Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2004/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2004 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) CỦA HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102- SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban bố Luật quy định quyền lập Hội.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ- CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ- CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lư Hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đă được Đại hội lần thứ IV ngày 06 tháng 11 năm 2003 thông qua.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Điều 1. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là tổ chức xă hội- nghề nghiệp của những người quan tâm cống hiến hoặc hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, được thành lập theo Quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Điều 2. Mục đích của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là nhằm tập hợp và huy động cá nhân và tổ chức xă hội ở Việt Nam tham gia các hoạt động phục vụ cho việc sử dụng hợp lư và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, góp phần vào sự phát triển lâu bền của đất nước trong sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.
Điều 3. Hội hoạt động theo Điều lệ của ḿnh và pháp luật của Nhà nước. Hội chịu sự quản lư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lư Nhà nước hữu quan.
Hội là thành viên của Liên hiệp các Hôị Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại ngân hàng, có cơ quan ngôn luận và biểu tượng riêng.
Hội có trụ sở tại thành phố Hà Nội. Tuỳ theo nhu cầu, Hội có thể thành lập văn pḥng đại diện tại một số địa phương trong nước theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam có quyền và nghĩa vụ:
1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhân dân, góp phần đưa nội dung bảo vệ thiên nhiên và môi trường vào chương tŕnh giảng dạy trong các trường hợp.
2. Vận động nhân dân thực hiện đúng luật pháp, tích cực đóng góp công sức cho các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường và xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ thiên nhiên và môi trường, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
3. Huy động và tổ chức hội viên: tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp liên quan đến bảo vệ thiên nhiên và môi trường; thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xă hội cho các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh doanh, về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, tŕnh độ kiến thức và khả năng của hội viên trong công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên.
6. Gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động của Hội, nhận tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
7. Hợp tác với các Hội và tổ chức xă hội khác của người Việt Nam, các cá nhân và tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài, các cá nhân và tổ chức của các nước và tổ chức quốc tế để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam và góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường khu vực và thế giới.
8. Tham gia là thành viên của các tổ chức, hiệp hội khu vực và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hội viên của Hội gồm: Hội viên cá nhân, Hội viên tập thể và Hội viên danh dự.
1. Hội viên cá nhân là công dân Việt Nam quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên và môi trường, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ của Hội, làm đơn gia nhập Hội và được Ban Chấp hành Chi hội công nhận.
2. Hội viên tập thể là tập thể những người đang công tác, học tập tại các cơ quan quản lư, cơ quan khoa học, trường học, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các đơn vị thuộc lực lượng công an và quân đội, các tổ chức xă hội khác ở Việt Nam, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ của Hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn ra nhập Hội và được Ban chấp hành Trung ương Hội công nhận.
3. Hội viên danh dự là tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội được Ban chấp hành Trung ương Hội xem xét công nhận.
Điều 6. Hội viên có những quyền sau:
1. Được cấp thẻ Hội viên theo quy định cụ thể của Ban chấp hành Trung ương Hội.
2. Tham gia thảo luận và biểu quyết số các công việc của Hội trong các hội nghị của Hội.
3. Ứng cử và bầu cử vào cơ quan lănh đạo.
4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và khả năng của Hội, được giúp đỡ trong công việc thực hiện các công việc của Hội hoặc các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường, như: cung cấp thông tin; sử dụng một số phương tiện, tài liệu của Hội; tham gia thực hiện các dự án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Hội chủ tŕ thực hiện; dự các lớp huấn luyện, đào tạo; giới thiệu hoặc cử đi dự, các cuộc họp trong và ngoài nước.
5. Xin ra khỏi Hội.
Điều 7. Hội viên có những nghĩa vụ sau:
1. Gương mẫu chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước.
2. Tôn trọng và chấp hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội.
3. Tham gia tích cực vào việc thực hiện của nhiệm vụ của Hội và xây dựng Hội.
4. Hợp đồng phí theo quy định của Hội.
2. Đơn xin gia nhập được chấp nhận nếu có trên 50% số uỷ viên Ban Chấp hành Chi hội (đối với trường hợp hội viên cá nhân) hoặc 50% số uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội (đối với trường hợp hội viên tập thể) tán thành.
Điều 9. Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội chỉ cần nộp đơn cho Ban chấp hành Chi hội hoặc Ban chấp hành Trung ương Hội, tương ứng với quy định ở khoản 2 Điều 8.
Điều 10. Hội được tổ chức và hoạt động theo h́nh thức tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí.
Tổ chức của Hội bao gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, Tổng Thư kư và Văn pḥng Hội, các đơn vị trực thuộc.
Hội được tổ chức ở Trung ương và địa phương.
Ở Trung ương là Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Ở địa phương, nếu có nhu cầu th́ thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường địa phương. Việc thành lập do Uỷ ban nhân dân địa phương quyết định theo quy định của pháp luật. Hội ở địa phương tán thành Điều lệ của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, làm đơn xin gia nhập th́ được công nhận là Hội thành viên.
Ở những cơ sở chưa đủ điều kiện thành lập Hội th́ thành lập Chi hội.
Điều 11. Cơ quan lănh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập 5 năm 1 lần. Trong trường hợp có từ 2/3 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội trở lên chính thức đề nghị th́ có thể triệu tập Đại hội bất thường.
Đại hội có nhiệm vụ:
1. Thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội về hoạt động của Hội.
2. Thông qua phương hướng công tác trong nhiệm kỳ.
3. Thông qua Điều lệ và quyết định sửa đổi Điều lệ của Hội.
4. Quyết định những vấn đề kinh tế, tài chính và những vấn đề khác của Hội.
5. Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội và Ban Kiểm tra.
6. Cử đại biểu đi dự Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Điều 12. Cơ quan lănh đạo giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội bầu ra. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và h́nh thức bầu Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội quyết định. Giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương có quyền băi nhiệm, bổ sung uỷ viên, nhưng số lượng ủy viên do Đại hội bầu ra.
Ban Chấp hành Trung ương Hội họp mỗi năm một lần.
Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ:
1. Lănh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc.
2. Giữ mối liên hệ với các cơ quan Nhà nước, các hội bạn và các tổ chức quốc tế.
3. Bầu các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư kư, các Uỷ viên thường vụ và Trưởng Ban Kiểm tra. H́nh thức bầu do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
4. Quản lư cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
Điều 13. Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương Hội là Ban thường vụ, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư kư và các Uỷ viên thường trực.
Tổng số thành viên Ban thường vụ không quá 1/5 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
Ban thường vụ định kỳ họp 6 tháng một lần để:
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương tŕnh công tác của các Ban, các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội và các Ban Chấp hành các cấp Hội.
- Giải quyết các công việc phát sinh.
Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:
- Là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương và Ban Thường vụ.
- Triệu tập và chủ tŕ cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
- Bổ nhiệm nhân sự Văn pḥng Hội và các tổ chức trực thuộc do Hội thành lập.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
Các Phó Chủ tịch Hội là những người giúp việc cho Chủ tịch Hội, được Chủ tịch phân công phụ trách từng lĩnh vực và được uỷ quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành Trung ương khi Chủ tịch vắng mặt.
2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh, xem xét và kiến nghị biện pháp xử lư đối với trường hợp vi phạm Điều lệ hoặc các quy định khác của Hội.
Điều 15. Cơ quan giúp việc Ban Chấp hành Trung ương Hội là Văn pḥng Hội do Tổng Thư kư Hội phụ trách.
1. Tổng Thư kư Hội điều hành hoạt động của Văn pḥng Hội, được quyền giải quyết các công việc do Chủ tịch Hội và Ban Thường vụ giao, giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ.
2. Văn pḥng Hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội và Ban Thường vụ Hội.
- Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hội và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan ngoài.
- Thực hiện công tác hành chính- lưu trữ của Hội.
- Quản lư tài sản của Hội.
- Thực hiện công tác tài vụ của Hội theo các quy định hiện hành.
Điều 16. Các Hội thành viên của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam hoạt động theo Điều lệ được Ban Thường vụ Hội thông qua.
1. Các Chi hội hoạt động theo Điều lệ của Hội.
2. Chi hội họp Đại hội toàn thể hội viên theo nhiệm kỳ 5 năm.
3. Đại hội Chi bộ bầu ra Ban Chấp hành Chi hội để điều hành công việc chung của Chi hội.
Điều 18. Tuỳ theo yêu cầu công việc, Hội có thể thành lập một số tổ chức và đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Nguồn tài chính của Hội gồm:
1. Hội phí do các Hội viên đóng góp.
2. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật.
3. Các khoản tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Kinh phí thu được phải dành cho hoạt động của Hội theo Điều lệ của Hội và các quy định của pháp luật.
Điều 20. Tài sản của Hội gồm bất động sản (nếu có), động sản và tiền, thuộc sở hữu của Hội.
Tài sản của Hội được quản lư và sử dụng cho các hoạt động của Hội; theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
Khi Hội giải thể, tài sản của Hội được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Những tổ chức của Hội và hội viên có thành tích xuất sắc sẽ được Ban Chấp hành Trung ương Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.
Điều 22. Hội thành lập giải thưởng "V́ sự nghiệp bảo vệ môi trường" nhằm động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể có đóng góp xuất sắc cho phong trào bảo vệ môi trường. Hàng năm, Ban Chấp hành Trung ương xem xét và quyết định tặng thưởng.
Điều 23. Những tổ chức của Hội và Hội viên vi phạm Điều lệ Hội, gây tổn hại đến uy tín và lợi ích của Hội, vi phạm pháp luật Nhà nước, tuỳ mức độ nặng nhẹ sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc đưa ra khỏi Hội (đối với Hội viên) hoặc giải thể (đối với tổ chức của Hội).
HIỆU LỰC VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ HỘI
Điều 24. Ban Điều lệ này gồm 7 chương 25 điều, đă được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ngày 06/11/2003 của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thông qua và có hiệu lực khi được Bộ Nội vụ phê duyệt và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam mới có quyền bổ sung và sửa đổi Điều lệ này. Mọi sửa đổi, bổ sung phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật./.
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Quyết định 299-CT năm 1988 về việc cho phép thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường việt nam do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 5Thông tư 01/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 27/2004/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 27/2004/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/04/2004
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra