UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2621/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 08 tháng 11 năm 2013 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-BXD ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý nước thải và chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam - Giai đoạn 3” do Chính phủ Đức viện trợ không hoàn lại;
Căn cứ Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai xây dựng chính sách pháp luật lộ trình Hợp phần II dự án quản lý nước thải và chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam - Giai đoạn 3 (GIZ) tại tỉnh Sơn La;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 135/TTr-SXD ngày 23 tháng 10 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Định hướng phát triển thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, khu công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Công thương; Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Sơn La; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
1. Vị trí địa lý, diện tích, đơn vị hành chính
Sơn La là Trung tâm của vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc, tổng diện tích tự nhiên 14.174,44 km2, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh Sơn La nằm trên tuyến Quốc lộ 6 (Hà Nội - Sơn La - Điện Biên), là điểm nhấn trên hành lang kinh tế Tây Bắc. Quốc lộ 279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc, có ranh giới với các tỉnh trong nước dài 628 km và có chung đường biên giới Việt Nam - Lào dài 250 km. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 11 huyện.
2. Đặc điểm địa hình
Mang đặc điểm điển hình của vùng Tây Bắc với độ cao trung bình 600 - 700m so với mực nước biển, địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông Đà, sông Mã và các dãy núi cao.
Hai cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản tương đối bằng phẳng, nằm trên độ cao gần 1.000 m, có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh phát triển hàng hóa chủ lực nông sản cao cấp và du lịch cao cấp.
3. Đặc điểm khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, chế độ nhiệt, chế độ mưa, số giờ nắng có khác so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu tại một số tiểu vùng ở đây cũng khác nhau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,20C, nhiệt độ cao nhất năm là 410C (tháng 7), nhiệt độ thấp nhất 4,70C và biên độ nhiệt thay đổi giữa mùa đông với mùa hè, giữa ngày với đêm lớn. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.895 giờ. Tuy nhiên, nhiệt độ có xu thế tăng trong những năm gần đây.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.429 mm, lượng mưa mùa mưa chiếm 86% và mùa khô là 14% so với tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng, nơi ít nhất là Sông Mã chỉ đạt 1.172mm, nơi nhiều nhất là Quỳnh Nhai 1.725mm.
- Độ ẩm không khí, gió: Độ ẩm không khí trung bình năm 81%, có xu hướng giảm. Gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng phổ biến xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, gió mùa Tây Nam từ tháng 6 - 9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau.
Tuy nhiên, do mùa đông khô hạn kéo dài, gió Lào khô nóng, mùa hè bị ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn và các hiện tượng thời tiết xấu như mưa đá, gió lốc, lũ quét, mùa đông có sương muối, rét đậm, rét hại,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và sự an toàn của các công trình lớn, đặc biệt là nhà máy thủy điện.
4. Tình hình thủy văn
Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú, khá dày với 2 hệ thống chính là sông Đà và sông Mã. Đặc điểm chung của hệ thống sông suối là lưu lượng dòng chảy lớn (lớn nhất năm trên sông Đà tại Tạ Bú đạt 22.700 m3/s, trên Sông Mã tại Xã Là đạt 6.930 m3/s), trắc diện hẹp, tạo ra tiềm năng thủy điện rất lớn, công suất ước khoảng 5.000 MW. Trong đó có công trình lớn là nhà máy thủy điện Sơn La (Công suất 2.400 MW) và hơn 50 dự án thủy điện vừa và nhỏ có tổng công suất trên 2.000 MW.
5. Dân số và nguồn nhân lực
Năm 2013, toàn tỉnh có 1.148 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 945,5 nghìn người, chiếm 86,0% và dân số thành thị 153,5 nghìn người, chiếm 14,0%; Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,61%/năm. Đến 2013, dân số là 1,135 triệu người (tốc độ tăng 1,86%). Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm tới 53,2%, dân tộc Kinh chiếm 17,6%, dân tộc Mông chiếm 14,6%, dân tộc Mường chiếm 7,6%, còn lại 7,0% là các dân tộc Dao, Khơ Mú, Lào. Đại bộ phận các dân tộc Sơn La sinh sống ở nông thôn, khu vực núi cao với nghề nông là chủ yếu.
6. Dự báo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:
- Công nghiệp - xây dựng chiếm 24 - 25%;
- Dịch vụ chiếm 38 - 39%;
- Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 32,5%.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2020:
- Công nghiệp - xây dựng chiếm 28,5%;
- Dịch vụ chiếm 39%;
- Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30,1%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 11,0%
HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Hiện nay tỉnh có 01 đô thị loại III, 08 đô thị loại V và 2 đô thị chưa xếp loại.
II. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, nước thải đô thị
Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải đô thị của tỉnh Sơn La đang là hệ thống thoát nước chung, chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Thoát nước chủ yếu theo hệ thống cống rãnh thoát nước hai bên đường hoặc chảy ra hệ thống ao, hồ, suối và sông.
Hệ thống thoát nước đô thị thành phố Sơn La đang triển khai, dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành đi vào hoạt động. Việc thoát nước hiện nay là thoát thẳng ra suối Nậm La (chưa qua xử lý), chủ yếu dựa vào khả năng thoát nước tự nhiên.
1. Hiện trạng hệ thống cống, mương, rãnh thoát nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
1.1. Thành phố Sơn La
a) Cống qua đường
Tổng số 25 cống. Tổng chiều dài là 123,5 km. Kết cấu xây đá hộc, mũ mố bê tông cốt thép, nắp tấm đan bê tông cốt thép chịu lực.
b) Mương thoát lũ
Tổng số 07 tuyến mương. Tổng chiều dài là 9.000m. Kết cấu xây đá hộc và bê tông cốt thép;
c) Rãnh thoát nước hai bên đường
Tổng số 22 tuyến đường. Tổng chiều dài là 39.140m. Kết cấu xây đá hộc, nắp tấm đan bê tông cốt thép;
1.2. Các đô thị huyện lỵ
Hệ thống cống, rãnh, mương thoát nước nội thị huyện tổng số có 221 cái. Tổng chiều dài là: 93,422 km. Trong đó: Có nắp 36,591 km, không nắp 56,831 km.
2. Tình hình tổ chức đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống thoát nước thu gom và xử lý nước thải
2.1. Kỹ thuật và công nghệ
a) Hệ thống thoát nước, kiểm soát úng ngập đã được xây dựng từ những năm thập kỷ 80 - 90; phần lớn xây bằng đá, đã xuống cấp, xây dựng không đồng bộ, nên chưa đảm bảo cho việc thoát nước về mùa mưa lũ;
b) Hệ thống cống thoát nước thải chưa được xây dựng, nước thải đều đổ vào hệ thống thoát nước mưa (cống rãnh các tuyến đường và mương thoát nước mưa đổ ra suối);
c) Nhiều tuyến cống đã bị xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu thoát nước hiện nay;
d) Việc đầu tư xây dựng mới chỉ phục vụ yêu cầu thoát nước của từng tuyến đường.
e) Trên địa bàn thành phố Sơn La đang chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2018.
2.2. Các vấn đề về thể chế và tổ chức
a) Trên địa bàn thành phố Sơn La hiện nay việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước được giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị Sơn La. Tuy nhiên, không có hợp đồng quản lý vận hành mà là hợp đồng giao việc, theo từng công việc cụ thể khi cần nạo vét khơi thông từng tuyến cống và được thanh toán trên cơ sở khối lượng bùn nạo vét được, có xác nhận của cán bộ phòng Quản lý đô thị thành phố.
b) Các quy định về quản lý thoát nước đô thị chưa được ban hành, do đó trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan như chính quyền đô thị - chủ sở hữu tài sản hệ thống thoát nước, đơn vị quản lý vận hành và người sử dụng dịch vụ thoát nước không được nêu rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp quy nào.
c) Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Sơn La hoạt động như một nhà thầu nạo vét cống, chưa hoàn toàn là đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
Ở các đô thị loại 5, việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống thoát nước, thu gom, xử lý nước thải cũng tương tự như ở thành phố Sơn La.
2.3. Tình hình cung cấp tài chính cho vận hành và bảo dưỡng
a) Tài chính cho quản lý, vận hành các hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Sơn La rất hạn chế. Kinh phí chi cho việc duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước ở thành phố Sơn La năm 2012 là: 950.000.000đ.
b) Mức phí thoát nước hiện nay rất thấp (Theo Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh thì phí thoát nước được tính bằng 10% trên một khối nước sạch sinh hoạt tính hóa đơn tiền nước) do Công ty cấp nước thu và nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh sau khi trừ tiền công thu. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Sơn La không được sử dụng nguồn tiền từ thu phí thoát nước mà chỉ được trả công nạo vét cống khi được yêu cầu, có xác nhận khối lượng bùn nạo vét. Tuy nhiên, việc thu phí thoát nước gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, chủ yếu vẫn là hệ thống cống, rãnh dọc theo đường giao thông (Theo Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh thì chỉ thu phí thoát nước đối với những hộ trực tiếp xả thải vào hệ thống thoát nước tập trung).
2. Hiện trạng thoát nước tại các khu công nghiệp
Các khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành (khu công nghiệp Mai Sơn và Cụm công nghiệp Mộc Châu), chưa đi vào hoạt động nên ảnh hưởng của nước thải của các khu công nghiệp chưa có.
3. Hiện trạng thoát nước thải bệnh viện
Các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh bao gồm: 02 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên); 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Trong những năm vừa qua, hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới và cải tạo để nâng cao chất lượng cũng như khả năng tiếp nhận bệnh nhân. Bên cạnh việc đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, các bệnh viện cũng được đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện. Tuy nhiên, hầu hết những hệ thống này hoạt động không hiệu quả hoặc đã ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân như: Không đủ chi phí để duy trì hoạt động, hệ thống, thiết bị xử lý xuống cấp do không được bảo dưỡng thường xuyên,…Hiện nay, việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất lỏng, chất thải rắn của các bệnh viện: Đa khoa tỉnh, đa khoa các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã, Phù Yên, Bệnh viện lao và bệnh phổi Mai Sơn, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh.
4. Những thách thức chủ yếu đối với thoát nước trên địa bàn tỉnh
4.1. Khối lượng vốn cần đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước tại các đô thị rất lớn, trong khi nguồn lực của tỉnh còn hạn hẹp.
4.2. Tỉnh Sơn La có địa hình phức tạp, phân tán và bị chia cắt mạnh nên việc thiết kế, đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước gặp nhiều khó khăn.
4.3. Việc thu phí để bù đắp chi phí cho công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước còn gặp nhiều khó khăn.
4.4. Quy định, thể chế, chính sách về thoát nước chưa hoàn thiện.
4.5. Trình độ, số lượng kỹ sư, cán bộ, nhân viên hoạt động trong công tác cấp thoát nước của tỉnh còn hạn chế; khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến đối với hệ thống thoát nước còn yếu.
1. Mục tiêu tổng thể của định hướng
Định hướng phát triển thoát nước thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, góp phần kiểm soát ngập úng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng ngành thoát nước phát triển ổn định và bền vững cùng với sự phát triển của các đô thị.
2. Định hướng phát triển thoát nước các đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện
2.1. Định hướng về kỹ thuật công nghệ
a) Thành phố Sơn La
- Thoát nước: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh theo lưu vực suối Nậm La, tận dụng diện tích mặt nước sẵn có để tạo thành các hồ điều hòa, hạn chế triệt để ngập úng và tạo cảnh quan môi trường trong đô thị. Định hướng đến năm 2020 thành phố Sơn La được đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh;
- Thu gom và xử lý nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Định hướng đến năm 2020 thu gom và xử lý được 70% nước thải; đến năm 2030 thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt 100%.
b) Các đô thị loại IV (Thị trấn Hát Lót, Mộc Châu)
- Thoát nước: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh theo lưu vực sông Đà và các suối như: Nậm Pàn, suối Sập, suối Quanh… Tận dụng diện tích mặt nước sẵn có để tạo thành các hồ điều hòa, hạn chế triệt để ngập úng và tạo cảnh quan môi trường trong đô thị. Định hướng đến năm 2020 hệ thống thoát nước mưa được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh đạt 70% tại các đô thị; đến năm 2030 các đô thị loại IV có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh.
- Thu gom và xử lý nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị theo hình thức thoát nước nửa riêng. Định hướng đến năm 2020 thu gom và xử lý được 50% nước thải; đến năm 2030 thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt 70%.
c) Các thị trấn huyện, đô thị của lưu vực sông Đà
- Thoát nước: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo lưu vực sông Đà và các suối trên địa bàn, tận dụng diện tích mặt nước sẵn có để tạo thành các hồ điều hòa, hạn chế triệt để ngập úng và tạo cảnh quan môi trường trong đô thị. Định hướng đến năm 2020 hệ thống thoát nước mưa được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh đạt 50% tại các đô thị; đến năm 2030 các đô thị loại IV có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh
- Thu gom và xử lý nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung tại các điểm, khu dân cư. Định hướng đến năm 2020 thu gom và xử lý cục bộ được 50% nước thải sinh hoạt tại các điểm, khu dân cư; đến năm 2030 đạt 70%.
d) Các thị trấn huyện, đô thị của lưu vực sông Mã
- Thoát nước: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo lưu vực sông Mã và các suối trên địa bàn, tận dụng diện tích mặt nước sẵn có để tạo thành các hồ điều hòa, hạn chế triệt để ngập úng và tạo cảnh quan môi trường trong đô thị. Định hướng đến năm 2020 hệ thống thoát nước mưa được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh đạt 50% tại các đô thị; đến năm 2030 các đô thị loại IV có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh.
- Thu gom và xử lý nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung tại các điểm, khu dân cư. Định hướng đến năm 2020 thu gom và xử lý cục bộ được 50% nước thải sinh hoạt tại các điểm, khu dân cư; đến năm 2030 đạt 70%.
e) Các khu công nghiệp
- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Định hướng đến năm 2020, các khu công nghiệp khi đi vào hoạt động có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung (hoặc sử dụng giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế) tại các khu công nghiệp; Định hướng đến 2020, 100% các khu công nghiệp xử lý cục bộ nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra hệ thống thoát nước đô thị.
g) Các bệnh viện
- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Định hướng đến năm 2020, các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện với công nghệ hiện đại tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện; Định hướng đến 2020 thu gom, xử lý được 100% nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh, 70% nước thải của các bệnh viện tuyến huyện; đến 2030 thu gom, xử lý được 100% nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của đô thị.
2.2. Định hướng về tổ chức quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành sau đầu tư xây dựng
a) Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở thành phố Sơn La;
b) Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở các đô thị trong lưu vực sông Đà;
c) Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở các đô thị trong lưu vực sông Mã;
d) Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và bệnh viện;
e) Tổ chức, quản lý vận hành sau đầu tư xây dựng;
g) Nâng cao chất lượng và số lượng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành cấp thoát nước;
h) Nâng cao năng lực, khả năng làm chủ khoa học công nghệ của các cán bộ, nhân viên, kỹ sư của các đơn vị vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
2.3. Định hướng về nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng và quản lý vận hành
a) Tài chính cho đầu tư xây dựng
Đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương, vốn vay ưu đãi, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tỉnh Sơn La khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh (Theo hình thức xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật).
b) Tài chính cho quản lý vận hành
Thực hiện việc thu phí thoát nước theo lộ trình tiến tới giảm dần bù đắp từ ngân sách nhà nước đối với những chi phí liên quan đến thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. Mục tiêu đến năm 2020 phí thoát nước sẽ đảm bảo bù đắp đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải; đến năm 2030 phí thoát nước đảm bảo bù đắp đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng và khấu hao máy móc thiết bị cho hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
3. Giải pháp thực hiện định hướng
3.1. Giải pháp hành động cho giai đoạn 2014 - 2020:
3.1.1. Giải pháp hành động chung
a) Hoàn chỉnh định hướng phát triển thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện tỉnh Sơn La đến năm 2030.
b) Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về thoát nước.
- Quy chế quản lý thoát nước, nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện;
- Chính sách đấu nối thoát nước;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
- Định mức chi phí nhân công, vật tư, hóa chất, điện năng cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
- Hợp đồng vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
c) Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; trách nhiệm và nghĩa vụ phải nộp phí thoát nước.
d) Tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng và số lượng cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành cấp thoát nước.
- Tổ chức và cử cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về cấp thoát nước các cấp tham gia các khóa tập huấn để nâng cao năng lực, chất lượng và khả năng làm chủ công nghệ;
- Tổ chức và cử cán bộ, nhân viên, kỹ sư của các đơn vị vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tham gia các khóa, lớp tập huấn về vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước.
3.1.2. Đối với thành phố Sơn La
- Khảo sát thống kê, đánh giá hiện trạng, lập bản đồ GIS tài sản hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Dự toán chi phí hàng năm cho công tác quản lý, duy tu, bảo trì cho hệ thống thoát nước đô thị.
- Xây dựng biểu phí và lộ trình tăng phí thoát nước.
- Lựa chọn đơn vị vận hành bảo dưỡng và tiến hành ký kết hợp đồng vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
- Tổ chức thực hiện các dự án thoát nước do ngân sách nhà nước cấp; do KFW và các tổ chức khác tài trợ.
3.1.3. Đối với đô thị loại IV
- Chuẩn bị nội dung, đề cương chi tiết dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo hình thức nửa riêng (nửa chung).
- Xây dựng danh mục các dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư cho các đô thị.
- Tìm kiếm, khuyến khích mọi nguồn lực, tổ chức đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải các đô thị.
- Tổ chức đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị đã được đầu tư.
3.1.4. Đối với các đô thị loại V
- Chuẩn bị nội dung, đề cương chi tiết dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước và xử lý nước thải phi tập trung.
- Xây dựng danh mục các dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư cho các đô thị.
- Tìm kiếm, khuyến khích mọi nguồn lực, tổ chức đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải các đô thị.
- Tổ chức đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị đã được đầu tư.
3.2. Giải pháp hành động giai đoạn 2020 - 2030
3.2.1. Giải pháp hành động chung
- Tổ chức và thực hiện quản lý thoát nước, thu gom và xử lý nước thải theo định hướng đã được phê duyệt.
- Thực hiện lộ trình thu phí thoát nước thải phải đảm bảo bù đắp được chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, quy định về thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; trách nhiệm và nghĩa vụ phải nộp phí thoát nước.
3.2.2. Đối với thành phố Sơn La
- Quản lý tài sản, hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện theo hồ sơ và bản đồ GIS đã được lập.
- Tiếp tục tổ chức triển khai đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải từ nguồn vốn đã được bố trí.
- Dự toán chi phí hàng năm cho công tác quản lý, duy tu, bảo trì cho hệ thống thoát nước đô thị.
3.2.3. Đối với các đô thị loại IV
- Khảo sát thống kê, đánh giá hiện trạng, lập bản đồ GIS tài sản hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Chuẩn bị nội dung, đề cương chi tiết dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.
- Tìm kiếm, khuyến khích mọi nguồn lực, tổ chức đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nước thải các đô thị.
- Tổ chức đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị đã được đầu tư; xây dựng biểu phí và lộ trình thu phí thoát nước thải phù hợp.
3.2.4. Đối với các đô thị loại V
Tổ chức đầu tư, xây dựng các dự án thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đã được bố trí nguồn vốn; quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị đã được đầu tư.
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành quy định quản lý thoát nước và nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện; chính sách đấu nối thoát nước; tiêu chí kỹ thuật quản lý vận hành các hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải; mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, đơn vị được ký kết hợp đồng quản lý vận hành các hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải lập hồ sơ, tài liệu và bản đồ hiện trạng hệ thống thoát nước, thu gom thoát nước và xử lý nước thải.
- Tổng hợp những ý kiến, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các văn bản, chính sách của Trung ương về quản lý thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung.
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về Quản lý thoát nước, thu gom và xử lý nước thải; theo dõi việc thực hiện định hướng phát triển, tham mưu, ban hành văn bản có liên quan đến thoát nước thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh; tổng hợp những nội dung chưa phù hợp trong định hướng để trình UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời.
2. Sở Tài Chính
- Tham mưu trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành biểu phí thoát nước và lộ trình áp dụng phí thoát nước thải, điều chỉnh phí thoát nước phù hợp hàng năm.
- Tham mưu trình UBND tỉnh về xác định quyền lợi và nghĩa vụ quản lý tài sản sở hữu nhà nước, trách nhiệm quản lý vận hành và đối tượng được hưởng dịch vụ.
3. Sở Nội vụ
Tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định thành lập; quy chế hoạt động của đơn vị “trọng tài” giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa đơn vị được giao là chủ sở hữu với đơn vị được thuê vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, trình UBND tỉnh quy định về vị trí xả thải của các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải các đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện; giám sát chất lượng nước xả thải sau khi xử lý.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các chính sách thu hút, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để phát triển, đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Y tế
Tham mưu cho UBND tỉnh về lập dự án đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải các bệnh viện đạt tiêu chuẩn theo quy định.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa, hệ thống các hồ thủy lợi phối hợp với các ngành, các đơn vị trong công tác thoát nước, sử dụng có hiệu quả hồ chứa, hệ thống các hồ thủy lợi để thực hiện thoát nước và tận dụng tối đa, có hiệu quả các hồ thủy lợi làm các hồ điều hòa phục vụ thoát nước mưa.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản nhà nước do UBND tỉnh giao đối với những hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA.
- Ký kết và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng quản lý vận hành, bảo dưỡng với đơn vị được thuê vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
9. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể
Có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu và thực hiện tốt các quy định về quản lý thoát nước. Trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về hoạt động thoát nước phải báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
10. Đơn vị thoát nước
- Tuân thủ quy trình, quy phạm về vận hành hệ thống thoát nước; Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước; Bảo vệ tài sản công trình thoát nước và an toàn hệ thống thoát nước theo quy định; Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân và sở, ngành, đơn vị gửi ý kiến về Sở Xây dựng tổng hợp để nghiên cứu, trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Kế hoạch 81/KH-UBND phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
- 2Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt điều chỉnh Quyết định 4623/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.500m3/ngày đêm (giai đoạn I) tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án: Mua sắm trang thiết bị y tế và hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 970/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án thu gom, xử lý và thoát nước khu đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 22/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện định hướng phát triển thoát nước theo Quyết định 280/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 8Quyết định 1755/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán gói thầu DHWW-25: Tư vấn lập báo cáo xả thải dự án: Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐND sửa đổi khoản phí vệ sinh, nước thải, bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII, kỳ họp thứ 2 ban hành
- 3Kế hoạch 81/KH-UBND phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
- 4Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt điều chỉnh Quyết định 4623/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.500m3/ngày đêm (giai đoạn I) tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án: Mua sắm trang thiết bị y tế và hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- 7Quyết định 784/QĐ-BXD năm 2012 phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý nước thải và chất thải rắn tại đô thị Việt Nam - Giai đoạn 3 do Chính phủ Đức viện trợ không hoàn lại do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 970/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án thu gom, xử lý và thoát nước khu đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Quyết định 22/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện định hướng phát triển thoát nước theo Quyết định 280/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 11Quyết định 1755/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán gói thầu DHWW-25: Tư vấn lập báo cáo xả thải dự án: Thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Quyết định 2621/QĐ-UBND năm 2013 Định hướng phát triển thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, khu công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2621/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Bùi Đức Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực