Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
 TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2675/QĐ-CT

Vĩnh Phúc, ngày 07 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 100/TTr-SNN&PTNT ngày 16/9/2011 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 13 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp& PTNT, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

(Kèm theo Quyết định số 2675 /QĐ-CT ngày 07 /10/2011)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực Chăn nuôi

1

Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống sử dụng cho thụ tinh nhân tạo.

2

Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống

3

Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống để thụ tinh nhân tạo

4

Chỉ định tổ chức chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong

Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

5

Cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

Lĩnh vực Thủy sản

6

Xin hoãn kiểm tra định kỳ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Lĩnh vực Kiểm lâm

7

Giao rừng đối với tổ chức

8

Xử lý đối với gấu do chủ nuôi tự nguyện giao cho Nhà nước

9

Thuê rừng đối với tổ chức

10

Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (đối với chủ rừng là tổ chức)

11

Thu hồi rừng của tổ chức

Lĩnh vực Trồng trọt

12

Cấp Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

13

Cấp lại Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

* LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1. Thủ tục: Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống sử dụng cho thụ tinh nhân tạo

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của tổ chức;

- Giấy Chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống;

- Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;

- Lý lịch, nguồn gốc của bò đực giống;

- Bản tiêu chuẩn cơ sở về chăn nuôi bò đực giống;

- Giấy chứng nhận về tiêm phòng và vệ sinh thú y bò đực giống;

- Kết quả bình tuyển, giám định bò đực giống;

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Hồ sơ theo dõi giống.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Chứng chỉ

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi;

- Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống;

- Thông tư số 19/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

2. Thủ tục: Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

* Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của tổ chức;

- Giấy Chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống;

- Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;

- Bản tiêu chuẩn cơ sở về chăn nuôi, khai thác dê đực giống;

- Lý lịch, nguồn gốc dê đực giống;

- Giấy chứng nhận về tiêm phòng và vệ sinh thú y dê đực giống;

- Kết quả bình tuyển, giám định dê đực giống;

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa;

- Hồ sơ theo dõi giống.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Chứng chỉ

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi;

- Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống.

3. Thủ tục: Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống để thụ tinh nhân tạo

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

- Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của tổ chức;

- Giấy Chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống;

- Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;

- Bản tiêu chuẩn cơ sở về chăn nuôi, khai thác lợn đực giống, bản kê các trang thiết bị và dụng cụ sản xuất tinh dịch (theo mẫu);

- Lý lịch, nguồn gốc lợn đực giống;

- Giấy chứng nhận về tiêm phòng và vệ sinh thú y lợn đực giống;

- Kết quả bình tuyển, giám định lợn đực giống;

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa;

- Hồ sơ theo dõi giống.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Chứng chỉ

Phí, Lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu bản kê các trang thiết bị và dụng cụ sản xuất tinh dịch (theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/12/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi;

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/12/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống;

- Thông tư số 19/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

 

PHỤ LỤC 1:

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT TINH DỊCH TRONG TRẠM THỤ TINH NHÂN TẠO LỢN
(Ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BNN&PTNT ngày 31/12/2005)

STT

Tên thiết bị, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng đối với quy mô

4 - 30 lợn đực giống

31 - 50 lợn đực giống

51 - 100 lợn đực giống

 

Dụng cụ lấy tinh

 

 

 

 

1

Giá nhảy cho lợn đực

Chiếc

1 - 2

2 - 3

3 – 5

2

Cốc hứng tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

3

Khăn lọc tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

4

Khăn sạch

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

5

Găng tay cao su

Đôi

5 - 30

30 - 50

50 - 100

6

Thảm cao su

Chiếc

2 - 5

5 - 10

7 - 15

 

Dụng cụ kiểm tra, đánh giá, pha loãng tinh dịch

 

 

 

 

1

Kính hiển vi

Chiếc

1 - 2

3 - 5

5 - 6

2

Lamen

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

3

Phiến kính

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

4

5

Buồng đếm (hồng cầu, bạch cầu)

Máy đo pH (pH metter)

Chiếc

Chiếc

2

1

5 - 10

2 - 3

20 - 50

3 – 5

6

Cốc đong các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

7

Bình tam giác

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

8

ống hút (pipet) các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

9

Đũa thủy tinh

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

10

Giấy lọc

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

11

Giấy quỳ tím

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

12

Cân điện tử

Chiếc

1

1 - 2

2 - 3

13

Giá để ống nghiệm

Chiếc

1

5

10

14

ống nghiệm

Chiếc

100 - 300

500 - 700

1000 - 1500

15

Máy khuấy từ tự làm nóng môi trường pha chế tinh.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

16

Máy chưng cất nước 2 lần công suất 3-4 lít/giờ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

17

Máy xác định tinh trùng quang phổ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

 

Dụng cụ đóng gói và bảo tồn tinh dịch:

 

 

 

 

1

Lọ đựng liều tinh (hoặc túi nilon)

Chiếc

500 - 1000

1000 - 1500

1500 - 2000

2

Tủ lạnh

Chiếc

1

3

5

3

Tủ bảo ôn

Chiếc

1

3

5

 

Các thiết bị, dụng cụ rửa và khử trùng:

 

 

 

 

1

Bồn rửa bằng INOX

Chiếc

4 - 6

6 - 7

6 - 10

2

Chổi lông các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 15

15 - 20

3

Giá để dụng cụ sau khi rửa

Chiếc

3 - 5

5 - 7

7 - 10

4

Xà phòng trung tính (hộp 5 lít)

Hộp

5 - 10

10 - 15

15 - 20

5

Tủ sấy

Chiếc

1

2

3

6

Tủ đựng dụng cụ sau khi khử trùng

Chiếc

1

1

1

7

ống khử trùng dẫn tinh quản

Chiếc

1

1

1

8

Đèn khử trùng

Chiếc

1

1

1

4. Thủ tục: Chỉ định tổ chức chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

- Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAHP (theo mẫu);

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

- Tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực tham gia hoạt động chứng nhận;

- Mẫu giấy chứng nhận VietGAHP;

- Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký 02 năm gần nhất.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

 Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAHP (theo mẫu phụ lục 8 ban hành kèm Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành “Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong”)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

- Đơn vị được chỉ định là Tổ chức chứng nhận phải là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Có đủ các điều kiện, năng lực để tham gia hoạt động chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi theo quy định của Cục Chăn nuôi

- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận có xác nhận của Chính quyền địa phương (Đối với tổ chức có con dấu riêng thì đóng dấu)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006;

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi;

- Quyết định 121/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành “Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong”;

- Thông tư số 19/2011/TT-BNN ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010

 

PHỤ LỤC 8

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN VIETGAHP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121 /2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------

……, ngày ... tháng … năm 200…

GiẤy đĂng ký

hoẠt đỘng chỨng nhẬn VIETGAHP

Kính gửi: (Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận)

- Tên tổ chức:.........………...............................................................................

- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………......................

- Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: …………....................

- Quyết định thành lập/(nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:................. do Cơ quan cấp: .........................................cấp ngày ...…/...../.…….tại .............................

Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAHP theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAHP cho............................... ........................................................................................................................................

Hồ sơ kèm theo:

- ..........................................................................................................................

- ..........................................................................................................................

Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAHP cho..............................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAHP./.

 

 

Đại diện Tổ chức

(Ký tên, đóng dấu )

 

* LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

5. Thủ tục: Cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Thanh tra - Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc (Số 1, ngõ 1, đường Trần Phú, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời gian tiếp nhận: Giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Thanh tra - Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Phòng Thanh tra - Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu);

2. Bản phô tô Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (khi nộp đem theo bản chính để đối chiếu);

3. Bản sao hợp pháp Hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;

4. Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh phúc

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Giấy phép

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu Phụ lục 10 ban hành kèm Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10;

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 Quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

PHỤ LỤC 10:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂNTHUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi:…………………………………………………….

Tên đơn vị đề nghị cấp giấy phép…………………………………………………...

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Điện thoại ……………………………Fax…………………………………………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số …………ngày…..tháng ……năm………...

Đăng ký kinh doanh số………………………ngày…….tháng …….năm………….

tại……………………………………………………………………………………

Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………

Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh…………………

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………….

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” cho phương tiện… (ghi rõ trọng tải ô tô, biển kiểm soát, tên người điều khiển phương tiện) được vận chuyển … (ghi rõ loại, nhóm thuốc bảo vệ thực vật, trọng lượng hàng).

Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

........., ngày..........tháng .......năm...........

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)

 

* LĨNH VỰC THỦY SẢN

6. Thủ tục: Xin hoãn kiểm tra định kỳ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Phúc (Phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới Chi cục thủy sản Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị hoãn kiểm tra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin hoãn kiểm tra định kỳ của cơ sở.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục thủy sản Vĩnh phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Văn bản phúc đáp

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Quyết định 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 15/01/2009;

- Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010

- Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 8/12/2005 hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản.

 

* LĨNH VỰC KIỂM LÂM

7. Thủ tục: Giao rừng đối với tổ chức

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2. Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (đường Nguyễn Viết Xuân - P Đống Đa - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc) hoặc qua đường bưu điện.

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị Giao rừng (theo mẫu);

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);

- Dự án đầu tư khu rừng.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hành chính

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị giao rừng (theo mẫu phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư số 25/2011/TT-BNN&PTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức trên địa bàn nơi có rừng để trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng (Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BVPTR;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư số 25/2011/TT-BNN&PTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010).

 

PHỤ LỤC 05:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

 (dùng cho tổ chức)

Kính gửi: .............................................................................................

1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa)(1)..........................................

...............................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính...........................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ................................................Điện thoại...................................

4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao(2)...................................................................

5. Diện tích đề nghị giao rừng (ha).......................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích (3)............................................................................

7. Thời hạn sử dụng (năm)....................................................................................

8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................

9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn...................................................................................................................................................................

Các cam kết khác (nếu có)....................................................................................

 

 

........ngày tháng năm .....

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)

 

1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.

3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lich, nghiên cứu khoa học..

 

8. Thủ tục: Xử lý đối với gấu do chủ nuôi tự nguyện giao cho Nhà nước

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ nuôi gấu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc (Địa chỉ: Số 14 Lý Thái Tổ - Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc) hoặc qua đường bưu điện tới địa chỉ trên.

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Chủ nuôi gấu nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Theo mẫu);

- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử (Bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện)

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hành chính

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 09/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành quy chế quản lý gấu nuôi)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 09/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hanh quy chế quản lý gấu nuôi;

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

 

PHỤ LỤC VII:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

......., ngày tháng năm 20

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC

 Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố …………

(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND: ngày cấp: nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức: Địa chỉ:

Giấy phép kinh doanh số: Nơi cấp:

Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số:

Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước … con gấu với chi tiết sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Lý do giao: ………………

Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.

 

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

9. Thủ tục: Thuê rừng đối với tổ chức

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (đường Nguyễn Viết Xuân - P. Đống Đa - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc) hoặc qua đường bưu điện.

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thuê rừng (theo mẫu);

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);

- Dự án đầu tư khu rừng.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

38 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hành chính

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị thuê rừng (theo mẫu phụ lục 08 ban hành kèm Thông tư số 25/2011/TT-BNN&PTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010).

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BVPTR;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hòi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

-Thông tư số 25/2011/TT-BNN&PTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010).

 

PHỤ LỤC 08:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG DÙNG CHO TỔ CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG

 (dùng cho tổ chức)

 Kính gửi: ...................................................................................

1. Tên tổ chức đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa)(1)..........................................

2. Địa chỉ trụ sở chính...........................................................................................

3. Địa chỉ liên hệ.......................................................Điện thoại............................

4. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)...................................................................

5. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha).......................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích (3)............................................................................

7. Thời hạn sử dụng (năm)....................................................................................

8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................

9. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn.....................................

Các cam kết khác (nếu có)....................................................................................

 

 

........ngày tháng năm .....

Giám đốc

(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)

 

1. Đối với tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.

3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học..

 

10. Thủ tục: Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (đối với chủ rừng là tổ chức)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (đường Nguyễn Viết Xuân - P. Đống Đa - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc).

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản đăng ký khai thác (Theo mẫu);

- Thuyết minh thiết kế khai thác (Theo mẫu);

- Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác;

- Sơ đồ, vị trí khu khai thác.

 b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Thông báo ý kiến

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Bản đăng ký khai thác

- Thuyết minh thiết kế khai thác

(Theo mẫu Phụ lục 03, Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BVPTR;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành quy chế quản lý rừng;

- Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

 

PHỤ LỤC 1:

MẪU ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị chủ quản:…………

Tên đơn vị……………….. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐỀ CƯƠNG

THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC

I. Đặt vấn đề:

- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)…………………………………………….

- Mục đích khai thác…………………………………………………………..

II. Tình hình cơ bản khu khai thác

1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:

a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,……………….. Tiểu khu …...;

b) Ranh giới:

- Phía Bắc giáp…………………………..

- Phía Nam giáp…………………………..

- Phía Tây giáp…………………………..

- Phía Đông giáp…………………………..

2. Diện tích khai thác:…………..ha;

3. Loại rừng đưa vào khai thác.

III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:

1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..………………..…..

2. Sản lượng cây đứng…

3. Tỉ lệ lợi dụng:

4. Sản lượng khai thác.

(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)

IV. Sản phẩm khai thác:

- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:

+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3

+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)

- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)

(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)

V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.

a) Chặt hạ:

b) Vận xuất:

c) vận chuyển

d) vệ sinh rừng sau khai thác

e) Thời gian hoàn thành.

VI. Kết luận, kiến nghị.

 

 

Chủ rừng /đơn vị khai thác

(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC 3:

MẪU BẢN ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 35 /2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

BẢN ĐĂNG KÝ KHAI THÁC

Kính gửi:......................................................................

- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………

- Địa chỉ:............................................................................................................

được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ............ngày....... tháng....... năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày......... tháng........ năm....... của....... .......................)

Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản..

Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:.......................................................................

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.

 

 

Chủ rừng (Đơn vị khai thác)

(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

 

11. Thủ tục: Thu hồi rừng của tổ chức

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc (đường Nguyễn Viết Xuân - P. Đống Đa - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc).

 * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ, lễ, tết).

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Quyết định giải thể, phá sản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

13 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hành chính

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật BVPTR;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hòi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư số 25/2011/TT-BNN&PTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010).

 

* LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

12. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

- Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc qua đường bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đăng ký nguồn giống (theo mẫu quy định);

- Các tài liệu liên quan khác:

+ Sơ đồ vườn cây;

+ Báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống;

+ Kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chứng nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: 2.000.000đ/cây (Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19-02-2008 của Bộ NN&PTNT về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đăng ký công nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Theo mẫu Phụ lục số 01 ban hành kèm Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23-5-2008 của Bộ Nông nghiệp &PTNT Ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23-5-2008 của Bộ Nông nghiệp &PTNT Ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

- Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19-02-2008 của Bộ NN&PTNT về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng

 

PHỤ LỤC 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP………………

1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………......................................

2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail…………………………

3. Tên giống:............................................

Tên khoa học…………………………..Tên Việt Nam…………………………….

4. Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống

Thôn………………xã……………….huyện……………….tỉnh/TP:……………..

Vĩ độ…………..Kinh độ………(nếu có), Độ cao so mặt nước biển……………….

5. Các thông tin chi tiết về nguồn giống đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành…):

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại…):

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với nguồn giống là vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m2):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển…của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

 

 

Ngày … tháng … năm 200…..

Đại diện đơn vị*

(ký tên, đóng dấu)

(*Cá nhân phải có xác nhận của địa phương)

 

13. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT (Đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

- Thời gian tiếp nhận: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

- Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hoàn thiện đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc qua đường bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống;

- Bản sao Quyết định lần công nhận gần nhất;

- Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhận giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chứng nhận

Phí, lệ phí (nếu có)

Phí công nhận lại cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm: 2.000.000đ/cây (Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19-02-2008 của Bộ NN&PTNT về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Không

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23-5-2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

- Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19-02-2008 của Bộ NN&PTNT về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2675/QĐ-CT năm 2011 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 2675/QĐ-CT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/10/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Phùng Quang Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/10/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản