Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2616/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Chương trình số 218/CTr-BGDĐT-BYT ngày 04 tháng 3 năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022 - 2026;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TRƯỜNG HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG GẮN VỚI Y TẾ CƠ SỞ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2616/QĐ-BYT ngày 04 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới;
Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”;
Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;
Chỉ thị số 25/CT-TW ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới;
Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”;
Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình Sức khỏe Việt Nam;
Quyết định 3781/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế về ban hành kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025
Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 5628/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030;
Chương trình số 218/CTr-BGDĐT-BYT ngày 04 tháng 3 năm 2022 phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022 - 2026.
1. Mục tiêu
Mục tiêu 1: Gắn kết y tế trường học với y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe cho trẻ em mầm non, học sinh (sau đây gọi tắt là học sinh).
Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (sau đây gọi là cơ sở giáo dục) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
2. Chỉ tiêu
STT | Chỉ tiêu | Năm 2026 (Tỷ lệ %) |
Mục tiêu 1: Gắn kết y tế trường học với y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe cho học sinh. | ||
1 | Ngành Giáo dục phối hợp ngành Y tế các cấp ở địa phương có cơ chế phối hợp về công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở. | 100% |
2 | Trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã có phân công cán bộ phụ trách công tác y tế trường học. | 100% |
3 | Cơ sở giáo dục và trạm y tế cấp xã trên địa bàn có cơ chế phối hợp về công tác y tế trường học. | 100% |
4 | Cán bộ phụ trách y tế trường học tuyến y tế cơ sở được bồi dưỡng về công tác y tế trường học. | 95% |
5 | Người làm công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục và y tế cơ sở (tuyến huyện, xã) được bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác y tế trường học. | 95% |
6 | Cơ sở giáo dục được bảo đảm điều kiện làm việc tối thiểu cho công tác y tế trường học: phòng y tế, giường, trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu thông thường, thuốc thiết yếu và nguồn kinh phí được trích lại từ bảo hiểm y tế dành cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với học sinh. | 95% |
Mục tiêu 2. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. | ||
1 | Cơ sở giáo dục thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh đầu năm học theo quy định. | 85% |
2 | Cơ sở giáo dục thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh. | 50% |
3 | Cơ sở giáo dục cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định. | 75% |
4 | Nhà vệ sinh cho học sinh: |
|
- Cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh | 100% | |
- Cơ sở giáo dục có đủ nhà nhà vệ sinh theo quy định | 50% | |
- Cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh theo quy định | 80% | |
5 | Cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa. | 100% |
6 | Cơ sở giáo dục (đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học) bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định. | 100% |
7 | Cơ sở giáo dục xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm (đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học): |
|
- Cơ sở giáo dục ở khu vực thành thị | 60% | |
- Cơ sở giáo dục ở khu vực nông thôn | 40% | |
8 | Cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn, phòng chống thương tích trong trường học. | 100% |
9 | Học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi. | 50% |
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.
- Sửa đổi, bổ sung: Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu tại trường học để bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; sửa đổi chức năng nhiệm vụ của Trung tâm y tế tuyến huyện, Trạm Y tế cấp xã cho phù hợp;
- Xây dựng tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học phù hợp diễn biến tình hình dịch.
- Chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng, mắt học đường cho các học sinh tại các trường.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động về y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục, cơ sở y tế có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo trong khối ngành sức khỏe, đào tạo nhân lực y tế xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho người làm công tác y tế trường học ngành y tế và giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật hiện hành về giáo dục.
2. Công tác xây dựng các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tài liệu đào tạo tập huấn về công tác YTTH
- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học;
- Xây dựng tài liệu phòng, chống dịch, phòng chống bệnh tật học đường, phòng chống bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng - an toàn thực phẩm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, phòng, chống lây truyền HIV/AIDS cho học sinh trong trường học;
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trong trường học do cơ quan có thẩm quyền ban hành phù hợp diễn biến tình hình dịch, đảm bảo tổ chức dạy, học trực tiếp an toàn;
- Chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện tài liệu hướng dẫn đào tạo chuyên môn về y tế trường học cho cán bộ ngành Y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và cơ sở giáo dục.
Tập huấn nâng cao kiến thức hàng năm cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và cơ sở giáo dục về công tác y tế trường học, sơ cứu, cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe răng miệng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch, bệnh và bệnh, tật học đường, phòng chống bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, phòng chống HIV/AIDS, bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
4. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh, gồm:
- Rà soát, cập nhật, ban hành tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường, phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, tài liệu truyền thông trong dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in), mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus...), tin nhắn điện thoại, các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip, truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cổng thông tin điện tử Chính phủ.
5. Công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ các địa phương
Chỉ đạo ngành y tế các địa phương phối hợp với ngành giáo dục bố trí cán bộ đầu mối làm công tác y tế trường học tại các trạm y tế cấp xã cũng như các cơ sở giáo dục để triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động về y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, công tác phòng, chống dịch, phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh tại địa phương, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, công tác phòng chống dịch, bệnh tại các cơ sở giáo dục.
Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước (WHO, UNICEF, ...) trong việc thực hiện các nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, chia sẻ thông tin về các mô hình và các kinh nghiệm trong triển khai công tác y tế trường học để thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe học sinh.
Thống kê tình hình triển khai công tác y tế trường học, quản lý sức khỏe học sinh hằng năm; tổng hợp báo cáo hằng năm hoặc đột xuất công tác y tế trường học của các địa phương; thực hiện việc đánh giá, sơ kết, tổng kết hằng năm về công tác y tế trường học.
1. Cục Quản lý Môi trường y tế
- Xây dựng, trình ban hành văn bản thay thế, bổ sung Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu tại trường học;
- Rà soát, đánh giá việc triển khai Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 về công tác y tế trường học;
- Tham mưu chỉ đạo ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục để triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động về y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục;
- Tham mưu chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, sơ kết, tổng kết hàng năm hoặc theo từng giai đoạn các chương trình, đề án liên quan về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh do ngành y tế được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp xây dựng các nội dung chuyên môn về y tế để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ công tác y tế trường học;
- Phối hợp Cục Y tế dự phòng, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn đào tạo về sơ cấp cứu, phòng, chống dịch, phòng, chống bệnh tật học đường, dinh dưỡng- an toàn thực phẩm- khẩu phần ăn, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, ... cho cán bộ y tế trường học tuyến xã; nhân viên y tế trường học chuyên trách và không chuyên trách trong cơ sở giáo dục;
- Phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động nha học đường, mắt học đường.
Lồng ghép các hoạt động trong Chương trình sức khỏe Việt Nam; Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm:
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh, các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; xây dựng và trình ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường cho học sinh từ tiểu học đến phổ thông.
- Đầu mối phối hợp với các vụ, cục, đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, bữa ăn học đường và tăng cường hoạt động thể lực trong trường học.
3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động nha học đường, mắt học đường; Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 phê duyệt tại Quyết định số 5628/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế; hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học;
- Chủ trì và phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm trong trường học.
5. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc giao nhiệm vụ cho các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Y, Dược, Y tế dự phòng, Y tế công cộng, Trường Cao đẳng Y, Dược xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, thẩm định chương trình và tài liệu, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trường học của ngành y tế và ngành giáo dục;
- Phối hợp Cục Quản lý Môi trường y tế xây dựng các chương trình đào tạo, giảng dạy, tài liệu dành cho nhân viên y tế trường học về công tác y tế trường học;
- Chỉ đạo, định hướng các nghiên cứu khoa học công nghệ về giải pháp nâng cao sức khỏe, quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Đầu mối phối hợp với các vụ, cục liên quan của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động có liên quan tại trường học và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện.
- Chủ trì xây dựng các hướng dẫn về phòng, chống HIV/AIDS trong trường học và tổ chức phổ biến.
Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế và các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin về công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh cho các cơ quan báo chí;
- Chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng trẻ em mầm non;
- Đầu mối xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc dinh dưỡng trẻ em mầm non.
- Chịu trách nhiệm rà soát, sửa đổi bổ sung Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã phường, thị trấn;
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế- xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn. Tổ chức hoạt động của Trạm y tế xã gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng và thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, kết hợp quân y và dân y; gắn hoạt động của y tế trường học với trạm y tế xã.
- Đầu mối kêu gọi, vận động, điều phối các nguồn lực quốc tế nhằm hỗ trợ về, tài chính, chuyên gia, đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật, triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh, hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm nâng cao sức khỏe trong trường học.
- Theo dõi đánh giá các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Phối hợp Cục Quản lý môi trường y tế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh và thực hiện đề xuất với lãnh đạo Bộ Y tế.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động và lộ trình thực hiện Chương trình, nhiệm vụ ưu tiên hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chuyên môn, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế thực hiện Chương trình theo quy định.
13. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
- Phối hợp các đơn vị liên quan cung cấp nội dung thông điệp truyền thông, phát triển tài liệu truyền thông, hệ thống truyền thông ngành y tế;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cao năng lực về truyền thông cho cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến Trung ương và hỗ trợ các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trong việc nâng cao năng lực truyền thông về chăm sóc sức khỏe học sinh.
14. Các Viện trực thuộc Bộ Y tế
a) Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu tại phòng y tế các trường học và đề xuất các nội dung cụ thể để sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc và trang thiết bị y tế thiết yếu cho phòng y tế tại các trường học;
- Đánh giá thực trạng việc triển khai Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 về công tác y tế trường học, đề xuất các nội dung cụ thể để sửa đổi Thông tư;
- Chủ trì phối hợp: Rà soát, xây dựng bổ sung hoàn thiện tài liệu hướng dẫn đào tạo chuyên môn về y tế trường học (bao gồm cả các tài liệu sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh...) cho cán bộ ngành Y tế và ngành Giáo dục tuyến tỉnh, huyện, xã và cơ sở giáo dục, công tác phối hợp điều phối giữa Trạm y tế cấp xã và cơ sở giáo dục trong chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Tập huấn nâng cao cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh ngành Y tế và Giáo dục các tỉnh miền Bắc về công tác y tế trường học; sơ cứu, cấp cứu; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch, ...;
- Xây dựng tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường; phòng chống tai nạn thương tích trong trường học; phòng, chống dịch trong trường học; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm,...;
- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật công tác y tế trường học, công tác phòng, chống dịch trong trường học các tỉnh khu vực miền Bắc; hỗ trợ các tỉnh xây dựng các mô hình điểm nâng cao sức khỏe trong trường học.
b) Các Viện: Pasteur Nha Trang, Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh, Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
- Tập huấn nâng cao cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh ngành Y tế và Giáo dục các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn phụ trách về công tác y tế trường học; sơ cứu, cấp cứu; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch,...;
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật công tác y tế trường học, công tác phòng, chống dịch trong trường học các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn phụ trách; hỗ trợ các tỉnh xây dựng các mô hình điểm nâng cao sức khỏe trong trường học.
- Phối hợp Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đánh giá thực trạng trang thiết bị và thuốc thiết yếu tại trường học, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu tại các tỉnh, thành phố;
- Phối hợp Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đánh giá tình hình chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung Quy định về công tác y tế trường học tại các tỉnh miền Trung được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
c) Viện Dinh dưỡng Quốc gia
- Tham gia xây dựng, đề xuất tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường;
- Xây dựng tài liệu và tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng trong trường học và cộng đồng;
- Hướng dẫn, phổ biến các tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động về dinh dưỡng tại trường học.
d) Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và Viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh.
- Tham gia triển khai các hoạt động nha học đường và khám chữa bệnh/tư vấn về các bệnh răng miệng cho học sinh.
- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về giáo dục sức khỏe răng miệng học sinh.
- Tham gia tập huấn cho cán bộ y tế trường học, cán bộ y tế địa phương về các hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng học đường.
d) Bệnh viện Mắt Trung ương
- Tham gia triển khai các hoạt động phòng chống tật khúc xạ học đường và khám chữa bệnh/tư vấn về các bệnh về mắt cho học sinh.
- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về giáo dục phòng, chống tật khúc xạ.
- Tham gia tập huấn cho cán bộ y tế trường học, cán bộ y tế địa phương về các hoạt động chăm sóc mắt học đường.
15. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học các cấp; ban hành kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện hoạt động y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng quy chế và kế hoạch phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế về thực hiện công tác y tế tại các trường học gắn với y tế cơ sở, bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục đều có một đầu mối cơ sở y tế theo dõi, hỗ trợ việc triển khai công tác y tế trường học;
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục triển khai các hoạt động về y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh;
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, việc thực hiện công tác y tế trường học, công tác phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
16. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Tham mưu về chuyên môn cho Sở Y tế để xây dựng Kế hoạch công tác y tế trường học; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các điều kiện vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường, việc thực hiện công tác y tế trường học, công tác phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn theo quy định;
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác y tế trường học cho tuyến huyện, tuyến xã và định kỳ, đột xuất báo cáo cho Sở Y tế theo quy định;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến huyện, xã; cơ sở giáo dục về công tác sơ cứu, cấp cứu; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; phòng, chống bệnh truyền nhiễm... trong các trường học;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông phòng, chống bệnh, tật học đường; phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; phòng, chống dịch, bệnh trong trường học; dinh dưỡng an toàn thực phẩm;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác y tế trường học, công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, dịch bệnh mới nổi nói riêng, ... trong các trường học trên địa bàn và của các Trung tâm y tế cấp huyện, Trạm y tế cấp xã.
1. Các đơn vị chủ trì các hoạt động có trách nhiệm thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch/nội dung hoạt động, dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm để có cơ sở bố trí kinh phí.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách từng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Căn cứ nội dung kế hoạch được phê duyệt, hàng năm các đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí từng hoạt động gửi Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi các Bộ/ ngành có liên quan đề xuất kinh phí theo quy định hiện hành.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026)
TT | Nội dung chính | Thời gian | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I | Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) | |||
1 | Đánh giá thực trạng trang thiết bị và thuốc thiết yếu tại trường học, nhu cầu sử dụng TTB, Thuốc thiết yếu. Đề xuất chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế để phù hợp với tình hình hiện nay và của các trường học | 2022-2024 | Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường | Cục QLMTYT; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT Các Viện: Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Y tế công cộng TP.HCM; Pasteur Nha Trang |
2 | Xây dựng, trình ban hành văn bản thay thế, bổ sung Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế | 2025 | Cục Quản lý Môi trường y tế | Viện SKNN&MT; Vụ Pháp chế; Cục Quản lý KCB; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Các Vụ/Cục liên quan thuộc Bộ Y tế. |
3 | Xây dựng và trình ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường cho học sinh từ tiểu học đến phổ thông | 2024-2025 | Cục Y tế dự phòng | Viện Dinh dưỡng; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Vụ Pháp chế và các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
4 | Rà soát, sửa đổi bổ sung Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã phường, thị trấn; Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế- xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn. Tổ chức hoạt động của Trạm y tế xã gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng và thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, kết hợp quân y và dân y; gắn hoạt động của y tế trường học với trạm y tế xã. | 2023-2025 | Vụ Tổ chức cán bộ | Các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế |
5 | Tập huấn củng cố cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh thuộc ngành y tế về các nội dung thực hiện công tác y tế trường học | Hàng năm | Các Viện: Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Y tế công cộng TP.HCM; Pasteur Nha Trang | Cục Quản lý môi trường y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT. |
6 | Tập huấn củng cố cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến huyện, xã và cơ sở giáo dục về các nội dung thực hiện công tác y tế trường học | Hàng năm | CDC tỉnh, thành phố | Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, quận, thị xã, thành phố |
7 | Xây dựng tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường, phòng, chống dịch trong trường học, phòng chống tai nạn thương tích,... | 2023-2025 | Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường | Cục Quản lý môi trường y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Viện Dinh dưỡng Quốc gia. |
8 | Xây dựng hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực trong trường học | 2022-2024 | Cục Y tế dự phòng | Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Viện Dinh dưỡng và các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo |
9 | Triển khai các hoạt động chăm sóc răng miệng trong trường học, nha học đường, mắt học đường; xây dựng hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho học sinh | Hàng năm | Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh | Cục Quản lý môi trường y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh. |
10 | Triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động có liên quan tại trường học và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Xây dựng các hướng dẫn về phòng, chống HIV/AIDS trong trường học và tổ chức phổ biến | Hàng năm | Cục Phòng, chống HIV/AIDS | Các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo |
II | Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ) | |||
1 | Rà soát, đánh giá việc triển khai Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT. | 2024-2025 | Cục Quản lý Môi trường y tế | Viện SKNN&MT; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Các Vụ/Cục liên quan thuộc Bộ Y tế. |
2 | Chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn về y tế trường học cho cán bộ ngành Y tế và ngành Giáo dục tuyến tỉnh, huyện. | 2024-2025 | Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường | Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Y tế dự phòng, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương |
3 | Phối hợp xây dựng tài liệu hướng dẫn đào tạo về sơ cấp cứu, phòng, chống dịch, phòng chống bệnh tật học đường, dinh dưỡng- an toàn thực phẩm - khẩu phần ăn, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, ... cho cán bộ y tế trường học tuyến xã; nhân viên y tế trường học chuyên trách và không chuyên trách trong cơ sở giáo dục | 2024-2025 | Cục Quản lý Môi trường y tế | Các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế, Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT; Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương |
4 | Kiểm tra giám sát hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật công tác y tế trường học | Hàng năm | Cục Quản lý Môi trường y tế | Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các Viện: Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Y tế công cộng TP.HCM; Pasteur Nha Trang; Sở Y tế, CDC các tỉnh. |
III | Đánh giá, tổng kết, đề xuất phương hướng hoạt động giai đoạn tiếp theo | 2026 | Cục Quản lý Môi trường y tế | Các đơn vị liên quan |
- 1Quyết định 4659/QĐ-BGDĐT năm 2021 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1660/QĐ-TTg về Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 1648/BYT-MT năm 2024 cung cấp sữa thực hiện Chương trình sức khỏe học đường do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1716/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Tài liệu hướng dẫn truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 2616/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/09/2024
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Liên Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra