Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 2720/2002/QĐ-UBT

 Biên Hòa, ngày 30 tháng 07 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ điều 49 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc Hội Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
Căn cứ Nghị quyết số 42/2002/NQ/HĐND ngày 11/07/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VI, kỳ họp thứ 6;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và đề nghị của ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh
;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Các dự án đầu tư đã có Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/08/2002 không thuộc phạm vi điều chỉnh của bản Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định này.

Quy định này được xây dựng trên cơ sở Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Những nội dung khác không nằm trong bản quy định này được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2002.

Khi Chính phủ có quy định mới về các nội dung của bản Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định này thì thực hiện thống nhất theo quy định chung của Chính phủ.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Biên Hòa và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
- Chánh Phó Văn phòng
- Lưu VT-TH (CN, các khối)
Đồng Kính gởi:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c), Thường trực HĐND tỉnh (b/c) và các vị đại biểu HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh
- Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Kinh tế Tỉnh ủy, Ban Pháp chế và Ban KTNS HĐND tỉnh, TT HĐND cấp huyện, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PTTH Đồng Nai

TM. ỦY BAN NHÂN ĐẦN TỈNH ĐỒNG NAI
KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ao Văn Thinh

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2720/2002/QĐ-UBT ngày 30/07/2002 của UBND tỉnh Đồng Nai).

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Cơ sở để tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Việc bồi thường thiệt hại do thu hồi đất được thực hiện từ khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp cần thiết phải bồi thường khi chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải có văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa trước khi có quyết định thu hồi đất.

Điều 2: Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được bồi thường thiệt hại về đất và tài sản có trên đất đó (nhà cửa, cây trồng...), được xem xét giải quyết tái định cư và các chính sách khác theo quy định.

Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất thực hiện theo quy định tại điều 6, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

Bản quy định này dựa trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Những nội dung có liên quan không nằm trong trong bản quy định này được áp dụng theo đúng quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

Điều 3: Đối tượng phải bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và hỗ trợ do thu hồi đất theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và theo bản quy định này. Người sử dụng đất còn có trách nhiệm cùng với nhà nước giải quyết chính sách tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề và ưu tiên giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

Điều 4: Phạm vi bồi thường, hỗ trợ.

Đất và tài sản trên đất được bồi thường, hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất thu hồi và tài sản trên đất đó. Diện tích đất thu hồi căn cứ theo số liệu bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính trích đo kèm theo quyết định thu hồi đất.

Đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường thiệt hại theo giá đất cùng mục đích đó. Mục đích sử dụng đất được xác định căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất hoặc các loại giấy tờ hợp lệ về đất theo quy định của pháp luật; trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về đất thì căn cứ vào loại đất đã ghi trong biên lai nộp thuế hàng năm và xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quy định tại điều 9 của Bản quy định này.

Đối với các công trình là đường dây tải điện thì phạm vi bồi thường, hỗ trợ nằm trong giới hạn của hành lang an toàn lưới điện và phạm vi đất thu hồi để trồng trụ điện hoặc các công trình phục vụ cho lưới điện như trạm biến áp, nhà điều hành... (các công trình này phải có quyết định thu hồi đất).

Trong quá trình thi công, nếu có thiệt hại do ảnh hưởng của việc thi công công trình nằm ngoài phạm vi đã có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền hoặc nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn lưới điện thì người (đơn vị) thi công và người (đơn vị) bị thiệt hại tự thỏa thuận để bồi thường và không thuộc phạm vi áp dụng của quyết định này.

Chương 2:

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 5: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở cấp huyện, thành phố Biên Hòa (Hội đồng bồi thường cấp huyện).

Chủ tịch UBND huyện (thành phố Biên Hòa) quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện (thành phố Biên Hòa) sau đây gọi chung là Hội đồng bồi thường cấp huyện. Hội đồng bồi thường kết thúc hoạt động sau khi thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải tỏa, giải quyết khiếu nại và giải quyết tất cả các tồn tại trong việc bồi thường giải tỏa của công trình đó.

Hội đồng bồi thường cấp huyện có thể được thành lập riêng cho từng công trình hoặc thành lập chung để thực hiện công tác bồi thường giải tỏa của nhiều công trình. Căn cứ quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Thành lập Tổ chuyên trách về công tác bồi thường giải tỏa trên địa bàn tỉnh để Chủ tịch UBND huyện (Thành phố Biên Hòa) quyết định thành lập Hội đồng bồi thường cấp huyện cho phù hợp.

Thành phần Hội đồng bồi thường cấp huyện.

- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện (thành phố Biên Hòa) là Chủ tịch Hội đồng.

- Trưởng phòng (ban) Địa chính - Nhà đất là Phó chủ tịch Hội đồng.

- Trưởng phòng (ban) Tài chính - Vật giá (hoặc Phòng Kế hoạch – Tài chính) là Phó Chủ tịch Hội đồng.

- Trưởng phòng (ban) Kinh tế : ủy viên.

- Đại diện ủy ban MTTQ huyện: ủy viên.

Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện phân công Phó chủ tịch Hội đồng thường trực.

Tùy theo từng công trình cụ thể, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét bổ sung thêm một số thành viên khác cho phù hợp như:

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có dự án : ủy viên.

- Đại diện ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã, phường, thị trấn nơi có dự án: ủy viên.

- Đại diện chủ dự án: ủy viên.

- Đại diện người được bồi thường: ủy viên.

-.....

Hội đồng bồi thường cấp huyện sử dụng con dấu của UBND các huyện, thành phố Biên Hòa.

UBND cấp huyện được trưng dụng một số cán bộ để thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường cấp huyện trong công tác kiểm kê, tính toán lập phương án bồi thường, giải tỏa, tái định cư, giải quyết khiếu nại...

Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo tuần tự các bước quy định và tuân theo biểu mẫu thống nhất.

Điều 6: Hội đồng bồi thường cấp tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết đối với các dự án lớn liên quan đến nhiều huyện hoặc công trình trọng điểm cấp quốc gia thì Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng bồi thường cấp tỉnh theo quy định tại điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Hội đồng bồi thường cấp huyện ở nơi có dự án là một bộ phận của Hội đồng bồi thường cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại bản quy định này.

Điều 7: Các bước chuẩn bị bồi thường.

Sau khi có quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất hoặc cho thuê đất, người sử dụng đất (chủ dự án) liên hệ với Hội đồng bồi thường cấp huyện để được hướng dẫn phối hợp lập phương án bồi thường thiệt hại. Chủ dự án phải cung cấp hồ sơ:

1- Quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất hoặc cho thuê đất kèm theo bản đồ giao đất đã được cắm mốc giao đất ngoài thực địa.

2 - Trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính của các hộ có đất bị thu hồi do cơ quan có chức năng đo vẽ kèm theo sổ điều tra dã ngoại. Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp hồ sơ này, đây cũng là yêu cầu bắt buộc, nếu chưa có thì Hội đồng bồi thường cấp huyện hướng dẫn cho nhà đầu tư bổ sung. Khi giao nhận công việc hoặc hồ sơ đều phải có biên nhận, các bên giao và nhận đều phải ký vào biên nhận.

Chương 3:

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 8: Công tác thông báo chủ trương thu hồi đất, phát tờ khai, kiểm tra thực địa.

1) Khi có quyết định thu hồi đất Hội đồng bồi thường cấp huyện lập và công bố kế hoạch triển khai thực hiện, chuẩn bị in ấn các biểu mẫu.

2) Hội đồng bồi thường cấp huyện phối hợp với chủ đầu tư tổ chức họp với các hộ có đất bị thu hồi để thông báo về mục đích yêu cầu của công trình, lý do thu hồi đất, giải thích phổ biến chính sách bồi thường giải tỏa, tái định cư của Nhà nước và những nguyên tắc, thời gian thực hiện. Hội đồng bồi thường cấp huyện phát tờ khai (theo mẫu quy định thống nhất) và hướng dẫn cho chủ hộ tự kê khai đất đai, tài sản, nhân khẩu và cùng chủ hộ tiến hành kiểm tra thực địa, lập biên bản xác nhận.

Biên bản kiểm tra hiện trạng đất đai tài sản của người bị thu hồi đất (biểu 2) do hội đồng bồi thường cấp huyện lập với chủ hộ bị thu hồi đất, được lập làm 2 bản (chủ hộ giữ 1 bản), phải có chữ ký của các thành viên trong hội đồng bồi thường cấp huyện và chữ ký của chủ hộ. Trường hợp chủ hộ đi vắng phải có người đồng sở hữu ký thay. Nếu chủ hộ không ký thì ghi rõ trong biên bản “chủ hộ không ký".

Trường hợp chủ hộ không đồng ý cho Hội đồng bồi thường cấp huyện tiến hành kiểm tra thực địa thì áp dụng biện pháp kiểm tra bắt buộc. Khi kiểm tra bắt buộc phải có sự chứng kiến của đại diện ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn và đại diện của khu phố, thôn, ấp nơi đó. Khi đó các thành viên hội đồng bồi thường cấp huyện và của đại diện ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn và đại diện của khu phố, thôn, ấp cùng ký vào biên bản kiểm tra thực địa.

Nội dung của biên bản kiểm tra thực địa của người bị thu hồi đất phải kiểm kê toàn bộ tài sản có trên đất và đất của hộ bị giải tỏa. Nếu ghi sai thì gạch bỏ chữ sai và ghi lại, không được tẩy xoá.

Phần kiểm tra về nhà cửa vật kiến trúc: Phải kiểm kê từng hạng mục nhà cửa, vật kiến trúc, đánh giá kết cấu, cấp hạng nhà, tỷ lệ % giá trị sử dụng còn lại, kích thước, diện tích. Đối với nhà cửa bị giải tỏa một phần mà phải tính phần ảnh hưởng theo quy định tại điều 2 bảng quy định kèm theo quyết định 1280/QĐ.UBT ngày 10/4/1999 của UBND tỉnh thì kiểm kê thêm phần ảnh hưởng. Hội đồng bồi thường cấp huyện vẽ sơ đồ nhà cửa vật kiến trúc.

Phần kiểm tra về tài sản khác (đồng hồ điện nước, giếng, điện thoại..); phải ghi rõ là đồng hồ chính hay phụ...Các hạng mục như hầm tự hoại, bể nước, nhà vệ sinh... nằm trong kết cấu nhà thì không kiểm kê (vì đã kiểm kê nhà), chỉ kiểm kê khi là công trình phụ độc lập nằm ngoài diện tích nhà.

- Phần kiểm tra về đất : phải ghi rõ diện tích, loại đất (nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng) và địa chỉ của thửa đất (số thửa, số tờ bản đồ địa chính). Nếu thu hồi một phần của thửa đất thì ghi rõ: thu hồi diện tích bao nhiêu của thửa nào. Nếu giấy CNQSDĐ cấp cho nhiều thửa đất thì ghi rõ số tờ, số thửa được thu hồi.

Trong trường hợp hộ giải tỏa trắng (bị giải tỏa hết đất hoặc diện tích còn lại dưới 20 m2 tại thành phố Biên hòa và dưới 40m2 tại các huyện cũng được xem là hộ giải tỏa trắng), ghi vào biên bản "hộ giải tỏa trắng”. Khi đó hội đồng bồi thường cấp huyện kiểm kê thêm diện tích đất còn lại (nếu còn đất). Nếu không còn đất ở tại địa phương thì UBND phường xã thị trấn xác nhận. Hội đồng bồi thường cấp huyện vẽ sơ đồ đất (vẽ sơ đồ phần đất giải tỏa và phần đất còn lại).

Trong trường hợp các thửa đất còn lại (nằm ngoài phạm vi đất đã có Quyết định thu hồi) do hình thể, diện tích không phù hợp để sử dụng mà người bị thu hồi đất yêu cầu đền hết diện tích của các thửa đó, người được giao đất chấp thuận thì ghi thêm vào biên bản: chủ hộ yêu cầu đền hết diện tích này (diện tích bao nhiêu của thửa nào) và không có khiếu nại về sau. Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu chủ hộ ký vào bên cạnh, nếu là tài sản đồng sở hữu thì phải do người đồng sở hữu ký, không được ký thay.

Hội đồng bồi thường cấp huyện ghi vào biên bản tên loại giấy tờ hợp pháp về đất quy định tại điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ để kèm theo hồ sơ.

Phần kiểm tra về cây trồng: kiểm tra cây trồng theo quy định tại điều 6  bảng quy định kèm theo quyết định 1280/QĐ.UBT ngày 10/4/1999 của UBND tỉnh, ghi rõ là cây tập trung hay phân tán, phân loại A,B,C,D.

Trong thời gian 15 ngày đến 30 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai của các hộ bị thu hồi đất Hội đồng phải tiến hành xong việc kiểm kê thực địa. Trường hợp công trình có tính chất phức tạp hoặc khối lượng lớn cần có thêm thời gian thì Hội đồng bồi thường cấp huyện có báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh gia hạn về thời gian.

Trong quá trình kiểm kê thực địa, Hội đồng bồi thường cấp huyện kết hợp thu tất cả các loại giấy tờ liên quan đến việc bồi thường giải tỏa, tái định cư của chủ hộ. Các loại giấy tờ đó là:

1- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất quy định tại điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu người bị thu hồi đất phải nộp một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất quy định tại điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP để làm cơ sở cho việc bồi thường đất (bản sao). Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu chủ hộ mang cả bản chính và bản sao để đối chiếu. Nếu không có các giấy tờ khác thì UBND phường xã hướng dẫn cho chủ hộ để làm Giấy xác nhận nguồn gốc đất theo điều 9 của Bản quy định này. Trường hợp có giấy tờ hợp lệ về đất nhưng không đúng tên của chủ hộ thì Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu chủ hộ làm tường trình và cam kết về tính hợp pháp của giấy tờ hợp lệ mà họ cung cấp.

2- Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản có trên đất, để tính toán các chính sách bồi thường, trợ cấp, chính sách tái định cư... theo quy định tại Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Bao gồm:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy phép xây dựng tại đô thị (nếu có), biên lai nộp thuế nông lâm nghiệp hoặc thuế nhà đất.

- Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của địa phương về số nhân khẩu (do công an xã phường làm).

- Giấy phép kinh doanh, báo cáo quyết toán doanh số thu và thuế của 6 tháng gần nhất (nếu là hộ kinh doanh).

Điều 9: Xác nhận về nguồn gốc đất, xác nhận về thuế và xác nhận khác:

Sau khi kiểm kê thực địa của từng đợt (nếu phải chia ra nhiều đợt) hoặc kiểm kê thực địa xong đối với công trình có ít hộ bồi thường (không phải chia ra nhiều đợt), Hội đồng bồi thường cấp huyện tổng hợp các giấy tờ đã thu thập được và hướng dẫn bổ túc các loại giấy tờ khác như sau:

1 - Giấy xác nhận nguồn gốc đất của UBND phường xã thì phải đạt các nội dung và yêu cầu sau:

- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất.

- Nguồn gốc và các thời điểm sử dụng đất: nguồn gốc do ai khai phá; từ năm nào đến năm nào, ai sử dụng vào mục đích gì (nông nghiệp, thổ cư, chuyên dùng), diện tích, tờ thửa bản đồ nào, hiện có tranh chấp không. Nếu là giải tỏa một phần thửa đất thì ghi rõ: một phần của thửa nào. Khi xác nhận giấy này cần lưu ý các thời điểm: trước 30/4/1975, từ 30/4/1975 đến 18/12/1980, từ 18/12/1980 đến 8/1/1988, từ 8/1/1988 đến 15/10/1993, sau 15/10/1993.

2- Xác nhận của cơ quan thuế về hạng đất đóng thuế nông nghiệp, loại đất đóng thuế (cây hàng năm, cây lâu năm).

Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu đội thuế phường xã xác nhận cho từng hộ. Giấy này có thể gộp chung vào giấy xác nhận nguồn gốc đất tại điểm 1 nêu trên, cũng có thể lập biểu để xác nhận chung cho tất cả các hộ.

Trong trường hợp đất từ trước đến nay chưa nộp thuế thì phải có xác nhận của chi cục thuế huyện là "đất từ trước đến nay chưa nộp thuế " và hội đồng bồi thường cấp huyện đề nghị hạng đất bồi thường cho phù hợp.

3 - Giấy của UBND phường xã xác nhận là hộ giải tỏa trắng. Giấy này UBND phường làm trên cơ sở điều tra thực tế, xã phường không được yêu cầu người giải tỏa phải làm đơn.

4- Nếu không có sổ hộ khẩu thì phải có giấy xác nhận của địa phương về số nhân khẩu  do công an xã phường làm).

5- Giấy xác nhận tách hộ hoặc có nhiều hộ sống chung do UBND phường xã xác nhận.

Từ khi được yêu cầu của Hội đồng bồi thường cấp huyện các cơ quan như thuế công an phường xã, UBND phường, xã phải hoàn chỉnh việc xác nhận trong thời gian 10 ngày. Khi giao nhận công việc hoặc hồ sơ đều phải có biên nhận, các bên giao và nhận đều phải ký vào biên nhận.

Điều 10: Tính toán áp giá, lập phương án bồi thường.

Trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ nêu tại điều 8, điều 9 trên đây, căn cứ các quy định của nhà nước về chính sách bồi thường tái định cư, Hội đồng bồi thường cấp huyện tổng hợp tính toán áp giá bồi thường đồng thời xem xét đề xuất các chính sách khác như : trợ cấp (các loại), hỗ trợ, tái định cư và đề nghị áp dụng hệ số K cho từng đối tượng. Tổng hợp lập phương án bồi thường và kiến nghị những vấn đề có vướng mắc, khó khăn, tồn tại cần giải quyết.

- Hội đồng bồi thường cấp huyện kiểm tra diện tích, số tờ, số thửa để có cơ sở cho việc điều chỉnh chính xác các loại giấy tờ về nhà, đất sau này. Nếu bản đồ có sai sót thì Hội đồng bồi thường cấp huyện báo cho nhà đầu tư để họ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung. Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định diện tích đất, diện tích nhà số lượng các loại tài sản khác, số lượng nhân khẩu... để:

+ Áp giá bồi thường đất, trong đó có đề nghị áp dụng hệ số K cho từng đối tượng (nếu có), hỗ trợ về đất.

+ Áp giá bồi thường nhà và tài sản khác.

+ Các chính sách trợ cấp di chuyển, trợ cấp nhân khẩu, tái định cư...

+ Các chính sách khác.

Hội đồng bồi thường cấp huyện lập phương án bồi thường để trình lên Chủ tịch UBND huyện (nếu trong phạm vi được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt) hoặc trình lên Hội đồng thẩm định bồi thường tỉnh bao gồm các loại hồ sơ như sau:

1- Tờ trình về phương án bồi thường kèm theo bảng tổng hợp tính toán bồi thường của người bị thu hồi đất (mẫu 1) do Hội đồng bồi thường cấp huyện lập, phải thể hiện các nội dung:

- Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền số, ngày, cấp cho ai để làm dự án nào.

- Có bao nhiêu hộ có nhà ở, bao nhiêu hộ giải tỏa trắng.

- Có bao nhiêu hộ phải bồi thường đất, tổng diện tích bồi thường trong đó chia ra đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp. Trường hợp có chênh lệch diện tích giữa quyết định thu hồi đất và hiện trạng thực tế thì phải có thuyết minh cụ thể cho từng loại đất.

Thuyết minh về tính toán bồi thường đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp theo quy định nào, mức giá cụ thể, đề nghị bồi thường hệ số K (có lập luận tại sao phải bồi thường mức đó).

- Thuyết minh về tính toán bồi thường tài sản có trên đất theo quy định nào, mức giá cụ thể.

- Các loại trợ cấp di chuyển, ổn định đời sống, chính sách tái định cư...

- Tổng số tiền bồi thường, trong đó bồi thường đất, trợ cấp đất, bồi thường tài sản có trên đất,... (theo số cột ghi trong bảng tổng hợp bồi thường), chi phí cho hội đồng bồi thường cấp huyện, Hội đồng thẩm định tỉnh và cho công tác phê duyệt phương án bồi thường. Chi phí này được tính toán cho đủ để thực hiện từ khâu đầu (thành lập hội đồng bồi thường) đến khâu cuối (giải tỏa, giải quyết khiếu nại).

Kiến nghị nếu có.

Hồ sơ bồi thường gửi lên Hội đồng thẩm định bồi thường tỉnh gồm 2 bộ,khi thẩm định xong sẽ gửi trả lại cho hội đồng bồi thường cấp huyện một bộ hồ sơ để thực hiện. Tờ trình phải là bản chính, hồ sơ kèm theo là bản sao lục hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các loại hồ sơ kèm theo tờ trình phương án bồi thường gồm :

2.1 - Biên bản kiểm tra hiện trạng đất đai tài sản của của người bị thu hồi đất (biểu 2) - đã quy định tại điều 9 trên đây.

2.2 - Tờ khai đất đai tài sản do người bị thu hồi đất tư khai biểu 3 ).

2.3 - Bảng áp giá bồi thường đất đai tài sản của của người bị thu hồi đất (biểu 4): Căn cứ các quy định giá đất, giá nhà, giá bồi thường tài sản,... Hội đồng bồi thường cấp huyện tính toán áp giá bồi thường cho từ hộ bị thu hồi đất sau đó cộng dồn từng phần:

- Bồi thường đất (đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên đùng... Trong đó hệ số K - nếu có).

- Trợ cấp do thu hồi đất (nếu có - phần này phải tách riêng không được gộp vào phần bồi thường đất).

Nộp tiền bồi thường vào ngân sách nhà nước (nếu có).

- Bồi thường nhà cửa vật kiến trúc ( nhà ở, công trình phụ, chuồng trại...)

- Bồi thường tài sản khác.

- Bồi thường cây trồng.

- Các loại trợ cấp

2.4 - Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, nếu vì tính chất cấp bách phải bồi thường trước khi có quyết định thu hồi đất thì phải có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh bằng văn bản. Hội đồng bồi thường cấp huyện yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp một trong hai loại giấy tờ này, đây là yêu cầu bát buộc khi triển khai công tác bồi thường và không được nhầm lẫn quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền với quyết định giới thiệu địa điểm.

2.5 - Trích lục (trích đo) bản đồ địa chính của các hộ có đất bị thu hồi do cơ quan có chức năng đo vẽ kèm theo sổ điều tra dã ngoại.

2.6 - Các loại giấy tờ hợp pháp về đất quy định tại điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

2.7 - Xác nhận của cơ quan thuế về việc nộp thuế và hạng dết lâm nông nghiệp.

2.8 - Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản có trên đất , sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của địa phương về số nhân khẩu... để tính toán các chính sách bồi thường, trợ cấp, chính sách tái định cư... theo quy định tại Nghị định 22/1 998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

2.9 - Thuyết minh về vị trí đất ở, đất chuyên dùng...

Giấy này có thể lập riêng hoặc ghi chung vào biên bản kiểm tra hiện trạng đất đai tài sản của của người bị thu hồi đất (điểm 2 nêu trên), phải thể hiện được các nội dung :

- Tên loại đường phố, vị trí, hạng đất.

- Bề rộng, chất liệu làm đường, cự ly so với đường phố chính....

Hội đồng bồi thường cấp huyện đề nghị bồi thường theo vị trí, hạng đất nào.

Điều 11: Thẩm định bồi thường.

Hội đồng thẩm định tỉnh được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định 4292/QĐ.UBT ngày 15/1 1/1999.

Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ và xây dựng xong phương án bồi thường, Hội

đồng bồi thường cấp huyện lập thủ tục chuyển hồ sơ đến hội đồng thẩm định tỉnh (Sở Tài chính-vật giá là cơ quan thường trực) để thẩm định.

Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng thẩm định tỉnh phải thẩm định xong hồ sơ và chuyển kết quả thẩm định về cho Hội đồng bồi thường cấp huyện để lập tờ trình, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tờ trình phải do Chủ tịch Hội đồng bồi thường cấp huyện ký trình.

Trong quá trình thẩm định sẽ phân biệt các trường hợp đủ hồ sơ, đủ điều kiện bồi thường và các trường hợp không đủ hồ sơ, không đủ điều kiện bồi thường để chuyển trả lại cho Hội đồng bồi thường cấp huyện bổ túc về nguồn gốc đất, diện tích đất, diện tích nhà... Căn cứ vào đó Hội đồng bồi thường cấp huyện bổ sung đầy đủ để tổng hợp phương án bồi thường trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mà không cần phải gửi hồ sơ lên Hội đồng thẩm định tỉnh.

Trường hợp công trình có khối lượng công việc lớn, tính chất phức tạp thì Hội đồng thẩm định có báo cáo UBND tỉnh để gia hạn thêm thời gian.

Trong trường hợp không đủ hồ sơ hoặc chưa đạt các yêu cầu như đã quy định thì Hội đồng thẩm định tỉnh yêu cầu bổ túc cho đủ. Thời gian thẩm định bồi thường sẽ được tính từ khi nộp đủ hồ sơ và có biên nhận cho từng lần nhận và bổ túc hồ sơ.

Hội đồng thẩm định tỉnh có trách nhiệm thẩm tra tờ trình của huyện và kiểm tra toàn bộ hồ sơ kèm theo để thẩm định. Trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra thực địa. Nội dung, thời gian, thành phần kiểm tra phải có thông báo trước 2 ngày.

Điều 12: Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường :

Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện được ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường như sau:

- Chủ tịch UBND các huyện được ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với dự án c6 tổng quỹ trì bồi thường dưới 1 tỷ đồng.

- Chủ tịch UBND Thành phố Biên Hòa được ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với dự án có tổng giá trị bồi thường dưới 2 tỷ đồng.

Trong phạm vi được tỉnh ủy quyền, Chủ tịch UBND cấp huyện duyệt phương án bồi thường. Thời gian: 5 ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt phương án bồi thường. Thời gian: 5 ngày.

Điều 13: Chi trả tiền bồi thường.

Việc chi trả tiền bồi thường được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Biên Hòa.

- Trước khi chi trả tiền bồi thường, Hội đồng bồi thường cấp huyện phải thông báo công khai mức bồi thường, cách tính toán bồi thường của từng hộ (đã được Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND huyện, thành phố Biên Hòa phê duyệt) kèm theo ba loại hồ sơ sau đây :

+ Bảng tính toán giá trị bồi thường của từng hộ.

+ Biên bản kiểm tra đất đai tài sản của từng hộ.

+ Giấy xác nhận nguồn gốc đất hoặc các giấy tờ khác về đất về nhà của từng hộ.

- Việc chi trả tiền bồi thường do Hội đồng đến bù cấp huyện chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện.

- Trước khi chi trả tiền bồi thường, Hội đồng bồi thường cấp huyện phải thu hồi toàn bộ các giấy tờ về nhà, đất (bản chính) và chuyển cho Phòng (Ban) Địa chính - Nhà đất huyện (thành phố) để chỉnh lý hoặc thu hồi giấy tờ về nhà, đất và tồng hợp báo cáo UBND tỉnh Sở Địa chính- Nhà đất , Sở Xây dựng).

Trường hợp người có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo chi trả tiền bồi thường, Hội đồng bồi thường cấp huyện chuyển gởi số tiền bồi thường vào kho bạc sở tại hoặc quỹ tín dụng không kỳ hạn của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất.

Điều 14: Giải phóng mặt bằng.

Sau khi chủ hộ nhận tiền bồi thường, tuỳ theo tính chất phức tạp của từng công trình để Chủ tịch Hội đồng bồi thường cấp huyện thông báo thời hạn giải tỏa nhưng tối đa là 30 ngày kể từ ngày chủ hộ nhận tiền bồi thường. Thời hạn giải tỏa được ghi trong thông báo nhận tiền bồi thường.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất không đồng ý với quyết định bồi thường thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật nhưng trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải thực hiện việc giải tỏa để bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định. Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện giải tỏa đúng quy định thì Hội đồng bồi thường cấp huyện báo cáo ủy ban nhân dân cùng cấp để áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc phải di chuyển để giải phóng mặt bằng.

Điều 15: Giải quyết khiếu nại.

Tất cả khiếu nại có liên quan đến công tác bồi thường đều được thực hiện giải quyết theo trình tự quy định của Luật khiếu nại tố cáo năm 1999, Luật Đất đai và quy định tại Điều 38 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

- Thanh tra huyện tiếp nhận đơn khiếu nại và phối hợp với Hội đồng bồi thường cấp huyện và UBND xã phường để kiểm tra, xác minh và đề xuất UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu.

- Trường hợp người bị thu hồi đất tiếp tức khiếu nại lên cấp tỉnh về quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì Thanh tra tỉnh phối hợp với Hội đồng thẩm định tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ THƯỞNG PHẠT

Điều 16: Khen thưởng

Người bị thu hồi đất thực hiện giải tỏa đúng quy định của Hội đồng bồi thường cấp huyện thì được thưởng tối đa 5.000.000 đ/hộ. Mức thưởng cụ thể được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành tại Quyết định số: 2719 /2002/QĐ-UBT ngày 30/07/2002. Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bồi thường giải tỏa thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

Điều 17: Xử phạt

Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện giải tỏa đúng quy định thì Hội đồng bồi thường cấp huyện phối hợp cùng ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tổ chức vận động, giáo dục, thuyết phục người bị thu hồi đất thực hiện theo chủ trương của Nhà nước. Trường hợp vẫn cố tình không chấp hành, UBND các huyện và thành phố Biên Hòa áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc phải di dời để giải phóng mặt bằng và đối tượng bị cưỡng chế phải chịu chi phí cho việc cưỡng chế. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được bồi thường (người bị thu hồi đất) cũng như các đơn vị, cá nhân làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nếu có sai phạm đều bị xử lý kỷ luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18: Tổ chức thực hiện.

Căn cứ quy định này, Sở Tài chính-vật giá phối hợp với Sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện và ban hành kèm theo các biểu mẫu kê khai để thực hiện thống nhất; tổ chức tập huấn cho cấp xã, huyện.

UBND các huyện, thành phố Biên Hòa củng cố kiện toàn tổ chức Hội đồng bồi thường để tổ chức thực hiện tốt, đúng quy định.

Quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, các Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố Biên Hòa kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2720/2002/QĐ-UBT ban hành Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

  • Số hiệu: 2720/2002/QĐ-UBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/07/2002
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Ao Văn Thinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 20/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản