- 1Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết hiệu lực năm 2022
- 2Quyết định 06/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa kỳ hệ thống hóa 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2017/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 21 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 4781/TTr-STC, ngày 13 tháng 12 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và thay thế Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND các huyện thị xã, thành phố kịp thời báo cáo phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CÁC LOẠI VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT BỊ THU HỒI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
1. Đơn giá bồi thường các loại cây trồng hàng năm theo Phụ lục I đính kèm.
2. Đối với cây đã sắp đến thời kỳ thu hoạch:
a) Trường hợp dự án chưa triển khai ngay được và đã trả tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông báo cho các hộ tiếp tục chăm sóc và thu hoạch, sau đó mới thu hồi đất thì không phải bồi thường thiệt hại về cây trồng. Các hộ bị thu hồi đất tự thu hoạch và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án theo kế hoạch đã thông báo.
b) Trường hợp dự án triển khai chậm tiến độ thu hồi đất và chưa chi trả hoặc chi trả chưa đủ tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ bị thu hồi đất: Các hộ bị thu hồi đất được tiếp tục canh tác cây trồng hàng năm cho đến khi thu hồi đất. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường thiệt hại về cây trồng phù hợp tại thời điểm thu hồi đất.
c) Trường hợp dự án không xác định được tiến độ thu hồi đất, chưa chi trả tiền bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ bị thu hồi đất và không cho phép các hộ bị thu hồi đất được tiếp tục canh tác cây trồng hàng năm thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường thiệt hại cho các hộ bị thu hồi đất bị thiệt hại do mất thu nhập từ sản xuất canh tác loại cây trồng hàng năm trên đất (thời gian thiệt hại do mất thu nhập được tính từ thời điểm lập biên bản hiện trạng cho đến thời điểm thu hồi đất; loại cây trồng được bồi thường tính theo loại cây trồng tại thời điểm lập biên bản hiện trạng).
Điều 2. Cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán
1. Đơn giá bồi thường đối với cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán theo Phụ lục II đính kèm.
2. Cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ trồng phân tán được phân loại cây ở thời kỳ xây dựng cơ bản và cây đến thời kỳ thu hoạch, như sau:
a) Cây đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản được chia làm 3 loại:
- Cây mới trồng đến dưới 1 năm tuổi;
- Cây trồng từ 1 năm đến dưới 3 năm tuổi;
- Cây trồng từ 3 năm đến 5 năm tuổi.
b) Cây trồng đến thời kỳ thu hoạch được chia làm 3 loại: A, B, và C được quy định như sau:
- Cây ăn quả lâu năm
+ Loại A: Là cây đã cho thu hoạch ổn định, có năng suất cao.
+ Loại B: Là cây đã cho thu hoạch ổn định, có năng suất trung bình.
+ Loại C: Là cây mới bắt đầu có trái, có năng suất chưa ổn định hoặc cây có năng suất thấp.
+ Cây đến thời hạn thanh lý thì chỉ tính bằng 50% cây loại C.
+ Đối với cây ăn quả đến thời kỳ ra quả nhưng không cho quả thì áp giá như cây loại C.
- Cây lấy gỗ trồng phân tán
+ Loại A: Có đường kính trên 15cm đến 20cm;
+ Loại B: Có đường kính từ trên 10cm đến 15cm;
+ Loại C: Có đường kính trên 8cm đến 10cm.
3. Đối với những cây đặc biệt (như xoài, sầu riêng, măng cụt, hồ tiêu, bưởi da xanh): có năng suất cao, trồng ở vườn tập trung, có sản lượng hàng hóa cao, mang lại thu nhập lớn cho người trồng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án trình UBND cấp thẩm quyền xem xét tăng mức bồi thường, hỗ trợ lên tối đa không quá 02 (hai) lần mức giá ghi trong Phụ lục II đính kèm.
Cơ sở để xem xét hệ số tăng mức bồi thường, hỗ trợ là xác nhận của phòng Nông nghiệp hoặc phòng Kinh tế về năng suất sản lượng của cây so với năng suất bình quân trên địa bàn.
4. Đối với cây ăn quả lâu năm trồng tập trung: Số lượng cây được bồi thường, hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt quá mật độ cây theo quy trình kỹ thuật, số cây vượt so với mật độ cho phép thì được hỗ trợ 50% giá quy định.
Bảng mật độ cây ăn quả lâu năm trồng tập trung:
STT | Loại cây trồng | ĐVT | Mật độ cây/ha | |
Cây trồng từ hạt (hoặc bụi) | Cây chiết, ghép | |||
1 | Bơ | Cây | 200 | 200 |
2 | Bưởi | Cây | 450 | 800 |
3 | Cà phê | Cây | 1.500 |
|
4 | Cam | Cây | 500 | 900 |
5 | Chanh | Cây | 500 | 900 |
6 | Chôm chôm | Cây | 350 | 600 |
7 | Chuối | Bụi | 2.000 |
|
8 | Đào lộn hột | Cây | 200 | 300 |
9 | Đu đủ | Cây | 1.500 |
|
10 | Dừa | Cây | 600 |
|
11 | Hồ tiêu | Nọc |
| 2.000 |
12 | Mãng cầu ta | Cây | 400 | 400 |
13 | Mãng cầu tây | Cây | 200 | 200 |
14 | Măng cụt | Cây |
| 150 |
15 | Nhãn | Cây | 150 | 300 |
16 | Nho | Gốc |
| 2.000 |
17 | Ổi | Cây |
| 1.000 |
18 | Sabôchê | Cây | 150 | 300 |
19 | Sầu riêng | Cây | 300 | 300 |
20 | Táo | Cây |
| 600 |
21 | Thanh Long | Bụi |
| 900- 1.100 |
22 | Vú sữa | Cây | 120 | 200 |
23 | Xoài cát Hòa Lộc | Cây | 400 | 700 |
24 | Xoài giống khác | Cây | 300 | 550 |
25 | Ca cao | Cây | 1.110 |
|
26 | Mít | Cây |
| 300 |
27 | Mận | Cây |
| 900 |
5. Đối với vườn cây ăn quả lâu năm trồng xen cây trồng hàng năm thì cây ăn quả lâu năm được bồi thường theo thực tế, cây trồng hàng năm được bồi thường theo diện tích cây trồng thực tế bị thiệt hại.
Điều 3. Cây lấy gỗ trồng tập trung
1. Đơn giá bồi thường đối với cây lấy gỗ trồng tập trung có diện tích trồng rừng từ 0,5 ha trở lên theo Phụ lục III đính kèm.
Trường hợp diện tích trồng rừng nhỏ hơn 0,5 ha thì tính đền bù theo phân loại cây như đơn giá quy định tại Phụ lục II đính kèm.
2. Cây lấy gỗ trồng tập trung đến thời kỳ thu hoạch, nếu số lượng cây lớn hơn so với mật độ quy định mà đường kính của từng cây vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tại Phụ lục III, thì đơn giá bồi thường được tăng tương ứng theo tỷ lệ tăng so với mật độ quy định của loại rừng tương ứng quy định tại Phụ lục III nhưng mức tăng tối đa không quá 1,5 lần.
3. Trường hợp cây lấy gỗ trồng tập trung đến thời kỳ thu hoạch nhưng mật độ cây không đạt mật độ quy định thì đơn giá bồi thường được giảm tương, ứng theo tỷ lệ giảm so với mật độ quy định của loại rừng tương ứng.
Điều 4. Quy định về việc xác định đường kính và áp giá đối với cây lấy gỗ
1. Về xác định đường kính của cây: Vị trí để xác định đường kính của cây là tại điểm cách mặt đất 1,3m trên thân cây.
2. Đối với nhóm cây lấy gỗ trồng phân tán và tập trung đến kỳ thu hoạch: Cây có đường kính trên 20cm đến 30cm thì tăng thêm 30% đơn giá; cây có đường kính trên 30cm thì tăng thêm 50% đơn giá (quy định này không áp dụng với loại cây bồi thường theo nhóm gỗ).
1. Tùy theo giá trị thực tế của từng loại cây, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phân loại A, B, C và xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo Phụ lục IV đính kèm.
2. Đối với cây cảnh trồng, hòn non bộ có thể di dời được: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hỗ trợ di dời, chăm sóc cây gửi Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ di dời, chăm sóc cây từ 300 triệu đồng trở xuống; hoặc gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ di dời, chăm sóc trên 300 triệu đồng.
3. Đối với một số cây trồng thành hàng rào tạo cảnh quan: Đơn giá hỗ trợ bình quân 30.000 đồng/mét dài.
Điều 6. Xử lý cây sau khi bồi thường, hỗ trợ
1. Đối với cây ăn quả và cây lấy gỗ trồng phân tán, sau khi được bồi thường, chủ hộ được phép tận thu với điều kiện phải cam kết bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định.
2. Đối với cây cảnh, sau khi được hỗ trợ, chủ hộ được di dời trồng ở nơi khác.
3. Đối với cây lấy gỗ trồng tập trung, quy định như sau:
a) Cây trong thời kỳ xây dựng cơ bản: Sau khi được bồi thường, chủ hộ được phép tận thu với điều kiện phải cam kết bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định.
b) Cây đến thời kỳ thu hoạch:
- Trường hợp chủ hộ tự thu hoạch thì sẽ không được bồi thường mà được hỗ trợ chi phí chặt hạ bằng 10% đơn giá bồi thường;
- Trường hợp chủ hộ không tổ chức thu hoạch thì được bồi thường theo quy định tại bảng giá. Sau khi nhận tiền bồi thường, chủ hộ bàn giao mặt bằng và nguyên trạng cây trồng cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để quản lý và tổ chức khai thác, bán thanh lý theo đúng quy định hiện hành. Giá trị thanh lý được ghi giảm chi phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
Điều 7. Hỗ trợ chi phí di chuyển vật nuôi
1. Đối với vật nuôi là gia súc, gia cầm và một số động vật hoang dã được nuôi theo hình thức trang trại phải di chuyển khi nhà nước thu hồi đất, mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gửi Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ từ 300 triệu đồng trở xuống; hoặc gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với dự toán có mức hỗ trợ trên 300 triệu đồng.
2. Các loại vật nuôi gồm:
- Gia súc: Trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn (heo).
- Gia cầm: Gà, vịt, ngan (vịt xiêm), ngỗng, chim (đà điểu, chim cút, chim bồ câu).
- Động vật hoang dã: Dông, nhím, khỉ, vượn, hươu, nai, cá sấu, tắc kè, chim yến.
- Côn trùng: Ong, dế, giun (trùn quế).
3. Thiệt hại do di chuyển gồm: Giảm số lượng vật nuôi (chết, mất); giảm năng suất, sản lượng thu hoạch.
1. Đối với các loại cây trồng chưa quy định tại các phụ lục đính kèm: Tùy theo từng loại cây, giá trị của loại cây đó Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng áp dụng giá của cây cùng loại và có giá trị tương đương. Trường hợp đặc biệt thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có văn bản gửi Sở Tài chính để tổ chức xác định giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
2. Trường hợp vật nuôi, cây trồng không di dời được, sau khi kiểm tra, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án đã được phê duyệt nhưng chưa thanh toán cho các hộ do Nhà nước chậm thanh toán thì xác định lại giá hỗ trợ, bồi thường cho các hộ tại thời điểm thanh toán.
3. Đối với các nội dung về kỹ thuật cây trồng chưa được đề cập tại Quy định này thì áp dụng theo các quy định của chuyên ngành./.
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG HÀNG NĂM
(Đính kèm Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Đơn vị tính: đồng/m2
STT | LOẠI CÂY | ĐƠN GIÁ |
I | Cây lương thực |
|
1 | Lúa nước | 6.000 |
2 | Lúa rẫy | 4.000 |
3 | Bắp (ngô) |
|
| - Bắp ăn tươi (bắp nếp,...) | 5.000 |
| - Bắp chăn nuôi (bắp đá, bắp đỏ,...) | 4.000 |
4 | Cây cho củ tinh bột (khoai các loại: mỳ, lang, sọ, từ, minh tinh...) | 4.000 |
II | Cây rau ăn lá |
|
1 | Cây cải bắp, su hào, su lơ | 16.000 |
2 | Cây cải, muống, ngót, cần nước, mồng tơi, rau đay, rau dền, cải xoong, xà lách. | 12.000 |
III | Rau ăn quả |
|
1 | Cây họ cà |
|
1.1 | Cà chua | 12.000 |
1.2 | Cây cà (cà pháo, cà tím, cà dĩa...) | 10.000 |
1.3 | Cây ớt | 12.000 |
2 | Cây họ bầu bí và thân leo |
|
2.1 | Bí xanh, bí đỏ, bầu, su su, mướp, thiên lý, chanh dây |
|
| + Cây trồng ruộng | 16.000 |
| + Cây trồng giàn trong vườn nhà (đồng/m2 giàn) | 30.000 |
2.2 | Cây gấc (đồng/gốc) | 40.000 |
2.3 | Dưa các loại (trừ dưa hấu), khổ qua | 16.000 |
2.4 | Dưa hấu | 14.000 |
3 | Rau ăn quả họ đậu |
|
3.1 | Đậu bắp | 12.000 |
3.2 | Đậu vàng, đậu đũa, đậu cô ve | 16.000 |
IV | Các loại rau ăn củ |
|
1 | Củ cải, cà rốt | 14.000 |
2 | Sắn nước (củ đậu) | 10.000 |
V | Rau gia vị |
|
1 | Rau thơm các loại (húng, mùi, hành...) | 18.000 |
2 | Lá dứa, lá lốt, ngổ, diếp cá, sả, lá gai | 6.000 |
3 | Riềng, nghệ, gừng | 10.000 |
4 | Củ kiệu | 26.000 |
5 | Bạc hà | 26.000 |
VI | Cây họ đậu |
|
1 | Mè trắng, mè đen. | 8.000 |
2 | Đậu các loại: Phông, xanh, đen, đỏ, trắng, nành | 12.000 |
VII | Cây thực phẩm công nghiệp |
|
1 | Mía đường: |
|
1.1 | Mía cây giống cao sản (cả gốc) |
|
| + Mía vụ 1 | 7.000 |
| + Mía vụ 2 | 7.000 |
| + Mía vụ 3 | 4.000 |
1.2 | Mía cây giống địa phương (cả gốc) |
|
| + Mía vụ 1, vụ 2 | 4.000 |
| + Mía vụ 3 | 3.000 |
2 | Mía cây: (Mía tím, mía vàng) |
|
| + Mía vụ 1 | 20.000 |
| + Mía vụ 2 | 12.000 |
VIII | Các loại cây khác |
|
1 | Dứa (thơm, khóm) |
|
| - Trồng xen canh | 15.000 |
| - Trồng theo mật độ kỹ thuật không xen canh | 30.000 |
2 | Bông vải | 6.000 |
3 | Thuốc lá | 8.000 |
4 | Cây sen | 9.000 |
5 | Cây môn các loại | 16.000 |
6 | Cỏ voi, cỏ long ba ra | 6.000 |
7 | Sâm hành (vị thuốc bắc), nha đam (lô hội) | 80.000 |
8 | Hoa huệ | 24.000 |
9 | Hoa trúc lá, sống đời | 20.000 |
10 | Hoa cúc, hoa hồng | 26.000 |
11 | Hoa càng của | 10.000 |
12 | Cây Lược vàng | 6.000 |
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM, CÂY LẤY GỖ TRỒNG PHÂN TÁN
(Đính kèm Quy định ban hành theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/cây
Stt | LOẠI CÂY | ĐVT | CÂY ĐẾN THỜI KỲ THU HOẠCH | CÂY Ở THỜI KỲ XÂY DỰNG CƠ BẢN | ||||
Loại A | Loại B | Loại C | Từ 3 đến 5 năm | Từ 1 đến dưới 3 năm | Dưới 1 năm | |||
1 | Bạch đàn, phi lao, keo, keo gai, nem, muồng, sầu đông (xoan), đào tiên, đước | Cây | 120 | 80 | 40 | 20 | 12 | 6 |
2 | Bơ | Cây | 560 | 400 | 240 | 120 | 80 | 40 |
3 | Bồ kết | Cây | 260 | 180 | 100 | 40 | 26 | 14 |
4 | Bồ quân | Cây | 160 | 110 | 80 | 40 | 26 | 10 |
5 | Ca cao | Cây | 200 | 160 | 120 | 60 | 40 | 20 |
6 | Cà phê | Cây | 500 | 300 | 200 | 100 | 40 | 20 |
7 | Cam |
|
|
|
|
|
|
|
a | Giống địa phương | Cây | 300 | 240 | 160 | 60 | 40 | 24 |
b | Giống mới | Cây | 520 | 360 | 260 | 120 | 80 | 50 |
8 | Bưởi |
|
|
|
|
|
|
|
a | Bưởi giống địa phương | Cây | 600 | 480 | 320 | 120 | 80 | 48 |
b | Bưởi giống mới | Cây | 1.040 | 720 | 520 | 240 | 160 | 100 |
9 | Chanh, quýt | Cây | 280 | 200 | 140 | 60 | 30 | 16 |
10 | Cau | Cây | 140 | 100 | 60 | 40 | 20 | 10 |
11 | Chôm chôm | Cây | 800 | 520 | 400 | 240 | 160 | 80 |
12 | Chuối | Bụi | 180 | 120 | 60 | - | - | 12 |
13 | Chùm ruột, Chùm ngây | Cây | 120 | 80 | 40 | 30 | 16 | 8 |
14 | Cóc | Cây | 300 | 240 | 180 | 120 | 80 | 40 |
15 | Dâu tằm | Cây | 100 | 80 | 60 | - | 20 | 10 |
16 | Dừa bung | Cây | 600 | 420 | 320 | 240 | 120 | 60 |
17 | Dừa xiêm | Cây | 900 | 700 | 500 | 300 | 200 | 100 |
18 | Dừa xiêm dứa | Cây | 1.600 | 1.120 | 800 | 480 | 260 | 160 |
19 | Đào lộn hột |
|
|
|
|
|
|
|
a | Trồng bằng giống cao sản | Cây | 500 | 360 | 240 | 140 | 100 | 60 |
b | Trồng bằng giống địa phương | Cây | 400 | 280 | 200 | 100 | 60 | 40 |
20 | Đu đủ | Cây | 100 | 60 | 40 | - | - | 10 |
21 | Gòn | Cây | 90 | 60 | 40 | 20 | 14 | 10 |
22 | Hồ tiêu | Khóm | 520 | 320 | 160 | 100 | 52 | 28 |
23 | Khế | Cây | 180 | 120 | 60 | 40 | 30 | 18 |
24 | Lựu | Cây | 100 | 80 | 60 | 50 | 40 | 30 |
25 | Mận | Cây | 240 | 160 | 120 | 60 | 40 | 20 |
26 | Mãng cầu ta | Cây | 200 | 160 | 80 | 40 | 20 | 8 |
27 | Mãng cầu tây | Cây | 300 | 140 | 100 | 50 | 30 | 10 |
28 | Me | Cây | 320 | 200 | 120 | 50 | 30 | 8 |
29 | Mít | Cây | 750 | 600 | 300 | 120 | 90 | 30 |
30 | Nhàu | Cây | 100 | 60 | 40 | - | 20 | 10 |
31 | Nhãn | Cây | 300 | 200 | 140 | 80 | 60 | 40 |
32 | Nho | Gốc | 400 | 200 | 100 | 60 | 40 | 20 |
33 | Ổi | Cây | 120 | 80 | 50 | - | 20 | 10 |
34 | Ôma | Cây | 80 | 60 | 40 | 20 | 12 | 4 |
35 | Sầu riêng | Cây | 2.800 | 2.200 | 1.600 | 600 | 400 | 200 |
36 | Sabôchê | Cây | 400 | 240 | 160 | 90 | 70 | 40 |
37 | Sơ ri | Cây | 160 | 120 | 80 | 60 | 40 | 20 |
38 | Táo | Cây | 260 | 160 | 80 | - | 40 | 20 |
39 | Thanh Long |
|
|
|
|
|
|
|
| - Trồng xâm canh | Bụi | 160 | 120 | 80 | 40 | 20 | 8 |
| - Trồng chuyên canh | Bụi | 280 | 220 | 130 | 60 | 40 | 16 |
40 | Trầu không | Bụi | 240 | 160 | 100 | - | 60 | 10 |
41 | Tre (giống tre nhà) | Cây | 40 | 28 | 20 | 14 | 10 | 4 |
42 | Tre vàng, trẩy, tầm vông | Cây | 14 | 10 | 6 | - | 4 | 2 |
43 | Tre lấy măng | Bụi | 140 | 100 | 70 | - | 40 | 32 |
44 | Trúc | Bụi | 40 | 24 | 14 | - | 6 | 2 |
45 | Vú sữa | Cây | 800 | 520 | 320 | 140 | 100 | 40 |
46 | Xoài |
|
|
|
|
|
|
|
a | Xoài giống cây ghép | Cây | 2.100 | 1.650 | 1.200 | 450 | 300 | 90 |
b | Xoài giống ươm từ hạt | Cây | 3.600 | 2.400 | 1.800 | 450 | 210 | 30 |
47 | Măng cụt | Cây | 1.400 | 1.100 | 800 | 300 | 200 | 60 |
48 | Xà cừ | Cây | 600 | 300 | 140 | 120 | 60 | 20 |
49 | Gỗ dầu | Cây | 250 | 150 | 100 | 50 | 20 | 10 |
50 | Sưa, gỗ hương, gỗ lim | Cây | 1.200 | 600 | 300 | 120 | 80 | 36 |
51 | Sakê | Cây | 500 | 400 | 200 | 80 | 60 | 20 |
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY LẤY GỖ TRỒNG TẬP TRUNG
(Đính kèm Quy định ban hành theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT | LOẠI CÂY | ĐVT | ĐƠN GIÁ (1.000 đồng) |
I | Cây bạch đàn, phi lao, keo, sầu đông, đước |
|
|
1 | Rừng đang thời kỳ xây dựng cơ bản (mật độ cây trồng từng loại theo quy định của ngành) |
|
|
1.1 | Loại có thâm canh |
|
|
| Rừng trồng mới đến 1 năm | ha | 21.600 |
| Rừng trồng trên 1 năm đến 2 năm | ha | 27.000 |
| Rừng trồng trên 2 năm đến 3 năm | ha | 32.400 |
| Rừng trồng trên 3 năm đến 4 năm | ha | 37.800 |
1.2 | Loại không thâm canh |
|
|
| Rừng trồng mới đến 1 năm | ha | 16.200 |
| Rừng trồng trên 1 năm đến 2 năm | ha | 22.320 |
| Rừng trồng trên 2 năm đến 3 năm | ha | 27.000 |
| Rừng trồng trên 3 năm đến 4 năm | ha | 30.960 |
2 | Rừng đến thời kỳ thu hoạch (mật độ 2.000-2.500 cây/ha) |
|
|
| Rừng loại A (đường kính trên 12cm đến 20cm) | ha | 72.000 |
| Rừng loại B (đường kính trên 9cm đến 12cm) | ha | 57.600 |
| Rừng loại C (đường kính trên 7cm đến 9cm) | ha | 46.800 |
3 | Rừng tái sinh |
|
|
| Lần thứ nhất: giá bồi thường bằng 65% loại rừng tương ứng |
|
|
| Lần thứ hai: bồi thường bằng 40% loại rừng tương ứng. |
|
|
| Lần thứ ba: chủ hộ tự thu hoạch. |
|
|
II | Cây dó bầu |
|
|
1 | Cây dó bầu trồng tập trung (mật độ 600 cây/ha) |
|
|
| Rừng trồng dưới 1 năm | ha | 12.652 |
| Rừng trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm | ha | 54.240 |
| Rừng trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm | ha | 89.760 |
| Rừng trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm | ha | 117.360 |
| Rừng trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm | ha | 118.560 |
| Rừng trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm | ha | 119.760 |
| Rừng trồng từ 6 năm đến dưới 7 năm | ha | 120.960 |
| Rừng trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm | ha | 122.400 |
| Rừng trồng từ 8 năm trở lên (*) | ha | Quy định riêng |
2 | Cây dó bầu trồng phân tán |
|
|
| Cây trồng dưới 1 năm | cây | 32 |
| Cây trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm | cây | 136 |
| Cây trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm | cây | 226 |
| Cây trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm | cây | 292 |
| Cây trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm | cây | 298 |
| Cây trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm | cây | 300 |
| Cây trồng từ 6 năm đến dưới 7 năm | cây | 302 |
| Cây trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm | cây | 308 |
| Cây trồng từ 8 năm trở lên (*) | cây | Quy định riêng |
III | Cây dầu rái, sao đen, xà cừ (mật độ 400 cây/ha) |
|
|
| Rừng trồng dưới 1 năm... | ha | 13.308 |
| Rừng trồng từ 1 năm đến dưới 2 năm | ha | 20.620 |
| Rừng trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm | ha | 26.002 |
| Rừng trồng từ 3 năm đến dưới 4 năm | ha | 30.816 |
| Rừng trồng từ 4 năm đến dưới 5 năm | ha | 33.802 |
| Rừng trồng từ 5 năm đến dưới 6 năm | ha | 36.788 |
| Rừng trồng từ 6 năm đến dưới 8 năm | ha | 40.600 |
| Rừng trồng từ 8 năm đến dưới 10 năm | ha | 44.600 |
| Rừng trồng từ 10 năm đến dưới 12 năm | ha | 48.600 |
| Rừng trồng từ 12 năm đến 15 năm | ha | 52.600 |
| Rừng trồng trên 15 năm (*) | ha | Quy định riêng |
(*) Quy định bồi thường riêng đối với một số cây như sau:
1. Đối với cây dó bầu:
Cây dó bầu từ 8 năm trở lên nhưng kém phát triển và đường kính dưới 14cm thì đơn giá bồi thường bằng cây dó trồng từ 7 năm đến dưới 8 năm.
Đối với cây dó thời kỳ tạo trầm (từ năm thứ 8 trở lên và đường kính cây đạt từ 14cm trở lên), khi có phát sinh bồi thường thì thành lập Hội đồng xác định giá bồi thường cụ thể.
2. Đối với cây dầu rái, sao đen trên 15 năm:
Trường hợp chủ hộ tự thu hoạch thì được hỗ trợ chi phí chặt hạ bằng 15% đơn giá rừng trong từ 12 đến 15 năm; trường hợp chủ hộ không tự thu hoạch thì bồi thường theo trữ lượng gỗ thu hoạch nhân với đơn giá của nhóm gỗ các loại theo quy định của nhà nước tại thời điểm thu hồi.
- 1Quyết định 74/2017/QĐ-UBND về Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 39/2017/QĐ-UBND về quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về Đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác và di chuyển mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2018
- 4Quyết định 40/2016/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về mức bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2019 về đính chính Quyết định 08/2019/QĐ-UBND do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 7Quyết định 19/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về mức bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản, phần lăng, mộ và chi phí di chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 20/2018/QĐ-UBND
- 8Quyết định 03/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về quy định giá bồi thường, hỗ trợ vườn cây cao su của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết hiệu lực năm 2022
- 10Quyết định 06/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 40/2016/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết hiệu lực năm 2022
- 3Quyết định 06/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
- 6Quyết định 74/2017/QĐ-UBND về Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 39/2017/QĐ-UBND về quy định đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về Đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác và di chuyển mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2018
- 9Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về mức bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2019 về đính chính Quyết định 08/2019/QĐ-UBND do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 11Quyết định 19/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về mức bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản, phần lăng, mộ và chi phí di chuyển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 20/2018/QĐ-UBND
- 12Quyết định 03/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 17/2020/QĐ-UBND về quy định giá bồi thường, hỗ trợ vườn cây cao su của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về quy định giá bồi thường, hỗ trợ các loại vật nuôi, cây trồng trên đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 27/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đào Công Thiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực