UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2706/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 31 tháng 10 năm 2018 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 6115/BNN-TCTL ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 564/TTr-SNN ngày 30 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
(có Kế hoạch kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22/CT-TTG NGÀY 07/8/018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước;
Công văn số 6115/BNN-TCTL ngày 10 tháng 8 năm 2018 về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị với những nội dung sau:
1. Mục đích
1.1. Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
1.2. Phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi. Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chất lượng và hiệu quả.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát các nội dung trong Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp trong việc triển khai thi hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi. Kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi.
2. Tổ chức kiểm tra, phối hợp với các địa phương kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi có quy mô lớn và các đập, hồ chứa thuỷ lợi có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn; chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du.
3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, hồ chứa thuỷ lợi. Củng cố lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi đặc biệt là đối với các đập, hồ chứa thuỷ lợi vừa và nhỏ.
4. Huy động các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi; chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm.
5. Rà soát, lập Danh mục các đập, hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
6. Xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý.
7. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
1.2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh; rà soát, lập danh mục các đập, hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn. Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định việc tích nước và đảm bảo an toàn đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi thuộc trách nhiệm quản lý.
1.3. Xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
1.4. Tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi quan trọng đặc biệt, lớn, vừa trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thông tin quản lý đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.5. Tổ chức thẩm định quy trình vận hành đối với hồ chứa thuỷ lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
1.6. Tổ chức thẩm định, phê duyệt, hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa thuỷ lợi phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi lớn, vừa trên địa bàn và đập, hồ chứa thuỷ lợi nhỏ liên quan đến 02 huyện trở lên.
1.7. Tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thuỷ lợi; phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuỷ lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
1.8. Tổ chức thẩm định phương án cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ lợi.
1.9. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Danh mục hồ chứa thủy lợi phải lắp đặt và quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu; cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
1.10. Định kỳ dự thảo báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành để gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Công thương
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện trên địa bàn.
3. Sở Tài chính
Cân đối nguồn kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi; kinh phí hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sự cố mất an toàn của đập, hồ chứa thuỷ lợi; kinh phí thực hiện các quy định khác của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất bố trí vốn để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng. Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
6.1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ lợi.
6.2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác rà soát hiện trạng sử dụng đất, lập hồ sơ giao đất, đăng ký biến động đất đai trong hành lang bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
6.3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hồ chứa thuỷ lợi thuộc đối tượng phải cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
6.4. Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Danh mục hồ chứa thủy lợi phải lắp đặt và quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu; cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
7. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp
7.1. Tổ chức việc cứu hộ đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn, tham gia cứu hộ đập, hồ chứa cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
7.2. Quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ, ngập lụt do sự cố đập gây thiệt hại cho vùng hạ du đập trên địa bàn.
Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý.
7.3. Tổ chức diễn tập, hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
7.4. Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, quyết định Phương án điều tiết, ban hành Lệnh vận hành hồ chứa và Quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; Báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp, vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.
8. UBND cấp huyện
8.1. Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
8.2. Tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8.3. Phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở được cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thuỷ lợi thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định.
8.4. Phê duyệt Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thuỷ lợi; Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuỷ lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt Phương án đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên trong một huyện, trên cơ sở được cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thuỷ lợi thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định.
9. UBND cấp xã
9.1. Chủ động phối hợp UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
9.2. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thuỷ lợi; phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp xã. Phê duyệt phương án ứng phó thiên tai; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thuỷ lợi và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã.
10. Các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thuỷ lợi
10.1. Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước thuỷ lợi, gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10.2. Lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi; định kỳ 05 năm rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành gửi cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi thuộc UBND các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu.
10.3. Quan trắc đập, hồ chứa thuỷ lợi và các công trình có liên quan theo quy định; phân tích, đánh giá, xử lý, lưu trữ số liệu quan trắc; kịp thời xử lý dấu hiệu bất thường; Báo cáo cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ lợi thuộc UBND các cấp kết quả quan trắc.
10.4. Kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi theo quy định; thường xuyên; trước mùa mưa hàng năm; sau mùa mưa hàng năm; ngay sau khi có mưa, lũ lớn. Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa thuỷ lợi có hư hỏng đột xuất phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi. Định kỳ trước ngày 15 tháng 4 hàng năm có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
10.5. Thực hiện kiểm định đập, hồ chứa thuỷ lợi theo Đề cương được phê duyệt.
10.6. Lập Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ lợi; Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định của pháp luật gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
10.7. Lập Phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.
11. Các sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt Kế hoạch trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao./.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22/2018/CT-TTG NGÀY 07/8/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI
(Kèm theo Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 31/10//2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nhiệm vụ | Tổ chức thực hiện | Thời gian hoàn thành | |
Đơn vị thực hiện | Cơ quan phối hợp | |||
1 | Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Hàng năm |
2 | Tổ chức kiểm tra, phối hợp với các địa phương kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi có quy mô lớn và các đập, hồ chứa thuỷ lợi có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn; chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Hàng năm |
3 | Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý, khai thác đập, hồ chứa thuỷ lợi. Củng cố lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi đặc biệt là đối với các đập, hồ chứa thuỷ lợi vừa và nhỏ. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Bộ Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Hàng năm |
4 | Huy động các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi; chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
5 | Rà soát, lập danh mục các đập, hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Hàng năm |
6 | Xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Tháng 10/2018 |
7 | Tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
8 | Tổ chức thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thuỷ lợi | Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn; UBND cấp xã | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm |
9 | Ban hành Quy định về quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố | Tháng 5/2019 |
10 | Phê duyệt danh mục đập, hồ chứa thủy lợi phải thực hiện các nội dung: Kê khai, đăng ký an toàn đập; Lập, phê duyệt quy trình vận hành; Kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; Lập, lưu trữ hồ sơ công trình; Cắm mốc hành lang phạm vi bảo vệ công trình; | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Tháng 12/2018 |
11 | Phê duyệt danh mục hồ chứa thủy lợi phải thực hiện các nội dung: Lắp đặt và quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; Xây dựng bản dồ ngập lụt vùng hạ lưu; Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Tháng 01/2019 |
12 | Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi. | Sở Xây dựng | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Hàng năm |
13 | Thực hiện chương trình đầu tư sửa chữa nâng cao an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi (WB8) | Ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Năm 2018 - 2020 |
14 | Sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn 05 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn | Ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Năm 2018 - 2019 |
15 | Sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn cho 13 hồ chứa | Ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Năm 2019 - 2020 |
16 | Sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn cho 07 hồ chứa | Ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT; Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Năm 2022 - 2025 |
17 | Tổ chức quản lý, khai thác đập, hồ chứa thuỷ lợi đảm bảo an toàn, hiệu quả. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Công ty TNHH MTV QLKTCTTL | Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố. | Hàng năm |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Kế hoạch 501/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Kế hoạch 7970/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật Đầu tư công 2014
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Kế hoạch 501/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Kế hoạch 7970/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 2706/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lò Minh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực