Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2613/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 12 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011-2015”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 14/9/2011 của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện 8 chương trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1579./TTr-SCT ngày 7/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

Điều 2. Quyết định này thay thế Báo cáo Kế hoạch số 02/BC-BCPTDV ngày 06/01/2011 của Ban Chỉ đạo Phát triển Dịch vụ tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao – Du lịch, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản l‎‎ý các Khu công nghiệp, Cục Thống kê, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày k‎ý ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và PCT UBND tỉnh;
- Chánh, Phó chánh UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thị Mỹ Thanh

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 7012/CTr- UBND

Biên Hòa, ngày 12 tháng 10 năm 2011

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Phần I.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

A. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. Tình hình chung

1. Thuận lợi

- Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng đối với kinh tế Việt Nam. Các cam kết, hiệp định song phương, đa phương, khu vực đang dần phát huy tác dụng, mở ra nhiều chiều hướng tích cực đối với Việt Nam trong việc tiếp cận và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

- Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương trong tỉnh; Công tác nắm tình hình cơ sở và đối thoại doanh nghiệp được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp; Việc cải cách hành chính đang từng bước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại được đẩy mạnh đầu tư theo quy hoạch; Việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng nhiều, nhất là công nghệ thông tin làm cho chất lượng các ngành dịch vụ được nâng cao; Với lợi thế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được tăng cường góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ đạt hiệu quả cao hơn.

2. Khó khăn

- Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, 2009 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Thiên tai, dịch bệnh, giá cả nhiều mặt hàng như xăng dầu, phân bón, sắt thép, lương thực thực phẩm, nhất là giá vàng, ngoại tệ thường xuyên biến động, tăng cao; tình hình thiếu điện, lãi suất cho vay ở mức cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

3. Đánh giá chung

Ngành dịch vụ tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng bình quân GDP thương mại dịch vụ Đồng Nai là 15,14%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (13,2%/năm). Tổng giá trị sản phẩm năm 2010 ước đạt 8.834 tỷ đồng (theo giá so sánh), gấp 1,8 lần giá trị năm 2006. Các ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân chung bao gồm thương mại, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, y tế, văn hóa thể thao. Giai đoạn 2006-2009, thu hút đầu tư ngành dịch vụ chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên do nhiều dự án mới được cấp phép, đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục, chưa đưa vào hoạt động nên chưa tạo ra giá trị gia tăng cao trong giai đoạn này.

Cơ cấu GDP ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Đồng Nai đang chuyển dịch tích cực, đúng định hướng theo chiều hướng tăng từ 28,03% năm 2005 lên 34,1% năm 2010. Các ngành dịch vụ chất lượng cao như y tế, tài chính, phân phối… đang từng bước được định hình. Các loại hình dịch vụ trong từng lĩnh vực có bước phát triển nhanh, đa dạng, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh, hỗ trợ các ngành sản xuất khác phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đang góp phần nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ. Nhiều công trình giao thông đã và đang đầu tư trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh.

II. Kết quả phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu

1. Thương mại

a) Thương mại nội địa

Tốc độ tăng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2006- 2010 đạt 26,95%/năm, trong đó thương mại hàng hóa chiếm ưu thế. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển mạnh theo quy hoạch phát triển chợ, Trung tâm Thương mại, Siêu thị trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

- Đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng 40 chợ với kinh phí trên 500 tỷ đồng. Xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động siêu thị Nguyễn Văn Cừ, Coop-Mart Biên Hòa, Vinatex Biên Hòa I, Vinatex Biên Hòa II... góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng văn minh hiện đại.

- Triển khai thực hiện Quyết định 75/2008/QĐ-UBND ngày 5/11/2008 của UBND tỉnh ban hành quy định về đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh: Sở Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 75/2008/QĐ-UBND ngày 5/11/2008 của UBND tỉnh đến các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa. Đến nay, huyện Trảng Bom đã thực hiện việc chỉ định thầu 05 chợ. Trong đó, đã hoàn tất hồ sơ chỉ định thầu chợ Đông Hòa. Đối với chợ Trà Cổ, chợ Lộc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom đã ra quyết định chỉ định thầu cho HTX Tân Trà và HTX TMDV Hoà Phát quản lý. Riêng Chợ An Chu đã có quyết định chỉ định thầu cho HTX Dịch vụ Tổng hợp Bắc Sơn quản lý, kinh doanh, khai thác từ ngày 01/1/2010.

- Chuyển giao chợ cho HTX quản lý kinh doanh khai thác: Trên địa bàn tỉnh hiện có 39 HTX, trong đó có 19 HTX nhận chợ. Đến hết năm 2009 đã giao cho HTX quản lý kinh doanh, khai thác (bao gồm cả chợ thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu) là 22 chợ gồm 08 chợ hạng 2 và 14 chợ hạng 3.

Các chợ được giao cho các hợp tác xã, doanh nghiệp đến nay hoạt động ổn định. Việc thành lập HTX quản lý kinh doanh khai thác chợ trên cơ sở Ban quản lý chợ được sự đồng tình hưởng ứng của các thành viên trong Ban quản lý chợ và nhân viên quản lý tại chợ. Một số chợ sau khi được tiếp nhận đã tổ chức tu sửa khang trang hơn.

Tuy vậy, việc giao chợ cho HTX quản lý, khai thác, kinh doanh vẫn có một số khó khăn hạn chế. Hầu hết HTX có quy mô tổ chức và vốn nhỏ, không có khả năng đầu tư, nâng cấp, cải tạo chợ. HTX thành lập mới trên cơ sở là Ban quản lý chợ vốn trước đó là đơn vị sự nghiệp có thu, nay chuyển sang mô hình HTX hoạt động như doanh nghiệp nên bước đầu còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hoạt động, quản lý, hạch toán. Một số Ban chủ nhiệm HTX và nhân viên chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ.

Về nghĩa vụ tài chính, hiện nay việc giao cho hợp tác xã quản lý, khai thác, kinh doanh chưa xác định nghĩa vụ tài chính về việc sử dụng tài sản của nhà nước; hợp tác xã chỉ nộp thuế GTGT và thuế thu nhập (nếu có). Do vậy, khi hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng khác thua lỗ thì phần lợi nhuận, khấu hao tài sản thu được từ các loại phí chợ được chuyển sang bù đắp, nhà nước thất thu so với khi để Ban quản lý chợ. Không có quỹ khấu hao, sửa chữa.

- Xây dựng đề án và vận động thành lập Liên hiệp HTX chợ: Liên minh HTX đã xây dựng và lấy ý kiến góp ý dự thảo đề án thành lập Liên hiệp HTX chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Liên minh HTX cũng đã tổ chức học tập mô hình Liên hiệp HTX có kinh doanh, quản lý, khai thác chợ và dự kiến tổ chức hội nghị thành lập Liên hiệp HTX vào cuối năm 2009.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại: Tổng số chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 187 chợ, trong đó có 07 chợ hạng 1, 29 chợ hạng 2, 151 chợ hạng 3; 02 Trung tâm Thương mại (TTTM), 06 Siêu thị.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đã có 05 đơn vị đăng ký nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên Môi trường, với tổng diện tích 15.990,2 m2. Tiến độ cụ thể như sau: đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 01 đơn vị (chợ Tân Hiệp của Công ty Tân Trung Sơn); đã có quyết định cho thuê đất 02 đơn vị (Chợ Cẩm Mỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch, Trung tâm Thương mại METRO Cash & Carry); đang xử lý hồ sơ giao đất 01 đơn vị (Chợ Quản Thủ - Long Thành của Công ty D2D); đang lập thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất chợ 01 đơn vị (Chợ Xuân Định của HTX Thương mại dịch vụ Xuân Định).

- Chuyển đổi KCN Biên Hòa I thành Trung tâm Thương mại: Sở Xây dựng đã phối hợp Công ty Sonadezi lập đề án chuyển đổi chức năng khu công nghiệp Biên Hòa I thành Trung tâm Thương mại Dịch vụ của thành phố Biên Hòa. Hiện Đề án đã được hoàn thành và đang trình UBND tỉnh xem xét trình Bộ Xây dựng.

b) Hoạt động xuất nhập khẩu

- Về Xuất khẩu: Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu là 17,4%/năm. Sau thời gian chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu, dự kiến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh sẽ phục hồi trở lại. Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 7,1 tỷ USD, tăng 20,5% so cùng kỳ, đạt 100,8% kế hoạch. Đây là cố gắng lớn của các cấp, ngành, địa phương trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu.

Trong giai đoạn này hoạt động xuất khẩu của Đồng Nai chủ yếu tập trung khai thác các thị trường truyền thống: Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc... đồng thời mở rộng các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU... Thị trường xuất khẩu được mở rộng từ 60 nước (năm 2005) lên 80 nước (năm 2009). Các doanh nghiệp địa phương chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm mỹ nghệ, may mặc, linh kiện điện tử.

- Về nhập khẩu: Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân kim ngạch nhập khẩu là 14,9%/năm. Ước kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 8,4 tỷ USD, tăng 26,5% so cùng kỳ, đạt 112,6% kế hoạch. Tính chung, tỷ lệ nhập siêu trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 18,2%. Nguyên nhân do kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI và mặt hàng nhập chủ yếu là nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị cho sản xuất, hóa chất công nghiệp...

Mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương chủ yếu là phân bón, thuốc y tế, nguyên phụ liệu thuốc lá, nguyên phụ liệu-máy móc thiết bị cho sản xuất, hóa chất công nghiệp.

c) Xúc tiến thương mại

Giai đoạn 2006-2010, tổng kinh phí bố trí cho chương trình xúc tiến thương mại từ nguồn ngân sách tỉnh là 17,62 tỷ đồng, tập trung vào các hoạt động: tham gia, tổ chức hội chợ triển lãm chuyên ngành và đa ngành trong và ngoài nước, khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức hội nghị hội thảo, tập huấn đào tạo...

- Về phát triển thị trường nội địa: Chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng cho doanh nghiệp và tổ chức gian hàng chung của tỉnh tại các hội chợ triển lãm trong Chương trình xúc tiến thương mại đã được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của Đồng Nai. Đối tượng thụ hưởng là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bản tỉnh có nhu cầu tham gia giới thiệu sản phẩm. Từ năm 2006 đến nay, đã tham gia, tổ chức 45 cuộc hội chợ trong và ngoài tỉnh với 882 lượt doanh nghiệp tham dự, thu hút khoảng 1.315.000 lượt khách đến tham quan gian hàng, tìm hiểu thông tin, giao dịch, trong đó có nhiều Hội chợ có uy tín như Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành xây dựng (Vietbuild), Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ TP.Hồ Chí Minh (HCM Expo)…, chủ yếu tập trung vào các thị trường lớn trong nước: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai (Biên Hòa), Cần Thơ…

- Về phát triển thị trường nước ngoài: Trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào thị trường CHLB Đức, xúc tiến thương mại đối với mặt hàng mây tre lá và gốm sứ xuất khẩu. Hiện nay, đang tập trung xúc tiến thương mại mặt hàng thực phẩm vào thị trường Hồi giáo (Malaysia), thị trường tiềm năng các nước lân cận như Campuchia, Lào về mặt hàng nông sản (chủ yếu điều). Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi tham dự hội chợ đã đạt được kết quả nhất định, một số doanh nghiệp đã ký được các bản ghi nhớ và hợp đồng có giá trị. Tuy nhiên, công tác tổ chức hội chợ triển lãm nước ngoài còn một số khó khăn do nguồn thông tin về mặt hàng và thị trường trọng điểm hạn chế, nên chất lượng chưa cao. Do đó, cần phải tăng cường mối liên hệ với Tham tán Việt Nam tại nước ngoài.

Ngoài ra đã triển khai hỗ trợ 15 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh theo hướng hỗ trợ chi phí nghiên cứu khảo sát thị trường dựa trên số kim ngạch thực xuất của doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 2.347.043.456 đồng.

- Thực hiện chủ trương kích cầu, tiêu thụ nội địa: Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, chương trình xúc tiến thương mại đã triển khai lồng ghép nhiều hoạt động như: tổ chức các phiên chợ vui công nhân, đưa hàng Việt về nông thôn, Tuần hàng Việt Nam với các đợt bán hàng khuyến mại, giảm giá, các phiên chợ lưu động ở các xã vùng sâu, vùng xa... nhằm cung ứng các mặt hàng của Việt Nam sản xuất với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, phong phú.

- Hội nghị hội thảo: Tổ chức 21 cuộc hội thảo, hội nghị với tổng số người tham dự lên đến 1.200 lượt, nội dung chủ yếu là giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân và xuất khẩu sản phẩm.

- Tập huấn đào tạo: Tổ chức 35 lớp đào tạo, tập huấn với tổng số người tham dự khoảng 2.100 lượt, tập trung vào các nội dung: kỹ năng sản xuất, quản lý kinh doanh, quản lý nhà nước, thương mại điện tử cho các đối tượng: hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trong nước và xuất khẩu, công chức,… trên địa bàn tỉnh.

- Thông tin thương mại: định kỳ hàng tuần thu thập và biên tập nhanh các thông tin liên quan đến tình hình thương mại, dịch vụ, công nghiệp để phát hành Bản tin thương mại và công nghiệp Đồng Nai gửi đến các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã thực hiện được 40 tuần với số lượng 400 bản tin/tuần; Thực hiện chương trình “Bản tin thị trường” trên kênh ĐN1 và phát lại trên kênh ĐN2; Hỗ trợ, phối hợp biên tập bộ sách và đĩa CD “Phát triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Thường xuyên cập nhật thông tin chào mua, chào bán trên Trang tin điện tử Trung tâm Xúc tiến Thương mại để kết nối giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và đối tác liên quan.

2. Du lịch

a) Hoạt động văn hóa

Đội Thông tin lưu động của tỉnh và 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa xây dựng nhiều chương trình mới, tổ chức biểu diễn tuyên truyền nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, hơn 5.000 lượt biểu diễn phục vụ hàng trăm ngàn lượt đồng bào vùng sâu, vùng xa và công nhân các khu công nghiệp.

Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức và truyền hình trực tiếp nhiều chương trình ca nhạc phục vụ cho hàng chục ngàn lượt công nhân tại các khu công nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và thành phố Biên Hòa nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

Tiếp nhận mỗi năm gần 100 buổi biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật các tỉnh, thành bạn về biểu diễn phục vụ cho nhân dân, công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động văn hóa văn nghệ không chuyên tại các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở có bước chuyển biến rõ nét, diễn ra thường xuyên, phong phú, sôi nổi, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Đáng chú ý là Lễ hội đón Giao thừa, hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Nhiều địa phương đã tổ chức nhiều mô hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ phong phú đa dạng thường xuyên cho công nhân tham gia như “Câu lạc bộ công nhân xa quê”, “Công nhân đón Tết xa nhà”, “Giao lưu văn hóa thể thao” giữa các khu nhà trọ và “Làng vui chơi - Làng ca hát”... tạo được sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo công chúng và người lao động tham gia.

b) Hoạt động du lịch

Giai đoạn 2006-2010, du lịch Đồng Nai đã có bước phát triển tích cực. Lượt khách và doanh thu hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước và vượt so kế hoạch. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong, ngoài tỉnh, đồng thời đã góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định thu nhập cho người dân địa phương. Giai đoạn này có 09 dự án đầu tư về du lịch đã được UBND tỉnh giới thiệu địa điểm để lập thủ tục đầu tư, trong đó có một số dự án lớn như dự án Khu du lịch Hồ Đa Tôn (793 ha), dự án đầu tư khu du lịch tại xã Long Tân (Nhơn trạch) 330 ha.

Đến tháng 06/2010, trên địa bàn tỉnh có 24 khu điểm du lịch và 408 nhà nghỉ, khách sạn đang hoạt động, trong đó có 15 khách sạn và nhà nghỉ được xếp hạng từ đạt chuẩn đến 4 sao. Năm 2010, tổng lượt khách ước đạt 2.069.700 lượt, tăng 2,4 lần so với năm 2006, tổng doanh thu ước đạt 415,85 tỷ, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Tốc độ tăng bình quân lượt khách du lịch giai đoạn 2006-2010 là 24,54%/năm và doanh thu là 25,33%/năm.

Sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Bên cạnh các khu điểm du lịch đang hoạt động, khai thác (Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Bò Cạp Vàng, Thác Giang Điền, Thác Mai-Hồ nước nóng…), với tiềm năng phát triển du lịch, hiện nay một số loại hình du lịch theo hướng gắn phát triển du lịch với các giá trị văn hóa trên địa bàn đang được nghiên cứu, liên kết, khai thác có hiệu quả như du lịch sông, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái vườn...

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Đồng Nai từng bước được quan tâm, thực hiện thông qua nhiều hình thức như: Tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch trong và ngoài tỉnh (Hội chợ festival Biển Vũng tàu; Hội chợ năm du lịch Quảng Nam; Hội chợ triển lãm quốc tế về du lịch tại TP. Hồ Chí Minh), Phương tiện thông tin đại chúng: báo (Đồng Nai, Tạp chí du lịch...), đài (Truyền hình Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...); website, các ấn phẩm du lịch, prochure, tập gấp, CD Rom, bảng quảng cáo tấm lớn được đặt tại 01 số cửa ngõ quan trọng của địa phương...Qua đó cung cấp cho du khách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thông tin về các điểm đầu tư, các dự án mời gọi đầu tư, các điểm đến tại địa phương tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường, xúc tiến cơ hội đầu tư và nâng cao hình ảnh du lịch Đồng Nai.

Công tác đào tạo được tăng cường thường xuyên như: tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn thuyết minh viên, quản lý cơ sở lưu trú du lịch); tham gia các lớp tập huấn quản lý nhà nước về du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức; tham gia các lớp học chuyên đề do dự án EU tài trợ, đồng thời tổ chức đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với 01 số địa phương khác.

3. Dịch vụ phục vụ các Khu công nghiệp

a) Dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp

Ban quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với Sở Công Thương tiến hành 03 đợt khảo sát nhu cầu về cung cấp thực phẩm và suất ăn của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Bên cạnh đó phối hợp với Sở Y tế kiểm tra các cơ sở đăng ký kinh doanh cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả khảo sát và kiểm tra thực tế cơ sở, Ban quản lý đã lập danh sách các cơ sở đủ tiêu chuẩn kinh doanh suất ăn công nghiệp, đưa thông tin lên Website của Ban quản lý, giới thiệu đến các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp để lựa chọn.

Sở Y tế thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Hàng năm tập huấn cho trên 1.000 lượt người về vệ sinh an toàn thực phẩm, tích cực triển khai xây dựng xã phường và huyện điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng và nhân rộng mô hình bếp ăn tập thể an toàn. Mỗi năm kiểm tra từ 15.000 – 20.000 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quản lý 100% cở sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Số vụ ngộ độc thực phẩm giảm so với giai đoạn 2001-2005, đặc biệt là hạn chế các vụ ngộ độc hàng loạt, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.

b) Dịch vụ nhà ở cho người lao động

- Nhà ở cho công nhân: Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt 30 khu công nghiệp với diện tích 9.574 ha và có 38 cụm công nghiệp hiện hữu với diện tích 2.215 ha được quy hoạch chi tiết. Tổng số lao động tại các khu, cụm công nghiệp tính đến cuối năm 2009 khoảng 390.000 người, trong đó hơn 230.000 người (60%) có nhu cầu về nhà ở. Dự kiến số lượng công nhân lao động ở các khu, cụm công nghiệp đến cuối năm 2010 khoảng 420.000 người, đến năm 2015 khoảng 500.000 người, trong đó nhu cầu thuê nhà ở là 300.000 người.

Theo thống kê, nhu cầu nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp hiện đã được đáp ứng như sau: (1) Nhà ở do các doanh nghiệp có sử dụng lao động tự xây dựng khoảng 60.000 – 65.000m2, có khả năng bố trí 9.800 – 10.000 người (5% công nhân có nhu cầu); (2) Nhà ở do các công ty kinh doanh nhà và xây dựng hạ tầng quản lý cho công ty thuê ở 35.000 – 40.000 m2, có khả năng bố trí 5.000 – 6.000 người (3% công nhân có nhu cầu); (3) Nhà ở do các hộ cá thể, tư nhân xây phòng trọ cho công nhân thuê ở trên toàn tỉnh khoảng 13.000 cơ sở kinh doanh thuê trọ với khoảng 101.150 phòng (trong đó đang cho thuê 91.360 phòng), bố trí cho khoảng 150.000 nhân khẩu (70,6% công nhân có nhu cầu); (4) Các dạng nhà ở khác (ở nhờ người thân, gia đình khoảng 42.800 người (21,4% công nhân có nhu cầu).

Ban quản lý khu công nghiệp đã khảo sát nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hỗ trợ thông tin, chuyển đề nghị của các doanh nghiệp đến cơ quan chức năng để được hỗ trợ giới thiệu quỹ đất. Kết quả có khoảng 20 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động và một số doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư như Công ty TNHH Nec Tokin Electronics, Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial… Ngoài ra, Ban quản lý đã tích cực vận động, đôn đốc các Công ty kinh doanh hạ tầng, đưa vào nội dung trong các cuộc họp giao ban về trách nhiệm của các công ty kinh doanh hạ tầng trong việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Đến nay đã có một số công ty triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân như Công ty Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp (IDICO), Tổng Công ty Tín Nghĩa, Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành, Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa…

c) Dịch vụ đưa rước công nhân

Dịch vụ đưa rước công nhân (ĐRCN) các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay được đáp ứng bởi các doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệp sử dụng lao động tự vận chuyển ĐRCN và xe buýt có kết hợp ĐRCN. Tổng số phương tiện tham gia ĐRCN là 1.031 xe/37.902 ghế. Hàng ngày đã thực hiện đưa rước được 65.586 công nhân của các khu công nghiệp, đáp ứng 19,54% trên tổng số 335.626 công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các tuyến xe buýt đã kết hợp vận chuyển được 6.014 lượt công nhân.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án thí điểm 02 tuyến xe chuyển tiếp miễn phí ĐRCN các khu công nghiệp Biên Hoà II và Amata và kéo dài lộ trình tuyến xe buýt số 03 sang xã Hoá An, TP.Biên Hòa có trợ giá từ ngân sách Nhà nước và đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 7933/UBND-CNN ngày 30/09/2009. Qua hơn 01 năm thực hiện bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Các doanh nghiệp vận tải khai thác tuyến từng bước đã đi vào ổn định, số lượng khách đi lại trên các tuyến của tháng sau luôn tăng so với tháng trước. Tổng kinh phí trợ giá đến tháng 09/2010 là 76.876 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào các dịp nghỉ Lễ, Tết hàng năm, Ban Quản lý các khu công nghiệp tham gia phối hợp Sở Giao thông Vận tải liên hệ với các đơn vị vận chuyển để tổ chức, bố trí các tuyến xe phục vụ nhu cầu đi lại cho công nhân, đồng thời thông tin đến các doanh nghiệp có số lao động lớn nắm bắt lịch trình của các đơn vị vận chuyển hành khách để trực tiếp ký hợp đồng phục vụ vận chuyển người lao động.

4. Dịch vụ nhà ở xã hội

Đã tiến hành cụ thể hóa quy định, trình tự thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội nhằm thực hiện Kế hoạch 7552/KH- UBND ngày 12/9/2008 của UBND tỉnh về triển khai một số giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể Sở Xây dựng đã thực hiện một số nội dung sau:

+ Triển khai Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại đô thị; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung.

+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 01/10/2008; Quy định quản lý nhà ở cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 17/8/2009. Mục tiêu đến năm 2010 thực hiện thí điểm dự án nhà ở xã hội quy mô 500 căn hộ để giải quyết cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở (thành phố Biên Hòa 400 căn, huyện Nhơn Trạch 100 căn, bố trí 1.000 người, diện tích khoảng 22.500m²); đối với công nhân các khu công nghiệp tập trung bố trí chỗ ở phù hợp theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội cho 15% tổng số công nhân có nhu cầu (còn 85% do dân cư tham gia đầu tư cho thuê nhà trọ theo chủ trương xã hội hóa của Tỉnh ủy và UBND tỉnh).

5. Dịch vụ giao thông, vận tải

Giai đoạn 2006-2010, ngành giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành quả nhất định trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Một số công trình trọng điểm đang được triển khai theo quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từng bước xây dựng hoàn thiện mạng lưới liên hoàn giữa các trục Quốc lộ, đường tỉnh với đường huyện, xã... Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu, trình UBND ban hành quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, chương trình phát triển dịch vụ vận tải, quy hoạch bến, bãi đỗ xe, quy hoạch sắp xếp hệ thống cảng, bến thủy nội địa, đề án thu phí qua phà. Kết quả như sau:

a) Kết cấu hạ tầng, giao thông đường bộ

Trong 5 năm qua, nguồn vốn xây dựng cơ bản đầu tư cho lĩnh vực giao thông là 480.362 triệu đồng, đạt 106% so kế hoạch. Trong đó chưa gồm hệ thống giao thông do các huyện, thị xã, TP.Biên Hòa đầu tư. Cụ thể:

Nội dung

Đvt

2006

2007

2008

2009

Dự kiến 2010

Kế hoạch giao

Tr.đồng

57.962

69.699

59.472

157.038

298.603

Thực hiện

Tr.đồng

57.882

100.699

56.063

157.718

314.083

Đạt so kế hoạch

%

99,86

144,5

94,26

100,4

105

Đã lập quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đến 2010 và định hướng đến 2020; Nâng cấp mở rộng 18 km đường Quốc lộ, nâng cấp cải tạo 98 km đường tỉnh; Mở mới, nâng cấp được gần 1.000 km đường giao thông nông thôn và gần 100 cầu vĩnh cửu trên địa bàn các huyện, thị xã, TP.Biên Hòa. Triển khai thực hiện từng bước theo quy hoạch, trước mắt mở rộng nâng cấp một số tuyến đường hiện hữu như QL56 đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, Cầu Đồng Nai mới, Cầu Thủ Biên, Đường 761 (Đường 322), Đường Xuân Lộc đi Long Khánh, Đường 765 đoạn Km 10+000 đến Km 28+217, ĐT 769 đoạn Km0+000 đến Km 15+508 (vốn WB3), ĐT 769 đoạn Km 15+508 – Km 33+212 (vốn BT), Đường Chất Thải rắn…

Hoàn thành một số công trình và đưa vào sử dụng: Cầu Ứng - Đường Hố Nai - Trị An (đoạn đầu), ĐT 766, ĐT 761 và 5 cầu trên tuyến, Cầu Sông Thao, Đường Đồng Khởi (Bệnh viện Lao - Tỉnh lộ 24), Đường Chất thải rắn, Cầu qua Suối nước nóng xã Xuân Hòa, Cầu số 1, 2, 3 trên tuyến Hiếu Liêm, Đường Suối Tre – Bình Lộc, Đường Đồng Khởi (xa lộ Hà Nội - Bệnh viện Lao), Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 56 (đoạn qua tỉnh Đồng Nai, cầu Đá Kè, Cầu Đá Bàn trên đường tỉnh 767 từ phà Cát Lái đến Quốc lộ 51), Đường 319B huyện Nhơn Trạch; Cầu Bản trên ĐT 767, Cầu Thủ Biên…

b) Vận tải khách

- Về vận tải khách liên tỉnh: Từ 2006 đến nay, đã mở được 27 tuyến vận tải khách liên tỉnh và đến tỉnh, thành phố liền kề, đạt 180% so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 của UBND tỉnh về Ban hành Chương trình phát triển Dịch vụ Vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 26/11/2009 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển Dịch vụ Vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010. Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang khai thác 121 tuyến với 271 xe/8.701 ghế, đối lưu với 23 tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp vận tải của các tỉnh, thành phố có 265 xe/6.869 ghế chạy đối lưu. Tổng số xe của các doanh nghiệp vận tải Đồng Nai và các tỉnh, thành phố hoạt động trên 120 tuyến là 539 xe/15.440 ghế.

- Về vận tải khách bằng xe buýt: hiện có 23 tuyến xe buýt với 450 xe/21.656 ghế chạy đối lưu, hoạt động 1.800 chuyến/ngày. Trong đó, các doanh nghiệp của Đồng Nai có 386 xe/18.546 ghế, hoạt động 1.557 chuyến/ngày.

Nhìn chung các tuyến xe buýt hoạt động hiệu quả, lượng khách đi lại trên tuyến ngày càng tăng, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho gần 800 lao động, doanh nghiệp an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay đa số các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là HTX Dịch vụ vận tải) đều tham gia hoạt động kinh doanh loại hình vận tải khách bằng xe buýt, có nhiều doanh nghiệp đã khai thác từ 02 đến 03 tuyến xe buýt.

c) Hệ thống bến xe, trạm xe

Hệ thống biển dừng, nhà chờ phục vụ cho xe buýt đã được lắp đặt tương đối đầy đủ và phù hợp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 101 nhà chờ và 1.165 biển dừng đón trả khách, vốn đầu tư gần 3 tỷ đồng; có 15 bến xe và 12 trạm xe thuộc trung tâm TP.Biên Hòa, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 116.798m2 đã đáp ứng được trong việc mở và khai thác các tuyến vận tải khách cố định, vận tải khách công cộng bằng xe buýt, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tốt hơn và tạo điều kiện cho các lái xe dừng đón, trả khách đúng nơi quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

d) Đầu tư phương tiện

Từ năm 2007 đến 2010, thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 về Ban hành Chương trình phát triển Dịch vụ Vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 26/11/2009 về điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển Dịch vụ Vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Quỹ đầu tư phát triển Tỉnh hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải lập thủ tục vay vốn đầu tư đổi mới phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn quy định với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nếu doanh nghiệp vận tải thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải chủ động vay vốn từ các ngân hàng để đầu tư đổi mới phương tiện đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định.

Đến nay, tổng số xe các doanh nghiệp vận tải đã đầu tư là 422 xe, với tổng số vốn thực hiện là 224.507 triệu đồng. Trong đó, 125 xe được đầu tư từ vốn vay của Quỹ đầu tư phát triển Tỉnh. Tổng số phương tiện còn lại là 297 xe các doanh nghiệp vận tải tự đầu tư, bảo đảm đúng tiêu chuẩn theo quy định nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đưa rước công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên và vận tải khách công cộng bằng xe buýt. Các doanh nghiệp vận tải vay vốn đầu tư phương tiện kinh doanh đều đạt hiệu quả và trả lãi vay cho Quỹ đầu tư tỉnh và các ngân hàng đúng quy định.

6. Dịch vụ thông tin, truyền thông

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 652 điểm phục vụ bưu chính (trong đó có 56 bưu cục, 73 điểm bưu điện văn hóa xã, 430 đại lý bưu điện và 93 thùng thư) với mật độ phục vụ 3,81 người/điểm, 100% số xã đã có điểm phục vụ, các chỉ tiêu về bưu chính đều đạt so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích (QCVN 1:2008/BTTTT).

Để phát triển dịch vụ, các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại (công nghệ NGN, mạng di động 3G). Giai đoạn 2006-2010 đã phát triển trên 1.300 trạm chuyển mạch, thu phát sóng; mạng truyền dẫn cáp quang dài trên 2.400 Km với tổng dung lượng trên 7.5Gb (Giga bit).

Trong 5 năm, các doanh nghiệp viễn thông đã đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ truyền số liệu, internet băng rộng, tỷ lệ thuê bao băng rộng đạt trên 98,85%, phát triển dịch vụ cố định vô tuyến, dịch vụ IpTV và các dịch vụ có giá trị gia tăng. Ước năm 2010, doanh thu bưu chính viễn thông đạt 2.400 tỷ đồng, mật độ điện thoại đạt 120 máy/100 dân. Cụ thể quy mô tăng trưởng lĩnh vực thông tin liên lạc giai đoạn 2006-2010 như sau:

Danh mục

2006

2007

2008

2009

Ước 2010

Quy mô (tỷ đồng)

1.264

1.518

1.832

2.223

2.400

Tăng trưởng (%)

8,86

20,09

20,68

21,34

7,96

7. Dịch vụ tài chính ngân hàng

Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng và tiện ích với tốc độ cao dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt các ngân hàng Thương mại (NHTM) đã đưa vào sử dụng công nghệ phần mềm lõi – Core Banking - trên cơ sở phần mềm lõi, NHTM phát triển nhiều chương trình quản lý sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại khác, triển khai chương trình quản lý và điều hành nội bộ, giao dịch ngân hàng 01 cửa, chuyển tiền điện tử…Ngành ngân hàng trên địa bàn ngoài các dịch vụ truyền thống như nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay vốn, bảo lãnh, thanh toán, mở thư tín dụng, chuyển tiền, dịch vụ ngoại hối... trong thời gian qua đã triển khai thêm các dịch vụ mới như: (1) Dịch vụ giữ hộ tài sản và giấy tờ có giá, (2) Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, (3) Dịch vụ quản lý vốn tự động, dịch vụ nhận sổ phụ qua Email (SMA), (4) Dịch vụ bán bảo hiểm qua ngân hàng, dịch vụ ngân hàng tại nhà và dịch vụ thanh toán thẻ, (5) Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, Internet, vé máy bay qua thẻ ATM,…Kết quả cụ thể như sau:

a) Mạng lưới ngân hàng

Trong chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động của các hệ thống ngân hàng thương mại, Đồng Nai với lợi thế về phát triển công nghiệp và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì thế số lượng chi nhánh cấp I, Phòng giao dịch của các ngân hàng Thương mại xin thành lập tại địa bàn tăng nhanh trong thời gian qua. Tính đến 30/6/2010 toàn tỉnh có 12 chi nhánh ngân hàng Thương mại nhà nước; 1 chi nhánh ngân hàng Chính sách - xã hội; 1 chi nhánh ngân hàng Phát triển; 01 Hội sở chính ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á; 18 chi nhánh ngân hàng Thương mại cổ phần; 03 Phòng giao dịch của ngân hàng Thương mại cổ phần khác địa bàn, 4 chi nhánh Ngân hàng liên doanh, 1 chi nhánh Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và 30 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở (Tương ứng năm 2006: 09 Chi nhánh Ngân hàng thương mại nhà nước; 01 chi nhánh ngân hàng Chính sách - xã hội; 01 chi nhánh ngân hàng Phát triển; Hội sở chính ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á; 04 chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần; 02 chi nhánh ngân hàng Liên doanh; 01 chi nhánh Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và 21 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở).

b) Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua các Ngân hàng trên địa bàn liên tục đa dạng hóa các sản phẩm về dịch vụ gửi tiền, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, xây dựng được lòng tin của nhân dân nên nguồn vốn huy động được ngày càng cao, cụ thể:

Chỉ tiêu

Đvt

31/12

Năm 2006

31/12

Năm 2007

31/12

Năm 2008

31/12

Năm 2009

30/06

Năm 2010

Nguồn vốn huy động

Tỷ đồng

13.084,8

20.053,8

27.954,1

39.571,6

43.078,4

Dư nợ cho vay

Tỷ đồng

16.506,6

23.845,7

27.319,9

36.785,3

39.834,7

Huy động/dư nợ cho vay

%

79

84

102

107,5

108

Nguồn vốn huy động tại chỗ đã có tốc độ tăng trưởng cao, tính đến 30/6/2010 đạt 43.078 tỷ đồng, tăng 229,22% so với 2006, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn cho vay đối với kinh tế địa phương, trong đó, tiền gửi dân cư đạt 25.968 tỷ đồng, tăng 261,75% so với 2006 có xu hướng tăng nhanh hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế (tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 17.109 tỷ đồng, tăng 189,69% so với 2006). Điều này chứng tỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rất lớn, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những hình thức thích hợp để huy động được nguồn vốn này.

c) Hoạt động cho vay

Dư nợ qua các năm tăng trưởng khá cao, bình quân mỗi năm tăng 30,67%. Tổng dư nợ cho vay đến 30/6/2010 đạt 39.835 tỷ đồng, tăng 141,33% so với năm 2006.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những tháng cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động ngân hàng: tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng từ 1,89% năm 2007 lên 9,06% năm 2008 và còn 6,33% vào 30/6/2010; tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn/tổng dư nợ tăng từ 0,14% năm 2007 lên 0,85% vào năm 2008 và chiếm tỷ trọng 0,95% vào 30/6/2010.

Điều này cho thấy hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh sau khủng hoảng rất khó khăn, mặc dù tăng trưởng nhưng tiềm ẩn nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn cao, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh về lãi suất diễn ra gay gắt. Kết quả cụ thể được phản ánh theo số liệu dưới đây:

Năm 2009 toàn ngành ngân hàng đã tập trung toàn lực thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chính trị của mình, cho vay hỗ trợ lãi suất theo các gói kích cầu của Chính phủ góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đến 30/6/2010, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 11.538 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,96% trong tổng dư nợ trên địa bàn, với số tiền lãi đã hỗ trợ là 359 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Quyết định

Dư nợ

(triệu đồng)

Tiền lãi đã hỗ trợ

(triệu đồng)

31/12/2009

30/6/2010

31/12/2009

30/6/2010

131/QĐ-TTg

9.243.062

 

315.573

 

443/QĐ-TTg

808.601

778.533

9.843

24.727

497/QĐ-TTg

4.888

4.083

64

205

579/QĐ-TTg

298.207

285.835

2.696

5.940

2072/QĐ-TTg

 

115.270

 

628

2213/QĐ-TTg

 

1.156

 

32

Cộng

10.354.758

1.184.877

328.176

31.532

d) Dịch vụ thanh toán

Bên cạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động dịch vụ thanh toán, các ngân hàng trên địa bàn không ngừng tăng thêm tiện ích cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo mọi khách hàng sẽ được cung cấp khép kín và đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại. Đến nay trên địa bàn có trên 400.000 tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Hiện có 40 đơn vị tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, với 3 phiên bù trừ mỗi ngày, bình quân thanh toán qua hệ thống bù trừ 2.100 món/ngày; 18 ngân hàng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, với 310món/ngày; 03 ngân hàng thanh toán tập trung; mỗi ngày có trên 200 chứng từ đi ngoại tỉnh. Hệ thống thanh toán điện tử trên địa bàn hoạt động ổn định. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 84% trong tổng doanh số thanh toán trên địa bàn.

Các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn với các nghiệp vụ chủ yếu như: Tư vấn xuất nhập khẩu, thông báo L/C, tu chỉnh L/C, thương lượng và chiết khấu chứng từ theo phương thức L/C, DP, mở L/C và thanh toán hàng nhập khẩu. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn hàng năm đạt trên 02 tỷ USD (chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn).

Về dịch vụ phát hành thẻ, năm 2006 trên địa bàn lắp đặt được 64 máy ATM với tổng số thẻ ATM phát hành 173.191 thẻ, đến nay đã lắp đặt 337 máy ATM, 316 máy POS, với tổng số thẻ ATM đã phát hành 720.096 thẻ.

e) Kinh doanh ngoại tệ, kiều hối

Trong những năm qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ, đa dạng hóa các hình thức mua bán, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối nhằm tăng nguồn ngoại tệ phục vụ kinh doanh đáp ứng những chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Doanh số mua bán ngoại tệ ngày càng cao. Cụ thể:

Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

6 tháng/2010

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ

Tr.USD

2.849

2.772

4.214

5.166

3.319

Doanh số mua

Tr.USD

1.253

1.386

2.102

2.584

1.665

Doanh số bán

Tr.USD

1.596

1.386

2.112

2.582

1.654

Cơ chế chính sách về đầu tư, về ngoại hối, về thanh toán cũng như các tiện ích đem lại từ dịch vụ chi trả kiều hối đã tạo điều kiện kích thích và thu hút nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về ngày càng tăng cao, lượng kiều hối chuyển về hàng năm trên 100 triệu USD.

8. Dịch vụ y tế

Toàn tỉnh hiện có 17 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 12 phòng khám đa khoa khu vực với 4.820 giường bệnh (tăng 1,98 lần so với năm 2005), đạt 19 giường bệnh/vạn dân, tăng 8,2 giường bệnh/vạn dân so với năm 2005 (không tính giường bệnh tuyến xã, phường).

Hệ thống y tế dự phòng tiếp tục được kiện toàn: có 10 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 02 Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Vệ sinh an toàn thực phẩm; các huyện, thị xã, thành phố đều có Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, 171 xã phường có trạm y tế. Năm 2010, 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng 2,6 lần so với năm 2005. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ trong định biên 2010 đạt 85% và dự kiến năm 2011 đạt 90%. 100% trạm y tế có nữ hộ sinh.

Nhìn chung, hệ thống y tế tiếp tục được kiện toàn và phát triển về quy mô, đội ngũ cán bộ, thiết bị và chất lượng các dịch vụ y tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh với nhiều hình thức, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhiều dự án. Ngăn chặn các vụ dịch lớn, nguy hiểm (H5N1, SARS,…). Khống chế tốc độ lây lan một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm: sốt rét, lao, phong, HIV/AIDS. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR đều giảm. Vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, số vụ ngộ độc thực phẩm lớn và tử vong do ngộ độc thực phẩm đều giảm. Kết quả cụ thể như sau:

a) Dịch vụ khám chữa bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt trên 100%, mỗi năm điều trị nội trú cho trên 200.000 lượt người. Bình quân khám bệnh cho 5 triệu lượt người/năm. Chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở được nâng lên thông qua việc bổ sung thiết bị y tế và đưa bác sĩ về xã. Tỷ lệ tử vong chung trong bệnh viện giảm.

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập phát triển cả về quy mô, chất lượng và được phân bố hợp lý ở tất cả các địa bàn, cùng với hệ thống y tế tư nhân hình thành mạng lưới khám chữa bệnh rộng khắp đến vùng sâu, vùng xa; y tế cơ sở được tăng cường cả về hạ tầng, thiết bị và cán bộ, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Nhiều thiết bị y tế công nghệ cao được đầu tư từ ngân sách, từ xã hội hóa đã đưa vào sử dụng như CT Scaner, CT mô phỏng, MRI, thận nhân tạo, máy gia tốc tuyến tính,... Nhiều kỹ thuật cao được triển khai, chất lượng chẩn đoán và điều trị được nâng lên, đã có 5 bệnh viện thực hiện được phẫu thuật sọ não, 6 bệnh viện thực hiện được phẫu thuật nội soi,... các bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, bệnh viện Nhi triển khai nhiều kỹ thuật cao như vi phẫu, phẫu thuật pha cô, thay chỏm xương đùi, thận nhân tạo, siêu lọc máu, điều trị ung thư...

Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phát triển nhanh, các bệnh viện có khoa hoặc phòng khám y học cổ truyền. Bệnh viện Y dược cổ truyền triển khai nhiều kỹ thuật điều trị chuyên sâu, chất lượng điều trị được nâng lên.

Bảo đảm thường trực cấp cứu và thực hiện quy chế chuyên môn, y đức trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, người nghèo và đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế.

b) Dịch vụ phòng bệnh

Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét duy trì dưới 0,2/1000 dân. Khám, phát hiện bệnh lao đạt 100% KH, điều trị khỏi trên 90% bệnh nhân lao. Tỷ lệ bệnh phong lưu hành duy trì dưới 0,2/10.000 dân, điều trị khỏi 100%.

Trên 99% trẻ em trong diện tiêm chủng được tiêm chủng đầy đủ hàng năm; tiêm phòng viêm gan siêu vi B hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chương trình tiêm chủng mở rộng như bạch hầu, ho gà, sởi giảm rõ rệt; các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh cơ bản được khống chế. Trên 95% phụ nữ có thai và trên 85% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm đủ liều vaccin phòng uốn ván hàng năm, đạt kế hoạch.

Duy trì tốt hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết và huy động toàn xã hội tham gia phòng chống dịch. 100% huyện và xã điểm được thường xuyên giám sát côn trùng. Mỗi năm thực hiện 2 đến 3 chiến dịch diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi diện rộng ở các địa bàn trọng điểm. Tổ chức tốt công tác tập huấn phác đồ chuẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cho mạng lưới y tế.

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng hoạt động có hiệu quả; trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống vitamin A hàng năm đạt trên 99%. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi < 14,5%, trẻ dưới 2 tuổi < 8,5%.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng lây nhiễm HIV trong tiêm chích, truyền máu và thực hiện các phẫu thuật. Trên 75% người nhiễm HIV và 100% phụ nữ có thai nhiễm HIV được chăm sóc tại cộng đồng. Tỷ lệ nhiễm HIV <0,3% dân số.

Công tác vệ sinh lao động được quan tâm, trên 90% người lao động trong các khu công nghiệp được khám sức khỏe định kỳ, công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích đã được triển khai bước đầu có hiệu quả.

c) Xã hội hóa y tế

Trên 3.000 cơ sở hành nghề y dược tư nhân phát triển đến các vùng nông thôn, miền núi có đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cùng y tế Nhà nước hình thành mạng lưới y tế rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 doanh nghiệp sản xuất thuốc với vốn đầu tư 100 triệu USD đang hoạt động, giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng; 17 dự án bệnh viện và trường đào tạo cán bộ y tế ngoài công lập đang lập dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 10.000 tỷ đồng, quy mô trên 4.000 giường bệnh.

Các cơ sở y tế công lập đã huy động vốn trong CBNV và vốn vay trên 150 tỷ đồng mua sắm nhiều thiết bị kỹ thuật cao như: Máy CT Scanner, MRI, XQ cao tần, siêu âm B-W, 3D, 4D, máy mổ nội soi, thận nhân tạo, siêu lọc máu, hệ thống mổ tán sỏi nội soi, mổ Phaco, điều trị ung thư... đã có 4 khu điều trị theo yêu cầu và nhiều phòng khám dịch vụ.

9. Dịch vụ khoa học công nghệ

Dịch vụ khoa học và công nghệ của tỉnh trong 5 năm qua tiếp tục được đẩy mạnh phát triển toàn diện hơn, mức độ tăng trưởng qua các năm bình quân 10-15%, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

a) Hoạt động phát triển tiềm lực khoa học công nghệ

Dự án khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học đã được UBND tỉnh thông qua quy hoạch chi tiết 1/2000 và quyết định đầu tư giai đoạn 1. Dự án sẽ hoạt động theo hướng mở theo mô hình Business Park gồm tổ hợp nghiên cứu - ứng dụng - sản xuất công nghệ cao – đô thị và dịch vụ tổng hợp. Hiện đã triển khai việc đền bù giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng đường giao thông kết nối, đồng thời công bố hoạt động Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai và kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh đầu tư công nghệ sinh học.

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, gồm: Đầu tư nhà làm việc tại TP.Hồ Chí Minh để mở Văn phòng đại diện vừa sử dụng cho hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh vừa thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại TP.Hồ Chí Minh làm việc cho Đồng Nai, dự án xây dựng trung tâm đo kiểm tỉnh, dự án đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ, xây dựng và nhân rộng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn các huyện, hệ thống mạng thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ từ Sở đến Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và các phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, dự án Nhà chứa thiết bị kiểm tra không phá hủy.

b) Hoạt động tư vấn và thẩm định khoa học công nghệ

Triển khai 4 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn các huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu. Triển khai và quản lý 132 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tổng kết nghiệm thu và chuyển giao kết quả để ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống 57 đề tài, dự án. Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ 11 dự án, giám định 23 dự án, góp ý 365 dự án đầu tư. Ký hợp đồng trách nhiệm với 6 đơn vị đăng ký tham gia đề án Năng suất chất lượng tỉnh Đồng Nai.

c) Hoạt động dịch vụ của Trung tâm phát triển phần mềm

Hỗ trợ kỹ thuật cho các Hội nghị online với số lượng đại biểu trên 3.500 người/lần. Tư vấn xây dựng mạng nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện trang thông tin điện tử cho các đơn vị, các huyện. Tư vấn thực hiện các dự án “Ban Chấp hành điện tử tỉnh Đồng Nai”, “Thiết kế cơ sở dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm thông tin công tác tư tưởng” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, “Quản lý nhân hộ khẩu”, “chuyển giao M-office” và “Thư viện điện tử cho Công an tỉnh.

Chuyển giao phần mềm M-Office cho 50 đơn vị trong và ngoài tỉnh, xây dựng và chuyển giao Tỉnh ủy mô hình BCH điện tử đầu tiên trong cả nước. Đưa Đồng Nai trở thành tỉnh đầu tiên triển khai băng thông rộng về vùng sâu, vùng xa bằng công nghệ VSAT-IP đạt 100% xã. Hiện đã phát triển hoạt động của 38 trạm VSAT-IP trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

d) Hoạt động quản lý dịch vụ công nghệ

Phối hợp Tổ chức Inwent tổ chức tập huấn “Vườn ươm doanh nghiệp” cho đại biểu từ các cơ quan, doanh nghiệp và trực tiếp trên internet để các đối tượng bên ngoài tham dự; lớp tập huấn quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Cấp 1.445 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, sáng kiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Thẩm định cấp phép hoạt động cho 123 đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ, tổ chức 7 lớp tập huấn về an toàn bức xạ trong công nghệ và y tế cho các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn 10 doanh nghiệp, đơn vị hành chính nhà nước áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Tổ chức Hội thảo “ Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ thành quả đầu tư của doanh nghiệp” có 75 đại biểu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, Sở ngành của tỉnh tham dự.

Thực hiện kiểm định 81.576 phương tiện đo các loại; thử nghiệm 90 mẫu gạch xây dựng, thép, điện trở tiếp đất; Tiếp nhận và xử lý 1.248 hồ sơ theo cơ chế 1 cửa của 313 lượt doanh nghiệp.

III. Các lĩnh vực dịch vụ khác

1. Dịch vụ kinh doanh bất động sản

Triển khai thực hiện Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về trình tự thủ tục cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản và quản lý hoạt động môi giới, định giá bất động sản trên địa bàn Đồng Nai, Sở Xây dựng đã ban hành Thông báo số 11/TB-SXD ngày 27/2/2010 hướng dẫn nộp hồ sơ Thông báo hoạt động Sàn giao dịch bất động sản; Thông báo số 12/TB-SXD ngày 27/2/2010 về thực hiện các Quy định đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản, quản lý và điều hành sàn giao dịch bất động sản.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 14 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động theo quy định; có 02 cơ sở đào tạo môi giới, định giá bất động sản. Đến nay, Sở Xây dựng đã cấp 250 chứng chỉ môi giới, 90 chứng chỉ định giá bất động sản. Sở Xây dựng đã ban hành Quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội Bất động sản trên địa bàn tỉnh và đang hoàn tất hồ sơ trình Sở Nội vụ thẩm định để trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai.

Nhìn chung, lĩnh vực dịch vụ bất động sản mới được thành lập, nhân lực quản lý lĩnh vực này còn thiếu nên chưa nắm bắt được kịp thời các hoạt động về số lượng, khối lượng đã được thực hiện tại sàn giao dịch bất động sản.

2. Dịch vụ lao động, việc làm

a) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đạo tạo nghề

Công tác xã hội hoá dạy nghề được nhân dân tích cực tham gia, số cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục phát triển với số lượng lớn và được mở rộng nâng cấp thường xuyên, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, góp phần cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và hình thành chuyển đổi cơ cấu các thành phần kinh tế nhất là ở khu vực nông thôn.

Các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người tái định cư, lao động nông thôn… được Nhà nước hỗ trợ học nghề đã từng bước ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Thông qua đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề được thụ hưởng chính sách cụ thể về đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, cải thiện đáng kể chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề.

Giai đoạn 2006-2010 có 30 cơ sở dạy nghề thành lập mới, 20 cơ sở dạy nghề giải thể do không đủ khả năng cạnh tranh hoặc không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động. Đến cuối năm 2010, có 80 cơ sở, đơn vị dạy nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh bảo đảm được nhiệm vụ, hoàn thành chỉ tiêu số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó: cao đẳng nghề: 05 (ngoài công lập: 1), trường trung cấp nghề: 11 (ngoài công lập: 6), trung tâm dạy nghề: 43 (ngoài công lập: 10), cơ sở khác có dạy nghề: 21.

Tuyển mới 280.582 người, đạt 109% kế hoạch, trong đó dài hạn (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề) là 66.015 người, đào tạo nghề ngắn hạn (Sơ cấp nghề) là 214.567 người; có 248.716 người tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề, 41.060 người tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề theo chương trình đào tạo nghề dài hạn; 202.656 người tốt nghiệp trình độ Sơ cấp nghề theo chương trình đào tạo nghề ngắn hạn. Thực hiện đào tạo nghề cho 28.274 người (trong đó: đào tạo cho lao động nông thôn: 24.761 người, thanh niên dân tộc: 2.843 người, người tàn tật: 670 người), kinh phí thực hiện 24.334 triệu đồng.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2006 là 34,02%, năm 2007 là 36%, năm 2008 là 37,68%, năm 2009 là 39,09%, ước năm 2010 là 40%. Tính đến năm 2010 có 2.500 giáo viên dạy nghề, trong đó: có 2.075 giáo viên dạy nghề có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 83% (252 giáo viên sau đại học, có 120 giáo viên cơ hữu).

b) Về công tác giải quyết việc làm

Công tác giải quyết việc làm được các ngành các cấp, quan tâm tích cực thực hiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động. Các khu tập trung trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng chục ngàn lao động. Các chương trình kinh tế xã hội có mục tiêu đã được thực hiện có hiệu quả. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đã huy động được vốn nhà rỗi và tiềm năng trong nhân dân đầu tư, phát triển kinh tế để thu hút lao động thiếu việc làm.

Giai đoạn 2006-2010 đã giải quyết việc làm cho 433.507/420.000 người, so với kế hoạch đạt 103,21% (có 4.161 bộ đội xuất ngũ): Trong đó (1) giải quyết việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội 409.194/387.500 người; (2) đưa vào các doanh nghiệp là 247.079/242.500 người; (3) giải quyết việc làm tại chỗ cho 162.115/145.000 người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị từ 2,9% năm 2006 xuống 2,6% năm 2010. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 85% năm 2006 lên 89% năm 2010; Cho vay vốn giải quyết việc làm cho 23.433/30.000 người. Đưa đi đào tạo và học nghề ở nước ngoài 880/2.500 người; Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã đầu tư 5 tỷ đồng để nâng cao năng lực và hiện đại hóa Trung tâm giới thiệu việc làm.

Tổ chức các sàn giao dịch việc làm theo định kỳ, đưa sàn giao dịch việc làm trở thành địa chỉ quen thuộc cho người lao động tìm việc và doanh nghiệp cần tuyển lao động. Giai đoạn 2006-2010, tư vấn giới thiệu việc làm cho 107.786 người, giới thiệu việc làm cho 17.863 người; có khoảng 12.190 người đã tìm được việc làm thông qua Trung tâm Giới thiệu Việc làm.

Triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh, mở thêm 04 điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Trong 6 tháng đầu năm tiếp nhận đăng ký thất nghiệp cho 6.458 người, quyết định cho 3.564 người hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền hưởng là 11.494.102.284 đồng.

3. Dịch vụ nông nghiệp

Giai đoạn 2006-2010 nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp như: thời tiết thất thường, giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định, giá một số mặt hàng nông sản phẩm giảm…, nhưng nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ phát triển; nổi bật là lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả, cây công nghiệp và sản xuất bắp, lúa. Các chính sách miễn giảm thủy lợi phí, chương trình khuyến nông hộ nghèo, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc 134-135; Kế hoạch 97-KH/TU về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của phần lớn nông dân vùng sâu, xùng xa.

Năm 2010, ước giá trị sản xuất nông lâm thủy là 7.860 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 5,6%/năm; trong đó ước giá trị dịch vụ nông lâm thủy là 346 tỷ, chiếm tỷ trọng 4,4% tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 4,6%/năm. Mặc dù giá trị dịch vụ nông lâm thủy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản phát triển bền vững, góp phần đẩy mạnh chất lượng mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Đồng Nai là tỉnh đã triển khai sớm công tác qui hoạch các khu chăn nuôi và giết mổ tập trung, nhằm ổn định bền vững cho các khu chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát được vệ sinh an toàn dịch bệnh, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch hại, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng trên toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010. Công tác khuyến nông đã được đặc biệt chú trọng; các mô hình khuyến nông đã đạt hiệu quả cao và theo hướng bền vững, làm tăng năng suất, chất lượng các vườn cây chuyên canh. Đặc biệt trong giai đoạn này ngành đã chú trọng xây dựng quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Dịch vụ pháp lý

Về công tác phát triển luật sư: trong thời gian qua Sở Tư pháp đã mở 02 lớp luật sư với 254 học viên tham dự. Toàn tỉnh hiện có 82 tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư: 78, công ty luật: 04). Tổng số luật sư 289 người (chính thức 174 người, tập sự hành nghề luật sư: 115 người).

Về phát triển tổ chức hành nghề công chứng: triển khai thực hiện Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 07/8/2009 của UBND tỉnh về ban hành Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến nay trên địa bàn tỉnh có 15 phòng công chứng và văn phòng công chứng hoạt động với số lượng 23 công chứng viên.

Hoạt động đấu giá ngày càng phát huy hiệu quả, đến nay đã ký kết 983 hợp đồng uỷ quyền đấu giá tài sản. Trong giai đoạn 2005-2009, tổng giá trị tài sản bán được qua đấu giá là 207.452.614.153 đồng. Thu phí bán đấu giá tài sản nộp ngân sách Nhà nước là 3.381.625.069 đồng.

5. Dịch vụ tài nguyên môi trường

Theo nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 02 dịch vụ chủ yếu đó là: dịch vụ về lĩnh vực đất đai và dịch vụ môi trường.

a) Dịch vụ đất đai

Gồm: Thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, đo đạc và lập bản đồ chuyên đề, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo vẽ hiện trạng nhà và các tài sản gắn liền với đất, cắm mốc ranh đất theo yêu cầu của các tổ chức cá nhân, phục vụ công tác giao đất, thu hồi đất, tư vấn pháp luật về nhà, đất...

Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Kỹ thuật Địa chính đã ký kết 12.054 hợp đồng về lĩnh vực đo đạc, bản đồ, phát hành 35.563 bản vẽ, cắm 8.979 mốc ranh giao đất, cắm 20.220 mốc ranh thửa đất, phát hành 1.345 bộ bản đồ chuyên đề (bản đồ hành chính, bản đồ giao thông...); thực hiện tư vấn pháp luật về nhà đất và dịch vụ về hồ sơ nhà, đất cho khoảng 5.000 lượt người, trong đó chủ yếu thực hiện miễn phí, các trường hợp có phiếu tư vấn thu phí là 20.000 đồng/trường hợp, đã ký kết 816 hợp đồng về thực hiện hồ sơ nhà đất đối với các tổ chức cá nhân sử dụng đất và hoàn thành 5.625 hồ sơ theo yêu cầu.

b) Dịch vụ môi trường

Tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, đo đạc, phân tích các thành phần môi trường; lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, lập báo cáo giám sát môi trường, lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, đo đạc – phân tích, tập huấn trong phòng thí nghiệm, lập hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn nước, lập đề án bảo vệ môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường...Giai đoạn 2006-2009, đã thực hiện tổng cộng 2.761 hợp đồng về dịch vụ môi trường với tổng doanh thu là 18,8 tỷ đồng.

Hoạt động dịch vụ môi trường thời gian qua đã có những bước phát triển khả quan, các loại hình dịch vụ ngày càng được mở rộng và nâng cao, thu hút số lượng khách hàng, góp phần đáp ứng nhu cầu thiết thực của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

6. Dịch vụ giáo dục đào tạo:

Thông qua xã hội hoá giáo dục, mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh đã phát triển đa dạng về loại hình, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của các địa phương, trong đó mạng lưới trường ngoài công lập, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông phát triển mạnh, ổn định và ngày càng cải thiện về chất lượng. Đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, trong đó các đoàn thể, tổ chức kinh tế ngày càng quan tâm, hỗ trợ đầu tư cho phát triển giáo dục. Kết quả cụ thể như sau:

+ Giáo dục mầm non: là ngành học có tỷ lệ ngoài công lập cao nhất trên địa bàn. Hiện nay toàn tỉnh có 36 trường mầm non ngoài công lập và 281 nhóm trẻ gia đình có phép hoạt động.

+ Giáo dục phổ thông: hiện có 24 trường ngoài công lập (5 tiểu học, 3 Trung học cơ sở, 16 Trung học phổ thông và phổ thông nhiều cấp học), tăng thêm 05 trường Trung học phổ thông ngoài công lập so với năm 2005.

+ Các ngành học khác: hiện có 144 trung tâm, cơ sở giảng dạy tin học, ngoại ngữ do tổ chức, cá nhân thành lập và huy động trên 800.000 lượt người tham gia học tập nâng cao trình độ; 01 trường đại học, 01 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp chuyên nghiệp và huy động khoảng hơn 12 ngàn học sinh, sinh viên mỗi năm.

- Huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Trong năm 2009 Hội khuyến học các cấp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được Quỹ khuyến học với 22.266.433.800 đồng. Qua đó khen thưởng 84.848 lượt học sinh, 6.718 giáo viên, hỗ trợ học bổng 14.756 học sinh, 640 sinh viên, tặng 740 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Năm học 2009-2010, nhiều tổ chức cá nhân đã đóng góp gần 20 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng trường học, trong đó Tổng Công ty Tín Nghĩa hỗ trợ xây dựng Trường Mầm non Thành Nghĩa tại Long Thành với kinh phí 18 tỷ đồng.

Thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội hoá của Trung ương, tỉnh đã giao 9,02 ha đất cho các cơ sở giáo dục để đầu tư xây dựng trường ngoài công lập (chủ yếu đầu tư trường phổ thông ngoài công lập, các trường mầm non ngoài công lập chủ yếu sử dụng đất của hộ gia đình).

B. HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN

- Các ngành dịch vụ phát triển khá đa dạng nhưng chưa đồng đều ở các lĩnh vực; dịch vụ phát triển vẫn còn thiên về ngành truyền thống, các ngành dịch vụ chất lượng cao đã được đầu tư nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội những năm qua tuy có phát triển, nhưng nhìn chung chưa đồng bộ, chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển dịch vụ như: hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; chưa liên kết phát triển các trường dạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học cũng như các bệnh viện trong khu vực, bệnh viện tư nhân chưa phát triển; quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch còn một số vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

- Tiêu chí thống kê trong lĩnh vực dịch vụ khá phức tạp, chưa phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Từ đó, công tác tham mưu chỉ đạo, phối hợp thực hiện, sơ, tổng kết đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các thành viên Ban Chỉ đạo chưa bám sát nội dung Chương trình đề ra, công tác xây dựng kế hoạch triển khai một số ngành, địa phương còn chậm, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc triển khai giải pháp đầu tư phát triển dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, những lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng của tỉnh.

- Công tác theo dõi đôn đốc của Thường trực Ban chỉ đạo đã có nhiều cố gắng để kịp thời tổng hợp đánh giá tình hình nhưng do các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, địa phương còn bận nhiều công việc, chưa dành nhiều thời gian cho đầu tư nghiên cứu, cho nên chưa đề xuất kịp thời được những giải pháp tổ chức thực hiện theo lĩnh vực được phân công.

- Công tác thông tin, báo cáo của một số đơn vị thành viên Ban còn chậm, không đủ nội dung, chất lượng thông tin hạn chế, chưa thể hiện rõ nét các nội dung hoạt động dịch vụ của ngành. Vai trò tham mưu của Tổ chuyên viên giúp việc chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ được giao.

C. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

1. Giải pháp

- Qua kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ 5 năm qua, cần tiến hành phân tích đánh giá những mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp cho kế hoạch phát triển dịch vụ giai đoạn tới. Từ đó, nghiên cứu tham mưu đề xuất Tỉnh ủy có nghị quyết chuyên đề về phát triển lĩnh vực kinh tế dịch vụ, làm căn cứ cho việc xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể ngành kinh tế dịch vụ Đồng Nai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

- Tiếp tục tổ chức hội thảo làm rõ các tiêu chí ngành dịch vụ, qua đó có đề xuất kiến nghị phân ngành dịch vụ cho phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh và xu hướng hội nhập.

- Cần có sự tập trung chỉ đạo của toàn Đảng bộ và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ có lợi thế so sánh của tỉnh như: phân phối, tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, sinh học, cảng – kho bãi, hậu cần (logistic), vận tải, y tế; quan tâm phát triển các dịch vụ phục vụ công nhân, nông dân - nông nghiệp - nông thôn. Tiếp tục rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch ngành, nhất là giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Mở rộng việc liên thông, liên kết với các trường trong khu vực để đào tạo lao động có tay nghề, nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển các trung tâm chuẩn đoán y khoa, bệnh viện khám chữa bệnh chất lượng cao.

- Thường xuyên chỉ đạo, nghe báo cáo tiến độ và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, xây dựng các dự án lớn, trọng điểm, dự án có tác động mạnh đến phát triển kinh tế dịch vụ của tỉnh.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, bằng chính sách cụ thể; quan tâm và đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.

- Phổ biến và ứng dụng rộng rãi, ngày càng nhiều các giải pháp khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; đồng thời đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tạo động lực phát triển nhanh các loại hình dịch vụ chất lượng cao.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật có liên quan, cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế dịch vụ

2. Kiến nghị:

- Kiến nghị UBND tỉnh đề xuất Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển lĩnh vực dịch vụ của tỉnh. Trên cơ sở đó, từng Sở ngành cùng phối hợp xây dựng một chương trình hành động chung kèm theo cơ chế chính sách, xác định mục tiêu, lộ trình và trách nhiệm cụ thể… đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hạn chế sự chồng lấn về chức năng nhiệm vụ trong triển khai thực hiện.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2015

A. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

I. Phương hướng chung

Nâng cao tỷ trọng ngành kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày cao của mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao như: giáo dục, y tế, tài chính, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, phân phối, cảng – kho bãi, giao thông vận tải. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại dịch vụ phục vụ công nhân (nhà ở, xe đưa rước), nông dân - nông nghiệp – nông thôn. Đến năm 2015, cơ cấu GDP ngành dịch vụ chiếm: 38% - 39% trong tổng GDP tỉnh Đồng Nai.

II. Mục tiêu

1. Thương mại:

- Giai đoạn 2011-2015: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 25%/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16%/năm.

2. Dịch vụ văn hóa thể thao du lịch:

Giai đoạn 2011-2015: Tổng lượt khách du lịch tăng bình quân 19%/năm; Tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 19%/năm.

3. Dịch vụ y tế

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên                            : 1,05%

- Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân                                     : 8 bác sĩ

- Tỷ lệ Dược sỹ ĐH/vạn dân                            : 1DSĐH

- Tỷ lệ xã, phường có Bác sĩ trong định biên   : 100%

- Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân                           : 28 giường/vạn dân

- Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi                          : 12%

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ                                : >98%

- Số bệnh viện ngoài công lập                        : 1–3 bệnh viện

- Giường bệnh ngoài công lập                        : 2 giường/vạn dân

4. Dịch vụ tài chính ngân hàng

- Tăng trưởng huy động vốn bình quân: 23% - 25%

- Tăng trưởng tín dụng bình quân: 23% - 25%

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn trên dư nợ tín dụng: 35%-37%

- Tỷ trọng nợ quá hạn (2->5) so với tổng dư nợ duy trì ở mức: dưới 3%.

5. Dịch vụ lao động việc làm

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tạo ra được khoảng 450.000 chỗ làm việc mới, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 90.000 người, trong đó: giải quyết việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 417.500 lao động.

- Đưa vào các Doanh nghiệp 272.500 lao động, trong đó: Doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 190.000 lao động, Doanh nghiệp dân doanh là 80.000 lao động, Doanh nghiệp nhà nước là 2.500 lao động.

- Giải quyết việc làm tại chỗ cho 145.000 lao động, trong đó: chương trình Xóa đói giảm nghèo là 40.000 người, chương trình kinh tế xã hội khác là 105.000 người.

- Dự án 120/CP: 30.000 người.

- Xuất khẩu lao động: 2.500 người.

- Thu hút lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch cơ cấu lao động sang dịch vụ, công nghiệp bình quân 2% mỗi năm, đến 2015 tỷ trọng lao động ở khu vực công nghiệp, dịch vụ khoảng 75% tổng lao động của tỉnh.

- Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 3%, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 2,7% (cuối năm 2010) xuống 2,6% (cuối năm 2015), nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 89% (cuối năm 2010) lên 90,0% (cuối năm 2015).

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cuối năm 2010 là 40% lên 50% vào cuối năm 2015.

6. Dịch vụ nhà ở cho người lao động

- Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 16/6/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy (khóa VIII), đến 2015, giải quyết 70% công nhân có chỗ ở ổn định, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đồng thời đảm bảo công nhân được thụ hưởng những công trình phúc lợi công cộng, những thiết chế văn hóa và được chăm sóc sức khỏe tại khu vực nơi ở.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân như sau:

+ Đối với nhà ở đô thị: diện tích bình quân đầu người đạt 18m2 sàn vào năm 2015.

+ Đối với nhà ở nông thôn: diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 16m2 sàn vào năm 2015 và 18m2 vào năm 2020.

+Phấn đấu năm 2020 trên phạm vi toàn tỉnh 100% số hộ có nhà ở ổn định; trong đó: nhà kiên cố chiếm trên 50%, nhà bán kiên cố chiếm 45% và nhà đơn sơ còn dưới 5%; riêng khu vực đô thị, phấn đấu mỗi hộ có căn hộ độc lập.

+ Tổng diện tích nhà cần tăng thêm là 6 triệu m2 nhà ở; bình quân mỗi năm tăng thêm 1,325 triệu m2 nhà ở.

7. Dịch vụ nông nghiệp

Giá trị dịch vụ nông-lâm-thủy sản tăng 4,07% (dịch vụ nông nghiệp tăng 4,35%, lâm nghiệp tăng 2%, thủy sản tăng 2,4%).

8. Dịch vụ tài nguyên môi trường

- Dịch vụ đất đai: phát triển mạnh các dịch vụ công như: đo đạt bản đồ, cung cấp thông tin đất đai, giao dịch bất động sản, tư vấn pháp luật nhà đất …

- Dịch vụ môi trường:

+ Thực hiện doanh thu năm sau cao hơn năm trước 10-20%, tập trung vào các loại hình: đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, giám sát môi trường, lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước…tiếp tục duy trì loại hình đào tạo nghiệp vụ về quan trắc và phân tích.

+ Từng bước đầu tư mở rộng loại hình tư vấn và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, tư vấn lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động nước thải, khí thải.

9. Dịch vụ giáo dục đào tạo

- Tỷ lệ trẻ em trong nhà trẻ ngoài công lập tối thiểu đạt 45%. Mẫu giáo ngoài công lập tối thiểu đạt 50%, riêng khu vực TP.Biên Hoà đạt 70%.

- Tỷ lệ học sinh tiểu học ngoài công lập tối thiểu đạt 1,5%.

- Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở ngoài công lập tối thiểu đạt 3,5%.

- Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông ngoài công lập đạt tối thiểu 35%.

- Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 trường trung học phổ thông tư thục.

III. Một số nhiệm vụ chủ yếu

1. Lĩnh vực thương mại

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại cả thị trường nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, củng cố thị trường nội địa. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản thực phẩm vào các kênh phân phối hiện đại như: Trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ đầu mối. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạng lưới, khai thác thị trường nội địa, đặc biệt là khu vực nông thôn, 33 xã điểm nông thôn mới.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu các chính sách thương mại cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Phối hợp các thương vụ thương mại tại các nước tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm chủ lực Đồng Nai xuất khẩu đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

- Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác cụ thể với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh đã ký kết hợp tác nhằm khai thác tối đa lợi thế giữa các địa phương.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, kinh nghiệm xây dựng, phát triển hệ thống phân phối; gặp gỡ, liên kết các nhà cung cấp, nhà phân phối; Liên kết nhà sản xuất nội địa và nhà bán lẻ nhằm phát triển các kênh phân phối lâu dài, chú trọng thị trường nông thôn; đồng thời với việc hỗ trợ nông dân liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiêp vào hệ thống phân phối trên địa bàn và các tỉnh bạn như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối..vv.; Tổ chức cho doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn, đến với công nhân khu công nghiệp thông qua phiên chợ vui, ngày hội văn hóa, hưởng ứng phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, phối hợp Cục XTTM, các Vụ Thị trường, VCCI và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Tổ chức các doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc với các đoàn thương nhân nước ngoài đến Đồng Nai và Việt Nam.

- Phối hợp với các Sở Công Thương của một số tỉnh, thành phố trong khu vực Đông Nam bộ và cả nước trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại, công tác khuyến công, quản lý thị trường..vv.

- Xây dựng và khai thác có hiệu quả Cổng Thương mại Điện tử Đồng Nai. Từng bước kết nối các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hình thành các quan hệ giao dịch thương mại điện tử. Nghiên cứu triển khai nhiều hình thức xúc tiến thương mại điện tử.

2. Dịch vụ vận tải, hành khách công cộng

- Thực hiện dự án quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận giai đoạn 2010-2020 và định hướng phát triển sau năm 2020.

- Triển khai thực hiện các dự án đầu tư mới, nâng cấp các bến xe theo quy hoạch. Đầu tư nâng cấp các trạm đầu, cuối của tuyến xe buýt, bổ sung hoàn thiện hệ thống nhà chờ, biển dừng đỗ xe buýt phục vụ tốt nhu cầu đi lại của hành khách.

- Thực hiện có hiệu quả việc trợ giá từ ngân sách tỉnh đối với việc duy trì các tuyến xe buýt trên địa bàn.

3. Dịch vụ văn hóa thể thao du lịch

- Tập trung xây dựng, kiện toàn các hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn như: tiếp tục phát triển Thư viện điện tử, đồng thời tiến hành đưa sách về thư viện các công ty, xí nghiệp đóng chân trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đề xuất thành lập các thiết chế: trung tâm thông tin triển lãm, nhà hát lớn, trung tâm chiếu phim, nhà tập luyện và biểu diễn của 2 đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp, xây dựng công trình thế giới tuổi thơ (Nhơn Trạch). 100% các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao, thư viện, nhà truyền thống, đội thông tin lưu động, đội văn nghệ.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, nghiên cứu đầu tư các sản phẩm du lịch mới phù hợp với tiềm năng du lịch địa phương, nhất là du lịch sinh thái.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch, tập trung vào thị trường các tỉnh lân cận như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh.

- Xây dựng đề án quy hoạch lễ hội trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai đề án nhà trọ văn hóa trên địa bàn tỉnh.

4. Dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp

a) Dịch vụ nhà ở

Ưu tiên giải quyết xây dựng nhà ở học sinh, sinh viên; nhà ở cho công nhân thuê, nhà ở cho người có thu nhập thấp. Gắn chính sách nhà ở với chính sách xã hội. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

b) Dịch vụ đưa rước công nhân

Duy trì hoạt động của 23 tuyến xe buýt hiện hữu và 02 tuyến chuyển tiếp đưa rước công nhân. Mở mới 10 tuyến xe buýt không trợ giá. Khảo sát và đề nghị UBND tỉnh chấp thuận trợ giá 05 tuyến đưa rước công nhân.

Có chính sách cho doanh nghiệp vận tải vay một phần để đầu tư phương tiện với lãi suất ưu đãi từ nguồn ngân sách tỉnh, phần còn lại doanh nghiệp tự bỏ vốn để cùng nhà nước đầu tư phương tiện., trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp , các hợp tác xã có trụ sở chính tại Đồng Nai.

c) Dịch vụ suất ăn công nghiệp

Cập nhật thường xuyên danh sách các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn công nghiệp đảm bảo đưa bữa ăn chất lượng, hợp vệ sinh đến với người lao động. Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ tiến hành khảo sát lại nhu cầu cung cấp suất ăn công nghiệp của các doanh nghiệp để làm cầu nối giữa nhà cung cấp và đơn vị có nhu cầu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.

5. Dịch vụ tài chính ngân hàng

- Đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kinh tế tập thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tập trung nguồn vốn thích hợp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo đúng tinh thần Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Tăng cường sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Xây dựng Trung tâm tài chính ngân hàng tương xứng với vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động.

6. Dịch vụ y tế

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở hành nghề y dược.

- Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Thực hiện tốt các chương trình y tế công cộng và y tế dự phòng, tập trung công tác phòng, chống dịch bệnh, phấn đấu không để dịch phát triển trên diện rộng, hạn chế tử vong.

- Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đặc biệt các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

7. Dịch vụ thông tin truyền thông

- Hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tổ chức thực hiện phát triển bưu chính viễn thông về nông thôn theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đến 100% các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà.

8. Dịch vụ pháp lý

- Tập trung mở rộng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chức, luật sư trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài cho đội ngũ luật sư, cán bộ pháp chế.

- Tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản, triển khai có hiệu quả Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản. Xây dựng đề án chuyển đổi loại hình đơn vị sự nghiệp cho phù hợp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 8660/KH-UBND ngày 15/10/2008 của UBND tỉnh về thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

9. Dịch vụ việc làm

- Phát triển thị trường lao động, tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

- Hỗ trợ học viên và đơn vị dạy nghề đáp ứng đào tạo theo địa chỉ và phát triển ngành nghề truyền thống. Nâng cao năng lực hoạt động giới thiệu việc làm. Liên kết tạo nguồn từng bước phát triển dịch vụ xuất khẩu lao động.

10. Dịch vụ kinh doanh bất động sản

- Hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản; Thành lập Hiệp hội bất động sản tỉnh Đồng Nai; Hướng dẫn thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy thị trường nhà ở, thị trường bất động sản phát triển; đề xuất các giải pháp bình ổn thị trường bất động sản;

- Củng cố, tăng cường nhân lực làm công tác quản lý thị trường bất động sản, có đủ khả năng để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh. Có năng lực đánh giá, dự báo tình hình thị trường bất động sản để làm tốt công tác tham mưu cho UBND Tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản, các chủ đầu tư dự án bất động sản trên điạ bàn tỉnh. Thường xuyên cập nhật thông tin, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

11. Dịch vụ nông nghiệp

- Tập trung đầu tư, sửa chữa nâng cấp các hệ thống thủy lợi, nâng cao độ ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả cấp nước của các công trình hiện có. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Triển khai xây dựng các công trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn.

- Phát triển các ngành nghề nông thôn nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, hộ nông dân, phối hợp thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản vào hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các các chợ truyền thống.

12. Dịch vụ khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh thủ tục mời gọi đầu tư, phát triển xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học đồng thời triển khai các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao.

- Hỗ trợ cung cấp dịch vụ thông tin cho các doanh nghiệp: tư vấn xây dựng mạng nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng vá phát triển website cho các doanh nghiệp.

13. Dịch vụ tài nguyên môi trường

- Hoàn thiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại đơn vị theo cơ chế một cửa. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý các hồ sơ, tài liệu về đất đai để rút ngắn thời gian thực hiện. Xây dựng chương trình cụ thể và triển khai có hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả dịch vụ.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý (xây dựng bổ sung định mức đơn giá), đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động của Trung tâm Quan trắc nhằm đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho hoạt động dịch vụ. Xây dựng kế hoạch cụ thể đối với việc mở rộng các loại hình hoạt động dịch vụ môi trường.

Phân công thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn (2011-2015) như sau:

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

I

Triển khai kế hoạch 7552/KH-UBND

 

 

1

Hướng dẫn, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn.

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

2

Triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

3

Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển HTX nhà ở phục vụ công nhân trên địa bàn tỉnh.

Liên minh HTX

Sở Xây dựng

4

Xây dựng và triển khai đề án, kế hoạch thực hiện thí điểm về cải tạo nhà, nâng cấp nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh.

UBND TP.Biên Hòa; TX.Long Khánh; H.Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom

Sở Xây dựng, Cục Thống kê, các đơn vị liên quan

5

Xây dựng và triển khai đề án, kế hoạch thực hiện thí điểm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn có các khu công nghiệp tập trung

UBND TP.Biên Hòa; TX.Long Khánh; H.Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom

Sở Xây dựng, Cục Thống kê, các đơn vị liên quan

II

Phát triển dịch vụ phục vụ khu công nhân các Khu Công nghiệp

 

 

1

Thực hiện Dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, thành phố lân cận giai đoạn 2010-2020 và định hướng phát triển sau năm 2020.

Sở Giao thông Vận tải

Các đơn vị liên quan

2

Phát triển hệ thống xe đưa rước công nhân, xe buýt phục vụ công nhân.

Sở Giao thông Vận tải

BanQL KCN, các đơn vị liên quan

3

Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các sơ sở kinh doanh dịch vụ suất ăn công nghiệp trên địa bàn.

Sở Y tế

Ban QL KCN, Sở Công Thương

4

Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao hướng đến đối tượng công nhân các khu công nghiệp. Tiếp tục nhân rộng mô hình ngày hội văn hóa công nhân một cách thường xuyên.

Sở VH-TT-DL

Liên đoàn LĐ, BanQL KCN

5

Xây dựng phương án huy động vốn đảm bảo việc triển khai thực hiện các chương trình nhà ở đạt mực tiêu, nhiệm vụ. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Hoàn thiện cơ chế tín dụng tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được vay vốn phục vụ nhu cầu cải thiện chỗ ở. Khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.

BQL các khu công nghiệp

Các đơn vị liên quan

6

Tăng cường bộ máy tổ chức và năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề, tăng cường năng lực đạo tạo nghề và quan tâm hơn nữa đến công tác xã hội hóa công tác đào tạo nghề.

Sở Lao động thương binh và xã hội

Các đơn vị liên quan

7

Tổng hợp danh mục các công thự, nhà công vụ trên địa bàn; lập quy hoạch nhà ở công sở, công vụ; đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp đối với nhà công sở, nhà công vụ và triển khai xây dựng đề án cải tạo, xây dựng nhà chung cư theo quy định; thực hiện dự án thí điểm nhà ở xã hội; triển khai Đề án nhà ở xã hội.

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

III

Triển khai quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh

 

 

1

Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ.

Sở Công Thương

Tổng Công ty CNTP, các đơn vị liên quan

2

Theo dõi, đẩy nhanh việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

3

Xây dựng và triển khai thực hiện: Đề án phát triển Thương mại nông thôn 2011-2015, chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng, chợ phục vụ cho mua sắm, tiêu thụ hàng nông sản của địa phương; Quy hoạch cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng giai đoạn 2011-2015, có tính đến năm 2020; Quy hoạch phát triển hệ thống kho, cảng xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

IV

Phát triển một số loại hình dịch vụ chất lượng cao

 

 

1

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng dịch vụ thông tin, truyền thông. Đa dạng hóa nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sở Thông tin Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án công nghệ cao về công nghệ sinh học. Triển khai các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao

Sở Khoa học công nghệ

Các đơn vị liên quan

3

Xây dựng và triển khai đề án phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao tại Đồng Nai.

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

4

Tăng cường công tác xã hội hóa dạy nghề. Nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.

Sở LĐ-TB-XH

Các đơn vị liên quan

5

Xây dựng đề án trường PTTH trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Sở Giáo dục đào tạo

Các đơn vị liên quan

6

Tập trung thực hiện Kế hoạch 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy Đồng Nai về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Phát triển dịch vụ Nông nghiệp nông thôn gắn với việc phổ biến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo quy trình công nghệ cao (nhất là công nghệ sinh học) vào sản xuất.

Sở NN-PTNT

Các đơn vị liên quan

V

Nghiên cứu, định hướng phát triển một số loại hình dịch vụ

 

 

1

Nghiên cứu, nắm bắt lại các hoạt động dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển.

Sở NN-PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Sở VH-TT-DL

Các đơn vị liên quan

3

Nghiên cứu đề xuất phát triển dịch vụ môi trường.

Sở Tài nguyên môi trường

Các đơn vị liên quan

4

Rà soát nắm bắt tình hình hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực này

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

5

Rà soát nắm lại các hoạt động dịch vụ pháp lý trên địa bàn tỉnh, lập kế hoạch định hướng phát triển.

Sở Tư pháp

Các đơn vị liên quan

6

Rà soát nắm lại các hoạt động dịch vụ tài chính trên địa bàn tỉnh, lập kế hoạch định hướng phát triển.

Sở Tài chính

Các đơn vị liên quan

VI

Một số công tác quan trọng khác

 

 

1

Phối hợp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch bố trí vốn ngân sách, lồng ghép với các dự án đầu tư hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch Đầu tư

Các đơn vị liên quan

2

Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu, số liệu chi tiết liên quan phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và phát triển lĩnh vực dịch vụ của tỉnh.

Sở Công Thương

Cục Thống Kê, các đơn vị liên quan

3

Xúc tiến đẩy nhanh các dự án du lịch để sớm đưa vào hoạt động, khai thác. Tập trung thúc đẩy việc khai thác tuyến du lịch sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Du lịch Bửu Long, Lâm trại Sơn Tiên.

Sở VH-TT-DL

Các đơn vị liên quan

4

Triển khai dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tại Đồng Nai giai đoạn 2010-2015 do Ngân hàng thế giới tài trợ. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đáp ứng yêu cầu phát triển đàn gia súc có năng suât chất lượng cao. Tăng cường năng lực hệ thống thú y đủ năng lực chủ động phòng chống các loại dịch bệnh.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

5

Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin về các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh

Sở Koa học công nghệ

UBND các huyện

6

Tổ chức tìm hiểu các công nghệ mới, thiết bị mới để phát triển thị trường công nghệ theo hướng hiện đại, bền vững. Triển khai chương trình năng suất chất lượng, chương trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng...

Sở Khoa học công nghệ

Các đơn vị liên quan

7

Tập trung mở rộng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp

Các đơn vị liên quan

8

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, chú trọng đến các địa bàn nông thôn. Tăng cường công tác thanh kiểm tra các trường ngoài công lập.

Sở Giáo dục đào tạo

Các đơn vị liên quan

9

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, thiết bị ngành y tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế của tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Cơ bản hàon thiện cơ sở hạ tầng và thiết bị hệ thống y tế toàn tỉnh theo chuẩn của Bộ Y tế và theo hướng hiện đại.

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các Sở ngành thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển Dịch vụ căn cứ kế hoạch phát triển dịch vụ 2011-2015, căn cứ nhiệm vụ của ngành mình, tổ chức quán triệt nội dung kế hoạch. Hàng năm, xây dựng chương trình chi tiết, phối hợp giữa các Sở, Ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện.

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển Dịch vụ có trách nhiệm làm đầu mối tác động, đôn đốc các ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện theo phân công của UBND tỉnh, phối hợp các thành viên xây dựng chương trình chung hàng năm của Ban trình UBND tỉnh phê duyệt. Thực hiện tốt việc sơ tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm và tổng kết việc thực hiện chương trình này vào cuối năm 2015.

Trên đây là Chương trình Phát triển dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh Ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch- các P.Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh - Phó VP UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐPTDV;
- Thành viên Tổ CV;
- Lưu: VT, TH, KT, CNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thị Mỹ Thanh

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN NGÀNH DỊCH VỤ ĐỒNG NAI ĐANG TRIỂN KHAI
(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

Stt

Loại hình

Chủ đầu tư

Tiến độ

I.

Thương mại

 

 

1

TTTM Tân Hiệp tại chợ Tân Hiệp cũ – TP.Biên Hòa (TTTM hạng III kết hợp chợ truyền thống)

Cty TNHH Tân Trun

- Đang xây dựng

2

TTTM tại chợ Long Khánh hiện hữu

Công ty TNHH Hồng Hà

- Đang làm thủ tục chuyển đổi thành siêu thị kết hợp với chợ truyền thống và tiến hành xây dựng

3

TTTM Hiệp Phước - Nhơn Trạch

Tổng Công ty Tín Nghĩa

- Đã thực hiện xong hạ tầng, đang chuẩn bị xây dựng các hạng mục trên mặt bằng đã thi công.

4

TTTM tại khu 600 ha trung tâm hành chính huyện Nhơn Trạch

 

- Đang trong giai đoạn thiết kế trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

5

TTTM Trảng Bom

Công ty Cổ phần Thống Nhất

- Đang tiến hành xây dựng hạ tầng

6

Siêu thị thị trấn Long Thành

HTX Long Hưng

- Đã xây dựng xong nhưng chưa hoạt động

7

Trung tâm Thông tin Triển lãm và Quảng trường xanh

Sở Công Thương

- Đang trình UBND tỉnh đề nghị phê duyệt Dự toán chi phí tuyển chọn phương án kiến trúc

8

Chuyển đổi KCN Biên Hoà I thành trung tâm thương mại

Công ty cổ phần Sonadezi

- Sở Xây dựng phối hợp cùng Công ty Sonadezi thực hiện đề án chuyển đổi chức năng khu công nghiệp Biên Hòa I thành Trung tâm Thương mại Dịch vụ của thành phố Biên Hòa, đã hoàn thành đề án và đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét trình Bộ Xây dựng về nội dung đề án.

II

Kết cấu hạ tầng giao thông

 

 

1

Cầu Hoá An mới

Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hoà

- Ngày 20/07/2010, Sở Khoa học công nghệ đã chủ trì cuộc họp thống nhất ý kiến báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án cầu Hoá An mới.

- Ngày 22/07/2010, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức cuộc họp để nghe Nhà đầu tư báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án. Sau cuộc họp đã đề nghị Nhà đầu tư trong thời gian chờ UBND tỉnh chỉ đạo về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, Nhà đầu tư chủ động phối hợp cùng Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP.Biên Hoà đẩy nhanh công tác chuẩn bị mặt bằng khởi công dự án, làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để thoả thuận các phương án đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình triển khai xây dựng. 

- Ngày 24/12/2010 khởi công xây dựng.

2

Cầu đường quận 9 TP.HCM – Nhơn Trạch

Đang tìm kiếm

- Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị tư vấn (TEDISOUTH) sớm hoàn tất dự án đầu tư của dự án đường vành đai 3 kết hợp dự án cầu đường Quận 9 - Nhơn Trạch.

- Bộ Giao thông vận tải đang tìm kiếm nguồn vôn đầu tư báo cáo Chính phủ.

3

BOT tổ hợp các tuyến đường 768, 768B, đường song hành nhà máy nước Thiện Tân và đường vào cầu Thủ Biên

Công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức

- Hiện nay Nhà đầu tư đã đang triển khai công tác trung tu đường Đồng Khởi, xây dựng trạm thu phí 2a và 2b để tiến hành đưa vào thu phí trong Quý IV/2010

4

Cầu Thủ Biên

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương

- Đã tổ chức khánh thành ngày 19/5/2010.

5

Quốc lộ 1A tuyến tránh TP.Biên Hoà

Công ty cổ phần Đồng Thuận

- Ngày 24/7/2010 Nhà đầu tư đã tiến hành tổ chức khởi công xây dựng dự án. Hiện nay đang tiến hành thi công xây dựng hạng mục cầu vượt đường sắt tại huyện Trảng Bom.

Bên cạnh đó NĐT đang tiến hành lập hồ sơ quy hoạch 1/500 khu tái định cư Phước Tân và công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư Bình Minh.

6

Cầu Đồng Nai mới

Tổng Công ty xây dựng số 1

- Đã hoàn tất công tác đúc cọc phục vụ thi công hầm chui, đang tiến hành thi công hệ thống thoát nước nhánh BH1, BH3 và một phần nhánh BH2.

- Đã hoàn thành hồ sô thiết kế di dời tuyến ống cấp nước D600 và đã thi công từ 15/08/2010. Các hạng mục di dời các công trình ngầm khác chưa được triển khai do chưa có mặt bằng để di dời. 

7

Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

- Ngày 23/04/2010, Công ty phát triển đường cao tốc đã tiến hành khởi công gói thầu số 03 trên địa bàn huyện Long Thành và các gói thầu số 4, 5, 6 cũng đã tiến hành thi công tuy nhiên do mặt bằng thi công chưa được bàn giao hoàn chỉnh do đó việc thi công còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc

8

Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt

Đang tìm kiếm

- Ngày 13/04/2010, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì buổi làm việc thông qua báo cáo đầu tư của dự án, sau cuộc Thứ trưởng đã có ý kiến kết luận như sau :

- Thống nhất điểm đầu và điểm cuối của dự án, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đi qua đồi Dọc, phía bắc đồi Đốc, đi qua hồ La Ngà sử dụng cầu cạn không chiếm dụng lòng hồ

9

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và mở rộng QL51

Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu ( Cty BVEC)

- Ngày 09/09/2010, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Việt Nam Mai Văn Đức đã chủ trì buổi làm việc với Nhà đầu tư, các địa phương và các đơn vị chủ quản các tuyến ống cấp nước trong HLAT tuyến QL 51. Sau buổi làm việc Phó Tổng Cục trưởng đề nghị các đơn vị chủ quản các hệ thống cấp nước tiến hành di dời các tuyến ống ra khỏi phạm vi nền đường QL 51 trước ngày 20/09/2010.

- Ngày 08/09/2010, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã có công văn số 2329/TCĐBVN-CQLXDĐB gửi Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị bàn giao hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng QL 51 trước đây cho Khu QLĐB VII trong tháng 09/2010 để Nhà đầu tư tiến hành khôi phục lại ranh mốc. 

10

Sửa chữa, nâng cấp, mở rộng QL20

Ban quản lý dự án 7 – Bộ Giao thông Vận tải

- Ngày 16/09/2010, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi làm việc nghe đơn vị tư vấn báo cáo giữa kỳ hồ sơ cải tạo QL 20, sau buổi họp, Thứ trưởng đề nghị chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong Qúy IV/2010. 

11

Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Công ty BITEXCO)

- Ngày 23/08/2010, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã chủ trì cuộc họp nghe NĐT báo cáo tính hình triển khai thực hiện dự án. Sau cuộc họp UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường chủ trì cùng các huyện có tuyến đường cao tốc đi qua phối hợp cùng Nhà đầu tư chuẩn bị tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án, tạo điều kiện cho Nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án. 

12

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

- Sở Giao thông vận tải đã có công văn số 1839/SGTVT-KH báo cáo UBND tỉnh về việc góp ý hồ sơ dự án.

III.

Cảng, kho trung chuyển

 

 

1

Cảng Phước An

Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai

- Chủ đầu tư đang tiến hành kiểm kê thu hồi đất theo phương án đã được UBND tỉnh chấp thuận.

2

Cảng Đồng Nai

Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai

- Đang xúc tiến công tác giải phòng mặt bằng để chuẩn bị triển khai thi công giai đoạn mở rộng.

3

Cảng Gò Dầu

Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai

- Chủ đầu tư đang tiến hành làm các thủ tục về đất đai để chuẩn bị cho công tác lập dự án đầu tư

4

Sân bay quốc tế Long Thành

Tổng công ty Cảng Hàng không Miền Nam

- Tổng Cty Cảng Hàng không Miền Nam đang phối hợp cùng đơn vị tư vấn là Cty Tư vấn Sân bay Nhật Bản (JAC) khảo sát lập quy hoạch

IV.

Dự án Du lịch

 

 

1

Thành phố du lịch sinh thái Sơn Tiên

Công ty cổ phần Thành phố du lịch sinh thái Sơn Tiên

- Đã bồi thường giải tỏa được 354 ha/373,6 ha. Một số hạng mục công trình đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến khu du lịch đưa vào kinh doanh khai thác năm 2012.

2

Khu du lịch và dân cư Bửu Long

Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

- Tổng diện tích khoảng 323 ha thuộc địa bàn phường Bửu Long, Tân Phong, Quang Vinh thuộc TP. Biên Hoà và xã Bình Hoà, huyện Vĩnh Cửu.

- Ngày 29/9/2010 đã động thổ công trình đầu tư giai đoạn 1 khu du lịch và dân cư Bửu Long (Dragonland). Dự án Dragonland là tổ phức hợp với 3 hợp phần chính: vui chơi giải trí hiện đại kết hợp với du lịch văn hoá sinh thái và phát triển khu dân cư đô thị.

- Trong giai đoạn 1 dự án sẽ tập trung đầu tư các hạng mục: thông hồ Long Ẩn – Long Vân để tạo một thể liên thông thống nhất giữa các hồ, nâng cấp các hạng mục vui chơi hiện có để khai thác từng phần, trước hết là phân khu trẻ em và gia đình, các trò chơi trên mặt nước, xây dựng sân khấu nhạc nước và biểu diễn nghệ thuật trên hồ. Nâng cao chất lượng hoạt động của văn miếu Trấn Biên, xây dựng cụm dịch vụ gồm: nhà hàng Cọ Dầu, nhà hàng Du Long, xây dựng khu dân cư và tái định cư.

V.

Dự án nhà ở xã hội

 

 

1

Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (22 tầng)

Công ty cổ phần Sơn An

- Đang thực hiện

 

GDP LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Theo giá thực tế)

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

Biểu 1A

STT

Danh mục lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Tổng sản phẩm (GDP) Tr. Đồng

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng số

10,535,871

12,997,990

17,032,934

20,315,100

25,725,057

1

TNghiệp, SC xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

3,051,827

3,750,203

5,096,777

6,014,354

7,697,727

2

Khách sạn nhà hàng

680,753

905,196

1,179,241

1,326,559

1,781,023

3

Vận tải, kho bãi và TTLL

1,115,389

1,414,440

1,906,522

2,167,585

2,779,444

4

Tài chính tín dụng

1,051,638

1,395,979

1,870,696

2,229,402

2,825,336

5

Hoạt động khoa học và công nghệ

21,718

25,408

28,173

32,234

39,550

6

Các hoạt động liên quan đến KDTS và DVTV

2,031,426

2,610,909

3,095,205

3,441,582

4,504,728

7

Quản lý Nhà nước và ANQP

305,945

415,543

601,388

737,756

908,284

8

Giáo dục và đào tạo

674,624

821,461

1,026,055

1,328,056

1,549,664

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

234,618

292,518

467,610

539,159

706,237

10

Hoạt động văn hoá và thể thao

103,037

131,196

188,984

219,063

285,425

11

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

75,750

102,326

137,805

166,377

208,129

12

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

185,596

232,786

285,063

308,874

402,534

13

Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình

32,648

33,016

36,821

45,725

55,611

14

Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

970,902

867,009

1,112,594

1,758,374

1,981,365

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 1B

GDP LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Theo giá so sánh)

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

STT

Danh mục lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Tổng sản phẩm (GDP) Tr. Đồng

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng số

5,020,055

5,864,915

6,881,658

7,702,000

8,834,194

1

TNghiệp, SC xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

1,440,067

1,712,144

2,027,784

2,241,596

2,620,299

2

Khách sạn nhà hàng

342,377

405,735

489,964

552,517

640,453

3

Vận tải, kho bãi và TTLL

530,925

634,063

761,505

838,381

955,294

4

Tài chính tín dụng

499,910

598,442

717,820

777,002

905,771

5

Hoạt động khoa học và công nghệ

12,270

14,388

16,273

17,119

18,555

6

Các hoạt động liên quan đến KDTS và DVTV

944,476

1,119,296

1,326,377

1,369,818

1,559,748

7

Quản lý Nhà nước và ANQP

158,736

177,572

203,700

232,400

263,563

8

Giáo dục và đào tạo

313,778

374,121

448,393

486,008

543,165

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

114,392

135,504

163,083

172,801

201,009

10

Hoạt động văn hoá và thể thao

55,846

65,779

75,200

83,850

97,300

11

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

39,701

44,780

45,728

52,710

59,166

12

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

89,014

99,416

108,739

124,409

140,695

13

Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình

18,529

18,796

19,030

20,124

21,722

14

Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

460,034

464,879

478,062

733,265

807,454

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 2

CƠ CẤU GDP LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Theo giá thực tế)

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

STT

Danh mục lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Cơ cấu (%)

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng số

100.00

100.0

100.0

100.0

100.0

1

TNghiệp, SC xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

28.97

28.85

29.92

29.61

29.92

2

Khách sạn nhà hàng

6.46

6.96

6.92

6.53

6.92

3

Vận tải, kho bãi và TTLL

10.59

10.88

11.19

10.67

10.80

4

Tài chính tín dụng

9.98

10.74

10.98

10.97

10.98

5

Hoạt động khoa học và công nghệ

0.21

0.20

0.17

0.16

0.15

6

Các hoạt động liên quan đến KDTS và DVTV

19.28

20.09

18.17

16.94

17.51

7

Quản lý Nhà nước và ANQP

2.90

3.20

3.53

3.63

3.53

8

Giáo dục và đào tạo

6.40

6.32

6.02

6.54

6.02

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

2.23

2.25

2.75

2.65

2.75

10

Hoạt động văn hoá và thể thao

0.98

1.01

1.11

1.08

1.11

11

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

0.72

0.79

0.81

0.82

0.81

12

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

1.76

1.79

1.67

1.52

1.56

13

Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình

0.31

0.25

0.22

0.23

0.22

14

Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

9.22

6.67

6.53

8.66

7.70

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 3

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Theo giá so sánh)

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

STT

Danh mục lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Tốc độ tăng (GDP) %

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng số

114.0

116.83

117.34

111.92

114.70

1

TNghiệp, SC xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân

114.0

118.89

118.44

110.54

116.89

2

Khách sạn nhà hàng

112.9

118.51

120.76

112.77

115.92

3

Vận tải, kho bãi và TTLL

109.7

119.43

120.10

110.10

113.95

4

Tài chính tín dụng

112.8

119.71

119.95

108.24

116.57

5

Hoạt động khoa học và công nghệ

111.6

117.26

113.10

105.20

108.39

6

Các hoạt động liên quan đến KDTS và DVTV

119.6

118.51

118.50

103.28

113.87

7

Quản lý Nhà nước và ANQP

110.7

111.87

114.71

114.09

113.41

8

Giáo dục và đào tạo

113.4

119.23

119.85

108.39

111.76

9

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

112.3

118.46

120.35

105.96

116.32

10

Hoạt động văn hoá và thể thao

113.2

117.79

114.32

111.50

116.04

11

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

105.2

112.79

102.12

115.27

112.25

12

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

110.7

111.69

109.38

114.41

113.09

13

Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình

121.2

101.44

101.24

105.75

107.94

14

Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

114.3

101.05

102.84

153.38

110.12

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 4

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THƯƠNG MẠI ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2006

2007

2008

2009

ước 2010

1

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn

Tỷ đồng

21,158

27,049

37,721

45,453

57,498

 

Trong đó:

"

 

 

 

 

 

 

- DN Trung ương

"

499

596

754

805

999

 

- DN Địa phương

"

1,625

1,944

2,389

2,250

3,166

 

- DN có vốn ĐTNN

"

1,502

1,752

2,140

2,455

3,055

2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Triệu USD

9,274

11,803

14,288

12,525

15,492

a

Kim ngạch xuất khẩu

"

4,275

5,474

6,391

5,891

7,100

 

Trong đó:

"

 

 

 

 

 

 

- DN Trung ương

"

109

139

171

147

159

 

- DN Địa phương

"

244

313

391

359

405

 

- DN có vốn ĐTNN

"

3,922

5,023

5,829

5,385

6,536

b

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

4,999

6,329

7,897

6,634

8,392

 

Trong đó:

"

 

 

 

 

 

 

- DN Trung ương

"

63

73

88

66

72

 

- DN Địa phương

"

126

142

174

140

154

 

- DN có vốn ĐTNN

"

4,810

6,114

7,635

6,428

8,166

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai


Biểu 5

DANH MỤC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐỌAN 2006 – 2010

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

STT

Mặt hàng nhập chủ yếu

Thực hiện 2006

Thực hiện 2007

Thực hiện 2008

Thực hiện 2009

Ước thực hiện 2010

Tổng thực hiện (2006-2010)

Số lượng (tấn)

Trị giá

Số lượng (tấn)

Trị giá

Số lượng (tấn)

Trị giá

Số lượng (tấn)

Trị giá

Số lượng (tấn)

Trị giá

Số lượng (tấn)

Trị giá

1

Mật ong

2,750

4,670

2,840

4,887

2,900

5,454

2,800

5,567

3,560

8,038

14,850

28,616

2

Sữa, SF sữa

 

5,316

 

6,378

 

7,978

 

7,460

 

8,232

0

35,364

3

Đường

 

12,308

 

13,650

 

17,076

 

15,221

 

18,355

0

76,610

4

Xe điện

 

16,239

 

15,932

 

19,930

 

17,812

 

20,398

0

90,311

5

Hạt điều nhân

7,747

32,940

10,500

50,620

10,600

55,024

8,000

32,952

6,200

31,142

43,047

202,678

6

Cao su

21,653

39,689

24,870

48,372

25,118

66,135

19,962

34,354

20,000

59,120

111,603

247,670

7

Gốm, TCMN

 

43,295

 

46,825

 

58,570

 

52,986

 

62,141

0

263,817

8

Cà phê

55,214

89,557

43,500

82,258

37,000

76,923

30,000

40,980

34,500

48,610

200,214

338,328

9

Điện, dây cáp điện

 

189,321

 

245,363

 

306,950

 

286,449

 

346,077

0

1,374,160

10

Sản phẩm nhựa

 

345,208

 

486,320

 

608,308

 

564,508

 

667,314

0

2,671,658

11

Hàng mộc

 

465,983

 

512,650

 

641,322

 

586,354

 

706,263

0

2,912,572

12

Hàng may mặc

 

829,246

 

1,036,920

 

1,297,180

 

1,198,306

 

1,452,018

0

5,813,670

13

Giày dép

 

906,128

 

1,136,890

 

1,422,250

 

1,321,568

 

1,508,913

0

6,295,749

14

Hàng điện tử

 

915,420

 

1,245,320

 

1,557,880

 

1,463,546

 

1,725,136

0

6,907,302

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 6

DANH MỤC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Kèm theo Văn bản số 2613/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh)

ĐVT: Số lượng (1.000 tấn)

 Trị giá: Triệu USD

STT

Mặt hàng nhập chủ yếu

Thực hiện 2006

Thực hiện 2007

Thực hiện 2008

Thực hiện 2009

Ước thực hiện 2010

Tổng thực hiện (2006-2010)

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

Số lượng

Trị giá

1

Hàng tiêu dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

2

xe tải (chiếc)

210

2,572

80

958

48

608

 

 

 

 

338

4,138

3

NPL Thuốc lá

 

13,258

 

8,700

 

11,351

 

7,500

 

7,600

0

48,409

4

Phân bón (tấn)

72,000

20,736

63,200

19,212

45,000

14,455

80,000

28,242

45,000

15,660

305,200

98,305

5

Bột mì

 

38,405

 

39,680

 

51,771

 

40,210

 

50,866

0

220,932

6

Bột giấy

 

75,815

 

79,630

 

103,890

 

82,515

 

104,381

0

446,231

7

Thực phẩm

 

238,516

 

256,230

 

334,305

 

276,120

 

349,291

0

1,454,462

8

Thuốc y tế

 

203,207

 

323,690

 

422,320

 

358,970

 

454,097

0

1,762,284

9

Hóa chất CN

 

245,952

 

316,850

 

413,396

 

347,552

 

439,653

0

1,763,403

10

Sắt , thép

 

256,497

 

523,145

 

682,556

 

573,122

 

724,998

0

2,760,318

11

Phụ liệu giày dép

 

725,314

 

826,930

 

682,550

 

580,676

 

734,554

0

3,550,024

12

Tơ, sợi

 

524,316

 

652,320

 

851,080

 

712,683

 

901,543

0

3,641,942

13

PT, MMTB

 

543,207

 

673,280

 

878,433

 

734,890

 

929,635

0

3,759,445

14

Phụ liệu may mặc

 

317,128

 

487,550

 

1,032,905

 

862,317

 

1,090,830

0

3,790,730

15

Vải may mặc

 

537,020

 

689,360

 

899,412

 

754,216

 

954,082

0

3,834,090

16

Máy tính, linh kiện

 

623,254

 

733,860

 

957,470

 

810,528

 

1,025,317

0

4,150,429

17

Xe du lịch (chiếc)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Cục Thống Kê Đồng Nai

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2613/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt "Chương trình phát triển dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015" do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 2613/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/10/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Phan Thị Mỹ Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/10/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản