Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2686/2003/QĐ-UB

Ninh Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chỉnh phủ và các Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31/1/2003 của Chính phủ.

Căn cứ Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ kết luận tại hội nghị giao ban Chủ tịch và các Phó chỉ tịch UBND tỉnh ngày 05/12/2003;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 674/TT-SXD ngày 14/11/2003 và văn bản số 209/CV-TP ngày 16/12/2003 của Sở Tư pháp về việc thẩm định quy định tạm thời về kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về Kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ Xây dựng (để b/c)
- Viện kinh tế - Bộ xây dựng
- Cục Giám định - Bộ xây dựng
- Thường trực Tỉnh uỷ (để b/c)
- Thường trực HĐND (để b/c)
- Lưu VT, VP3, VP4, VP5
ĐT/03

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Hùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 2686/QĐ-UB ngày 22/12/2003 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhà thầu xây dựng, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dnựg và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về nội dung kiểm định chất lượng sản phẩm công trình Xây dựng dân dụng, công nghiệp, Giao thông và công trình Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

Những công trình được Xây dựng mới; cải tạo mở rộng và sửa chữa lớn, công trình đã đưa vào sử dụng, các công trình sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quy định trong điều 10, 11, 12 Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng cơ ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ và khoản 4, điều 2.3, khoản 6, Điều 1 Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ xung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; khoản 4, 5, 6 và 14 Điều 1 Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ xung 1 số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh đều phải được kiểm định chất lượng sản phẩm. Những công trình do tư nhân, công trình Xây dựng bằng các nguồn vốn khác (nếu có yêu cầu) cũng được kiểm định theo sự thoả thuận.

Đối với những dự án đầu tư xây dựng mới:

Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và công trình xây dựng phát triển nông nghịêp nông thôn; phần xây lắp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư; các cơ quan chuyên quản, chủ đầu tư, ban Quản lý dự án chỉ được nghiệm thu, thanh toán bàn giao đưa công trình vào sử dụng khi có kết quả kiểm định chất lượng của các đợt nghiệm thu giai đoạn, kể từ giai đoạn khảo sát địa chất, khảo sát địa hình của công trình đến nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng thực hiện và văn bản kết luận về chất lượng công trình của Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành đối với các công trình xây dựng chuyên ngành.

Đối với các công trình sửa chữa nâng cấp, cải tạo:

Cơ quan sử dụng, khai thác công trình phải lập kế hoạch khảo sát, đưa ra mục đích yêu cầu khảo sát, lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả kiểm định là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng công trình. Dự án sửa chữa chỉ được trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt khi đã có kết quả kiểm định đánh giá chất lượng công trình.

Đối với các công trình đã đưa vào sử dụng mà xảy ra sự cố công trình:

Khi Sở Xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng có trách nhiệm tham gia với chức năng tư vấn.

Điều 2: Giải thích từ ngữ:

Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu theo Điều 2, 3 của Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ XD) như sau:

1- Quản lý chất lượng công trình Xây dựng là tập hợp những hoạt động của Cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng công trình.

2- Sở có Xây dựng chuyên ngành là các Sở sau:

- Sở Xây dựng

- Sở Giao thông vận tải

- Sở Công nghịêp

- Sở Nông nghịêp và PTNT

Điều 3: Phân cấp quản lý và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong công tác kiểm định chất lượng công trình Xây dựng.

1. Sở Xây dựng là có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện những nội dung quản lý Nhà nước về chất lượng công trình Xây dựng tại địa phương được quy định tại khoản 2, điều 3 “Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2. Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành, có nhiệm vụ quản lý ngành tại địa phương về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, có trách nhiệm; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản này; kiến nghị xử lý các vi phạm về kiểm định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân các Huyện (thị xã) chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp cùng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng trong việc kiểm định chất lượng công trình thuộc nguồn vốn do địa phương quản lý trên địa bàn.

Điều 4: Trách nhiệm về kiểm định chất lượng công trình xây dựng của Cơ quan Nhà nước về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nhà thầu xây dựng.

1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng về chất lượng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

- Thực hiện theo khoản 1, Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ; Điều 1, 4 và khoản n, Điều 16 mục 2 của quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ Xây dựng và được quy định rõ trong Điều 2, 5, 9 của Quy định này.

- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng, ký hợp đồng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức kiểm định làm việc; cung cấp hồ sơ thiết kế và những tài liệu có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng công trình; xác nhận khối lượng kiểm định.

2- Trách nhiệm về chất lượng kiểm định công trình xây dựng của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng và cá nhân thực hiện việc kiểm định.

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng thực hiện kiểm định phải thực hiện theo khoản 4, Điều 46 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

- Người chủ trì thực hiện công việc kiểm định phải có chứng chỉ về lĩnh vực kiểm định sản phẩm xây dựng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ đầu tư và trước pháp luật về công tác kiểm định của mình.

3 - Trách nhiệm của Nhà thầu xây lắp về chất lượng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

- Thực hiện theo Quy định tại khoản 3, Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ; khoản 3, Điều 4; mục 1, khoản b, c, Điều 15 của Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và thực hiện các nội dung quy định trong văn bản này.

- Nhà thầu xây lắp có trách nhiệm tự tổ chức kiểm định hoặc thuê các phòng thí nghiệm hợp chuẩn (được Bộ Xây dựng cấp LAS-XD). Thực hiện kiểm định về các chỉ tiêu cơ, lý, hoá học của vật tư, vật liệu các bán thành phẩm đưa vào xây dựng công trình.

Chương II

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT CHI PHÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 5: Căn cứ để lập chi phí kiểm định.

1. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công công trình, hạng mục công trình do cơ quan tư vấn lập.

2. Khối lượng công tác kiểm định tính theo thiết kế phù hợp với quy trình, quy phạm và định mức đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng do Trung tâm Kiểm định Chất lượng công trình lập.

Điều 6: Phương pháp lập chi phí kiểm định chất lượng công trình

1. Nguồn kinh phí dành cho công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

- Đối với công trình xây dựng mới

+ Nhà thầu xây lắp phải tổ chức kiểm định hoặc thuê tổ chức kiểm định tiến hành kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng đầu vào, bao gồm: thép, gạch, cát đá và các vật liệu xây dựng khác. Chi phí để thực hiện kiểm định chất lượng được tính trong giá thành xây lắp. Nhà thầu xây lắp phải trả chi phí này cho tổ chức kiểm định chất lượng trên cơ sở dự toán được duyệt và khối lượng kiểm định nghiệm thu thực tế được chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp chấp thuận.

+ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Chi phí cho công tác này được xác định căn cứ vào dự toán được duyệt của cấp có thẩm quyền, trên cơ sở khối lượng công việc cần kiểm định và định mức, đơn giá thí nghiệm vật liệu, cấu kiện xây dựng và các quy định khác có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng được tính vào khoản mục chi phí khác trong tổng dự toán công trình được duyệt.

+ Nguồn kinh phí dự trù để thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng tính vào phần chi phí khác và được tính bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí xây lắp và quy định tạm tính như sau:


STT

Chi phí xây lắp (Gxl) trước thuế

Mức chi phí kiểm định

 

(tỷ đồng)

(%Gxl)

1

0,5

1,5

2

1< Gxl<5

1,2

3

5< Gxl<15

1,1

4

15< Gxl<25

1,0

5

25< Gxl<50

0,8

6

50< Gxl<100

0,5

7

Gxl>100

0,2

Ghi chú: Chi phí xây lắp (Gxl) là chi phí trước thuế

- Đối với công trình sửa chữa nâng cấp, cải tạo

Chi phí kiểm định chất lượng công trình được đưa vào chi phí khảo sát đánh giá chất lượng công trình trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chi phí thực tế cho công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

- Dự toán kiểm định chất lượng công trình xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm định chất lượng công trình xây dựng lập cho từng công trình, hạng mục công trình. Giao Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chi phí kiểm định thực tế thanh toán dựa trên khối lượng công việc thực hiện kiểm định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các định mức, đơn giá thí nghiệm, các quy định có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành.

3. Dự toán chi phí kiểm định:

Được lập trên căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và định mức, đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 32/2001/QĐ-BXD ngày 20/12/2001. Đối với công trình xây dựng giao thông và thuỷ lợi thì áp dụng theo quyết định số 1457/QĐ-GTVT ngày 15/6/1971 của Bộ Trưởng Bộ giao thông Vận tải ban hành quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của đất nền trong ngành giao thông vận tải, Quyết định số 3921/2001/QĐ-GTVT ngày 22/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải ban hành đề cương tổng quát về kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng giao thông và Quyết định số 2705/NN-ĐTXD-QĐ ngày 18/10/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương III

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 7: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện

Công tác kiểm tra về kiểm định chất lượng công trình xây dựng do các Cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và cơ quan quản lý trực tiếp của chủ đầu tư tiến hành, đảm bảo các sản phẩm xây dựng phỉ được kiểm định để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm xây dựng. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên để kịp thời đề ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại trừ các hành vi vi phạm chất lượng công trình xây dựng. Công tác kiểm định phải được tiến hành trong quá trình thực hiện xây dựng công trình, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu thanh quyết toán bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Điều 8:  Xử lý vi phạm về kiểm định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo Điều 68 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện (thị) trong việc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng, trong trường hợp cần thiết thì kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác này.

Điều 10: Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện (thị) có trách nhiệm thực hiện tốt và hướng dẫn kiểm tra các Chủ đầu tư, các ban quản lý dự án thuộc quyền quản lý của mình thực hiện tốt quy định này.

Điều 11: Khen thưởng và kỷ luật

Các cơ quan đơn vị cá nhân thực hiện tốt các quy định này sẽ được biểu dương, khen thưởng; nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, hoặc phát hiện những nội dung không phù hợp yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo kịp thời bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, sửa đổi bổ sung quy định cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2686/2003/QĐ-UB về kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 2686/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/12/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Đinh Văn Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản