Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2010/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 02 tháng 8 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 40/TT-TTr ngày 16/06/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 10/05/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Bản Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP CÔNG DÂN, TIẾP NHẬN ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, ĐƠN KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 02/08/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng tư vấn pháp luật, Hội đồng hòa giải thực hiện tốt nhiệm vụ hòa giải các vụ việc tranh chấp đất đai ở cơ sở.
3. Thủ trưởng các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc sở và cấp tương đương có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 12 và Điều 14 của Bản quy định này.
TIẾP CÔNG DÂN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾPCÔNG DÂN, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN
Điều 5. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và nhận đơn của công dân.
1. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân (theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Khiếu nại, Tố cáo) và chỉ đạo tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan, đơn vị mình để công dân đến trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân chuyên trách phải có phẩm chất chính trị và trình độ, năng lực; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc cần thiết cho Trụ sở tiếp công dân; phối hợp với các cơ quan, đòan thể quần chúng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân.
2. Tại nơi tiếp công dân của cơ quan nhà nước phải niêm yết lịch và nội quy tiếp công dân. Lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 4 lần vào sáng ngày thứ ba hàng tuần (trừ trường hợp đột xuất) tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Lịch tiếp công dân được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất bố trí như sau:
a) Ngày thứ ba tuần thứ nhất: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
b) Ngày thứ ba tuần thứ hai: Thường trực Tỉnh ủy
c) Ngày thứ ba tuần thứ ba: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
d) Ngày thứ ba tuần thứ tư: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đòan Đại biểu Quốc hội - Hội đồng nhân dân tỉnh và Phòng Tiếp công dân Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân theo định kỳ hàng tuần tại Trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân dân tỉnh. Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tham gia, giám sát việc tổ chức tiếp công dân của Lãnh đạo tỉnh.
2. Phòng tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân dân tỉnh, để tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, tham mưu trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý; hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan để tham gia tiếp công dân và bàn biện pháp vận động đưa công dân về địa phương giải quyết (nếu có khiếu nại đông người).
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng Công an cùng cấp có trách nhiệm chỉ đạo bảo vệ an toàn nơi tiếp công dân tại địa bàn mình quản lý; trong trường hợp cần thiết thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan Nhà nước các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp, có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời những trường hợp khiếu kiện đông người tụ tập tại nơi tiếp công dân và cơ quan nhà nước; tập trung lực lượng vận động, giải thích đưa dân về địa phương giải quyết theo thẩm quyền.
3. Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại nơi tiếp công dân; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để thực hiện hành vi kích động, xúi giục, lôi kéo người khác gây rối tại nơi tiếp công dân.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP CÔNG DÂN, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN
Điều 9. Trình tự, thủ tục tiếp công dân
1. Cán bộ phụ trách nơi tiếp công dân có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để Lãnh đạo xem xét, hướng dẫn, giải thích hoặc chỉ đạo giải quyết theo quy định.
2. Trước khi Lãnh đạo tiếp xúc với công dân, cán bộ phụ trách nơi tiếp công dân có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu người khiếu nại, tố cáo cung cấp các loại giấy tờ có liên quan đến vụ việc đang khiếu nại, tố cáo để xác định tính hợp pháp của người đi khiếu nại, tố cáo, người đại diện khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo để tham mưu trình Lãnh đạo tiếp công dân giải thích, hướng dẫn hoặc chỉ đạo giải quyết theo quy định. Trường hợp một vụ việc có từ 10 người trở lên tham gia khiếu nại, tố cáo, cán bộ phụ trách nơi tiếp công dân hướng dẫn, giải thích những người đến khiếu nại, tố cáo, cử người đại diện từ 01 đến 03 người hiểu rõ sự việc trực tiếp trình bày với Lãnh đạo tiếp công dân.
3. Lãnh đạo tiếp công dân, lắng nghe ý kiến trình bày của công dân; giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp; tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ, giao cho Phòng Tiếp công dân vào sổ theo dõi và tham mưu trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp mình xử lý theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo.
4. Cán bộ tham mưu Lãnh đạo tiếp công dân có trách nhiệm ghi biên bản và soạn thảo thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo tiếp công dân, tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp công dân ký ban hành.
Điều 10. Quy trình tiếp nhận, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo
1. Tất cả đơn khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được tiếp nhận qua các nguồn đều phải tập trung chuyển đến nơi tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp mình để vào sổ theo dõi, phân loại và xử lý.
2. Tiếp nhận đơn:
a) Việc tiếp nhận đơn trực tiếp tại nơi tiếp công dân phải có đủ các điều kiện sau:
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình giải quyết (bao gồm đơn tranh chấp đất đai, đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và đơn khiếu nại, tố cáo) và người gửi đơn đã thực hiện đúng theo các điều kiện được quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ, thì Lãnh đạo tiếp công dân hoặc cán bộ trực tiếp tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận đơn theo quy định.
- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (bao gồm đơn khiếu nại vượt cấp, đơn tranh chấp đất đai mà một trong 2 bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và đơn khiếu nại thuộc lĩnh vực tư pháp), đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc cuối cùng và đơn thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình giải quyết nhưng người gửi đơn chưa thực hiện đúng theo các điều kiện đã được quy định Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì Lãnh đạo tiếp công dân hoặc cán bộ trực tiếp tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người gửi đơn thực hiện đúng quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, Lãnh đạo tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo viết lại đơn tách nội dung khiếu nại và nội dung tố cáo thành đơn riêng và gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b) Đối với đơn tiếp nhận qua các nguồn chuyển đến, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm vào sổ theo dõi, phân loại và tham mưu xử lý theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Phân loại, xử lý đơn:
Cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân có trách nhiệm phân loại và xử lý đơn ngay sau khi vào sổ tiếp nhận đơn, cụ thể như sau:
a) Đơn tranh chấp đất đai và đơn khiếu nại được phân loại, xử lý như sau:
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 2, Nghị định số 136/2006/NP-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân có văn bản tham mưu trình Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình giao cho cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh, tham mưu giải quyết, đồng thời có văn bản thông báo cho người khiếu nại hoặc cơ quan chuyển đơn khiếu nại biết. Trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân có văn bản hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại theo quy định.
Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NP-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân có văn bản chuyển trả lại đơn cho người khiếu nại và nói rõ lý do không thụ lý đơn, đồng thời hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định mới thụ lý đơn.
- Đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều này.
- Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp dưới giải quyết nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân tham mưu Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình có văn bản chỉ đạo cấp dưới giải quyết theo quy định. Trong thời hạn quy định tại Điều 12 và 13 của Quy định này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó hay không giải quyết, thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân có văn bản kiến nghị Lãnh đạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai và lần cuối cùng (đối với đơn tranh chấp đất đai), cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý giải quyết phải có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do, đồng thời hòan trả lại tòan bộ hồ sơ cho người khiếu nại (nếu có). Việc huớng dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại.
b) Đơn tố cáo được phân loại, xử lý như sau:
- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân tham mưu trình Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình giao cho cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh, tham mưu giải quyết, đồng thời có văn bản thông báo cho người tố cáo hoặc cơ quan chuyển đơn biết.
- Đơn tố cáo không thuộc thẩm giải quyết của mình, thì cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân có trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình chuyển đơn tố cáo (hoặc bản ghi lời tố cáo) và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ hoặc đơn không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký, hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có chứng cứ mới thì không xem xét.
- Đơn tố cáo về hành vi phạm tội thì cán bộ phụ trách công tác tiếp dân tham mưu Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình chuyển đơn cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát cùng cấp để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
c) Thời hạn xử lý đơn khiếu nại và tố cáo:
- Đơn nhận trực tiếp, thời hạn xử lý không quá 10 ngày làm việc, tính kể từ ngày người gửi đơn cung cấp đầy đủ chứng cứ và hồ sơ, tài liệu liên quan vụ việc khiếu nại, tố cáo.
- Đối với đơn nhận qua các nguồn chuyển đến, thời hạn xử lý đơn không quá 03 ngày làm việc, tính kể từ ngày cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân nhận được đơn và vào sổ theo dõi.
THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ KHIẾU NẠI
Mục 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ KHIẾU NẠI
Điều 11. Thẩm quyền giải quyết
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác cùng cấp tổ chức hòa giải việc tranh chấp đất đai ở cơ sở.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết lần đầu đối với vụ việc tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.
3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết đơn khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
a) Giải quyết lần đầu đối với vụ việc tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc quyền quản lý và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
b) Giải quyết lần hai, lần cuối cùng đối với vụ việc tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh) đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại tiếp.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỤ LÝ ĐƠN, THẨM TRA XÁC MINH, BÁO CÁO, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT.
1. Trình tự thụ lý đơn, thẩm tra xác minh vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định như sau:
a) Thẩm tra, xác minh đơn:
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nội dung, tính chất từng vụ việc tranh chấp đất đai và khiếu nại để giao cho cơ quan chuyên môn hoặc giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết theo quy định. Cụ thể:
- Thanh tra tỉnh thẩm tra xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần hai hoặc vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai và lần cuối cùng nhưng còn tiếp khiếu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với vụ việc tranh chấp đất đai và vụ việc khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu hoặc vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.
- Sở Xây dựng thẩm tra xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với vụ việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu hoặc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nhưng còn khiếu nại tiếp.
- Các sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra xác minh, báo cáo, kết luận và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với vụ việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu hoặc đã có quyết định giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc sở và cấp tương đương nhưng còn khiếu nại tiếp.
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ xem xét giải quyết lại đối với quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai khi có một trong các điều kiện sau:
- Tổng Thanh tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có văn bản yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Quyết định giải quyết khiếu nại được phát hiện có tình tiết mới mà tình tiết mới đó chứng tỏ nội dung vụ việc chưa phù hợp với sự thật khách quan, có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi thẩm tra xác minh, kết luận và giải quyết gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức;
- Nội dung quyết định giải quyết áp dụng sai chính sách, pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại không đúng thẩm quyền.
b) Thời hạn thụ lý đơn:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người khiếu nại đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 Luật sửa đổi bổ, sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thụ lý đơn và giao cho cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh và báo cáo theo quy định.
c) Việc khiếu kiện quyết định hành chính tại Tòa án nhân dân:
Trường hợp có khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tòa án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn đại diện tham dự phiên tòa. Thủ trưởng cơ quan được ủy quyền đại diện Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nghĩa vụ theo phạm vi ủy quyền và quy định pháp luật.
2. Thời hạn thẩm tra, xác minh và báo cáo đề xuất giải quyết đơn:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn do Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Thủ trưởng cơ quan thẩm tra xác minh đơn có văn bản phân công cán bộ thẩm tra xác minh làm rõ vụ việc. Đối với vụ việc chưa có đủ hồ sơ, tài liệu, cán bộ được phân công có kế hoạch làm việc với người khiếu nại, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan và thẩm tra xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật.
b) Thời hạn thẩm tra xác minh đơn, tính kể từ ngày được Thủ trưởng cơ quan có văn bản phân công thẩm tra xác minh đơn, cụ thể như sau:
- Đối với vụ việc khiếu nại lần đầu không quá 20 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn thẩm tra xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thẩm tra xác minh đối với vụ việc khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn thẩm tra xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày làm việc.
- Vụ việc khiếu nại lần hai hoặc khiếu nại lần cuối cùng không quá 35 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn thẩm tra xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày làm việc.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thẩm tra xác minh đối với vụ việc khiếu nại lần hai không quá 45 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn thẩm tra xác minh có thể kéo dài hơn nhưng không quá 55 ngày làm việc.
c) Thời hạn Thủ trưởng cơ quan thẩm tra xác minh vụ việc gửi báo cáo kết luận, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn thẩm tra xác minh nêu tại điểm b khoản 2 Điều này.
d) Báo cáo kết quả thẩm tra xác minh vụ việc gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh phải kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan và kèm theo bản thảo quyết định giải quyết (hoặc công văn trả lời đơn) thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi cho Thanh tra tỉnh một bộ để theo dõi.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được báo cáo kết quả thẩm tra xác minh đơn (tranh chấp đất đai hoặc đơn khiếu nại) và hồ sơ, tài liệu có liên quan của cơ quan chuyên môn, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phải họp xử lý như sau:
a) Nội dung vụ việc chưa rõ và thiếu chứng cứ pháp lý, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản giao lại cho cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh bổ sung trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản họp thống nhất xử lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thời hạn thẩm tra xác minh và báo cáo bổ sung không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Đối với vụ việc đã rõ ràng, có đầy đủ chứng cứ pháp lý, kiến nghị đúng với pháp luật, thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan chuyên môn, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản giải quyết.
c) Vụ việc có tính chất phức tạp, còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan chuyên môn với chính quyền địa phương hoặc giữa cơ quan chuyên môn với các cơ quan, tổ chức cùng cấp hoặc với cơ quan cấp trên, trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản thống nhất xử lý kết quả báo cáo, Trưởng phòng tiếp dân Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đăng ký lịch và gửi hồ sơ, tài liệu có liên quan để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh (sau đây gọi tắt là Trưởng Ban chỉ đạo của tỉnh) chủ trì giải quyết.
- Đối với vụ việc khiếu nại có liên quan đến cá nhân và tổ chức nước ngoài; có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khiếu nại, tranh chấp đất đai mà một trong hai bên là Chức sắc Tôn giáo; người có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc; Nhân sĩ trí thức; Cán bộ cách mạng lão thành, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; Cán bộ đảng viên chủ chốt thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp nội dung vụ việc tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy trước khi đưa ra giải quyết. Hồ sơ, tài liệu và kết quả chỉ đạo, giải quyết đối với loại vụ việc trên được thiết lập và bảo quản theo chế độ riêng.
- Thành phần tham dự họp là thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh. Trường hợp thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh vắng do đi công tác thì phải báo cáo với Trưởng Ban Chỉ đạo của tỉnh và được Trưởng Ban Chỉ đạo của tỉnh chấp thuận thì thành viên đó mới được phép ủy quyền người khác đi thay.
- Phòng Tiếp công dân Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp và sọan thảo thông báo kết luận trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ký phát hành, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, tính kể từ ngày có ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Trưởng Ban chỉ đạo của tỉnh.
2. Đối với vụ việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản ủy quyền cho người có thẩm quyền chủ trì họp thẩm định báo cáo kết quả thẩm tra xác minh đơn thuộc thẩm quyền, trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền người được ủy quyền chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định, báo cáo kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra văn bản giải quyết.
a) Nội dung thẩm định trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra xác minh vụ việc và giải trình của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến nội dung báo cáo và ý kiến đóng góp của thành phần dự họp. Nếu chưa có cơ sở kết luận giải quyết, người chủ trì cuộc họp giao lại vụ việc cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh, báo cáo bổ sung nhằm làm rõ chứng cứ pháp lý. Thời hạn báo cáo bổ sung không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày người chủ trì cuộc họp có ý kiến kết luận.
b) Phòng Tiếp dân Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp, dự thảo thông báo kết luận giải quyết đơn trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày người chủ trì cuộc họp có ý kiến kết luận.
3. Trưởng Phòng Tiếp công dân Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý văn bản (bao gồm nội dung vụ việc, thể thức văn bản và thẩm quyền giải quyết) do cơ quan, đơn vị thẩm tra xác minh soạn thảo và trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ do cơ quan, đơn vị thẩm tra xác minh gửi đến. Trường hợp nội dung dự thảo văn bản giải quyết chưa phù hợp với quy định pháp luật và chưa đúng với kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Trưởng Ban chỉ đạo của tỉnh hoặc người được ủy quyền, Trưởng Phòng Tiếp dân tham mưu trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển trả dự thảo quyết định cho cơ quan, đơn vị tham mưu chỉnh sửa lại. Thời hạn chỉnh sửa không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản chuyển trả của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành văn bản (quyết định hoặc công văn trả lời) giải quyết vụ việc trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (văn bản dự thảo giải quyết đảm bảo tính chính xác và đúng pháp luật) do Trưởng Phòng tiếp công dân chuyển đến.
1. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Về giải quyết bồi thường, giải tỏa đối với các dự án thuộc thẩm quyền phân cấp phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan và ban hành quyết định giải quyết bồi thường đúng theo trình tự, thủ tục quy định pháp luật.
b) Khi nhận đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình (bao gồm cả quyết định bồi thường) và quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nội dung và tính chất vụ việc để có văn bản giao cho cơ quan chuyên môn cùng cấp thẩm tra xác minh và báo cáo, kiến nghị giải quyết theo quy định.
c) Đối với đơn tranh chấp đất đai phải xác định rõ tính pháp lý vụ việc và thẩm quyền giải quyết ngay từ khi tiếp nhận đơn và người đứng đơn tranh chấp đã cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan. Đồng thời, chỉ đạo giải quyết đơn thuộc thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003.
2. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Khi có phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân ở cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo hòa giải kịp thời và có biện pháp ngăn chặn tại chỗ, không để phát sinh phức tạp. Nếu có vụ việc phức tạp xảy ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhanh chóng cử cán bộ cấp mình hỗ trợ Tổ hoà giải (hoặc Hội đồng hoà giải) nhằm ổn định tình hình, đồng thời xác minh vụ việc và thu thập chứng cứ pháp lý để làm cơ sở hòa giải.
Sau khi có kết quả xác minh và thu thập chứng cứ pháp lý vụ việc, Tổ hoà giải (hoặc Hội đồng hoà giải) báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã để làm cơ sở tổ chức hòa giải đạt chất lượng và hiệu quả. Thời hạn tổ chức hòa giải thực hiện đúng theo quy định của Pháp lệnh hòa giải và điểm 4.1, khoản 4, mục IV Thông tư số 01/2005/TT-BTNMTngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Đối với vụ việc tranh chấp đất đai phải thông qua Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã để hòa giải, kể cả vụ việc tranh chấp đã có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai. Nội dung hòa giải phải đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật quy định.
c) Các biên bản hòa giải (thành hoặc không thành) phải có ý kiến kết luận của người chủ trì, có chữ ký của các bên đương sự và có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc mâu thuẫn hoặc tranh chấp đất đai.
3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, thời hạn thụ lý, thẩm tra xác minh và giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã) tổ chức vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Quy định này.
Trình tự thụ lý, thẩm tra xác minh và giải quyết đơn khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan trực thuộc sở và cấp tương đương, của Giám đốc sở và cấp tương đương và của Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện theo quy định tại các Điều của Mục 3, Chương II Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 16. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thẩm tra xác minh đơn
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thẩm tra xác minh đơn phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình về thời hạn thẩm tra xác minh và nội dung báo cáo, kiến nghị giải quyết đơn, kể cả các văn bản được giao soạn thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết.
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM TRA XÁC MINH ĐƠN TỐ CÁO.
Mục 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tố cáo.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc sở, ban, ngành và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng và Phó Trưởng phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, kể cả những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
4. Thủ trưởng các phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ thuộc phòng, ban và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp.
Điều 19. Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra
1. Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền:
a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các sở, ban, ngành giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật, hoặc kết luận vụ việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định.
2. Chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:
a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật hoặc kết luận vụ việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại theo quy định.
3. Không xem xét giải quyết đối với những đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới. Trường hợp người tố cáo có ghi địa chỉ, ký tên nhưng không cung cấp được tài liệu và chứng cứ liên quan đến việc mình tố cáo thì giải quyết như sau:
- Đơn do người tố cáo gửi trực tiếp tại nơi tiếp công dân, thì cán bộ phụ trách công tác tiếp công dân trả lại đơn cho người tố cáo;
- Nếu đơn gửi gửi qua các nguồn chuyển đến, thì cơ quan chuyên môn được giao thẩm tra xác minh có trách nhiệm mời người tố cáo đến làm việc nói rõ không giải quyết.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỤ LÝ, THẨM TRA XÁC MINH, BÁO CÁO, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO.
Trình tự, thủ tục thụ lý, thẩm tra xác minh đơn và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giải quyết đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, thực hiện theo quy định tại các Điều 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 và Điều 73 Luật Khiếu nại, Tố cáo.
Điều 21. Quản lý Nhà nước về công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn toàn tỉnh.
Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong phạm vi toàn tỉnh và báo cáo Chính phủ theo quy định; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, tổ chức do cấp mình quản lý thực hiện nghiêm pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
1. Soạn thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và báo cáo Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy theo định kỳ, đột xuất.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
Điều 22. Quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo địa bàn, lĩnh vực
Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn quản lý của mình; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Điều 23. Về công tác phối hợp và thông báo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp nắm tình hình kết quả chỉ đạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; định kỳ báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Thanh tra cấp trên, đồng thời thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
2. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp tỉnh và cấp huyện, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về kết quả công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo mà việc giải quyết đó được thực hiện theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình (theo Điều 83 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005).
Điều 24. Công tác giám sát tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành
Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp, tổ chức Thanh tra nhân dân đối với việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 10 của tháng cuối quý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh) về công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình (Điều 57 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp tình hình công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong phạm vi toàn tỉnh, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời thông báo kết quả cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh biết.
Điều 26. Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm
1. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo theo quy định.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh làm Trưởng Đoàn thanh kiểm tra trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các sở, ngành về công tác tổ chức tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn mình quản lý.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Chánh Thanh tra làm Trưởng Đoàn thanh kiểm tra trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác tổ chức tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn mình quản lý.
c) Thời gian thanh kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, đơn vị cấp trên đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới mỗi năm 2 lần vào 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
3. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Đòan thanh kiểm tra có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Thủ trưởng cùng cấp.
5. Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Thủ trưởng cùng cấp; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ.
6. Phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tiếp dân, cán bộ thẩm tra xác minh đơn khiếu nại, tố cáo và các thành viên các Tổ hòa giải ở cơ sở.
1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác tiếp công dân, thẩm tra xác minh đơn và tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thì được xét khen thưởng đột xuất và theo quy định hàng năm.
2. Người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ tiếp công dân, thẩm tra xác minh đơn và tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 96, 97 và Điều 99 của Luật Khiếu nại, tố cáo, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trường hợp cán bộ, công chức Nhà nước có những hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân, thẩm tra xác minh đơn và tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo;
b) Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;
c) Cố tình trì hoãn việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo;
d) Làm sai lệch hồ sơ trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo;
đ) Ra quyết định giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;
e) Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật;
g) Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo;
h) Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 29. Xử lý hành vi vi phạm đối với những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân người khác và cơ quan, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;
2. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại tài sản cho cơ quan, tổ chức và cá nhân;
3. Tố cáo sai sự thật;
4. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm tiếp công dân và người giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo;
5. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- 1Quyết định 42/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải quyết đơn tranh chấp đất đai, đơn khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư vấn Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 928/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 34/2009/QĐ-UBND quy định thủ tục, quy trình luân chuyển hồ sơ để ban hành quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và hệ thống biểu mẫu
- 8Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin quản lý khiếu nại, tố cáo tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 66/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An
- 10Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 11Quyết định 62/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Long An trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- 12Quyết định 32/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 13Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai do tỉnh Hà Nam ban hành
- 14Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 15Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 16Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 42/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải quyết đơn tranh chấp đất đai, đơn khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 3Quyết định 11/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 3Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 4Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 5Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 6Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 10Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 11Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 12Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 13Quyết định 1872/QĐ-UBND năm 2011 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư vấn Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Quyết định 928/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 15Quyết định 34/2009/QĐ-UBND quy định thủ tục, quy trình luân chuyển hồ sơ để ban hành quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 16Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 17Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Long An
- 18Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và hệ thống biểu mẫu
- 19Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin quản lý khiếu nại, tố cáo tỉnh Hà Nam
- 20Quyết định 66/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An
- 21Quyết định 62/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Long An trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- 22Quyết định 32/2013/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 23Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai do tỉnh Hà Nam ban hành
Quyết định 27/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải quyết đơn tranh chấp đất đai, đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 27/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra