lý tại đơn vị.
e) Đối với trường hợp đơn vị đi thuê trung tâm dữ liệu, phòng máy: Trên cơ sở các quy định tại Quy chế này, xây dựng Quy chế phối hợp, tiêu chí về việc giám sát, quản trị hạ tầng kỹ thuật mà đơn vị cho thuê trung tâm dữ liệu, phòng máy phải đáp ứng.
3. Cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng tại Quy chế này và cơ quan, tổ chức có liên quan:
a) Tuân thủ Quy chế này.
b) Phản ánh vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này tới các đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoặc Cục Tin học và Thống kê tài chính để cùng phối hợp xử lý, giải quyết.
Điều 10. Trách nhiệm của cá nhân
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế này có trách nhiệm phổ biến tới từng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của đơn vị.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị khác thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định của Quy chế.
3. Cá nhân vi phạm Quy chế này làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống CNTT thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
- 1Công văn 47/BXD-HTKT cho ý kiến thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, tỉnh Quảng Bình do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Công văn 48/BXD-HTKT cho ý kiến thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thạch Lộc giai đoạn 1 do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Công văn 2981/BXD-KTXD năm 2014 điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư vùng sạt lở xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Công văn 2194/VPCP-KTN năm 2016 về bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 396/QĐ-BCA năm 2016 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy - Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Thanh Hóa
- 6Thông tư 48/2017/TT-BQP Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng
- 7Thông tư 46/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2015/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 8Công văn 1958/BCA-V03 năm 2019 về xử lý phản ánh, kiến nghị của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Hàn Quốc Vina do Bộ Công An ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 5Thông tư 28/2010/TT-BTTTT quy định nội dung giám sát thi công dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 47/BXD-HTKT cho ý kiến thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, tỉnh Quảng Bình do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 48/BXD-HTKT cho ý kiến thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thạch Lộc giai đoạn 1 do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 9Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 10Công văn 2981/BXD-KTXD năm 2014 điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư vùng sạt lở xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Công văn 2194/VPCP-KTN năm 2016 về bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 396/QĐ-BCA năm 2016 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy - Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Thanh Hóa
- 13Thông tư 48/2017/TT-BQP Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng
- 14Thông tư 46/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2015/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 15Công văn 1958/BCA-V03 năm 2019 về xử lý phản ánh, kiến nghị của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Hàn Quốc Vina do Bộ Công An ban hành
Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 về Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy, chữa cháy, kiểm soát an ninh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 2727/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra