Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2675/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH NHA KHOA
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/ NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH NHA KHOA
(Ban hành theo Quyết định số 2675 /QĐ-BYT ngày 26/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chuyên ngành đào tạo: Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Chức danh sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Thời gian đào tạo: 6 tháng.
Hình thức đào tạo: Chính qui tập trung.
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung cấp Điều dưỡng.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y tế được Bộ Y tế cho phép đào tạo.
Cơ sở làm việc: Khoa Răng-Hàm-Mặt các bệnh viện, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ răng - miệng.
I. MÔ TẢ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH NHA KHOA
1. Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc theo yêu cầu của các kỹ thuật nha khoa;
2. Thực hiện các kỹ thuật dự phòng nha khoa, kỹ thuật chăm sóc các bệnh răng miệng thông thường;
3. Sử dụng, bảo quản trang thiết bị, hồ sơ bệnh án trong phạm vi được phân công, phát hiện và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản, chịu trách nhiệm cá nhân về những phương tiện, tài sản được phân công;
4. Dự trù, lĩnh vật tư, thuốc... khi được phân công, định kỳ kiểm kê, đối chiếu các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực được giao;
5. Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;
6. Thực hiện chế độ vệ sinh phòng bệnh, tẩy uế, khử trùng dụng cụ..., đảm bảo vô khuẩn khoa phòng và chế độ an toàn trong công tác chuyên môn;
7. Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn của khoa/phòng Nha khoa khi được phân công;
8. Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế;
9. Tham gia giáo dục sức khoẻ răng miệng cho người bệnh, người khoẻ mạnh, gia đình và cộng đồng phòng ngừa những bệnh răng miệng thứ phát, tham gia chương trình chăm sóc răng miệng ban đầu cho trẻ em ở trường học.
Đào tạo người Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa trình độ trung cấp có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp để chăm sóc sức khoẻ răng, miệng cho các đối tượng trong bệnh viện và ngoài cộng đồng; góp phần đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Người Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa có kiến thức cơ bản chuyên ngành nha làm nền tảng cho các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ răng, miệng.
Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản như sau:
- Phụ giúp cho bác sỹ răng, hàm,mặt tại các phòng khám Nha khoa;
- Sử dụng và bảo quản được vật liệu, dụng cụ trang thiết bị thuộc chuyên ngành Nha khoa;
- Thực hiện công tác điều dưỡng cơ bản tại phòng khám, điều trị răng, hàm, mặt;
- Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ răng, hàm mặt ban đầu ở cộng đồng, khám định kỳ, phát hiện sớm một số bệnh lý răng miệng thông thường và tình trạng bất thường để xử trí hoặc chuyển tuyến trên;
- Có khả năng tham gia công tác quản lý, công tác hành chính tại cơ sở răng, hàm, măt;
- Tham gia các lớp đào tạo liên tục về chuyên ngành răng, hàm, mặt và có khả năng tự học vươn lên.
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 29 đvht;
- Thời gian đào tạo: 6 tháng (26 tuần).
2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
TT | Nội dung | Số tiết | ĐVHT | Số tuần |
1 | Các học phần chuyên môn | 375 | 19 | 14 |
2 | Thực tập nghề nghiệp | 240 | 6 | 6 |
3 | Thực tập tốt nghiệp | 160 | 4 | 4 |
4 | Ôn và thi tốt nghiệp |
|
| 2 |
| Tổng số | 775 | 29 | 26 |
3. Các học phần của chương trình và thời lượng
TT | Học phần | Số tiết | ĐVHT | ||||
LT | TH | TS | LT | TH | TS | ||
I | Các học phần chuyên ngành | 195 | 180 | 375 | 13 | 6 | 19 |
1 | Giải phẫu sinh lý răng miệng | 30 | 30 | 60 | 2 | 1 | 3 |
2 | Giáo dục nha khoa | 15 | 30 | 45 | 1 | 1 | 2 |
3 | Nha khoa dự phòng | 30 | 30 | 60 | 2 | 1 | 3 |
4 | Bệnh lý răng miệng | 30 | 0 | 30 | 2 | 0 | 2 |
5 | Chăm sóc sức khoẻ răng miệng | 30 | 30 | 60 | 2 | 1 | 3 |
6 | Sử dụng bảo quản vật liệu và trang thiết bị nha khoa | 15 | 60 | 75 | 1 | 2 | 3 |
7 | Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng | 30 | 0 | 30 | 2 | 0 | 2 |
8 | Tổ chức quản lý khoa/phòng răng - hàm - mặt | 15 | 0 | 15 | 1 | 0 | 1 |
II | Thực tập nghề nghiệp |
| 240 |
|
| 6 | 6 |
| Thực tập lâm sàng I |
|
|
|
| 3 | 3 |
| Thực tập lâm sàng II |
|
|
|
| 3 | 3 |
III | Thực tập tốt nghiệp |
| 160 |
|
| 4 | 4 |
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN
Các học phần chuyên môn
1. Giải phẫu sinh lý răng miệng:
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về giải phẫu, sinh lý của răng miệng.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý, cấu tạo của răng, các xương mặt, cơ nhai, khớp thái dương hàm, phân bố giải phẫu của dây thần kinh V, hệ thống mạch máu và bạch huyết vùng hàm mặt.
Sau khi học xong học phần, người học có khả năng nhận biết được các loại răng, xương mặt,các cơ nhai và khớp thái dương hàm, phân bố dây thần kinh V, hệ thống mạch máu và bạch huyết vùng hàm mặt.
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về Giáo dục nha khoa.
Học phần trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách giao tiếp, ứng xử đối với bệnh nhân trẻ em và người lớn, thực hiện được các kỹ năng giáo dục nha khoa cho cá nhân và cho tập thể.
Sau khi học xong học phần, người học có khả năng giáo dục nha khoa cho cá nhân và cộng đồng.
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức, kỹ năng về nha khoa phòng ngừa.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các loại dụng cụ; tư thế bệnh nhân trong nhổ răng, lấy cao răng, đánh bóng răng, kỹ thuật trám bít hố răng, kỹ thuật bôi Fluor, cách khám, đánh giá các chỉ số vệ sinh răng miệng và chỉ số CPITN và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lấy cao răng, đánh bóng răng, trám răng không sang chấn, trám bít rãnh, nhổ răng sữa.
Sau khi học xong học phần, người học có khả năng ứng dụng được các kiến thức đã học trong nha khoa phòng ngừa.
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về bệnh răng miệng thông thường.
Nội dung học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lâm sàng của bệnh răng miệng thông thường, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc các bệnh răng miệng thông thường.
Sau khi học xong học phần người học có khả năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện được kế hoạch chăm sóc các bệnh răng miệng thông thường.
5. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng:
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
Nội dung học phần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về cách tổ chức sắp xếp và các công tác hành chính của phòng nha học đường, phòng khám, điều trị răng - hàm - mặt; Sử dụng được các loại phiếu, sổ sách cần thiết cho việc qủan lý các hoạt động tại phòng nha học đường và các cơ sở khám chữa bệnh răng - hàm - mặt; Phương pháp vô khuẩn, khử khuẩn và vệ sinh tại phòng nha học đường, phòng khám/điều trị bệnh răng - hàm - mặt; lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh răng - hàm - mặt.
Sau khi học xong học phần, người học có khả năng ứng dụng được kiến thức đã học trong lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh răng - hàm - mặt.
6. Sử dụng bảo quản vật liệu và trang thiết bị nha khoa:
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về sử dụng và bảo quản một số vật liệu nha khoa thường dùng trong nha khoa.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị nha khoa thông thường, cách sử dụng và bảo quản một số vật liệu nha khoa thường dùng trong chữa răng, nhổ răng, làm hàm giả; sử dụng được một số vật liệu nha khoa thông thường trong khám, chữa răng và làm hàm giả.
Sau khi học xong, người học có khả năng ứng dụng được kiến thức đã học trong sử dụng bảo quản vật liệu và trang thiết bị nha khoa.
7. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng:
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sâu răng và bệnh nha chu; các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng thường gặp; phương pháp chăm sóc và dinh dưỡng răng miệng cơ bản.
Sau khi học xong, người học có khả năng ứng dụng được kiến thức đã học trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng.
8. Tổ chức quản lý khoa/phòng răng - hàm - mặt:
Học phần này giới thiệu cho người học kiến thức về Tổ chức quản lý khoa/phòng răng - hàm - mặt.
Học phần trang bị cho người học những kiến thức về tổ chức ngành răng - hàm - mặt và chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng nha khoa; tổ chức quản lý và thực hiện chăm sóc, phòng bệnh răng miệng tại trường học và tại cơ sở khám, điều trị răng - hàm - mặt.
Thực tập nghề nghiệp
Người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện được những nội dung thực tập tại tại phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt; trợ thủ được cho bác sĩ thực hiện các thủ thuật khám và điều trị răng miệng thông thường; ghi chép và quản lý được hồ sơ, sổ sách tại phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt; thực hiện được giáo dục sức khoẻ răng miệng và các biện pháp dự phòng nha khoa; sử dụng và bảo quản được dụng cụ trang thiết bị phòng khám nha, khoa răng - hàm - mặt; rèn luyện tác phong khẩn trương, thận trọng, chính xác, trung thực của người điều dưỡng nha khoa.
Người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện được những nội dung thực tập tại khoa cơ sở nha cộng đồng: giáo dục vệ sinh răng miệng theo chủ đề cho học sinh phổ thông tại lớp học; thực hiện được kỹ thuật điều trị dự phòng nha khoa tại phòng nha học đường; thống kê và đánh giá được các chỉ số răng miệng của học sinh và cộng đồng; ghi chép và quản lý được sổ sách, hồ sơ tại phòng nha học đường; sử dụng và bảo quản được dụng cụ, trang thiết bị của phòng nha học đường; thực hiện được kỹ năng truyền thông, giao tiếp, giáo dục sức khỏe.
Người học vận dụng được các kiến thức đã học để thực hiện các công việc của một người điều dưỡng nha khoa khi thực tập tại đơn vị y tế nơi học sinh đến thực tập: thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng nha dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát giáo viên nhà trường và giáo viên thỉnh giảng; tổ chức và triển khai các hoạt động phòng bệnh, chăm sóc răng miệng; tư vấn, giáo dục sức khoẻ răng miệng và thực hiện kỹ thuật nha khoa dự phòng tại cộng đồng và cơ sở khám chữa bệnh; phụ giúp bác sỹ thực hiện các thủ thuật khám chữa bệnh răng miệng thông thường; thực hiện kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ làm việc với đồng nghiệp với người bệnh và gia đình người bệnh; tư vấn, giáo dục sức khoẻ tại các cơ sở khám, chữa bệnh; rèn luyện tác phong làm việc của người điều dưỡng nha tận tâm, tỉ mỉ, chu đáo.
V. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình:
Để triển khai thực hiện chương trình đào tạo có chất lượng và hiệu quả, cơ sở đào tạo cần có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng.
- Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.
- Có bộ môn Nha khoa, giáo viên cơ hữu có ít nhất 02 bác sỹ, 02 cử nhân điều dưõng nha khoa.
- Các bộ môn khác trong nhà trường: đủ giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Y tế để giảng dạy các môn học của chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
- Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế về chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế để hỗ trợ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập:
2.1. Phòng thực tập chuyên ngành Điều dưỡng Nha khoa
- 01 phòng thực tập tiền lâm sàng;
- 01 phòng thực tập kỹ thuật nha khoa;
- 01 phòng thực tập điều dưỡng nha khoa;
- Các phòng thực tập đảm bảo có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành để đảm bảo chất lượng cho các phần thực tập, thực hành.
Ngoài ra còn có các phòng thực tập dùng chung cho các chuyên ngành và có đủ mô hình, trang thiết bị, dụng cụ thực tập theo quy định của Bộ Y tế.
2.2. Thư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy học
- Có bộ giáo trình về các học phần chuyên ngành Nha khoa do bộ môn biên soạn;
- Đảm bảo đủ sách, tài liệu về Điều dưỡng Nha khoa để dạy/học và tham khảo;
- Có đủ các tài liệu khác cho học viên học tập.
2.3. Cơ sở thực hành ngoài trường
- Khoa răng - hàm - mặt các bệnh viện, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ răng miệng và các Trung tâm Y tế Dự phòng.
1. Thời gian ôn và thi tốt nghiệp: 2 tuần.
2. Môn thi tốt nghiệp: 2 môn.
2.1. Môn thi lý thuyết tổng hợp:
- Hình thức thi viết với câu hỏi truyền thống có cải tiến kết hợp câu hỏi trắc nghiệm.
- Nội dung: Tổng hợp các môn chuyên môn trong chương trình đào tạo Điều dưỡng Nha khoa.
2.2. Môn thi thực hành nghề nghiệp:
- Hình thức thi: Thi thực hành tại khoa răng - hàm - mặt của bệnh viện.
- Nội dung thi: Học viên thực hiện một kỹ thuật hoặc một số kỹ thuật điều dưỡng nha khoa theo quy định.
3. Tổ chức đào tạo và thi tốt nghiệp:
Tổ chức đào tạo và thi tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa được tổ chức thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
Học viên được công nhận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng nhà trường cấp Chứng chỉ tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức, kỹ năng, thời gian đào tạo ngành Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành để thực hiện ở tất cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp y tế, đã được Bộ Y tế cho phép đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa.
Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các trường xây dựng và ban hành giáo trình và tài liệu dạy học.
Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng Nha khoa bao gồm: Học lý thuyết và thực tập tại trường; thi kết thúc các học phần; thực tập lâm sàng, thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp khoá học.
Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần, thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các học phần được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học từ 1 đến 2 buổi, mỗi ngày không học quá 6 tiết, mỗi tuần không bố trí học quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tế tốt nghiệp được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.
Chương trình gồm 11 học phần (08 học phần chuyên môn, 02 học phần thực tập nghề nghiệp và 01 học phần thực tập tốt nghiệp), mỗi học phần đã được xác định số đơn vị học trình (bao gồm số đơn vị học trình lý thuyết và thực hành). để thống nhất nội dung giữa các trường, trong chương trình có đề cập tới chương trình chi tiết các học phần, các trường có thể áp dụng để lập kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, để phù hợp với tính đặc thù của mỗi trường, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất và thông qua Hội đồng đào tạo của trường để điều chỉnh từ 20 đến 30% nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu đào tạo của chương trình và học phần.
Chương trình mỗi học phần bao gồm: Mục tiêu, nội dung, hướng dẫn thực hiện học phần và tài liệu tham khảo để dạy và học.
Nội dung học phần đề cập đến tên các bài, số tiết học từng bài, đủ 100% tổng số tiết của học phần.
Phần thực tập tốt nghiệp, bố trí thành một học phần, thực hiện tại Khoa răng - hàm - mặt của bệnh viện, Phòng nha học đường của các trường học tỉnh/thành phố nhằm nhấn mạnh đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Các học phần trong chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa bao gồm:
+ Giảng dạy lý thuyết;
+ Thực tập tại phòng thực hành của nhà trường;
phòng nha học đường của trường học.
- Coi trọng tự học của học sinh;
- Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực;
- Đảm bảo giáo trình và tài liệu tham khảo cho học viên;
- Tăng cường hiệu quả buổi thực tập trong phòng thực hành của nhà trường.
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo và thi tốt nghiệp khoá học được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC/HỌC PHẦN
Học phần 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG
Số đvht: 3 (LT 2/TH1)
Số tiết học: 60 (LT 30/TH 30)
1. Mục tiêu:
1.Vẽ và mô tả được hình thể của răng;
2. Nhận diện được các loại răng trên mô hình và răng thật;
3. Trình bày được cấu tạo bên ngoài và bên trong của răng;
4. Mô tả và nhận biết được các xương mặt,các cơ nhai và khớp thái dương hàm;
5. Trình bày được phân bố giải phẫu của dây thần kinh V, hệ thống mạch máu và bạch huyết vùng hàm mặt.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Đại cương về giải phẫu răng | 4 | 4 | 0 |
2 | Răng vĩnh viễn: - Nhóm răng cửa - Nhóm răng nanh - Nhóm răng tiền hàm - Nhóm răng hàm |
4 4 6 7 |
2 2 2 3 |
2 2 4 4 |
3 | Răng sữa | 6 | 2 | 4 |
4 | Sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn | 6 | 2 | 4 |
5 | Đại cương về khớp cắn | 1 | 1 | 0 |
6 | Xương mặt | 6 | 4 | 2 |
7 | Cơ nhai | 4 | 2 | 2 |
8 | Khớp thái dương hàm | 1 | 1 | 0 |
9 | Dây thần kinh số V | 4 | 2 | 2 |
10 | Mạch máu và bạch huyết vùng hàm mặt | 7 | 3 | 4 |
Tổng số | 60 | 30 | 30 |
3. Phương pháp dạy/học:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực;
- Thực hành: Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng tranh, mô hình để hướng dẫn học viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra thường xuyên (1 điểm lý thuyết và 1 điểm thực hành);
- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra định kỳ;
- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận và thực hiện một kỹ thuật theo quy trình.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Bải giảng Giải phẫu răng và Mô học răng;
- Bài giảng Giải phẫu hàm mặt;
- Giáo trình Nha cơ sở Bộ môn Nha, do nhà trường biên soạn.
Số đvht: 2 (LT 1/TH1)
Số tiết học: 45 (LT 15/TH 30)
1. Mục tiêu:
1. Trình bày được cách giao tiếp, ứng xử đối với bệnh nhân trẻ em và bệnh nhân người lớn;
2. Thực hiện được các kỹ năng giáo dục nha khoa cho cá nhân và cho tập thể.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | |||
TS | LT | TH | |||
1 | Tâm lý học trong thực hành nha khoa ở trẻ em | 2 | 2 | 0 | |
2 | Cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân trẻ em | 3 | 3 | 0 | |
3 | Điều dưỡng nha khoa trong quan hệ giao tiếp hàng ngày | 3 | 3 | 0 | |
4 | Đại cương giáo dục nha khoa: Định nghĩa, mục đích, ý nghĩa của giáo dục nha khoa vơi sức khoẻ xã hội | 2 | 2 | 0 | |
5 | Kỹ năng hướng dẫn giáo dục nha khoa: Phương pháp, phương tiện, những nguyên tắc trong giáo dục nha khoa, những trở ngại và cách khắc phục trong giáo dục nha khoa | 2 | 2 | 0 | |
6 | Các hình thức giáo dục nha khoa: - Giáo dục cá nhân (trẻ em, người lớn) - Giáo dục tập thể (tại lớp, tại phòng khám răng - hàm - mặt) - Giáo dục gián tiếp (phát thanh, viết bài) |
10 16 4 |
0 0 0 |
10 16 4 | |
7 | Lập kế hoạch và đánh giá giáo dục nha khoa | 3 | 3 | 0 | |
Tổng số | 45 | 15 | 30 | ||
|
|
|
|
|
|
3. Phương pháp dạy/học:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực;
- Thực hành: Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng tranh, mô hình để hướng dẫn học sinh.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra thường xuyên (1 lý thuyết và 1 thực hành);
- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra định kỳ thực hành;
- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận;
- Thực hành: 1 bài thi thực hành theo quy trình kỹ thuật.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Bài giảng Giáo dục nha khoa;
- Giáo trình Giáo dục Nha khoa, do nhà trường biên soạn.
Số đvht: 3 (LT 2/TH1)
Số tiết học: 60 (LT 30/TH 30)
1. Mục tiêu:
1. Trình bày được các loại dụng cụ; tư thế bệnh nhân, thầy thuốc trong nhổ răng, lấy cao răng, đánh bóng răng, kỹ thuật trám bít hố răng, kỹ thuật bôi fluor;
2. Trình bày được các cách khám, đánh giá các chỉ số vệ sinh răng miệng và chỉ số CPITN;
3. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lấy cao răng, đánh bóng răng, trám răng không sang chấn, trám bít rãnh, nhổ răng sữa.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học |
| ||
TS | LT | TH |
| ||
| |||||
1 | Cách khám bệnh nhân và chỉ số răng miệng | 8 | 6 | 2 |
|
2 | Kỹ thuật lấy cao răng, đánh bóng răng | 8 | 4 | 4 |
|
3 | Kỹ thuật trám răng không sang chấn (ART) | 12 | 2 | 10 |
|
4 | Kỹ thuật trám bít hố rãnh răng | 14 | 4 | 10 |
|
5 | Kỹ thuật bôi Fluor ngừa sâu răng | 6 | 2 | 4 |
|
6 | Gây tê bề mặt, kỹ thuật nhổ răng sữa | 12 | 12 | 0 |
|
Tổng | 60 | 30 | 30 |
|
3. Phương pháp dạy/học:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực;
- Thực hành: Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng quy trình kỹ thuật để hướng dẫn học viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra thường xuyên (1 điểm lý thuyết và 1 điểm thực hành);
- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra định kỳ.
- Thi kết thúc học phần: 1 bài viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc tình huống bệnh nhân và thực hiện một kỹ thuật thực hành theo quy trình.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Giáo trình Điều trị dự phòng nha khoa do nhà trường biên soạn;
- Sách tham khảơ: Nha khoa trẻ em - Khoa răng - hàm - mặt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Học phần 4: BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG
Số đvht: 2 đvht lý thuyết
Số tiết học: 30 tiết lý thuyết
1. Mục tiêu:
1. Nhận định được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh răng miệng thông thường;
2. Lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc các bệnh răng miệng thông thường.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Sự mọc răng và những rối loạn do mọc răng | 3 | 3 | 0 |
2 | Bệnh sâu răng | 3 | 3 | 0 |
3 | Bệnh viêm tuỷ | 3 | 3 | 0 |
4 | Bệnh nha chu | 3 | 3 | 0 |
5 | Bệnh vùng quanh cuống răng | 2 | 2 | 0 |
6 | Rối loạn khác ở thân răng | 2 | 2 | 0 |
7 | Sang chấn ảnh hưởng đến răng | 2 | 2 | 0 |
8 | Đặc điểm bệnh lý răng ở lứa tuổi trẻ em | 2 | 2 | 0 |
9 | Viêm nhiễm vùng hàm mặt do răng | 3 | 3 | 0 |
10 | Chấn thương vùng hàm mặt | 3 | 3 | 0 |
11 | Khối u vùng hàm mặt | 2 | 2 | 0 |
12 | Khe hở môi và hàm mặt | 2 | 2 | 0 |
Tổng số | 30 | 30 | 0 |
3. Phương pháp dạy/học:
- Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra thường xuyên;
- Kiểm tra định kỳ: 1điểm kiểm tra định kỳ;
- Thi kết thúc môn học: 1 bài thi viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Bài giảng Bệnh lý răng miệng;
- Giáo trình Bệnh lý răng miệng do nhà trường biên soạn.
Học phần 5: CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Số đvht: 3 (LT 2/TH1)
Số tiết học: 60 (LT 30/TH30)
1. Mục tiêu:
1. Trình bày được cách tổ chức sắp xếp và các công tác hành chính của phòng nha học đường, phòng khám, điều trị răng - hàm - mặt;
2. Sử dụng được các loại phiếu, sổ sách cần thiết cho việc qủan lý các hoạt động tại phòng nha học đường và các cơ sở khám chữa bệnh răng - hàm - mặt;
3. Trình bày được các phương pháp vô khuẩn, khử khuẩn và vệ sinh tại phòng nha học đường, phòng khám, điều trị bệnh răng - hàm - mặt;
4. Phụ giúp cho bác sĩ thực hiện các thủ thuật khám và điều trị các bệnh răng miệng thông thường;
5. Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh răng - hàm - mặt.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Sổ sách hành chính tại phòng nha học đường | 3 | 3 | 0 |
2 | Hồ sơ hành chính tại phòng khám, điều trị Răng-Hàm-Mặt | 2 | 2 | 0 |
3 | Vệ sinh, vô khuẩn tại phòng nha khoa | 2 | 2 | 0 |
4 | Trang thiết bị và thuốc, dụng cụ cho phòng nha học đường | 2 | 2 | 0 |
5 | Cách sắp xếp phòng nha học đường | 2 | 0 | 2 |
6 | Cách sắp xếp hồ sơ, sổ sách, dụng cụ tại phòng khám, điều trị Răng-Hàm-Mặt | 6 | 2 | 4 |
7 | Phụ tá nha khoa | 16 | 4 | 12 |
8 | Chăm sóc và sơ cứu bệnh nhân tại khoa Răng - Hàm - Mặt | 20 | 12 | 8 |
9 | Cấp cứu và sơ cứu các biến chứng do gây tê nhổ răng | 7 | 3 | 4 |
Tổng | 60 | 30 | 30 |
3. Phương pháp dạy/học:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực;
- Thực hành: Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng quy trình kỹ thuật để hướng dẫn học viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 2 diểm kiểm tra thường xuyên (1 điểm lý thuyết và 1 điểm thực hành);
- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra định kỳ;
- Thi kết thúc học phần: 1 bài viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và thi thực hành kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Bài giảng Điều dưỡng nha khoa;
- Giáo trình môn học Điều dưỡng Nha khoa của trường biên soạn.
Học phần 6: SỬ DỤNG BẢO QUẢN, VẬT LIỆU/ TRANG THIẾT BỊ NHA KHOA
Số đvht: 3 (LT 1/TH 2)
Số tiết học: 75 (LT 15/TH 60)
1. Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị nha khoa thông thường;
2. Trình bày được đặc tính, cách sử dụng và bảo quản một số vật liệu nha khoa thường dùng trong chữa răng, nhổ răng, làm hàm giả;
3. Sử dụng được một số vật liệu nha khoa thông thường trong khám, chữa răng và làm hàm giả.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học |
| ||
TS | LT | TH |
| ||
| |||||
1 | Tổng quát cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị nha khoa - Máy ghế nha khoa | 10 | 2 | 8 |
|
2 | Sử dụng bảo quản dụng cụ nha khoa cầm tay | 10 | 2 | 8 |
|
3 | Sử dụng bảo quản dụng cụ phục hình | 3 | 1 | 2 |
|
4 | Lò hấp uớt, tủ sấy khô dụng cụ | 6 | 2 | 4 |
|
5 | Đèn quang trùng hợp, máy lấy cao răng siêu âm | 5 | 1 | 4 |
|
6 | Máy X quang răng | 5 | 1 | 4 |
|
7 | Đại cương về vật liệu nha khoa | 1 | 1 | 0 |
|
8 | Kỹ thuật trộn các loại vật liệu thường dùng | 31 | 1 | 30 |
|
9 | Thuốc sát trùng miệng và thuốc phát hiện mảng bám răng | 1 | 1 | 0 |
|
10 | Thuốc dùng trong chữa tuỷ | 1 | 1 | 0 |
|
11 | Vật liệu đánh bóng răng | 1 | 1 | 0 |
|
12 | Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu trong phục hình răng | 1 | 1 | 0 |
|
Tổng số | 75 | 15 | 60 |
|
5. Phương pháp dạy/học:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực;
- Thực hành: Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng quy trình kỹ thuật để hướng dẫn học viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra thường xuyên (1 điểm lý thuyết và 1 điểm thực hành);
- Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra định kỳ thực hành;
- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và thực hiện kỹ thuật theo quy trình.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Giáo trình Sử dụng bảo quản trang thiết bị nha khoa, do nhà trường biên soạn;
- Bài giảng, giáo trình Vật liệu nha khoa Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Học phần 7: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG TẠI CỘNG ĐỒNG
Số đvht: 2 đvht lý thuyết
Số tiết học: 30 tiết lý thuyết
1. Mục tiêu:
1. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sâu răng và bệnh nha chu;
2. Trình bày được các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng thường gặp;
3. Mô tả được các phương pháp chăm sóc và dinh dưỡng răng miệng cơ bản.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Đại cương về nha khoa phòng ngừa | 4 | 4 | 0 |
2 | Phương pháp chăm sóc răng miệng cơ bản | 6 | 6 | 0 |
3 | Nước bọt và hệ thống miễn dich ở vùng răng miệng | 4 | 4 | 0 |
4 | Dinh dưỡng và sức khoẻ răng miệng | 3 | 3 | 0 |
5 | Fluor và sức khoẻ răng miệng | 3 | 3 | 0 |
6 | Dự phòng bệnh sâu răng | 2 | 2 | 0 |
7 | Dự phòng bệnh nha chu | 2 | 2 | 0 |
8 | Dự phòng lệch lạc răng và hàm | 3 | 3 | 0 |
9 | Dự phòng bệnh niêm mạc miệng | 3 | 3 | 0 |
Tổng số | 30 | 30 | 0 |
3. Phương pháp dạy/học:
- Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra thường xuyên;
- Kiểm tra định kỳ: 1điểm kiểm tra định kỳ;
- Thi kết thúc học phần: 1 bài viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Bải giảng Nha khoa phòng ngừa dùng cho điều dưỡng nha khoa trung cấp;
- Giáo trình môn Nha khoa phòng ngừa, nhà trường biên soạn.
Học phần 8: TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHOA/ PHÒNG RĂNG HÀM MẶT
Số đvht: 1 đvht lý thuyết
Số tiết học: 15 lý thuyết
1. Mục tiêu:
1. Trình bày được tổ chức ngành răng - hàm - mặt và chức năng, nhiệm vụ của người Điều dưỡng nha khoa;
2. Trình bày được cách tổ chức quản lý và thực hiện chăm sóc, phòng bệnh răng miệng tại trường học và tại cơ sở khám, điều trị răng - hàm - mặt.
2. Nội dung:
TT | Tên bài học | Số tiết học | ||
TS | LT | TH | ||
1 | Tổ chức ngành răng - hàm - mặt và chức năng điều dưỡng nha khoa | 2 | 2 | 0 |
2 | Mô hình và tổ chức các nội dung hoạt động nha học đường | 2 | 2 | 0 |
3 | Cách triển khai nha học đường- Các biểu mẫu thống kê đánh giá công tác nha học đường | 4 | 4 | 0 |
4 | Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu | 3 | 3 | 0 |
5 | Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động chăm sóc phòng bệnh răng miệng tại trường học và tại cơ sở khám, điều trị răng - hàm - mặt. | 4 | 4 | 0 |
Tổng | 15 | 15 | 0 |
3. Phương pháp dạy/học:
- Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy/học tích cực.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra thường xuyên;
- Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.
5. Tài liệu dạy học và tham khảo:
- Giáo trình Nha khoa cộng đồng – Khoa răng - hàm - mặt Đại học Y Dược TP.HCM;
- Giáo trình tổ chức quản lý khoa/phòng răng - hàm - mặt do nhà trường biên soạn.
Học phần 9: THỰC TẬP LÂM SÀNG I
(TẠI PHÒNG KHÁM NHA VÀ KHOA RĂNG HÀM MẶT)
Số đvht: 3 đvht
Số giờ học: 120 giờ (3 tuần học lâm sàng)
1. Mục tiêu:
1. Thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng nha khoa tại phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt;
2. Trợ thủ được cho bác sĩ thực hiện các thủ thuật khám và điều trị răng miệng thông thường;
3. Ghi chép và quản lý được hồ sơ, sổ sách tại phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt;
4. Thực hiện được giáo dục sức khoẻ răng miệng và các biện pháp dự phòng nha khoa;
5. Sử dụng và bảo quản được dụng cụ trang thiết bị phòng khám nha, khoa răng - hàm - mặt;
6. Rèn luyện tác phong khẩn trương, thận trọng, chính xác, trung thực của người Điều dưỡng nha khoa.
2. Nội dung:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Giáo dục tại ghế cho bệnh nhân, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và các biện pháp dự phòng nha khoa. | 10 lần |
2 | Phụ giúp bác sỹ khám răng | 10 lần |
3 | Phụ giúp bác sỹ hàn răng | 10 lần |
4 | Phụ giúp bác sỹ điều trị nội nha | 8 lần |
5 | Phụ giúp bác sỹ nhổ răng | 10 lần |
6 | Phụ giúp bác sỹ lấy cao, đánh bóng răng | 10 lần |
7 | Phụ giúp bác sỹ trám composite | 10 lần |
8 | Phụ giúp bác sỹ làm các thủ thuật răng miệng | 10 lần |
9 | Trộn vật liệu hàn tạm, hàn vĩnh viễn | 20 lần |
10 | Trộn vật liệu lấy dấu | 10 lần |
11 | Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Điều dưỡng nha khoa tại phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt | Hàng ngày học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa |
12 | Ghi chép hồ sơ, sổ sách của phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt. | 10 lần |
13 | Tham gia cấp cứu ban đầu người bệnh răng - hàm - mặt | 3 lần |
14 | Sử dụng, bảo quản trang thiết bị của phòng khám nha và khoa răng - hàm - mặt. | 10 lần |
3. Phương pháp dạy/học:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng Nha khoa theo quy trình kỹ thuật.
- Học viên thực tập tại các phòng khám Nha, khoa răng - hàm - mặt; thực hành trực tiếp trên người bệnh dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 4 điểm theo quy trình kỹ thuật;
- Thi kết thúc học phần: 1 bài thi thực hành theo quy trình kỹ thuật;
- Giáo viên sử dụng bảng kiểm để đánh giá học viên, kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học viên.
Học phần 10: THỰC TẬP LÂM SÀNG II TẠI CƠ SỞ NHA KHOA CỘNG ĐỒNG
Số đvht: 3 đvht
Số giờ học: 120 giờ (3 tuần học lâm sàng)
1. Mục tiêu:
1. Giáo dục vệ sinh răng miệng theo chủ đề cho học sinh phổ thông tại lớp học;
2. Thực hiện được kỹ thuật điều trị dự phòng nha khoa tại phòng nha học đường;
3. Thống kê và đánh giá được các chỉ số răng miệng của học sinh và cộng đồng;
4. Ghi chép và quản lý được sổ sách, hồ sơ tại phòng nha học đường;
5. Sử dụng và bảo quản được dụng cụ, trang thiết bị của phòng nha học đường;
6. Thực hiện được kỹ năng truyền thông, giao tiếp, giáo dục sức khỏe.
2. Nội dung:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Ghi chép hồ sơ, sổ sách | 10lần |
2 | Giáo dục vệ sinh răng miệng | 10 lần |
3 | Pha thuốc và tổ chức súc miệng NaF | 4 lần |
4 | Thực hiện kỹ thuật bôi tê, tiêm tê | 10 lần |
5 | Nhổ răng sữa lung lay | 15 lần |
6 | Hàn răng không sang chấn | 10 lần |
7 | Kỹ thuật trám bít hố rãnh răng | 10 lần |
8 | Kỹ thuật lấy cao răng, đánh bóng răng | 10 lần |
9 | Cách khám các chỉ số răng miệng | 8 lần |
10 | Tổ chức khám định kỳ cho học sinh | 40 học sinh |
11 | Lập kế hoạch triển khai hoạt động chăm sóc răng miệng | Theo yêu cầu của cán bộ phụ trách nha học đường |
12 | Sử dụng và bảo dưỡng tay khoan | Theo định kỳ của cơ sở nha học đường |
13 | Sử dụng và bảo quản dụng cụ phòng nha học đường | 1lần/1 tuần |
3. Phương pháp dạy/học:
- Giáo viên hướng dẫn học viên thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng Nha khoa và dự phòng nha khoa theo quy trình kỹ thuật.
- Học viên thực tập tại các phòng Nha học đường, trạm y tế; thực hành trực tiếp trên người bệnh dưới sự hướng dẫn, giám sát, kèm cặp của giáo viên.
4. Đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: 3 điểm kiểm tra thường xuyên theo quy trình kỹ thuật.
- Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra định kỳ theo quy trình kỹ thuật.
- Thi kết thúc học phần: 1 bài thi thực hành theo quy trình kỹ thuật.
- Giáo viên sử dụng bảng kiểm để đánh giá học viên, kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học viên.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Số đvht: 4 đvht
Số giờ thực tập: 160 giờ (4 tuần thực tế tốt nghiệp)
1. Mục tiêu:
1. Trình bày chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của đơn vị y tế nơi học sinh đến thực tập;
2. Mô tả chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng Nha tại phòng khám Nha khoa răng - hàm - mặt và phòng Nha khoa học đường;
3. Thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng Nha dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát giáo viên nhà trường và giáo viên thỉnh giảng;
4. Tổ chức và triển khai các hoạt động phòng bệnh, chăm sóc răng miệng;
5. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ răng miệng và thực hiện kỹ thuật nha khoa dự phòng tại cộng đồng và cơ sở khám chữa bệnh;
6. Phụ giúp bác sỹ thực hiện các thủ thuật khám chữa bệnh răng miệng thông thường;
7. Thực hiện kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ làm việc với đồng nghiệp với người bệnh và gia đình người bệnh. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ tại các cơ sở khám, chữa bệnh;
8. Rèn luyện tác phong làm việc của người Điều dưỡng nha khoa tận tâm, tỉ mỉ, chu đáo.
2. Nội dung:
TT | Nội dung thực tập | Chỉ tiêu tay nghề |
1 | Giáo dục sức khỏe răng miệng tại ghế, phòng điều trị | 5 lần |
2 | Tổ chức súc miệng fluor | 5 lần |
3 | Khám các chỉ số răng miệng | 5 lần |
4 | Khám thống kê bệnh răng miệng theo mục tiêu | 1 bản báo cáo thống kê |
5 | Lập kế hoạch triển khai chăm sóc răng miệng | 1 bản kế hoạch chăm sóc răng miệng |
6 | Lấy cao răng, đánh bóng răng | 5lần |
7 | Bôi tê nhổ răng sữa | 5 lần |
8 | Hàn răng không sang chấn | 5 lần |
9 | Trám bít hố rãnh răng | 5 lần |
10 | Trợ thủ cho bác sĩ thực hiện các thủ thuật răng miệng thông thường | 5 lần |
11 | Ghi chép, sắp xếp và quản lý hồ sơ, bệnh án, sổ sách tại phòng Nha và khoa răng - hàm - mặt | 5 lần |
12 | Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng Nha khoa tại phòng khám Nha, khoa răng - hàm - mặt. | 5 lần |
3. Phương pháp dạy/học:
- Địa điểm: Học viên đi thực tập tốt nghiệp tại các phòng khám Nha, khoa răng - hàm - mặt của bệnh viện quận/huyện, tỉnh/ thành phố và trung ương. Nhà trường có kế hoạch bố trí học viên đi thực tập tại các điểm hợp lý, là cơ sở được nhà trường lựa chọn.
- Phương pháp giảng dạy: Học viên đi thực tập tại các khoa răng - hàm - mặt dưới sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên thỉnh giảng của bệnh viện. Thực hành các kỹ thuật điều dưỡng nha khoa, dự phòng nha khoa trực tiếp trên người bệnh theo quy trình kỹ thuật để hoàn thành mục tiêu học tập.
- Tổ chức thực tập: Trước khi đưa học viên đi thực tập tốt nghiệp, học viên được phổ biến đầy đủ về kế hoạch thực tập, thời gian thực tập, nội dung thực tập, phương pháp học tập và chỉ tiêu thực tập, hình thức đánh giá kết quả môn học.
4. Đánh giá:
- Thi kết thúc học phần: Cuối đợt thực tập tốt nghiệp, mỗi học viên thực hiện hoàn chỉnh một (hoặc một số thao tác thực hành) theo quy trình kỹ thuật hoặc trình bày một bản báo cáo kế hoạch cá nhân; kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu tay nghề và điểm kiểm tra sổ thực tập của học viên.
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
3. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
4. Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
5. Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
6. Trường Cao đẳng Y tế Huế
7. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam
8. Trường Trung cấp Y tế Đắk Lắk
9. Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hoà
10. Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương
11. Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
12. Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang.
- 1Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 659/QĐ-BYT năm 2015 về Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 40/2007/QĐ-BGDĐT Về Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 6Thông tư 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 659/QĐ-BYT năm 2015 về Điều kiện chuyên môn bảo đảm đào tạo Hộ sinh trình độ đại học, cao đẳng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 2675/QĐ-BYT năm 2010 về Chương trình đào tạo Điều dưỡng chuyên ngành Nha khoa cho đối tượng Điều dưỡng trung cấp, thuộc khối ngành khoa học sức khoẻ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 2675/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra