Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2643/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2502/QĐ-TTG NGÀY 22/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ: số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2298/SXD-HT ngày 10/5/2017 và Công văn số 3657/SXD-HT ngày 11/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất nước sạch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đài PTTH, Báo TH (đưa tin);
- Phòng CTTĐT - VPUB;
- Lưu: VT, NN, CN.(M5 12)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Ngô Văn Tuấn

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2502/QĐ-TTG NGÀY 22/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 2643/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các nội dung Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp cụ thể có tính đến biến đổi khí hậu nhằm cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước theo từng giai đoạn.

2. Phân công nghiệm vụ cho các cấp, các ngành trên các lĩnh vực, làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch cấp nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 4495/QĐ-UBND ngày 21/10/2016. Phấn đấu trong giai đoạn 2020, 2025 đạt các chỉ tiêu sau:

- Đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị từ loại IV trở lên đạt 100%; tại các đô thị loại V đạt 95% tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng. Đến năm 2025, tỉ lệ này là 100% cho tất cả các đô thị từ loại V trở lên.

- Đến năm 2020, tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%. Đến năm 2025, tỷ lệ này đạt 75%.

- Đến năm 2020, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị loại IV trở lên, dưới 25% đối với các đô thị loại V. Đến năm 2025, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.

2. Xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước sạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, làm cơ sở xác định các giải pháp đầu tư, các dự án đầu tư, các cơ chế chính sách đẩy mạnh phát triển các hệ thống cấp nước sạch, hoàn thành trong quý IV/2018. Phấn đấu đến năm 2050 đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp.

3. Tổ chức rà soát việc thực hiện ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch nhằm nâng cao trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ cấp nước trong việc đầu tư, phát triển cấp nước, đồng thời thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, hoàn thành trong năm 2017.

4. Thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác - công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng huyện, từng đô thị. Tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước, tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành công trình nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn, chống thất thoát nước sạch.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cấp nước và chất lượng nước, đảm bảo cấp nước an toàn trên địa bàn toàn tỉnh.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước cũng như việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan, xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước sạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý II năm 2018. Đồng thời, rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án phát triển cấp nước đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên, có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, đảm bảo cấp nước an toàn và đạt các chỉ tiêu đề ra.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát thất thu nước sạch tỉnh Thanh Hóa.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan công bố công khai dữ liệu của các nguồn nước mặt, nước dưới đất sử dụng sản xuất nước sinh hoạt; thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước đảm bảo khai thác nguồn nước một cách hợp lý và đảm bảo an toàn cấp nước.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

- Chủ trì hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc bảo vệ và duy trì nguồn nước không ô nhiễm; quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước mặt, nước dưới đất, việc xả nước thải vào nguồn nước dự kiến là nguồn nước cấp cho các nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch, đảm bảo an toàn cấp nước.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước sạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục tiêu, ưu tiên cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện xúc tiến kêu gọi đầu tư các công trình, dự án trong lĩnh vực cấp nước; đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác - công tư (PPP), trong đó, đặc biệt quan tâm đến giải pháp cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho các khu đô thị mới thuộc các huyện miền núi, vùng khó khăn về nguồn nước và bị ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát, cân đối, bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển các công trình cấp nước tập trung; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô liên vùng, liên đô thị.

- Tham mưu trình UBND tỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư hệ thống cấp nước các đô thị sử dụng vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn nước ngoài theo quy chế quản lý đầu tư.

5. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đô thị;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách theo quy chế quản lý đầu tư; xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước các đô thị hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, thẩm định các phương án giá nước thô và giá nước sạch theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

6. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện và chỉ đạo thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của toàn bộ các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm soát để đánh giá chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo các tiêu chí, chỉ số quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thô và nước sạch.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí có hình thức tuyên truyền rộng rãi về nội dung bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống con người; trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước cũng như sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

8. Công an tỉnh:

- Chủ trì thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động trái quy định pháp luật đối với các hoạt động khai thác, đầu tư, quản lý vận hành và sản xuất, kinh doanh liên quan đến hoạt động cấp nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước; kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là các nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

9. UBND các huyện, thành phố, thị xã và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp:

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên, chủ động theo dõi, kiểm tra bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm; đồng thời, tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân tại địa bàn quản lý về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị cấp nước trên địa bàn thực hiện ký kết thỏa thuận dịch vụ cấp nước theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước đô thị/liên đô thị, nông thôn trên địa bàn mình quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cấp nước trên địa bàn; chủ động khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước.

10. Các đơn vị cấp nước:

- Chủ động phối hợp với UBND các cấp tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước do mình quản lý.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm gây ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.

- Chủ trì, giải quyết và khắc phục sự cố, khôi phục và cung cấp nước ổn định cho khách hàng đảm bảo cấp nước an toàn.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2643/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 2502/QĐ-TTg điều chỉnh định hướng cấp nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 2643/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Ngô Văn Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản