Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/QĐ-TTg

Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 09 luật có liên quan đến đầu tư ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại các Tờ trình số 644/TTr-BCT ngày 26/01/2024, Tờ trình số 1345/TTr-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2024 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam;
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
- Tổng công ty Đông Bắc;
- Viện Năng lượng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHĐP, QHQT;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

- Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam.

- Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

- Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch điện VIII, cụ thể hóa được các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Đảm bảo phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung - cầu nội vùng; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và linh hoạt trong phát triển nguồn/lưới điện phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia.

- Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành điện trong thời kỳ quy hoạch.

- Xác định cụ thể danh mục, tiến độ các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng, ưu tiên của ngành điện bao gồm lưới điện liên kết khu vực trong thời kỳ quy hoạch; danh mục, tiến độ các dự án năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) cho từng địa phương tới năm 2025.

- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển điện lực.

- Đảm bảo tính tuân thủ, kế thừa, đồng bộ với các quy hoạch ngành/kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia được duyệt, đảm bảo tính liên kết, thống nhất trong thực hiện.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

1. Danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030

- Tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 1 Phụ lục III.

- Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 2 Phụ lục III.

- Tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 3 Phụ lục III.

- Tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW. Danh mục các dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 5 Phụ lục III.

- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục dự án thủy điện vừa và lớn cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 6 Phụ lục III.

- Tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW. Danh mục dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 7 Phụ lục III.

2. Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030

- Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Công suất điện gió ngoài khơi theo vùng tại Bảng 1, Phụ lục II.

- Tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW. Danh mục các dự án điện gió trên bờ tại Bảng 9, Phụ lục III.

- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục các dự án thủy điện nhỏ xây dựng mới tại Bảng 10, Phụ lục III.

- Tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW. Danh mục các dự án điện sinh khối xây dựng mới tại Bảng 11, Phụ lục III.

- Tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW. Danh mục các dự án điện sản xuất từ rác xây dựng mới tại Bảng 12, Phụ lục III.

- Tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW. Kết quả phân bổ điện mặt trời mái nhà theo tỉnh tại Bảng 6, Phụ lục II. Việc phát triển điện mặt trời mái nhà thực hiện theo quy định pháp luật về phát triển điện mặt trời mái nhà, phù hợp với quy mô công suất được phê duyệt.

- Tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW. Danh mục dự án đầu tư xây dựng mới tại Bảng 8 Phụ lục III. Ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo kết hợp đầu tư pin lưu trữ. Công suất pin lưu trữ của nhà máy điện năng lượng tái tạo không tính vào công suất của dự án nguồn điện, không tính vào cơ cấu công suất pin lưu trữ của hệ thống điện (đến năm 2030 là 300 MW).

3. Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030

- Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

- Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.

- Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:

+ Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.

4. Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực

Danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng nêu tại Phụ lục V.

Khối lượng “lưới điện dự phòng phát sinh các đường dây và trạm biến áp” có trong Phụ lục V được phép sử dụng để:

(i) Triển khai các dự án lưới điện truyền tải xây dựng mới hoặc các công trình đầu tư bổ sung mới để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, khả năng điều khiển và vận hành hệ thống điện trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa có danh mục cụ thể tại Quyết định số 500/QĐ-TTg.

(ii) Đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện nhập khẩu (từ Lào, Trung Quốc...) vào hệ thống điện Việt Nam.

(iii) Đấu nối đồng bộ (cấp điện áp 220 kV trở lên) các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với hệ thống điện quốc gia.

Giao Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất khi triển khai các dự án cụ thể.

5. Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo

(i) Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã;

(ii) Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân;

(iii) Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Danh mục các tỉnh/dự án thành phần trong Chương trình nêu tại Phụ lục IV.

6. Kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo

Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:

- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ.

+ Vị trí: Tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, ... Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.

+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.

+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

+ Vị trí: Tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, ... Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000 MW.

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.

+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.

+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.

7. Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện

Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện tại các Bảng 1, 2, 3 Phụ lục I.

8. Nhu cầu sử dụng đất tới năm 2030

Tổng nhu cầu sử dụng đất cho nguồn và lưới điện truyền tải toàn quốc khoảng gần 90,3 nghìn ha.

9. Nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2030

- Vốn đầu tư công:

+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện khoảng 50 tỷ đồng.

+ Nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo khoảng 29.779 tỷ đồng. Hiện nay, cân đối được khoảng 8.915,6 tỷ đồng (chiếm 30%), trong đó vốn ngân sách Trung ương cân đối được 7.351,9 tỷ đồng, vốn các địa phương và EVN khoảng 1.563,7 tỷ đồng. Vốn chưa cân đối được khoảng 20.857 tỷ đồng (chiếm 70%).

- Vốn khác ngoài vốn đầu tư công:

Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Tổng vốn đầu tư ước tính 3.223 nghìn tỷ đồng (tương đương 134,7 tỷ USD), trong đó đầu tư phần nguồn điện khoảng 2.866,5 nghìn tỷ đồng (119,8 tỷ USD) và đầu tư phần lưới điện truyền tải khoảng 356,5 nghìn tỷ đồng (14,9 tỷ USD).

+ Vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025: 1.366,2 nghìn tỷ đồng (57,1 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.150,9 nghìn tỷ đồng (48,1 tỷ USD), lưới truyền tải 215,3 nghìn tỷ đồng (9,0 tỷ USD).

+ Vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030: 1.856,7 nghìn tỷ đồng (77,6 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.715,6 nghìn tỷ đồng (71,7 tỷ USD), lưới truyền tải 141,2 nghìn tỷ đồng (5,9 tỷ USD).

10. Giải pháp thực hiện quy hoạch

Các giải pháp thực hiện quy hoạch được thực hiện theo Phần VI, Điều 1 của Quyết định số 500/QĐ-TTg.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương

- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về các nội dung đề xuất, kiến nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó nội dung Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu của Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tổng thể, tối ưu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu điện hàng năm.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 tới các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế để tạo sự thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển điện lực.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư nhưng nếu đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có) thì chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và thi hành án (nếu có) và phải được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để sửa đổi các quy định của luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện; cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhất là nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhập khẩu từ Lào; xây dựng giá truyền tải cho các dự án lưới truyền tải đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng có nguồn gốc hydrogen, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển đổi công nghệ sang sử dụng năng lượng có nguồn gốc hydrogen.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án nguồn và lưới điện, xác định trách nhiệm cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với các dự án chậm tiến độ; có chế tài xử lý, thu hồi các dự án chậm tiến độ.

- Chủ trì, nghiên cứu xây dựng báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thị trường dịch vụ phụ trợ, hoàn thiện các quy định về thị trường dịch vụ phụ trợ, các quy định về giá dịch vụ phụ trợ phù hợp để khuyến khích các nhà máy điện tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

- Phối hợp với UBND các địa phương có dự án điện mặt trời tập trung đã giao chủ đầu tư để rà soát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định triển khai tới năm 2030.

- Phối hợp với các địa phương có các dự án nguồn điện khí tự nhiên, khí LNG để đôn đốc các chủ đầu tư dự án khẩn trương triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đưa vào vận hành; đề xuất giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Hàng năm, Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương để rà soát, báo cáo tình hình phát triển điện lực, đề xuất danh mục dự án thay thế các dự án chậm tiến độ.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát đối với phần công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện danh mục các dự án phát triển trong thời kỳ quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi, các dự án sản xuất hydrogen/amoniac sử dụng điện gió ngoài khơi, dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

- Phối hợp xây dựng cơ chế đấu thầu công khai, minh bạch để lựa chọn các chủ đầu tư thực hiện các dự án điện, hướng dẫn các địa phương thực hiện.

- Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Quy hoạch để khắc phục các vướng mắc trong quá trình phát triển điện lực.

3. Bộ Tài chính

- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.

- Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng và ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế tài chính, cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích để hỗ trợ thực hiện.

4. Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành khác, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai đúng tiến độ các dự án trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật; đề xuất chính sách, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về tính trung thực, chính xác đối với thông tin, số liệu và nội dung đề xuất các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo đúng các nội dung hướng dẫn của Bộ Công Thương, bảo đảm các yêu cầu pháp lý của các dự án có thể triển khai khả thi, hiệu quả và không được hợp thức hóa các sai phạm.

- Rà soát Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo đúng chức năng, thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án nhiệt điện sử dụng LNG chưa có chủ đầu tư, khẩn trương hoàn thành lựa chọn chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ lập và trình báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trong quý II năm 2025.

- Khẩn trương rà soát các dự án điện mặt trời tập trung đã được phê duyệt quy hoạch, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư theo Quyết định số 500/QĐ-TTg và Thông báo 453/TB-VPCP ngày 03 tháng 11 năm 2023, có văn bản gửi Bộ Công Thương khẳng định về tính pháp lý, sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn, trong đó có sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác trên địa bàn làm cơ sở để Bộ Công Thương lựa chọn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình điện theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định.

- Trước khi thẩm định, phê duyệt Chủ trương đầu tư các dự án nguồn điện chưa có trong danh mục dự án quan trọng, ưu tiên của ngành điện, lấy ý kiến Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan về sự phù hợp với quy hoạch.

- Rà soát, hoàn thành việc cung cấp/bổ sung số liệu, đề xuất các dự án nguồn điện bám sát các tiêu chí do Bộ Công Thương hướng dẫn, phù hợp với quy mô công suất đã được phân bổ, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuyệt đối không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 4 năm 2024

6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá cân đối cung - cầu điện, tình trạng vận hành hệ thống điện toàn quốc và khu vực, báo cáo các cấp có thẩm quyền.

- Thực hiện vận hành hệ thống nguồn điện an toàn, thông suốt và hiệu quả tránh để xảy ra thiếu điện trong mọi tình huống.

- Thực hiện đúng tiến độ các dự án nguồn điện/lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) bảo đảm hoàn thành trong tháng 6/2024. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm chính nếu dự án chậm tiến độ, không đảm bảo an ninh cung cấp điện.

- Thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.

- Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.

7. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn khí trong nước để cung cấp cho phát điện, phù hợp với nhu cầu phụ tải điện. Triển khai nhanh, có hiệu quả các mỏ khí Lô B, Cá Voi Xanh, Kèn Bầu... theo tiến độ được duyệt.

- Thực hiện các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kho, cảng, kết nối hệ thống khí trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và LNG để đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy điện.

- Thực hiện đúng tiến độ các dự án nguồn điện được giao.

- Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.

8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc

- Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng. Trước mắt nâng cao năng lực sản xuất than trong nước, kết hợp với nhập khẩu than để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện.

- Đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

9. Đơn vị tư vấn lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về:

- Nội dung tính toán, đề xuất của Đề án Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

- Phương pháp tính toán, tiêu chí, luận chứng, cơ sở pháp lý trong việc sàng lọc và đề xuất danh mục các dự án.

- Tính trung thực, chính xác, khách quan, khoa học của các đề xuất, tham mưu, cũng như các thông tin, số liệu tổng hợp từ các địa phương, doanh nghiệp.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN/DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA NGÀNH ĐIỆN
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1: Các Đề án/dự án xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật

TT

Đề án/dự án

Giai đoạn thực hiện

2023-2025

2026-2030

1

Xây dựng khung giá nhập khẩu điện từ Lào

x

 

2

Xây dựng khung giá các loại hình nguồn điện

x

 

3

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

x

 

4

Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán/áp mái với mục đích tự sản, tự tiêu

x

 

5

Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi)

x

 

6

Xây dựng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

x

 

7

Xây dựng cơ chế phát triển thị trường tín chỉ các-bon

x

 

Bảng 2: Các Đề án/dự án tăng cường năng lực khoa học công nghệ, xây dựng trung tâm nghiên cứu cơ bản, trung tâm phát triển

TT

Đề án/dự án

Giai đoạn thực hiện

2023-2025

2026-2030

1

Trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới

x

x

2

Trung tâm nghiên cứu năng lượng và biến đổi khí hậu

x

x

3

Trung tâm nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

x

x

4

Đề án hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

x

x

Bảng 3: Các Đề án/dự án đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TT

Đề án/dự án

Giai đoạn thực hiện

2023-2025

2026-2030

1

Đào tạo nhân lực chuyên sâu về công nghệ HVDC, các công nghệ lưới điện thông minh

x

x

2

Đào tạo nhân lực chuyên sâu về công nghệ hydro và các loại hình năng lượng mới

x

x

3

Đào tạo nhân lực chuyên sâu về công nghệ điện gió ngoài khơi

x

x

4

Đào tạo nhân lực chuyên sâu về các công nghệ lưới điện thông minh

x

x

5

Các chương trình trao đổi kinh nghiệm quốc tế về lập quy hoạch năng lượng, vận hành hệ thống điện

x

x

6

Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và chuyển dịch năng lượng

x

x

 

PHỤ LỤC II

PHÂN BỔ CÔNG SUẤT CÁC NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO THEO VÙNG/ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1: Công suất nguồn điện gió ngoài khơi theo vùng

TT

Tên vùng

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

1

Bắc Bộ

2.500

2

Bắc Trung Bộ

0

3

Trung Trung Bộ

500

4

Tây Nguyên

0

5

Nam Trung Bộ

2.000

6

Nam Bộ

1.000

 

Tổng công suất

6.000

Bảng 2: Công suất nguồn điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ) theo địa phương

TT

Vùng/tỉnh

Công suất lũy kế 2022 (MW)

Công suất lũy kế 2030 (MW)

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

I

Bắc Bộ

0

3.816

3.816

1

Hà Nội

0

0

0

2

TP. Hải Phòng

0

2,3

2,3

3

Hải Dương

0

0

0

4

Hưng Yên

0

0

0

5

Hà Nam

0

0

0

6

Nam Định

0

0

0

7

Thái Bình

0

70

70

8

Ninh Bình

0

0

0

9

Hà Giang

0

0

0

10

Cao Bằng

0

0

0

11

Lào Cai

0

0

0

12

Bắc Kạn

0

400

400

13

Lạng Sơn

0

1.444

1.444

14

Tuyên Quang

0

0

0

15

Yên Bái

0

200

200

16

Thái Nguyên

0

100

100

17

Phú Thọ

0

0

0

18

Vĩnh Phúc

0

0

0

19

Bắc Giang

0

500

500

20

Bắc Ninh

0

0

0

21

Quảng Ninh

0

400

400

22

Lai Châu

0

0

0

23

Điện Biên

0

300

300

24

Sơn La

0

400

400

25

Hòa Bình

0

0

0

II

Bắc Trung Bộ

252

2.200

1.948

1

Thanh Hóa

0

300

300

2

Nghệ An

0

70

70

3

Hà Tĩnh

0

700

700

4

Quảng Bình

252

1.130

878

III

Trung Trung Bộ

671

1.900

1.229

1

Quảng Trị

671

1.800

1.129

2

Thừa Thiên Huế

0

50

50

3

TP. Đà Nẵng

0

0

0

4

Quảng Nam

0

0

0

5

Quảng Ngãi

0

50

50

IV

Tây Nguyên

1039

4.101

3.062

1

Kon Tum

0

154

154

2

Gia Lai

561

1.842

1.281

3

Đắk Lắk

428

1.375

947

4

Đắk Nông

50

730

680

V

Nam Trung Bộ

944

3.065

2.121

1

Bình Định

77

250

173

2

Phú Yên

0

462

462

3

Khánh Hòa

0

102

102

4

Ninh Thuận

573

1.127

554

5

Bình Thuận

294

907

613

6

Lâm Đồng

0

217

217

VI

Nam Bộ

1080

6.800

5.720

1

TP. Hồ Chí Minh

0

0

0

2

Bình Phước

0

0

0

3

Tây Ninh

0

0

0

4

Bình Dương

0

0

0

5

Đồng Nai

0

0

0

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

0

150

150

7

Long An

0

0

0

8

Đồng Tháp

0

0

0

9

An Giang

0

50

50

10

Tiền Giang

50

250

200

11

Vĩnh Long

0

0

0

12

Bến Tre

93

1.100

1.007

13

Kiên Giang

0

137

137

14

TP. Cần Thơ

0

0

0

15

Hậu Giang

0

100

100

16

Trà Vinh

257

1.130

873

17

Sóc Trăng

111

1.613

1.502

18

Bạc Liêu

469

1.210

741

19

Cà Mau

100

1.060

960

 

Toàn quốc

3.986

21.880

17.894

Bảng 3: Công suất nguồn thủy điện nhỏ theo địa phương

TT

Vùng/tỉnh

Công suất lũy kế 2022 (MW)

Công suất lũy kế 2030 (MW)

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

I

Bắc Bộ

2.881

5.500

2.619

1

Hà Nội

0

0

0

2

TP. Hải Phòng

0

0

0

3

Hải Dương

0

0

0

4

Hưng Yên

0

0

0

5

Hà Nam

0

0

0

6

Nam Định

0

0

0

7

Thái Bình

0

0

0

8

Ninh Bình

0

0

0

9

Hà Giang

305

562

257

10

Cao Bằng

177

298

121

11

Lào Cai

711

940

229

12

Bắc Kạn

22

74

52

13

Lạng Sơn

35

104

69

14

Tuyên Quang

54

82

28

15

Yên Bái

308

582

274

16

Thái Nguyên

2

2

0

17

Phú Thọ

3

3

0

18

Vĩnh Phúc

0

0

0

19

Bắc Giang

0

0

0

20

Bắc Ninh

0

0

0

21

Quảng Ninh

4

4

0

22

Lai Châu

461,8

1.529

1.055

23

Điện Biên

160

471

311

24

Sơn La

588

801

213

25

Hòa Bình

38

48

10

II

Bắc Trung Bộ

412

638

226

1

Thanh Hóa

114

175

61

2

Nghệ An

240

303

63

3

Hà Tĩnh

44

86

42

4

Quảng Bình

14

74

60

III

Trung Trung Bộ

614

1.190

576

1

Quảng Trị

104

197

93

2

Thừa Thiên Huế

118

127

9

3

TP. Đà Nẵng

0

0

0

4

Quảng Nam

206

407

201

5

Quảng Ngãi

186

459

273

IV

Tây Nguyên

799

1.408

609

1

Kon Tum

288

716

428

 

2

Gia Lai

281

352

71

 

3

Đắk Lắk

104

138

34

 

4

Đắk Nông

126

202

76

 

V

Nam Trung Bộ

511

863

352

 

1

Bình Định

82

155

73

 

2

Phú Yên

37

74

37

 

3

Khánh Hòa

35

47

12

 

4

Lâm Đồng

255

401

146

 

5

Ninh Thuận

90

134

44

 

6

Bình Thuận

12

52

40

 

VI

Nam Bộ

61

141

80

 

1

TP. Hồ Chí Minh

0

0

0

 

2

Bình Phước

37

73

36

 

3

Tây Ninh

3

3

0

 

4

Bình Dương

18

18

0

 

5

Đồng Nai

0

44

44

 

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

3

3

0

 

7

Long An

0

0

0

 

8

Đồng Tháp

0

0

0

 

9

An Giang

0

0

0

 

10

Tiền Giang

0

0

0

 

11

Vĩnh Long

0

0

0

 

12

Bến Tre

0

0

0

 

13

Kiên Giang

0

0

0

 

14

TP. Cần Thơ

0

0

0

 

15

Hậu Giang

0

0

0

 

16

Trà Vinh

0

0

0

 

17

Sóc Trăng

0

0

0

 

18

Bạc Liêu

0

0

0

 

19

Cà Mau

0

0

0

 

 

Toàn quốc

5.278

9.740

4.462

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4: Công suất nguồn điện sinh khối theo địa phương

TT

Tỉnh/Thành phố

Công suất lũy kế 2022 (MW)

Công suất lũy kế 2030 (MW)

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

I

Bắc Bộ

34

468

434

1

Hà Nội

0

0

0

2

TP. Hải Phòng

0

0

0

3

Hải Dương

0

10

10

4

Hưng Yên

0

0

0

5

Hà Nam

0

0

0

6

Nam Định

0

0

0

7

Thái Bình

0

0

0

8

Ninh Bình

0

0

0

9

Hà Giang

0

0

0

10

Cao Bằng

0

0

0

11

Lào Cai

0

30

30

12

Bắc Kạn

0

50

50

13

Lạng Sơn

0

30

30

14

Tuyên Quang

25

75

50

15

Yên Bái

0

108

108

16

Thái Nguyên

0

10

10

17

Phú Thọ

0

20

20

18

Vĩnh Phúc

0

0

0

19

Bắc Giang

0

0

0

20

Bắc Ninh

0

0

0

21

Quảng Ninh

0

40

40

22

Lai Châu

0

10

10

23

Điện Biên

0

30

30

24

Sơn La

9

25

16

25

Hòa Bình

0

30

30

II

Bắc Trung Bộ

0

40

40

1

Thanh Hóa

0

10

10

2

Nghệ An

0

10

10

3

Hà Tĩnh

0

10

10

4

Quảng Bình

0

10

10

III

Trung Trung Bộ

0

6

6

1

Quảng Trị

0

0

0

2

Thừa Thiên Huế

0

0

0

3

TP. Đà Nẵng

0

0

0

4

Quảng Nam

0

6

6

5

Quảng Ngãi

0

0

0

IV

Tây Nguyên

118

123

5

1

Kon Tum

0

5

5

2

Gia Lai

118

118

0

3

Đắk Lắk

0

0

0

4

Đắk Nông

0

0

0

V

Nam Trung Bộ

121

150

29

1

Bình Định

0

0

0

2

Phú Yên

31

60

29

3

Khánh Hòa

90

90

0

4

Lâm Đồng

0

0

0

5

Ninh Thuận

0

0

0

6

Bình Thuận

0

0

0

VI

Nam Bộ

49

301

252

1

TP. Hồ Chí Minh

0

0

0

2

Bình Phước

0

15

15

3

Tây Ninh

37

37

0

4

Bình Dương

0

0

0

5

Đồng Nai

0

12

12

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

0

0

0

7

Long An

0

23

23

8

Đồng Tháp

0

10

10

9

An Giang

0

50

50

10

Tiền Giang

0

0

0

11

Vĩnh Long

0

10

10

12

Bến Tre

0

10

10

13

Kiên Giang

0

25

25

14

TP. Cần Thơ

0

0

0

15

Hậu Giang

0

30

30

16

Trà Vinh

0

25

25

17

Sóc Trăng

12

20

8

18

Bạc Liêu

0

10

10

19

Cà Mau

0

24

24

 

Tổng

322

1.088

766

Bảng 5: Công suất nguồn điện sản xuất từ rác theo địa phương

TT

Tỉnh/Thành phố

Công suất lũy kế 2022 (MW)

Công suất lũy kế 2030 (MW)

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

I

Bắc Bộ

62

486

424

1

Hà Nội

62

190

128

2

TP. Hải Phòng

0

40

40

3

Hải Dương

0

30

30

4

Hưng Yên

0

0

0

5

Hà Nam

0

0

0

6

Nam Định

0

15

15

7

Thái Bình

0

25

25

8

Ninh Bình

0

15

15

9

Hà Giang

0

0

0

10

Cao Bằng

0

0

0

11

Lào Cai

0

1

1

12

Bắc Kạn

0

1

1

13

Lạng Sơn

0

11

11

14

Tuyên Quang

0

0

0

15

Yên Bái

0

0

0

16

Thái Nguyên

0

10

10

17

Phú Thọ

0

18

18

18

Vĩnh Phúc

0

15

15

19

Bắc Giang

0

25

25

20

Bắc Ninh

0

37

37

21

Quảng Ninh

0

30

30

22

Lai Châu

0

0

0

23

Điện Biên

0

3

3

24

Sơn La

0

7

7

25

Hòa Bình

0

13

13

II

Bắc Trung Bộ

0

127

127

1

Thanh Hóa

0

50

50

2

Nghệ An

0

30

30

3

Hà Tĩnh

0

30

30

4

Quảng Bình

0

17

17

III

Trung Trung Bộ

0

60

60

1

Quảng Trị

0

0

0

2

Thừa Thiên Huế

0

12

12

3

TP. Đà Nẵng

0

18

18

4

Quảng Nam

0

15

15

5

Quảng Ngãi

0

15

15

IV

Tây Nguyên

0

21

21

1

Kon Tum

0

0

0

2

Gia Lai

0

15

15

3

Đắk Lắk

0

6

6

4

Đắk Nông

0

0

0

V

Nam Trung Bộ

0

66

66

1

Bình Định

0

15

15

2

Phú Yên

0

15

15

3

Khánh Hòa

0

16

16

4

Lâm Đồng

0

10

10

5

Ninh Thuận

0

0

0

6

Bình Thuận

0

10

10

VI

Nam Bộ

8

422,1

414,1

1

TP. Hồ Chí Minh

0

123

123

2

Bình Phước

0

20

20

3

Tây Ninh

0

10

10

4

Bình Dương

0

9,6

9,6

5

Đồng Nai

0

66

66

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

0

30

30

7

Long An

0

18

18

8

Đồng Tháp

0

13

13

9

An Giang

0

7,5

7,5

10

Tiền Giang

0

10

10

11

Vĩnh Long

0

14

14

12

Bến Tre

0

18

18

13

Kiên Giang

0

14

14

14

TP. Cần Thơ

8

15

7

15

Hậu Giang

0

12

12

16

Trà Vinh

0

10

10

17

Sóc Trăng

0

16

16

18

Bạc Liêu

0

0

0

19

Cà Mau

0

16

16

 

Tổng

70

1.182

1.112

Bảng 6: Công suất nguồn điện mặt trời mái nhà theo địa phương

TT

Tên vùng/tỉnh

Công suất tăng thêm 2023-2030 (MW)

I

Bắc Bộ

927

1

Hà Nội

47

2

TP. Hải Phòng

107

3

Hải Dương

70

4

Hưng Yên

62

5

Hà Nam

57

6

Nam Định

31

7

Thái Bình

32

8

Ninh Bình

23

9

Hà Giang

3

10

Cao Bằng

2

11

Lào Cai

28

12

Bắc Kạn

3

13

Lạng Sơn

25

14

Tuyên Quang

4

15

Yên Bái

26

16

Thái Nguyên

52

17

Phú Thọ

31

18

Vĩnh Phúc

59

19

Bắc Giang

86

20

Bắc Ninh

79

21

Quảng Ninh

73

22

Lai Châu

2

23

Điện Biên

1

24

Sơn La

5

25

Hòa Bình

19

II

Bắc Trung Bộ

231

1

Thanh Hóa

75

2

Nghệ An

54

3

Hà Tĩnh

74

4

Quảng Bình

28

III

Trung Trung Bộ

168

1

Quảng Trị

23

2

Thừa Thiên Huế

33

3

TP. Đà Nẵng

30

4

Quảng Nam

43

5

Quảng Ngãi

39

IV

Tây Nguyên

32

1

Kon Tum

7

2

Gia Lai

8

3

Đắk Lắk

8

4

Đắk Nông

9

V

Nam Trung Bộ

136

1

Bình Định

38

2

Phú Yên

18

3

Khánh Hòa

14

4

Ninh Thuận

21

5

Bình Thuận

38

6

Lâm Đồng

7

VI

Nam Bộ

1.109

1

TP. Hồ Chí Minh

73

2

Bình Phước

93

3

Tây Ninh

53

4

Bình Dương

185

5

Đồng Nai

229

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

133

7

Long An

153

8

Đồng Tháp

16

9

An Giang

11

10

Tiền Giang

22

11

Vĩnh Long

16

12

Bến Tre

17

13

Kiên Giang

10

14

TP. Cần Thơ

29

15

Hậu Giang

28

16

Trà Vinh

10

17

Sóc Trăng

14

18

Bạc Liêu

2

19

Cà Mau

15

 

Toàn quốc

2.600

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN ĐIỆN VẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1: Danh mục các dự án nhiệt điện khí trong nước

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

Nhiệt điện Ô Môn I*

660

Cần Thơ

Đã vận hành

Sử dụng khí từ mỏ khí Lô B

2

NMNĐ Ô Môn II

1.050

Cần Thơ

2027

3

NMNĐ Ô Môn IV

1.050

Cần Thơ

2028

4

TBKHH Dung Quất I

750

Quảng Ngãi

2028

Sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh

5

TBKHH Dung Quất II

750

Quảng Ngãi

2028

6

TBKHH Dung Quất III

750

Quảng Ngãi

2028

7

NMNĐ Ô Môn III

1.050

Cần Thơ

2030

Sử dụng khí từ mỏ khí Lô B

8

TBKHH Miền Trung I

750

Quảng Nam

2030

Sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh

9

TBKHH Miền Trung II

750

Quảng Nam

2030

10

TBKHH Quảng Trị

340

Quảng Trị

2030

Sử dụng khí từ mỏ khí Báo Vàng

Ghi chú:

- (*) Nhà máy điện hiện có, sẽ chuyển sang sử dụng khí từ mỏ khí Lô B;

- Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.

Bảng 2: Danh mục các dự án nhiệt điện LNG

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

1.624

Đồng Nai

2024-2025

Đang thi công

2

LNG Hiệp Phước giai đoạn I

1.200

TP. HCM

2025

Đang thi công

3

LNG Bạc Liêu

3.200

Bạc Liêu

2027-2029

Đang lập FS

4

NMNĐ Sơn Mỹ II

2.250

Bình Thuận

2027-2029

Đang lập FS

5

NMNĐ BOT Sơn Mỹ I

2.250

Bình Thuận

2027-2029

Đang lập FS

6

LNG Quảng Ninh

1.500

Quảng Ninh

2028-2029

Đang lập FS

7

LNG Hải Lăng giai đoạn 1

1.500

Quảng Trị

2028-2029

Đang lập FS

8

LNG Thái Bình

1.500

Thái Bình

2029

Đang lựa chọn chủ đầu tư

9

LNG Nghi Sơn

1.500

Thanh Hóa

2029-2030

Đang lựa chọn chủ đầu tư

10

LNG Cà Ná

1.500

Ninh Thuận

2029-2030

Đang lựa chọn chủ đầu tư

 

11

LNG Quảng Trạch II

1.500

Quảng Bình

2029-2030

 

 

12

LNG Quỳnh Lập

1.500

Nghệ An

2029-2030

 

 

13

LNG Long An I

1.500

Long An

2029-2030

Đang lập FS

 

 

Các vị trí tiềm năng, dự phòng cho các dự án chậm tiến độ hoặc không thể triển khai

 

 

 

Thái Bình, Nam Định, Nghi Sơn, Quỳnh Lập, Vũng Áng, Chân Mây, Mũi Kê Gà, Hiệp Phước 2, Tân Phước, Bến Tre, Cà Mau,...

 

Ghi chú:

Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.

Bảng 3: Danh mục các dự án nhiệt điện than

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

NMNĐ Vân Phong 1

1.432

Khánh Hòa

2024

Đã vận hành

2

NMNĐ Vũng Áng II

1.330

Hà Tĩnh

2025-2026

 

3

NMNĐ Na Dương II

110

Lạng Sơn

2026

Chuẩn bị thi công

4

NMNĐ Quảng Trạch I

1.403

Quảng Bình

2026

Đang thi công

5

NMNĐ An Khánh - Bắc Giang

650

Bắc Giang

2027

 

6

NMNĐ Long Phú I

1.200

Sóc Trăng

2027

 

Bảng 4: Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Ghi chú

1

NMNĐ Quảng Trị (*)

1.320

Quảng Trị

Bộ Công Thương làm việc với các nhà đầu tư, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 mà không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.

2

NĐ Công Thanh (**)

600

Thanh Hóa

3

NMNĐ Nam Định I

1.200

Nam Định

4

NMNĐ Vĩnh Tân III

1.980

Bình Thuận

5

NMNĐ Sông Hậu II

2.120

Hậu Giang

Ghi chú:

(*) Nhà đầu tư đã xin dừng dự án (Theo Văn bản EGATi 277/2023), UBND tỉnh Quảng trị có Văn bản số 4009/UBND-KT ngày 09/8/2023 đề nghị chuyển đổi Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng trị sang nhà máy điện khí

(**) UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 19346/UBND-CN ngày 21/12/2023 đề nghị chuyển đổi nhiên liệu Dự án Nhà máy nhiệt điện thanh Công Thanh sang sử dụng LNG

Bảng 5: Danh mục các dự án nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

Formosa HT2

650

Hà Tĩnh

2026

 

2

NĐ đồng phát Đức Giang

100

Lào Cai

2027

 

3

NĐ đồng phát Hải Hà 1

300

Quảng Ninh

2026-2030

 

4

NĐ khí dư Hòa Phát II

300

Quảng Ngãi

2026-2026

 

5

Các dự án khác

Ưu tiên, khuyến khích phát triển loại hình này để sản xuất điện nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tổng công suất loại hình này được phát triển không giới hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiềm năng của các cơ sở công nghiệp

Bảng 6: Danh mục các dự án thủy điện vừa và lớn

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

TĐ Long Tạo

44

Điện Biên

 

Đã vận hành

2

TĐ Sông Lô 6

60

Hà Giang

 

Đã vận hành

3

TĐ Pắc Ma

160

Lai Châu

 

Đã vận hành

4

TĐ Suối Sập 2A

49,6

Sơn La

 

Đã vận hành

5

TĐ Đắk Mi 2

147

Quảng Nam

 

Đã vận hành

6

TĐ Sông Tranh 4

48

Quảng Nam

 

Đã vận hành

7

TĐ Thượng Kon Tum

220

Kon Tum

 

Đã vận hành

8

TĐ Sông Lô 7

36

Tuyên Quang

 

Đã vận hành

9

TĐ Nậm Củm 1,4,5

95,8

Lai Châu

 

Đang thi công (Nậm Củm 4 - 56 MW dự kiến vận hành năm 2025; Nậm Củm 5 - 10 MW dự kiến vận hành năm 2024; Nậm Củm 4 1 - 29,8 MW dự kiến vận hành năm 2027

10

TĐ Nậm Củm 2,3,6

79,5

Lai Châu

 

Nậm Củm 3 - 48,5 MW đã vận hành; Nậm Củm 2 - 24 MW vận hành năm 2024; Nậm Củm 6 - 7 MW dự kiến vận hành năm 2027

11

TĐ Sông Hiếu (Bản Mồng)

45

Nghệ An

2024

Đang thực hiện

12

TĐ Phú Tân 2

93

Đồng Nai

2023

Đã vận hành

13

TĐ Yên Sơn

90

Tuyên Quang

2025

Đang thi công

14

TĐ Hồi Xuân

102

Thanh Hóa

2024

Đang thi công

15

TĐ Ialy MR

360

Gia Lai

2024

Đang thi công

16

TĐ Đắk Mi 1

84

Kon Tum

2024

Đang thi công

17

TĐ Hòa Bình MR

480

Hòa Bình

2025

Đang thi công

18

TĐ Trị An MR

200

Đồng Nai

2027

Đang triển khai

19

TĐ Thanh Sơn

40

Đồng Nai

2026

Đang điều chỉnh quy hoạch

20

TĐ Mỹ Lý

120

Nghệ An

2028

Đang điều chỉnh chủ trương đầu tư

21

TĐ Nậm Mô 1

51

Nghệ An

2028

Đang điều chỉnh chủ trương đầu tư

22

TĐ Đức Thành

40

Bình Phước

2026

Đang thi công

23

TĐ La Ngâu (*)

46

Bình Thuận

2026

 

24

TĐ cột nước thấp Phú Thọ (**)

105

Phú Thọ

2026

 

25

TĐ Cẩm Thủy 2

38

Thanh Hóa

2030

Chồng lấn quy hoạch với Hồ thủy lợi Cẩm Hoàng

Ghi chú:

(*) Dự án thủy điện La Ngân được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND tỉnh Bình Thuận có Văn bản số 21/UBND-KT ngày 03/01/2020 đề nghị đưa dự án thủy điện La Ngâu ra khỏi quy hoạch. Bộ Công Thương đã có Văn bản số 1986/BCT-ĐL ngày 20/3/2020 đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xử lý dứt điểm các nội dung nêu tại Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 25/5/2018 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(**) UBND tỉnh Phú Thọ đã có Văn bản số 4424/UBND-CNXD ngày 08/11/2023 đề nghị đưa ra khỏi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Bảng 7: Danh mục các dự án thủy điện tích năng

TT

Dự án

Công suất (MW)

Tỉnh/ Thành phố

Năm vận hành

Ghi chú

1

TĐTN Bác Ái

1.200

Ninh Thuận

2028-2029

 

2

TĐTN Phước Hòa

1.200

Ninh Thuận

2029-2030

 

3

Các dự án khác

Một số địa phương đề xuất thêm các dự án thuỷ điện tích năng: Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị, Kon Tum, Khánh Hòa, Đắk Nông,... Tuy nhiên, số lượng các dự án, công suất, vị trí, sự cần thiết phải được tiếp tục đánh giá dựa trên nhu cầu hệ thống để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 8: Danh mục các dự án pin lưu trữ

TT

Dự án

Công suất (MW)

Năm vận hành

Ghi chú

1

Dự án pin lưu trữ 50 MW

50

2023-2030

Theo Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31/08/2023

2

Dự án pin lưu trữ 7 MW tích hợp vào trang trại ĐMT 50 MW

7

2023-2030

3

Dự án pin lưu trữ 105 MW tích hợp vào trang trại ĐMT 400 MW

105

2023-2030

 

4

Các dự án pin lưu trữ khác

138

2023-2030

 

Bảng 9: Danh mục các dự án điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ)

TT

Dự án

Công suất (MW)

Năm vận hành

Ghi chú

 

Tỉnh Điện Biên

300

 

 

1

Nhà máy điện gió BCG Điện Biên 1

175

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Envision Nậm Pồ

125

2026-2030

 

 

Tỉnh Bắc Kạn

400

 

 

1

Nhà máy điện gió Chợ Mới 2

130

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Ngân Sơn

150

2026-2030

 

3

Nhà máy điện gió Thiên Long Chợ Mới

120

2026-2030

 

 

Tỉnh Yên Bái

200

 

 

1

Nhà máy điện gió Nậm Búng

200

2026-2030

 

 

Tỉnh Bắc Giang

500

 

 

1

Nhà máy điện gió Bắc Giang 1

55

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Bắc Giang 2

55

2026-2030

 

3

Nhà máy điện gió Cẩm Lý

55

2026-2030

 

4

Nhà máy điện gió Gió Tân Sơn

50

2026-2030

 

5

Nhà máy điện gió Lục Ngạn

30

2026-2030

 

6

Nhà máy điện gió SD Sơn Động

105

2026-2030

 

7

Nhà máy điện gió Yên Dũng

150

2026-2030

 

 

Tỉnh Lạng Sơn

1.444

 

 

1

Nhà máy điện gió Ái Quốc

100

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Bình Gia

80

2026-2030

 

3

Nhà máy điện gió Cao Lộc

55

2026-2030

 

4

Nhà máy điện gió Cao Lộc 3

69

2026-2030

 

5

Nhà máy điện gió Chi Lăng

100

2026-2030

 

6

Nhà máy điện gió Cao Lộc 1

50

2026-2030

 

7

Nhà máy điện gió Cao Lộc 1.1

50

2026-2030

 

8

Nhà máy điện gió Đình Lập

100

2026-2030

 

9

Nhà máy điện gió Đình Lập 1

50

2026-2030

 

10

Nhà máy điện gió Đình Lập 1.1

50

2026-2030

 

11

Nhà máy điện gió Đình Lập 4

90

2026-2030

 

12

Nhà máy điện gió Đình Lập 5

100

2026-2030

 

13

Nhà máy điện gió Văn Quan 1

50

2026-2030

 

14

Nhà máy điện gió Hữu Kiên

90

2026-2030

 

15

Nhà máy điện gió Lộc Bình

60

2026-2030

 

16

Nhà máy điện gió Lộc Bình - Pharbaco

50

2026-2030

 

17

Nhà máy điện gió Lộc Bình 1

50

2026-2030

 

18

Nhà máy điện gió Lộc Bình 3

60

2026-2030

 

19

Nhà máy điện gió Mẫu Sơn

30

2026-2030

 

20

Nhà máy điện gió Thăng Long 3

50

2026-2030

 

21

Nhà máy điện gió Văn Lãng 1

80

2026-2030

 

22

Nhà máy điện gió Văn Quan

30

2026-2030

 

 

Tỉnh Thái Bình

70

 

 

1

Nhà máy điện gió Tiền Hải - Thái Bình

70

2026-2030

 

 

Tỉnh Thanh Hóa

300

 

 

1

Nhà máy điện gió Bắc Phương - Nghi Sơn

100

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Mường Lát

200

2026-2030

 

 

Tỉnh Nghệ An

70

 

 

1

Nhà máy điện gió Nam Đàn

70

2026-2030

 

 

Tỉnh Hà Tĩnh

350

 

 

1

Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh

120

2023-2025

 

2

Nhà máy điện gió Cẩm Xuyên 1

70

2024-2025

 

3

Nhà máy điện gió Kỳ Khang - giai đoạn 1

60

2026-2030

 

4

Nhà máy điện gió Cẩm Xuyên 2

100

2026-2030

 

 

Tỉnh Đắk Lắk

870

 

 

1

Nhà máy điện gió Cư Né 1

50

2023-2025

Đã triển khai được 18 tuabin gió, dự kiến vận hành năm 2024

2

Nhà máy điện gió Cư Né 2

50

2023-2025

Dự kiến vận hành 2025

3

Nhà máy điện gió Krông Búk 1

50

2023-2025

Đã triển khai được 18 tuabin gió, dự kiến vận hành năm 2024

4

Nhà máy điện gió Krông Búk 2

50

2023-2025

Đã triển khai được 18 tuabin gió, dự kiến vận hành năm 2024

5

Nhà máy điện gió Buôn Hồ 1

20

2023-2025

 

6

Nhà máy điện gió Buôn Hồ 2

20

2023-2025

 

7

Nhà máy điện gió Buôn Hồ 3

15

2023-2025

 

8

Nhà máy điện gió Cư M’Gar 2

10

2023-2025

 

9

Nhà máy điện gió Ea H’Leo 3 (Cư M’Gar)

10

2023-2025

 

10

Nhà máy điện gió Ea H’Leo 4 (Cư M’Gar- Buôn Hồ)

10

2023-2025

 

11

Nhà máy điện gió Easin1

100

2026-2030

 

12

Nhà máy điện gió Krongbuk 3

100

2026-2030

 

13

Nhà máy điện gió Thuận Phong Đắk Lắk

100

2026-2030

 

14

Nhà máy điện gió Tân Lập - Ea Hồ

50

2026-2030

 

15

Nhà máy điện gió Cư Pơng 1,2

80

2026-2030

 

16

Nhà máy điện gió Krông Năng 1.1; 1.2

80

2026-2030

 

17

Nhà máy điện gió NT 1; NT 2

75

2026-2030

 

 

Tỉnh Lâm Đồng

118,9

 

 

1

Nhà máy điện gió Cầu Đất

68,9

2023-2025

Đã thi công xong

2

Nhà máy điện gió Đức Trọng

50

2026-2030

 

 

Tỉnh Ninh Thuận

553,7

 

 

1

Nhà máy điện gió Phước Hữu

50

2023-2025

 

2

Nhà máy phong điện Việt Nam Power số 1

30

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió Công Hải 1- giai đoạn 2

25

2023-2025

 

4

Nhà máy điện gió Công Hải 1- giai đoạn 1

3

2023-2025

 

5

Nhà máy điện dùng năng lượng tái tạo Phước Nam - Enfinity - Ninh Thuận

65

2023-2025

 

6

Nhà máy điện gió Đầm Nại 3

39,4

2023-2025

 

7

Nhà máy điện gió Đầm Nại 4

27,6

2023-2025

 

8

Nhà máy điện gió BIM mở rộng giai đoạn 2

50

2023-2025

 

9

Nhà máy điện gió 7A giai đoạn 2

21

2023-2025

 

10

Nhà máy điện gió Phước Dân

45

2023-2025

 

11

Nhà máy điện gió hồ Bầu Ngứ

25,2

2023-2025

 

12

Nhà máy điện gió Tri Hải

79,5

2023-2025

 

13

Một phần Công suất Nhà máy điện gió Hanbaram

93

2026-2030

 

 

Tỉnh Phú Yên

298

 

 

1

Trang trại phong điện HBRE An Thọ giai đoạn 1

200

2023-2025

 

2

Nhà máy điện gió xanh Sông Cầu giai đoạn 1

50

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió Xanh Nam Việt

48

2023-2025

 

 

Tỉnh Bình Định

30

 

 

1

Nhà máy điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2

30

2023-2025

Đã vận hành

 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

150

 

 

1

Nhà máy điện gió gần bờ Xuyên Mộc giai đoạn 2

47

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Công Lý Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1

103

2026-2030

 

 

Tỉnh Bến Tre

713,5

 

 

1

Nhà máy điện gió VPL

4,2

2023-2025

 

2

Nhà máy điện gió Bình Đại

25,8

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió Bình Đại số 2

49

2023-2025

 

4

Nhà máy điện gió Bình Đại số 3

49

2023-2025

 

5

Nhà máy điện gió Thanh Phong

29,7

2023-2025

 

6

Nhà máy điện gió Sunpro

30

2023-2025

Đã hoàn thành 07 trụ/29,4 MW

7

Nhà máy điện gió số 5 Bến Tre giai đoạn 2 (NMĐG Thạnh Hải 2,3,4)

85,8

2023-2025

Đã hoàn thành 21 trụ/90 MW, hòa lưới 4,25 MW, dự kiến phát điện 85,75 MW năm 2024

8

Nhà máy điện gió VPL (Giai đoạn 2)

30

2023-2025

Tiến độ vận hành 2025

9

Nhà máy điện gió Nexif Energy Bến Tre

30

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

10

Nhà máy điện gió Nexif Bến Tre giai đoạn 2, 3

50

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

11

Nhà máy điện gió Thiên Phú 2

30

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

12

Nhà máy điện gió Thiên Phú

30

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

13

Nhà máy điện gió Thạnh Phú

120

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

14

Nhà máy điện gió Bảo Thạnh

50

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

15

Nhà máy điện gió số 19

50

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

16

Nhà máy điện gió số 20

50

2023-2025

Đã cấp chủ trương đầu tư

 

Tỉnh Bạc Liêu

741

 

 

1

Nhà máy điện gió Nhật Bản - Bạc Liêu

50

2023-2025

 

2

Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn III

141

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió Hòa Bình 3

50

2026-2030

 

4

Nhà máy điện gió Hòa Bình 2-1

50

2026-2030

 

5

Nhà máy điện gió Hòa Bình 4

50

2026-2030

 

6

Nhà máy điện gió Hòa Bình 6

40

2026-2030

 

7

Nhà máy điện gió Hòa Bình 8

50

2026-2030

 

8

Nhà máy điện gió Hòa Bình 5.1

80

2026-2030

 

9

Nhà máy điện gió Đông Hải 1 - giai đoạn 3

50

2026-2030

 

10

Nhà máy điện gió Đông Hải 13

100

2026-2030

 

11

Nhà máy điện gió Đông Hải 3 - giai đoạn 1

50

2026-2030

 

12

Nhà máy điện gió Đông Hải 6

30

2026-2030

 

 

Tỉnh Tiền Giang

200

 

 

1

Nhà máy điện gió Tân Thành

100

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1

100

2026-2030

 

 

Tỉnh Trà Vinh

872,5

 

 

1

Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh

64,5

2023-2025

Đã vận hành thương mại

2

Nhà máy điện gió Duyên Hải

48

2023-2025

Đang chọn tổng thầu EPC

3

Nhà máy điện gió Đông Thành 1

80

2023-2025

Đang thi công

4

Nhà máy điện gió Đông Thành 2

120

2023-2025

Đang thi công

5

Nhà máy điện gió Thăng Long

96

2023-2025

Đã cấp Chủ trương đầu tư

4

Nhà máy điện gió Đông Hải 3 (vị trí V3-3)

48

2026-2030

 

8

Nhà máy điện gió V1-2 mở rộng

48

2026-2030

 

9

Nhà máy điện gió V1-3 giai đoạn 2

48

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió V1-5 và V1-6 giai đoạn 2

80

2023-2025

 

3

Nhà máy điện gió Duyên Hải 2

96

2026-2030

 

6

Nhà máy điện gió số 3 (vị trí V3-8)

48

2026-2030

 

7

Nhà máy điện gió V1-1 Trà Vinh giai đoạn 2

48

2023-2025

 

5

Nhà máy điện gió Long Vĩnh

48

2026-2030

 

 

Tỉnh Sóc Trăng

733,2

 

 

1

Nhà máy điện gió Hòa Đông 2

45,6

 

Đã vận hành

2

Nhà máy điện gió Lạc Hòa 2

123,6

 

Đã vận hành

3

Nhà máy điện gió Lạc Hòa - giai đoạn 1

5

 

Đã vận hành

4

Nhà máy điện gió Lạc Hoà 2

6,4

2024

 

5

Nhà máy điện gió Lạc Hòa

30

2024

Đã hoàn thành xây dựng

6

Nhà máy điện gió Hòa Đông

30

2024

Đã hoàn thành xây dựng

7

Nhà máy điện gió Công Lý giai đoạn 1

30

2024

Đã hoàn thành xây dựng

8

Nhà máy điện gió số 3

29,4

2024

Đã hoàn thành xây dựng

9

Nhà máy điện gió số 2

30

2025

Đang thi công

10

Nhà máy điện gió số 18

22,4

2025

 

11

Nhà máy điện gió số 7 giai đoạn 2

90

2025

 

12

Nhà máy điện gió số 11

100,8

2026-2030

 

13

Nhà máy điện gió Trần Đề

50

2026-2030

 

14

Nhà máy điện gió Sông Hậu

50

2026-2030

 

15

Nhà máy điện gió Sóc Trăng 16

40

2026-2030

 

16

Nhà máy điện gió BCG Sóc Trăng 1

50

2026-2030

 

 

Tỉnh An Giang

50

 

 

1

Nhà máy điện gió JR An Giang

50

2026-2030

 

 

Tỉnh Cà Mau

900

 

 

1

Nhà máy điện gió Tân Ân 45 MW

75

2023-2025

Đã vận hành 45 MW, đang thi công tiếp 30 MW

2

Nhà máy điện gió Viên An

50

2023-2025

Đã vận hành 25 MW, đang thi công tiếp 25 MW

3

Nhà máy điện gió Cà Mau 1A

88

2023-2025

Đang thi công

4

Nhà máy điện gió Cà Mau 1B

88

2023-2025

Đang thi công

5

Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1

100

2023-2025

 

6

Nhà máy điện gió Tân Thuận giai đoạn 3

25

2023-2025

 

7

Nhà máy điện gió An Đông 1

50

2023-2025

 

8

Nhà máy điện gió Khánh Bình Tây

50

2023-2025

 

9

Nhà máy điện gió Khai Long Giai đoạn 2

100

2023-2025

 

10

Nhà máy điện gió Cà Mau 1C

88

2026-2030

Đang thẩm định TKKT

11

Nhà máy điện gió Cà Mau 1D

86

2026-2030

Đang thẩm định TKKT

12

Nhà máy điện gió Khai Long Giai đoạn 3

100

2026-2030

 

 

Tỉnh Hậu Giang

100

 

 

1

Nhà máy điện gió Long Mỹ 1

100

2023-2025

 

 

Tỉnh Kiên Giang

137

 

 

1

Nhà máy điện gió Hòn Đất 1

77

2026-2030

 

2

Nhà máy điện gió Kiên Lương 1

60

2026-2030

 

Bảng 10: Danh mục các dự án thủy điện nhỏ

TT

Dự án

Công suất (MW)

Năm vận hành

Ghi chú

 

Tỉnh Bắc Kạn

47,3

 

 

1

Nhà máy thủy điện Khuổi Thốc

3

2025

 

2

Nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2

4,2

2025

 

3

Nhà máy thủy điện Thác Giềng 2

4

2026-2030

 

4

Nhà máy thủy điện Khuổi Nộc

6,6

2026-2030

 

5

Nhà máy thủy điện Kim Lư

9

2026-2030

 

6

Nhà máy thủy điện Nậm Cắt 2

5

2026-2030

 

7

Nhà máy thủy điện Mỹ Thanh

5

2026-2030

 

8

Nhà máy thủy điện Công Bằng

4

2026-2030

 

9

Nhà máy thủy điện Pác Nặm

6,5

2026-2030

 

 

Tỉnh Bình Định

49,9

 

 

1

Nhà máy thủy điện Đồng Mít

7

2023

Đã vận hành

2

Nhà máy thủy điện Nước Lương

22

2024

 

3

Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 4

18

2025

 

4

Hạ lưu Đập dâng Phú Phong

2,9

2025

 

 

Tỉnh Bình Phước

36,1

 

 

1

Nhà máy thủy điện Đắk Kar

12

2023

 

2

Nhà máy thủy điện Long Hà

20,1

2026-2030

 

3

Nhà máy thủy điện Đam’Lo

4

2026-2030

 

 

Tỉnh Cao Bằng

121

 

 

1

Nhà máy thủy điện Pắc Khuổi

7

2024

 

2

Nhà máy thủy điện Khuổi Luông

4,4

2024

 

3

Nhà máy thủy điện Hồng Nam

24

2025

 

4

Nhà máy thủy điện Bảo Lạc A

30

2026-2030

 

5

Nhà máy thủy điện Thượng Hà

13

2026-2030

 

6

Nhà máy thủy điện Bản Ngà

24

2026-2030

 

7

Nhà máy thủy điện Bản Riển

18,6

2026-2030

 

 

Tỉnh Đắk Lắk

10,6

 

 

1

Nhà máy thủy điện Ea Tíh

8,6

2025

 

2

Nhà máy thủy điện sau đập thủy lợi hồ Krông Búk Hạ

2

2026-2030

 

 

Tỉnh Đắk Nông

8,8

 

 

1

Nhà máy thủy điện Đắk Sor 4

8,8

2023-2030

 

 

Tỉnh Điện Biên

116,5

 

 

1

Nhà máy thủy điện Huổi Chan 1

15

2023

Đã vận hành

2

Nhà máy thủy điện Đề Bâu

6

2023

Đã vận hành

3

Nhà máy thủy điện Mường Mươn

22

2024

 

4

Nhà máy thủy điện Phi Lĩnh

18

2024

 

5

Nhà máy thủy điện Mường Luân 2

10

2024

 

6

Nhà máy thủy điện Mường Tùng

13

2024

 

7

Nhà máy thủy điện Nậm Núa 2

7,5

2025

 

8

Nhà máy thủy điện Chiềng Sơ 2

16

2025

 

9

Nhà máy thủy điện Nậm He Thượng 2

9

2026-2030

 

 

Tỉnh Đồng Nai

44

 

 

1

Nhà máy thủy điện Phú Tân 1

28

2026-2030

 

2

Nhà máy thủy điện Thác Trời

16

2026-2030

 

 

Tỉnh Hà Tĩnh

6,5

 

 

1

Thủy lợi kết hợp thuỷ điện Sông Rác

1,7

2026-2030

 

2

Nhà máy thủy điện Vũ Quang

4,8

2026-2030

 

 

Tỉnh Kon Tum

358,5

 

 

1

Nhà máy thủy điện Bo Ko 2

12,6

2023

Đã vận hành

2

Nhà máy thủy điện Đăk Robaye

10

2024

 

3

Nhà máy thủy điện Nam Vao 2

8,6

2024

 

4

Nhà máy thủy điện Thượng Đăk Psi (Hồ phụ 2,4 MW)

2,4

2024

 

5

Nhà máy thủy điện Đăk Mi 1A

11

2024

 

6

Nhà máy thủy điện Đăk Psi 1

4

2024

 

7

Nhà máy thủy điện Nước Long 1

3,2

2024

 

8

Nhà máy thủy điện Nước Long 2

6,4

2024

 

9

Nhà máy thủy điện Đăk Nghé

7

2024

 

10

Nhà máy thủy điện Bo Ko 1

6

2024

 

11

Nhà máy thủy điện Ngọc Tem

7,5

2024

 

12

Nhà máy thủy điện Thượng Nam Vao

9,8

2025

 

13

Nhà máy thủy điện Đăk Mi 1B

6

2025

 

14

Nhà máy thủy điện Đăk Pô Cô 1

11

2025

 

15

Nhà máy thủy điện Đăk Mek 3

7,5

2025

 

16

Nhà máy thủy điện Đăk Lô 4

10

2025

 

17

Nhà máy thủy điện Đăk Lô 1

12

2025

 

18

Nhà máy thủy điện Đăk Lô 3

22

2025

 

19

Nhà máy thủy điện Plei Kần Hạ

13

2025

 

20

Nhà máy thủy điện Đăk Pru 3

5

2025

 

21

Nhà máy thủy điện Đăk Re Thượng

14

2025

 

22

Nhà máy thủy điện Đăk Roong

5

2025

 

23

Nhà máy thủy điện Đăk Pône (nhà máy hồ B)

1,6

2025

 

24

Nhà máy thủy điện Đăk Krin

7,4

2025

 

25

Nhà máy thủy điện Nam Vao 1

10

2025

 

26

Nhà máy thủy điện Đăk Ruồi 2

14

2026-2030

 

27

Nhà máy thủy điện Đăk Ruồi 3

3

2026-2030

 

28

Nhà máy thủy điện Ngọc Linh 1

4

2026-2030

 

29

Nhà máy thủy điện Ngọc Linh 2

7,8

2026-2030

 

30

Nhà máy thủy điện Ngọc Linh 3

8,2

2026-2030

 

31

Nhà máy thủy điện Đăk Pek

10,2

2026-2030

 

32

Nhà máy thủy điện Thượng Đăk Psi 1

7,2

2026-2030

 

33

Nhà máy thủy điện Tân Lập

5,2

2026-2030

 

34

Nhà máy thủy điện Nước Trê

12,8

2026-2030

 

35

Nhà máy thủy điện Sa Thầy 1

9,5

2026-2030

 

36

Nhà máy thủy điện Sa Thầy 2

11,2

2026-2030

 

37

Nhà máy thủy điện Sa Thầy 3

10,5

2026-2030

 

38

Nhà máy thủy điện Đăk Bla 3

8,6

2026-2030

 

39

Nhà máy thủy điện Đăk Sú 2

7,2

2026-2030

 

40

Nhà máy thủy điện Đăk Toa

5

2026-2030

 

41

Nhà máy thủy điện Đăk Pô Nê 4

6

2026-2030

 

42

Nhà máy thủy điện Đăk Glei

10,6

2026-2030

 

43

Nhà máy thủy điện Đăk Piu 1

4,5

2026-2030

 

 

Tỉnh Lai Châu

1.056,85

 

 

1

Nhà máy thủy điện Pa Hạ

28

2023

Đã vận hành

2

Nhà máy thủy điện Pa Tần 2

20

2023

Đã vận hành

3

Nhà máy thủy điện Nậm Lằn

15

2023

Đã vận hành

4

Nhà máy thủy điện Nậm Lụm 2

18

2023

Đã vận hành

5

Nhà máy thủy điện Nậm Nghẹ 1A

10

2023

Đã vận hành

6

Nhà máy thủy điện Nậm Xe

20

2023

Đã vận hành

7

Nhà máy thủy điện Chu Va 2

12

2023

Đã vận hành

8

Nhà máy thủy điện Chàng Phàng

5

2023

Đã vận hành

9

Nhà máy thủy điện Suối Lĩnh

5,2

2023

Đã vận hành

10

Nhà máy thủy điện Huổi Văn

8

2024