Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2686/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 18 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ ĐƠN GIÁ BẢO TRÌ MẠNG THÔNG TIN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ văn bản số 257/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ thông tin và Truyền thông về việc công bố giá máy và thiết bị thi công trình Bưu chính, Viễn thông;

Căn cứ văn bản số 258/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức xây dựng cơ bản công trình bưu chính, viễn thông;

Căn cứ Quyết định số 57/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì Mạng thông tin tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 1256/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 33/TTr-STTTT ngày 12/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này, bộ đơn giá bảo trì mạng thông tin tỉnh Lào Cai gồm các phần sau:

- Phần bảo trì thiết bị công nghệ thông tin (chi tiết tại phụ lục 1);

- Phần bảo trì phần mềm (chi tiết tại phụ lục 2).

Điều 2. Nội dung bảo trì mạng thông tin:

1. Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo trì.

2. Chi phí nhân công: Số ngày công lao động của công nhân, kỹ sư trực tiếp thực hiện khối lượng công tác bảo trì và công nhân phục vụ bảo trì.

Số lượng ngày công đã bao gồm cả công lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo trì từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Cấp bậc nhân công sử dụng trong tập đơn giá là cấp bậc bình quân của các nhân công tham gia thực hiện một đơn vị công tác bảo trì.

3. Chi phí máy thi công: Là chi phí máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo trì.

Điều 3. Hướng dẫn áp dụng:

1. Tất cả các trang thiết bị công nghệ thông tin bao gồm phần mềm, phần cứng trong hệ thống mạng thông tin tỉnh Lào Cai có sử dụng nguồn vốn Nhà nước, phải sử dụng đơn giá này để lập, thẩm định, xét duyệt dự toán bảo trì, bảo dưỡng.

2. Giá vật liệu trong đơn giá là giá vật liệu chọn tính (chưa có thuế giá trị gia tăng) căn cứ vào thông báo giá liên ngành Tài chính - Xây dựng tại thời điểm lập dự toán và báo giá của các đơn vị cung cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai quý II năm 2016.

3. Giá ca máy áp dụng theo giá ca máy ban hành theo Công văn số 257/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ thông tin và Truyền thông về việc Công bố giá máy và thiết bị thi công công trình Bưu chính, Viễn thông. Một số máy móc chưa có giá ca máy thì vận dụng đơn giá tương tự tại các quy định hiện hành.

4. Trong quá trình sử dụng nếu có sự biến động về giá cả và tiền lương thì Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan căn cứ vào chế độ, quy định hiện hành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hướng dẫn việc lập và điều chỉnh dự toán theo sự thay đổi về giá cả và tiền lương mới.

5. Những công tác bảo trì không có trong đơn giá này thì được vận dụng đơn giá tương tự hoặc lập đơn giá cụ thể trình UBND tỉnh công bố cho sử dụng. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc đề nghị phản ánh trực tiếp với Sở Thông tin và Truyền thông để nghiên cứu trình UBND tỉnh quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như điều 4 QĐ;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- LĐ Văn phòng (CVP, PCVP Minh);
- Lưu: VT, TH(Ty), TCHC (Kiên, Đông), BBT(Linh), VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

PHỤ LỤC 01

BẢO TRÌ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Kèm theo Quyết định số: 2686/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh)

I. THIẾT BỊ ĐỊNH TUYẾN (Router)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị, đưa thiết bị ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, đề xuất thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

2.203

2.203

2.203

Nhân công

5.920.769

5.507.692

5.232.308

Máy thi công

251.208

251.208

251.208

Cộng

6.174.180

5.761.103

5.485.718

Ghi chú: Đơn giá được áp dụng đối với Router Cisco7000 và tương đương, Các thiết bị khác được áp dụng hệ số như sau:

- Router Cisco 2000 series và tương đương: nhân hệ số 0,4;

- Router Cisco 3000 series và tương đương: nhân hệ số 0,5;

- Router Cisco 4000 series và tương đương: nhân hệ số 0,7;

- Router Cisco 12000 series và tương đương: nhân hệ số 1,4.

II. THIẾT BỊ TƯỜNG LỬA (Firewall)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị, đưa thiết bị ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

2.203

2.203

2.203

Nhân công

2.072.269

1.927.692

1.831.308

Máy thi công

324.809

324.809

324.809

Cộng

2.399.281

2.254.704

2.158.320

Ghi chú: Đơn giá được áp dụng đối với FireWall có số truy cập đồng thời dưới 50.000 khách hàng. Các thiết bị khác được áp dụng hệ số như sau:

- FireWall có số truy cập đồng thời 50.000 khách hàng: nhân hệ số 1,3;

- FireWall có số truy cập đồng thời 100.000 khách hàng: nhân hệ số 1,5;

- FireWall có số truy cập đồng thời 200.000 khách hàng: nhân hệ số 1,7;

- FireWall có số truy cập đồng thời lớn hơn 200.000 khách hàng: nhân hệ số 1,8.

III. THIẾT BỊ GIÁM SÁT MẠNG (IPS/IDS)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị, đưa thiết bị ra khỏi tủ Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

2.203

2.203

2.203

Nhân công

2.072.269

1.927.692

1.831.308

Máy thi công

324.809

324.809

324.809

Cộng

2.399.281

2.254.704

2.158.320

IV. THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH (Switch)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị, đưa thiết bị ra khỏi Rack;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra sự nới lỏng các giắc cắm, chân linh kiện, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Vệ sinh tất cả các cổng của Switch;

- Lắp lại các dây kết nối cho Switch như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống của Switch. Thực hiện kiểm tra các thông số thiết lập của Switch, cấu hình các cổng của Switch, các VLAN với các thông số được lưu trước đó để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào nếu có;

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e. Kết thúc công việc

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh, khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

1.652

1.652

1.652

Nhân công

2.279.496

2.120.462

2.014.438

Máy thi công

217.052

217.052

217.052

Cộng

2.498.200

2.339.166

2.233.142

Ghi chú: - Đơn giá được áp dụng đối với Switch catalyst 5000 và tương đương. Các thiết bị khác được áp dụng hệ số như sau:

- Switch Catalyst 2000 và tương đương: nhân hệ số 0,4;

- Switch Catalyst 3000 và tương đương: nhân hệ số 0,5;

- Switch Catalyst 6000 và tương đương: nhân hệ số 1,2;

- Switch Catalyst 8000 và tương đương: nhân hệ số 1,4.

V. THIẾT BỊ MÁY CHỦ (Server)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Tập hợp các tài liệu bảo trì, mẫu bảo trì thiết bị; Chuẩn bị các thiết bị, vật tư, phụ tùng cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo trì;

- Cài đặt và đưa một máy chủ thay thế vào hoạt động trong thời gian thực hiện bảo trì một trong các máy chủ trên.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra lại các trạng thái hoạt động của máy chủ, các phần mềm cài đặt và bộ cài cần thiết;

- Backup các dữ liệu quan trọng;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

Quy trình này áp dụng trên các thiết bị máy chủ chức năng gồm có: DNS; Mail Application; Database; quản lý mạng (Network Management); PC Router (Routing server)... Trong đó, phần cứng các máy chủ là hoàn toàn giống nhau chỉ khác biệt về phần mềm cài đặt và ứng dụng do đó công việc bảo trì được thực hiện như sau:

- Tắt máy chủ bằng lệnh Shutdown;

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong,

*) Bảo trì phần cứng máy chủ:

- Trạng thái không cấp nguồn:

+ Vệ sinh bên ngoài màn hình, CPU, raid card, NIC card, bàn phím và con chuột bằng nước tẩy chuyên dụng và khăn lau. Kiểm tra quạt làm mát trên chip CPU để đảm bảo quạt hoạt động tốt;

+ Tháo rời nắp vỏ màn hình, phóng hết cao áp trên đèn hình trước khi vệ sinh tránh gây nguy hiểm. Vệ sinh các vỉ mạch và đèn hình;

+ Tháo rời ổ cứng ổ CD Rom, ổ Tape sau đó dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh từng thiết bị;

+ Kiểm tra “nguội” tình trạng linh kiện trên Main để phát hiện hỏng hóc; cáp kết nối mềm giữa các mảng có bị nới lỏng, gập, gẫy ngậm bên trong hay không bằng đồng hồ số; đo kiểm Pin CMOS và thay thế nếu cần.

- Trạng thái cung cấp nguồn:

+ Lắp toàn bộ lại các bộ phận theo trình tự đã tháo ra và kết nối các dây tín hiện trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy chủ lên;

+ Lắp ráp lại RAM, chíp, nguồn CPU máy chủ. Cấp nguồn lại cho máy chủ;

+ Sử dụng đồng hồ số: đo kiểm tra các điểm điện áp bằng đồng hồ số tại các điểm cấp nguồn trên các vỉ mạch điện áp chuẩn;

+ Ngắt nguồn, lắp ráp lại thiết bị;

+ Ghi chép kết quả bảo trì vào mẫu bảo trì thiết bị.

*) Bảo trì phần mềm:

- Kiểm tra hệ điều hành đang hoạt động và các trình ứng dụng thông qua nhật ký sự cố của hệ điều hành (event log) nếu thấy có các sự cố liên quan đến hệ điều hành với tần suất liên tục thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành;

- Kiểm tra hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành cài đặt lại ứng dụng;

- Dùng các phần mềm chuyên dụng để dọn dẹp các file phát sinh không cần thiết trong quá trình vận hành;

- Kiểm tra hệ điều hành và các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ như Mail, Application, Networker...;

- Tiến hành cập nhật bản vá lỗi hệ điều hành, kiểm tra hoạt động phần mềm Antivirus.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

1. Máy chủ quản lý tên miền (DNS Server)

Vật liệu

2.835

2.835

2.835

Nhân công

6.068.788

5.645.385

5.363.115

Máy thi công

93.017

93.017

93.017

Cộng

6.164.640

5.741.237

5.458.967

2. Máy chủ làm bức tường lửa (Fire Wall Server)

Vật liệu

2.835

2.835

2.835

Nhân công

7.252.942

6.746.923

6.409.577

Máy thi công

106.305

106.305

106.305

Cộng

7.362.082

6.856.063

6.518.717

3. Máy chủ cung cấp thông tin (Netnews Server)

Vật liệu

2.268

2.268

2.268

Nhân công

3.641.273

3.387.231

3.217.869

Máy thi công

53.152

53.152

53.152

Cộng

3.696.693

3.442.651

3.273.289

4. Máy chủ thư điện tử (Mail Server)

Vật liệu

3.402

3.402

3.402

Nhân công

9.117.985

8.481.846

8.057.754

Máy thi công

132.881

132.881

132.881

Cộng

9.254.268

8.618.129

8.194.037

5. Máy chủ quản lý Web (Web Server)

Vật liệu

2.203

2.203

2.203

Nhân công

3.700.481

3.442.308

3.270.192

Máy thi công

66.441

66.441

66.441

Cộng

3.769.124

3.510.952

3.338.836

6. Máy chủ quản trị mạng (NMS Server)

Vật liệu

3.305

3.305

3.305

Nhân công

9.029.173

8.399.231

7.979.269

Máy thi công

132.881

132.881

132.881

Cộng

9.165.359

8.535.417

8.115.454

 

 

 

 

7. Máy chủ thực hiện các chức năng khác.

Vật liệu

2.754

2.754

2.754

Nhân công

7.548.981

7.022.308

6.671.192

Máy thi công

119.593

119.593

119.593

Cộng

7.671.328

7.144.655

6.793.539

8. Máy chủ quản lý mạng LAN

Vật liệu

1.652

1.652

1.652

Nhân công

373.157

347.123

329.767

Máy thi công

1.329

1.329

1.329

Cộng

376.138

350.104

332.748

 

 

 

 

 

 

VI. THIẾT BỊ MÁY TRẠM (laptop/desktop)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng vật lý của thiết bị;

- Kiểm tra chức năng hoạt động, khả năng làm việc của máy tính;

- Ghi lại tình trạng và thông số liên quan tới thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Kiểm tra vỏ bên ngoài không để đồ vật khác lên trên và sát bên cạnh làm ảnh hưởng đến quá trình đối lưu, tỏa nhiệt của thiết bị. Lau chùi vệ sinh bên ngoài thiết bị, thổi khô khi thiết bị ẩm ướt;

- Kiểm tra, cắm chắc chắn các cáp điện, cáp tín hiệu vào máy;

- Kiểm tra hiệu năng của máy, các thông số về CPU và RAM;

- Bật công tắc để làm việc bình thường;

- Kiểm tra các phần mềm cơ bản để hoạt động;

- Kiểm tra và diệt virus tại các máy.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Chạy các ứng dụng cần thiết trên máy tính, kiểm tra tốc độ và đảm bảo hiệu suất làm việc.

e) Kết thúc bảo trì:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

551

551

551

Nhân công

29.744

27.669

26.286

Cộng

30.295

28.220

26.837

VII. THIẾT BỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU (SAN/NAS)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Tập hợp các tài liệu bảo trì, mẫu bảo trì thiết bị;

- Chuẩn bị mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Chuyển các dữ liệu quan trọng lưu trữ trên SAN sang các máy chủ;

- Tắt tất cả các máy chủ kết nối với hệ thống SAN trước sau đó mới thực hiện tắt các thiết bị SAN;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì: Thiết bị SAN, SAN Switch:

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện các bước tiếp theo;

- Mở thiết bị theo đúng trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Tháo và vệ sinh các thiết bị nguồn, vệ sinh tất cả các cổng của SAN Switch;

- Lắp lại thiết bị theo trình tự đã tháo ra.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Lần lượt bật các thiết bị SAN Switch, các máy chủ kết nối với hệ thống SAN;

- Kiểm tra lại các kết nối đến giữa Networker server với các Networker Client, máy chủ ứng dụng (Application), dữ liệu (Batabase), DNS, Mail;

- Trên tất cả các máy chủ, kiểm tra các dữ liệu lưu trữ trên SAN;

- Kiểm tra hoạt động của phần mềm Networker server.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

826

826

826

Nhân công

1.139.748

1.060.231

1.007.219

Máy thi công

108.526

108.526

108.526

Cộng

1.249.100

1.169.583

1.116.571

VIII. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (Modem)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị.

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh thiết bị, các cổng mạng WAN, LAN,...;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

551

551

551

Nhân công

45.969

42.762

40.623

Cộng

46.520

43.313

41.174

IX. THIẾT BỊ PHÁT SÓNG Wifi (Accesspoint)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh thiết bị và các cổng;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và kiểm tra khả năng phủ sóng của thiết bị;

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

551

551

551

Nhân công

94.641

88.038

83.637

Máy thi công

1.634

1.634

1.634

Cộng

96.826

90.223

85.822

X. THIẾT BỊ LƯU ĐIỆN (UPS)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

- Bố trí bộ lưu điện UPS dự phòng khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo trì thiết bị.

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái đang hoạt động của UPS, nếu UPS không ở chế độ Normal thì khởi động về chế độ Normal;

- Thử tải của UPS để kiểm tra khả năng dự phòng cho hệ thống;

- Kiểm tra các thông số điện áp đầu vào, đầu ra của UPS, các đèn hiển thị trên mặt máy và xử lý nếu có cảnh báo (Alarm);

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Vệ sinh thiết bị:

+ Sử dụng UPS dự phòng thay thế cho UPS bảo trì;

+ Tắt UPS và thực hiện tháo gỡ các thành phần thiết bị;

+ Vệ sinh vỏ máy, các thành phần cấu kiện và quạt làm mát, tra dầu nếu quạt quay không trơn chu;

+ Lắp lại các thành phần cấu kiện đảm bảo đúng vị trí.

- Kiểm tra chất lượng ắc quy:

+ Vệ sinh ắc quy đồng thời kiểm tra vị trí các vỉ mạch và các giắc cắm đảm bảo chính xác trước khi đưa vào làm việc và thực hiện đo kiểm;

+ Đo kiểm giá trị điện áp các ắc quy và thay thế nếu thấy mức điện áp không đạt chỉ tiêu kỹ thuật;

+ Sử dụng tải giả và đồng hồ đo để xác định dung lượng ắc quy theo thời gian sử dụng.

- Kiểm tra màn hình hiển thị, các đèn cảnh báo trong các vỉ Bypass, vỉ Inverter, Rectifier, đèn cảnh báo trên mặt máy và thay thế các linh kiện hỏng trên các vỉ mạch điều khiển nếu phát hiện được;

- Kiểm tra khối nguồn cấp để đảm bảo mức điện áp cấp cho các contactor đường bypass, contactor đầu ra và quạt đồng thời đo kiểm tra điện áp đầu ra, đầu vào UPS.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra lại các thông số điện áp đầu vào, đầu ra, điện áp ắc quy và trạng thái của các đèn tín hiệu trong các vỉ mạch;

- Kiểm tra đảm bảo chuyển mạch ắc quy để ở vị trí Normal;

- Đưa UPS vào hoạt động và kiểm tra lại khả năng chịu tải của UPS.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 bộ

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

1. UPS < 5 KVA

 

 

 

Nhân công

865.292

804.923

764.677

Máy thi công

12.762

12.762

12.762

Cộng

878.054

817.685

777.439

2. UPS 5-10 KVA

 

 

 

Nhân công

865.292

804.923

764.677

Máy thi công

12.762

12.762

12.762

Cộng

878.054

817.685

777.439

3. UPS 10 KVA

 

 

 

Nhân công

1.081.615

1.006.154

955.846

Máy thi công

18.950

18.950

18.950

Cộng

1.100.575

1.025.113

974.805

4. UPS 10-20 KVA

 

 

 

Nhân công

1.297.938

1.207.385

1.147.015

Máy thi công

19.143

19.143

19.143

Cộng

1.317.081

1.226.527

1.166.158

5. UPS > 20 KVA

 

 

 

Nhân công

1.406.100

1.308.000

1.242.600

Máy thi công

25.340

25.340

25.340

Cộng

1.431.440

1.333.340

1.267.940

XI. THIẾT BỊ KHIỂN TRUNG TÂM CỦA HỆ THỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾN (MCU)

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Vệ sinh tất cả các cổng của thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối cho thiết bị như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Đưa thiết bị vào Rack và kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống. Thực hiện kiểm tra các thông số thiết lập, cấu hình các cổng với các thông số được lưu trước đó để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào nếu có;

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

1.102

1.102

1.102

Nhân công

2.960.385

2.753.846

2.616.154

Máy thi công

125.604

125.604

125.604

Cộng

3.087.091

2.880.552

2.742.860

XII. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI CỦA HỆ THỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾN

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra thiết bị trước bảo trì:

- Kiểm tra trạng thái thiết bị trước khi thực hiện quy trình bảo trì;

- Sao lưu cấu hình hiện tại ra máy tính bên ngoài nhằm khôi phục lại nếu có sự cố sau quá trình bảo trì;

- Ghi lại toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo trì.

c) Thực hiện bảo trì:

- Tắt nguồn các thiết bị

- Đeo vòng tĩnh điện và kiểm tra tiếp mát trước khi thực hiện tháo rời các linh kiện bên trong;

- Mở thiết bị theo trình tự hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh vỉ mạch, kiểm tra quạt làm mát, tiến hành thay thế sửa chữa nếu cần thiết;

- Dùng chổi mềm và máy hút bụi để vệ sinh các thiết bị, đặc biệt phần nguồn của các thiết bị;

- Vệ sinh tất cả các cổng của thiết bị;

- Lắp lại các dây kết nối cho thiết bị như trạng thái ban đầu và bật nguồn kiểm tra các đèn cảnh báo trên các cổng;

- Thử kết nối thiết bị vào mạng Ethernet để kiểm tra đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và truyền nhận dữ liệu;

- Kết nối đến các thiết bị khác;

- Sử dụng cáp kết nối sẵn (kèm theo thiết bị) kết nối giữa máy tính và thiết bị để kiểm tra cấu hình hệ thống. Thực hiện kiểm tra các thông số thiết lập, cấu hình các cổng với các thông số được lưu trước đó để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào nếu có;

- Hoàn tất việc bảo trì và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi đưa hệ thống về tình trạng hoạt động bình thường;

- Đánh giá kết quả thiết bị hoạt động sau bảo trì dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận trước khi bảo trì để phát hiện sai khác.

e) Kết thúc công việc:

- Lắp ráp lại thiết bị;

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Vật liệu

661

661

661

Nhân công

911.798

848.185

805.775

Máy thi công

86.821

86.821

86.821

Cộng

999.280

935.667

893.257

XIII. HỆ THỐNG CÁP MẠNG VÀ PHỤ KIỆN

1. Kiểm tra PatchPanel:

1.1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng vật lý của thiết bị;

- Kiểm tra chức năng hoạt động, khả năng kết nối của PatchPanel;

- Ghi lại tình trạng và thông số liên quan tới thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Kiểm tra hạt trong partpanel có bị rỉ sét, bị đứt hay không;

- Kiểm tra độ chắc chắn của các dây dập lên patchpanel;

- Tiến hành đo kiểm tra từ các node mạng về đến patchpanel;

- Vệ sinh đầu của hạt mạng trên partpanel.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Kiểm tra xong cắm lại vào thiết bị;

- Đo và kiểm tra thiết bị đảm bảo kết nối được thông suốt.

e) Kết thúc bảo trì:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

1.2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Nhân công

5.408

5.031

4.779

2. Kiểm tra chất lượng dây nhẩy:

2.1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng vật lý của thiết bị;

- Kiểm tra chức năng hoạt động, khả năng kết nối của dây nhảy;

- Ghi lại tình trạng và thông số liên quan tới thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Vệ sinh hai đầu của dây đấu nhảy;

- Kiểm tra dây nhảy RJ45, vệ sinh hai đầu dây, cắm lại vào thiết bị;

- Xem và đọc kết quả và đánh giá chất lượng.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì: Cắm dây nhẩy một đầu vào máy tính 1 đầu vào máy đo, kiểm tra khả năng kết nối của dây nhảy.

e) Kết thúc bảo trì:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2.2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Nhân công

2.704

2.515

2.390

3. Kiểm tra node mạng:

3.1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì.

b) Kiểm tra thiết bị trước khi bảo trì:

- Kiểm tra tình trạng vật lý của thiết bị;

- Kiểm tra chức năng hoạt động, khả năng kết nối của node mạng;

- Ghi lại tình trạng và thông số liên quan tới thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Kiểm tra hạt trong hộp bảo vệ có bị rỉ sét, bị đứt hay không;

- Kiểm tra độ chắc chắn của các dây dập lên hạt;

- Tiến hành đo kiểm tra từ các node mạng về đến patchpanel;

- Vệ sinh đầu của hạt mạng;

- Gắn một đầu của hạt mạng qua dây nhảy vào đầu đo máy phát;

- Cắm node mạng vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên dụng để kiểm tra kết nối, tốc độ kết nối của node mạng.

d) Kết thúc bảo trì:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

3.2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Nhân công

13.520

12.577

11.948

XIV. CÁP QUANG VÀ CÁC PHỤ KIỆN KẾT NỐI

1. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;

- Chuẩn bị các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, biểu mẫu bảo trì, mặt bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo trì;

b) Kiểm tra phụ kiện kết nối trước bảo trì:

- Kiểm tra ODF;

- Kiểm tra trạng thái đèn trên switch CORE;

- Kiểm tra chức năng hoạt động thực tế của hệ thống đường truyền, thực hiện một số phép đo trên các khối để đánh giá cho từng modul;

- Ghi lại hiện trạng của cáp quang, dây nhảy, module quang trước khi thực hiện bảo trì;

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.

c) Thực hiện bảo trì:

- Bảo trì phần đường dây:

+ Kiểm tra dây quang từ bể cáp vào phòng hệ thống và lên ODF;

+ Thực hiện bề mặt vỏ cáp xem có tác động của ngoại lực gây sước, nứt, gãy hay không;

+ Kiểm tra các gông néo cáp vào trường và giá ODF.

- Bảo trì dây nhảy quang từ ODF xuống Switch CORE và connector của dây nối quang trên giá ODF:

+ Kiểm tra ODF xem các mỗi hàn có bị nứt gãy hay không, kiểm tra các mối lạt buộc xem có bị long gãy hay tuột khỏi vị trí cố định và các vị trí đính cao su non có bị khô lại hay không để tiến hành thay thế;

+ Kiểm tra kết nối quang với kính phóng đại, bao gồm tất cả các thành phần như đầu nối dây nhảy, đầu nối tại ODF hoặc thiết bị;

+ Nếu phát hiện vết bẩn, sử dụng các dụng cụ vệ sinh khô chuyên dụng;

+ Kiểm tra lại với kính phóng đại;

+ Nếu vẫn chưa loại bỏ vết bẩn, tiếp tục thử lại với thiết bị hay dụng cụ vệ sinh khô chuyên dụng;

+ Kiểm tra lại với kính phóng đại;

+ Nếu vẫn chưa loại bỏ được vết bẩn, sử dụng các dụng cụ vệ sinh ẩm chuyên dụng;

+ Kiểm tra lại với kính phóng đại;

+ Kiểm tra bề mặt vỏ dây nhảy quang xem có vết nứt gãy hay không.

- Vệ sinh khu vực:

+ Kiểm tra các lỗ thông tường và bề cáp xem có bị vỡ hay không để tiến hành chit các lỗ hổng để tránh động vật (chuột, gián....) phá hoại sợi quang;

+ Lau chùi ODF và thổi sạch bụi để không ảnh hưởng đến sợi quang.

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Chạy các chương trình kiểm tra của hệ thống khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị cũng như kiểm tra chức năng dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

2. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 bộ

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

1. ODF ≤ 8 Fo

 

 

 

Nhân công

85.587

79.615

75.635

Máy thi công

149.408

149.408

149.408

Cộng

234.995

229.023

225.043

2. ODF ≤ 10 Fo

 

 

 

Nhân công

114.115

106.154

100.846

Máy thi công

156.350

156.350

156.350

Cộng

270.465

262.504

257.196

3. ODF ≤ 12 Fo

 

 

 

Nhân công

142.644

132.692

126.058

Máy thi công

163.291

163.291

163.291

Cộng

305.935

295.983

289.349

4. ODF ≤ 24 Fo

 

 

 

Nhân công

228.231

212.308

201.692

Máy thi công

201.748

201.748

201.748

Cộng

429.979

414.056

403.440

5. ODF ≤ 48 Fo

 

 

 

Nhân công

285.288

265.385

252.115

Máy thi công

288.235

288.235

288.235

Cộng

573.524

553.620

540.351

6. ODF > 48 Fo

 

 

 

Nhân công

456.462

424.615

403.385

Máy thi công

432.093

432.093

432.093

Cộng

888.555

856.709

835.478

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢO TRÌ PHẦN MỀM
(Kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh)

1. Nhóm phần mềm dùng chung của tỉnh:

Nhóm phần mềm dùng chung của tỉnh gồm có các phần mềm như: Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm dịch vụ công trực tuyến; phần mềm Cổng thông tin điện tử; phần mềm một cửa liên thông điện tử; phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức; phần mềm đánh giá cán bộ công chức, viên chức và các phần mềm dùng chung khác.

2. Thành phần công việc:

a) Công tác chuẩn bị:

- Nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn sử dụng;

- Chuẩn bị bản vá lỗi, nâng cấp, thiết bị sao lưu dữ liệu;

b) Kiểm tra phần mềm trước bảo trì:

- Kiểm tra chức năng, cấu hình của phần mềm;

- Chạy chương trình để kiểm tra tình trạng hệ thống trước khi bảo trì;

c) Thực hiện bảo trì:

Bảo trì các phần mềm ứng dụng bao gồm các bước:

- Ghi lại tình trạng và các thông số liên quan đến phần mềm;

- Sao lưu dữ liệu của phần mềm ra thiết bị sao lưu;

- Cài đặt bản vá lỗi, nâng cấp;

- Kiểm tra lại cấu hình của phần mềm sau khi cài đặt, cập nhật cấu hình mới nếu cần;

- Copy lại dữ liệu đã sao lưu nếu cần;

d) Kiểm tra hoạt động sau bảo trì:

- Chạy lại chương trình phần mềm;

- Ghi lại các kết quả.

e) Kết thúc công việc:

- Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo trì, cất thiết bị, thiết bị đúng nơi quy định;

- Ghi lại đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo trì vào mẫu bảo trì, báo cáo người phụ trách đơn vị.

3. Đơn giá bảo trì:

Đơn vị tính: 1 thiết bị

Thành phần

Đơn giá (VNĐ)

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

Nhân công

1.081.615

1.006.154

955.846

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2686/QĐ-UBND năm 2016 công bố đơn giá bảo trì mạng thông tin tỉnh Lào Cai

  • Số hiệu: 2686/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Đặng Xuân Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản