- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 03/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 299/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 08/2022/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021-2026
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2608/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 16 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC: THỪA PHÁT LẠI, HỘ TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Căn cứ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 82/TTr-STP ngày 05 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Thừa phát lại, Hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2.
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cụ thể hóa việc áp dụng thực thi phương án đơn giản đối với 01 thủ tục hành chính đã được thông qua tại
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC: THỪA PHÁT LẠI, HỘ TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2608/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. LĨNH VỰC THỪA PHÁT LẠI
Thủ tục: Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (Mã số TTHC: 1.008930.000.00.00.H08).
1. Nội dung đơn giản hóa
- Cắt giảm thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
- Lý do: Hiện nay hồ sơ “Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP gồm Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở (nội dung này đã được chứng minh tại hồ sơ thành lập Văn phòng thừa phát lại và được thể hiện trên Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại), con dấu và tài khoản riêng (nội dung này được đăng ký sau khi đã được cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại), hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính (không liên quan đến việc cấp giấy phép Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại). Do đó, việc cắt giảm thành phần hồ sơ tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP là cần thiết, giúp giảm chi phí thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức giải quyết thủ tục hành chính.
2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ quy định thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp quy định.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại để đối chiếu.
3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3,4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
4. Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Do đó, theo nội dung tại mục 1 của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ “không quy định tổ chức phải nộp giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ- CP” trong thành phần hồ sơ Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp quy định.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại để đối chiếu.
3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
3. Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 17.636.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 13.772.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm cho cơ quan, đơn vị: 3.863.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,9%.
II. LĨNH VỰC HỘ TỊCH
Thủ tục: Đăng ký lại khai sinh (đối với trường hợp không cần phải xác minh) (Mã số TTHC: MSTT: 1.004884.000.00.00.H08)
1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục Đăng ký lại khai sinh được công bố tại Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc).
- Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính, thời gian 05 ngày làm việc là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị cắt giảm 01 ngày làm việc từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc, quy trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
Ghi chú: (1): Bộ phận một cửa xã tiếp nhận hồ sơ; (2): Chuyển hồ sơ đến Công chức chuyên môn; (3): Công chức chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo cơ quan xem xét; (4): Lãnh đạo cơ quan xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển đến Văn thư; (5): Văn thư chuyển đến Bộ phận một cửa xã; (6): Trả kết quả cho công dân |
2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.”
Do đó, theo nội dung tại mục 1 phần II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ như sau: “Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.”
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 122.535.560 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 105.235.880 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm cho cơ quan, đơn vị: 17.299.680 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,1%.
- 1Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2019 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư và hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 1684/QĐ-UBND năm 2019 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực: Hộ tịch; Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, đấu giá tài sản và hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2022 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực nuôi con nuôi, hộ tịch thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn
- 6Quyết định 2056/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 1782/QĐ-UBND năm 2023 thông qua Phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bến Tre
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2019 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư và hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 1684/QĐ-UBND năm 2019 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực: Hộ tịch; Phổ biến giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, đấu giá tài sản và hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 03/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 299/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 08/2022/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021-2026
- 12Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2022 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
- 13Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực nuôi con nuôi, hộ tịch thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn
- 14Quyết định 2056/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long
- 15Quyết định 1782/QĐ-UBND năm 2023 thông qua Phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bến Tre
Quyết định 2608/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Thừa phát lại, Hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 2608/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lâm Hải Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực