Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2655/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 11 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008);
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/3/2020 của UBND tỉnh “về đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý thu thuế đối với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4143/TTr-SGTVT ngày 15/8/2023 và ý kiến của các thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030 với nội dung chủ yếu như sau:
- Phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt phù hợp, đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch giao thông vận tải và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ xe buýt đến 2025 lên khoảng 3% và đến 2030 khoảng 6.5%;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt để đạt tiêu chuẩn của xe buýt tại các đô thị lớn trong cả nước (như TP Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch;
- Điều chỉnh mạng lưới xe buýt toàn tỉnh, đảm bảo các tuyến chính phủ kín các trục giao thông chính, kết nối các bến xe, các tuyến phụ kết nối đồng bộ với tuyến chính thông qua các điểm trung chuyển;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào xe buýt chất lượng cao, sử dụng năng lượng xanh, hỗ trợ cho người dân sử dụng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Ưu tiên quỹ đất để xây dựng hạ tầng xe buýt (bãi đỗ xe, điểm đầu cuối, quay đầu, điểm trung chuyển).
- Phát triển mạng lưới tuyến xe buýt phải phù hợp phát triển của mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường và cầu.
- Duy trì các tuyến hiện trạng, gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tiếp tục phát triển mạng lưới theo các tuyến trục trên các hướng có nhu cầu đi lại lớn làm trung tâm và phát triển các tuyến nhánh kết nối giữa tuyến trục với các khu vực khác.
- Phân cấp, phân loại tuyến rõ ràng (tuyến trục, tuyến gom, tuyến đi đến các điểm thu hút đặc thù như khu công nghiệp, khu du lịch, trường học...) làm cơ sở cho xây dựng mạng lưới. Xây dựng các hình thức chạy xe, sức chứa phương tiện phù hợp đặc điểm nhu cầu, điều kiện hạ tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đến năm 2025, mở mới một số tuyến kết nối trung tâm đô thị lớn của các huyện, thị xã, thành phố. Đến năm 2030, hoàn thiện mạng lưới xe buýt đến trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hình thành các điểm trung chuyển xe buýt trên hệ thống giao thông tĩnh hiện có (bến xe liên tỉnh, bãi đỗ xe, điểm đầu, điểm cuối,...) có từ 2 tuyến xe buýt trở lên.
- Khuyến khích chuyển đổi các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh (có cự ly dưới 100km) thành các tuyến xe buýt.
- Mở mới hoặc điều chỉnh các tuyến xe buýt để kết nối các khu đô thị, công nghiệp mới hình thành.
- Mở mới các tuyến xe buýt liên tỉnh (Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn) khi có nhu cầu và hạ tầng giao thông đủ điều kiện.
- Khuyến khích phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh, phấn đấu đến 2030 toàn bộ xe buýt hoạt động tại các đô thị sử dụng điện, năng lượng xanh.
2. Phương án phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt:
2.1. Mạng lưới tuyến:
Giai đoạn 2023 - 2025:
- Điều chỉnh và đặt lại số hiệu các tuyến xe buýt hiện trạng đảm bảo khoa học, hợp lý, phù hợp hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghiên cứu mở mới 01 tuyến xe buýt du lịch chất lượng cao từ Tuần Châu đến Cẩm Phả (đi theo đường bao biển) để kết nối các trung tâm du lịch;
- Nghiên cứu chuyển đổi tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh Cái Rồng - Liên Vị thành tuyến xe buýt Ao Tiên - Cái Rồng - Liên Vị;
- Nghiên cứu điều chỉnh, kéo dài phạm vi hoạt động đến Hải Hà (Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà) trên cơ sở nâng cấp tuyến 07 nội thị Móng Cái, thành tuyến Móng Cái - Hải Hà;
- Nghiên cứu mở mới tuyến xe buýt từ Đầm Hà đến Hải Hà (Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà);
- Nghiên cứu khôi phục hoạt động tuyến xe buýt liên tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng (đi theo QL10) và mở mới tuyến Hạ Long - Trung tâm thành phố Hải Phòng (đi theo đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng);
Giai đoạn 2026 - 2030:
Nghiên cứu mở mới từ 25÷35 tuyến, số lượng các tuyến sẽ được điều chỉnh phù hợp với cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển xe buýt, cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn.
(Chi tiết phương án tại Phụ lục 1 kèm theo)
2.2. Định hướng về phát triển hạ tầng
Ưu tiên quỹ đất để bố trí các điểm dừng đỗ, nhà chờ, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm quay đầu, nhằm kết nối hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh phù hợp quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ và các giai đoạn phát triển mạng lưới tuyến xe buýt, trong đó:
- Các công trình giao thông đầu tư mới, nâng cấp phải bố trí quỹ đất dọc tuyến cho hạ tầng xe buýt (nhà chờ, đỗ xe, quay đầu...).
- Rà soát các tuyến đường hiện hữu, những vị trí đủ điều kiện để bố trí nhà chờ, điểm cung cấp dịch vụ...
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
- Nâng cao chất lượng phương tiện xe buýt, định hướng sử dụng phương tiện hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng xanh, động cơ thân thiện môi trường (năng lượng điện, Hybrid);
- Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: quy định về chất lượng hạ tầng phục vụ xe buýt; quy định tiêu chuẩn chất lượng phương tiện; quy định lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt;
- Tổ chức lực lượng để quản lý, nghiệm thu, xác nhận khối lượng và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp (đối với các tuyến xe buýt được hỗ trợ), phương tiện vận tải buýt đảm bảo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và áp dụng chuyển đổi số toàn diện trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải khách bằng xe buýt.
2.4. Các cơ chế chính sách phát triển
(1) Nghiên cứu chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng VTHKCC bằng xe buýt:
- Đảm bảo các tiêu chuẩn diện tích, các tiện ích tối thiểu đối với điểm đầu cuối, dừng đỗ xe buýt; trong đó có tính đến việc chuyển tiếp với các phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân khác.
- Ưu tiên quỹ đất cho xây dựng điểm dừng đỗ phương tiện công cộng, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, làn ưu tiên, trong đó có vận tải buýt; có sự phối hợp về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển giao thông công cộng của địa phương trên địa bàn tỉnh.
(2) Nghiên cứu phương án lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ buýt theo hướng:
- Đối với các tuyến xe buýt có hỗ trợ: Lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ buýt thông qua hình thức đấu thầu để tìm được đơn vị cung ứng dịch vụ buýt có năng lực tốt nhất. Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cần phải được lồng ghép như là những tiêu chí cơ bản trong đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp.
- Đối với các tuyến không hỗ trợ: Doanh nghiệp đăng ký khai thác các tuyến đã định hướng trong đề án theo các tiêu chí chất lượng, biểu đồ hoạt động do Tỉnh quy định. Trường hợp có từ 2 doanh nghiệp trở lên cùng đăng ký khai thác 1 tuyến thì tổ chức đấu thầu để lựa chọn.
(3) Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển:
a. Chính sách hỗ trợ:
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ ổn định lâu dài cho VTHKCC, phù hợp với chất lượng và yêu cầu của từng loại tuyến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và quản lý phù hợp với yêu cầu.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đầu tư hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đổi mới theo hướng chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh, phù hợp Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải;
- Nghiên cứu xây dựng chính sách ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của tỉnh, làm tiêu chí ưu tiên trong đấu thầu...
- Nghiên cứu xây dựng chính sách miễn giảm cho các đối tượng (người có công, người cao tuổi, trẻ em, học sinh, sinh viên, nhân khẩu thuộc hộ nghèo...) sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp các quy định hiện hành.
b. Chính sách hỗ trợ tài chính khác :
- Nghiên cứu huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.
- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ tài chính như thuế suất ưu đãi, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt theo Quyết định 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
(4) Cơ chế quản lý:
- Nghiên cứu bổ sung chức năng quản lý VTHKCC bằng xe buýt được hỗ trợ cho Trung tâm sát hạch lái xe và giám sát giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh trực thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng chuyển đổi số trong quản lý điều hành xe buýt trên địa bàn tỉnh.
(5) Một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển khác
Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm giảm sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực quản lý VTHKCC bằng xe buýt; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ dịch vụ buýt; tổ chức và tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm;...
3.1. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án.
- Căn cứ định hướng các tuyến trong đề án, đề xuất các điều chỉnh phù hợp và phương án chi tiết về tổ chức vận tải, chất lượng dịch vụ trên các tuyến.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng hướng dẫn quy định về đấu thầu, cơ chế chính sách hỗ trợ áp dụng trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh; ban hành cơ chế chính sách tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện hiện đại, thân thiện môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật, đơn giá áp dụng cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì xây dựng ban hành: Bộ định mức, đơn giá; các quy định quản lý, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với UBND các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai đề án phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt và hướng dẫn các vấn đề có liên quan.
3.2. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển áp dụng trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, ban hành cơ chế chính sách tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện hiện đại, thân thiện môi trường.
3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đầu tư hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đổi mới theo hướng chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.
3.4. Sở Du lịch:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án quản lý và đào tạo đội ngũ lái xe buýt chất lượng cao nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch sử dụng dịch vụ xe buýt.
- Thông tin đến các đơn vị lữ hành về loại hình hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và các chính sách ưu tiên của xe buýt đối với du khách tham quan.
3.5. Các sở, ban ngành khác có liên quan:
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai các nội dung Đề án theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành.
3.6. UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh:
- Chủ trì bố trí quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn bao gồm: điểm dừng, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các giải pháp, chính sách đã được đề ra để đảm bảo đề án được thực hiện đúng tiến độ.
(Kế hoạch tiến độ thực hiện tại Phụ lục 2 kèm theo)
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN MẠNG LƯỚI TUYẾN GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT | Số hiệu cũ | Số hiệu đề xuất | Tuyến | Cự ly | Ghi chú | |
Tuyến nội tỉnh | Tuyến liền kề | |||||
I. Tuyến hiện trạng được đặt lại số hiệu tuyến | ||||||
1 | 01 | 01 |
| Bãi Cháy (TP. Hạ Long) - Cái Rồng (H. Vân Đồn) | 60 |
|
2 | 02 | 02 |
| Bãi Cháy (TP. Hạ Long) - Bến xe Cẩm Hải (TP. Cẩm Phả) | 60 |
|
3 | 03 | 03 |
| Hòn Gai - Hoành Bồ | 45 |
|
4 | 06 | 04 |
| Uông Bí - Vàng Danh | 25 |
|
5 | 07 | 05 |
| Nội thành Móng Cái | 34 |
|
6 | 08 | 06 |
| Đông Triều - Hòn Gai | 82 |
|
7 | 11 | 07 |
| Hòn Gai - Quảng Yên | 60 |
|
8 | 13 | 08 |
| Uông Bí - Quảng Yên | 25 |
|
9 | 14 | 09 |
| Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - Trung tâm TP. Hạ Long, Uông Bí | 60 |
|
10 |
| 10 |
| Liên Vị - Cái Rồng - Ao Tiên | 100 | Chuyển đổi tuyến cố định sang tuyến buýt |
11 | 207 |
| 101 | Hải Dương - Uông Bí | 57 | Tuyến liền kề |
II. Tuyến khai thác giai đoạn 2023-2025 | ||||||
1 |
| 10 |
| Bãi đỗ xe Phúc Xuyên - Đảo Tuần Châu | 45 | Tuyến nội thị Hạ Long (Tuyến chất lượng cao) |
2 |
| 11 |
| Bến xe Bãi Cháy - Xã Đồng Sơn (TP. Hạ Long) | 40 | Tuyến nội thị Hạ Long |
3 |
| 12 |
| Bến xe Cẩm Phả - Xã Thống Nhất (TP. Hạ Long) | 40 | Tuyến liên huyện/thị |
4 |
| 13 |
| Mông Dương- Vàng Danh | 60 | Tuyến liên huyện/thị |
5 |
| 14 |
| Sân bay Vân Đồn - Xã Vạn Yên | 30 | Tuyến nội huyện Vân Đồn |
6 |
| 15 |
| Sân bay Vân Đồn - Bến xe Tiên Yên | 45 | Tuyến liên huyện/thị |
7 |
| 16 |
| Bến xe Tiên Yên- Cửa Khẩu Móng Cái | 82 | Tuyến liên huyện/thị |
8 |
| 17 |
| Bến xe Tiên Yên - KCN cảng biển Hải Hà | 49 | Tuyến liên huyện/thị |
9 |
| 18 |
| KCN cảng biển Hải Hà - Cửa khẩu Móng Cái | 50 | Tuyến liên huyện/thị |
10 |
|
| 102 | Thị trấn Bình Khê (TX. Đông Triều) - Bến xe Hải Tân (Hải Dương) | 45 | Tuyến liền kề |
11 |
|
| 103 | TX. Đông Triều - H. An Dương (Hải Phòng) | 42 | Tuyến liền kề |
12 |
|
| 104 | Bến xe Liên Vị (TX. Quảng Yên) - TT. Hải Phòng | 77 | Tuyến liền kề |
13 |
|
| 105 | Bến xe Bãi Cháy - Sân bay Cát Bi | 43 | Tuyến liền kề |
III. Tuyến khai thác giai đoạn 2026-2030 | ||||||
1 |
| 19 |
| Thượng Yên Công - Đảo Hoàng Tân | 45 | Tuyến liên huyện/thị |
2 |
| 20 |
| Bãi đỗ xe Phúc Xuyên - Đảo Hoàng Tân | 60 | Tuyến liên huyện/thị |
3 |
| 21 |
| BX Ba Chẽ - BX Hoành Bồ | 70 | Tuyến liên huyện/thị |
4 |
| 22 |
| Hòn Gai - Hoành Bồ - Quảng La | 62 | Tuyến nội thị Hạ Long |
5 |
| 23 |
| Hòn Gai - Đồng Lâm | 28 | Tuyến nội thị Hạ Long |
6 |
| 24 |
| Xã Đồng Rui (H. Tiên Yên) - Trung tâm huyện Tiên Yên | 30 | Tuyến nội huyện Tiên Yên |
7 |
| 25 |
| Bến xe Tiên Yên - Cửa khẩu Hoành Mô | 55 | Tuyến liên huyện/thị |
8 |
| 26 |
| BX Tiên Yên - Bến xe Cẩm Phả | 55 | Tuyến liên huyện/thị |
9 |
| 27 |
| Bến xe Tiên Yên - Chùa Cái Bầu | 35 | Tuyến liên huyện/thị |
10 |
| 28 |
| Quảng Sơn - KCN cảng biển Hải Hà | 30 | Nội huyện Hải Hà |
11 |
| 29 |
| KCN cảng biển Hải Hà - Cầu Bắc Luân II | 40 | Tuyến liên huyện/thị |
12 |
| 30 |
| Xã Vạn Ninh - Cầu Bắc Luân III | 30 | Tuyến nội thị Móng Cái |
13 |
| 31 |
| Xã Hải Sơn - Trung tâm TP. Móng Cái. | 40 | Tuyến nội thị Móng Cái |
14 |
| 32 |
| BX Hải Xuân (TP. Móng Cái) - Sân Bay Vân đồn | 80 | Tuyến liên huyện/thị |
15 |
|
| 106 | Bến xe Hoành Bồ - H. Sơn Động (Bắc Giang) | 70 | Tuyến liền kề |
16 |
|
| 107 | Bến xe Tiên Yên - Thị trấn Na Dương (Lạng Sơn) | 60 | Tuyến liền kề |
17 |
|
|
| Nội thị Đông Triều | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
18 |
|
|
| Nội thị Uông Bí | 1 - 2 tuyến căn cứ theo điều kiện thực tế (Định hướng đi qua BX. Minh Huệ và lấy BX. Minh Huệ làm điểm trung chuyển) | |
19 |
|
|
| Nội thị Quảng Yên | 1- 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
20 |
|
|
| Nội thị Hạ Long | Định hướng khi các công trình hạ tầng giao thông hoàn thiện (Cầu Cửa Lục I;II;III; đường trục vành đai phía Bắc TP.Hạ Long) | |
21 |
|
|
| Nội thị Cẩm Phả | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
22 |
|
|
| Nội huyện Ba Chẽ | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
23 |
|
|
| Nội huyện Bình Liêu | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
24 |
|
|
| Nội huyện Tiên Yên | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
25 |
|
|
| Nội huyện Đầm Hà | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế (Định hướng kết nối khu Du lịch Tầm Long - Thác Bạch Vân - Quảng An) | |
26 |
|
|
| Nội huyện Hải Hà | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế | |
27 |
|
|
| Nội thị Móng Cái | 1 - 2 tuyến nội thị căn cứ theo điều kiện thực tế |
KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
STT | Giai đoạn | Nội dung thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | 2023-2025 | (1) Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ trên một số tuyến VTHKCC bằng xe buýt, từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách trong các năm tiếp theo; | Sở Giao thông vận tải | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; |
(2) Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các tuyến VTHKCC bằng xe buýt; | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành. | ||
(3) Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh lộ trình các tuyến hiện hữu phù hợp với hạ tầng giao thông và thay đổi phân bố dân cư, khu đô thị, công nghiệp, thiết kế mạng lưới tuyến xe buýt, xác định nhu cầu quỹ đất cho đầu tư điểm trung chuyển, quay đầu,... | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành. | ||
(4) Nghiên cứu mở mới tuyến hoặc chuyển đổi tuyến vận tải khách cố định thành tuyến xe buýt, trong đó ưu tiên triển khai một số tuyến: (1) Tuyến Buýt du lịch chất lượng cao từ Tuần Châu đến Cẩm Phả (đi theo đường bao biển), (2) Tuyến buýt Vân Đồn (Cái Rồng) - Quảng Yên (Liên Vị), (3) Tuyến buýt liên tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng (đi theo đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng), (4) Tuyến Đầm Hà - Hải Hà - Khu CN Hải Hà. | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành. | ||
(5) Nghiên cứu bổ sung chức năng quản lý VTHKCC bằng xe buýt cho Trung tâm sát hạch lái xe và giám sát GTVT đường bộ Quảng Ninh trực thuộc Sở Giao thông vận tải; | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành. | ||
(6) Nghiên cứu xây dựng và áp dụng chuyển đổi số trong quản lý điều hành xe buýt trên địa bàn tỉnh. | Sở Giao thông vận tải | Sở Thông tin và Truyền thông | ||
2 | 2026-2030 | Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách về bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống quản lý điều hành; mở rộng mạng lưới xe buýt phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương trong tỉnh; phát triển các loại hình phương tiện hiện đại sử dụng nhiên liệu xanh, sử dụng làn ưu tiên, dành riêng cho hoạt động vận tải buýt đối với những tuyến đường đủ điều kiện. | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành. |
- 1Quyết định 2398/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 280/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 1254/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016–2020 và định hướng sau năm 2020
- 3Quyết định 5773/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 57/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng và hỗ trợ giá vận chuyển phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Yên kèm theo Quyết định 11/2019/QĐ-UBND
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2398/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 280/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 9Quyết định 1254/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016–2020 và định hướng sau năm 2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 5773/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 12Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 80/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 57/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng và hỗ trợ giá vận chuyển phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Phú Yên kèm theo Quyết định 11/2019/QĐ-UBND
Quyết định 2655/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2030
- Số hiệu: 2655/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Bùi Văn Khắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra