- 1Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 2Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 57/2006/QĐ-UBND về Đề án phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2602/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 18 tháng 10 năm 2006 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Căn cứ Hướng dẫn số 2062/HD-BCĐ ngày 19/5/2006 của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương về hướng dẫn hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
Căn cứ Quyết định số 57/2006/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 45/TTr-VHTT/XDĐSVH ngày 22/9/2006 về việc ban hành Quy chế công nhận, khen thưởng các danh hiệu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận, khen thưởng các danh hiệu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG CÁC DANH HIỆU CỦA PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2602/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)
2. Việc công nhận và khen thưởng Khu dân cư tiên tiến thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận.
3. Các gia đình, thôn, khu phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học… quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Hộ gia đình đang sinh sống tại tỉnh Bình Thuận;
b) Thôn, bản… (thuộc xã, thị trấn) gọi chung là thôn;
c) Khu phố thuộc các phường, thị trấn tại các huyện, thị xã và thành phố;
d) Xã, phường, thị trấn tại các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh;
đ) Cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (kể cả các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh), gọi chung là đơn vị.
4. Quy chế này không áp dụng cho việc xem xét công nhận, khen thưởng các danh hiệu “Thôn văn hóa, Xã văn hóa” tại 15 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số và các thôn dân tộc xen ghép của tỉnh.
Điều 2. Cấp công nhận các danh hiệu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
1. Gia đình văn hóa do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
2. Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố công nhận.
3. Đơn vị có Nếp sống văn minh (cơ quan văn hóa) do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố công nhận.
4. Xã - Phường - Thị trấn văn hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
1. Gia đình văn hóa xuất sắc do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa - Thông tin khen thưởng.
2. Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa - Thông tin khen thưởng.
3. Đơn vị có Nếp sống văn minh xuất sắc do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng.
4. Xã - Phường - Thị trấn văn hóa xuất sắc do UBND tỉnh và Bộ Văn hóa - Thông tin khen thưởng.
Điều 4. Việc công nhận danh hiệu và khen thưởng Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời, đúng tiêu chuẩn, không du di, chạy theo số lượng đơn thuần; kết hợp chặt chẽ với việc động viên khuyến khích lợi ích vật chất để các cá nhân, gia đình, tập thể hăng hái tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Điều 5. Tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”
Gia đình văn hóa phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật Nhà nước; quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng;
c) Không sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; không mắc các tệ nạn xã hội; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng và bảo vệ Di tích Lịch sử - Văn hóa, cảnh quan của địa phương.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau; có trách nhiệm nuôi dạy con cái; con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
b) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên;
c) Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba;
d) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
e) Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động: hòa giải, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả:
a) Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên;
b) Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập.
Điều 6. Thủ tục công nhận “Gia đình văn hóa”
1. Điều kiện công nhận:
a) Các hộ gia đình có thời gian đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” là 1 năm, đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bảng tự chấm điểm của gia đình có xác nhận của tổ dân cư hoặc tổ tự quản;
b) Biên bản hội nghị xem xét, bình chọn và đề nghị của tổ dân cư hoặc tổ tự quản (có từ 50% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị);
c) Công văn đề nghị của Ban Vận động xây dựng Thôn - Khu phố văn hóa, Ban Công tác Mặt trận thôn, khu phố.
3. Căn cứ đề nghị của Ban Vận động xây dựng Thôn - Khu phố văn hóa, Ban Công tác Mặt trận thôn - khu phố, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Điều 7. Hình thức công nhận “Gia đình văn hóa”
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận và tái công nhận Gia đình văn hóa hàng năm.
2. Thôn, khu phố tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn về công nhận hoặc tái công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” vào dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư hàng năm (ngày 18/11) và ghi vào “Sổ vàng Gia đình văn hóa” ở khu dân cư.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trao Giấy chứng nhận đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm liên tục và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các Gia đình văn hóa tiêu biểu.
Điều 8. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”
Danh hiệu “Thôn văn hóa” phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
b) Có từ 85% hộ trở lên có nhà xây bền vững hoặc nhà có tường xây bằng gạch đá; xóa nhà tranh tre dột nát;
c) Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch hoặc làm bằng vật liệu cứng;
d) Trên 90% số hộ được sử dụng điện.
2. Tiêu chuẩn 2: Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
a) Có các thiết chế văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, giáo dục, y tế phù hợp, hoạt động thường xuyên;
b) Thực hiện tốt Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
c) Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; không có người mù chữ;
3. Tiêu chuẩn 3: Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.
a) Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; rác thải phải được thu gom xử lý;
b) Có từ 80% hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch và nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
c) Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các Di tích Lịch sử - Văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Tiêu chuẩn 4: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân;
b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt cấp kéo dài;
d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;
e) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng;
f) Không có trọng án hình sự.
5. Tiêu chuẩn 5: Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
a) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Điều 9. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ công nhận “Thôn văn hóa”
1. Điều kiện công nhận:
a) Có thời gian phát động xây dựng từ 3 năm trở lên;
b) Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Quy chế này. Đạt từ 80 điểm trở lên;
c) Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Công văn đề nghị của UBND xã, thị trấn;
b) Bảng chấm điểm, báo cáo kết quả triển khai xây dựng Thôn văn hóa có xác nhận của UBND xã, thị trấn;
c) Biên bản họp xét thi đua của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, thị trấn;
d) Biên bản phúc tra của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố (vào năm thứ 3 sau khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”).
3. Căn cứ vào Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp trình UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại danh hiệu “Thôn văn hóa” cho các thôn đủ tiêu chuẩn theo định kỳ 3 năm 1 lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”).
Điều 10. Hình thức công nhận “Thôn văn hóa”
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận và công nhận lại “Thôn văn hóa” kèm theo Giấy công nhận theo định kỳ 3 năm một lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”).
2. Giấy công nhận “Thôn văn hóa” được UBND huyện, thị xã, thành phố trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các Thôn văn hóa tiêu biểu.
Điều 11. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa”
Danh hiệu “Khu phố văn hóa” phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
a) Có từ 90% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ giàu, giảm còn dưới 5% hộ nghèo, không còn hộ đói;
b) Có từ 90% hộ trở lên có nhà ở được xây bền vững (nhà có tường xây bằng gạch đá, không phải loại nhà tạm vách đất, lá, cót);
c) Đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo.
2. Tiêu chuẩn 2: Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
a) Có các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế; có điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí (Nhà văn hóa, sân thể thao); có hoạt động văn hóa - thể thao thường xuyên;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; không có tệ nạn xã hội; không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành;
3. Tiêu chuẩn 3: Có môi trường, cảnh quan sạch đẹp.
a) Đường giao thông trải nhựa hoặc bê tông; có hệ thống đèn chiếu sáng; đường phố, nơi sinh hoạt công cộng sạch đẹp; thực hiện tốt pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đô thị;
b) Có 100% hộ được sử dụng nước sạch, có từ 80% trở lên hộ gia đình có nhà tắm, hố xí đúng tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường được bảo đảm;
c) Tôn tạo, bảo vệ và phát huy các Di tích Lịch sử - Văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
4. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
a) Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị và Quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;
d) 100% trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên;
e) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng;
f) Không có trọng án hình sự.
5. Tiêu chuẩn 5: Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng.
a) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Điều 12. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ công nhận “Khu phố văn hóa”
1. Điều kiện công nhận:
a) Có thời gian phát động xây dựng hoặc công nhận danh hiệu từ 3 năm trở lên;
b) Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 của Quy chế này. Đạt từ 80 điểm trở lên;
c) Được Ủy ban nhân dân phường, thị trấn đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận hoặc công nhận lại danh hiệu “Khu phố văn hóa”.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Công văn đề nghị công nhận hoặc công nhận lại của UBND phường, thị trấn;
b) Bảng chấm điểm, báo cáo kết quả 3 năm triển khai xây dựng Khu phố văn hóa hoặc giữ vững danh hiệu “Khu phố văn hóa” có xác nhận của UBND phường, thị trấn;
c) Biên bản họp xét thi đua của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn;
d) Biên bản phúc tra của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (vào năm thứ 3 sau khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa”).
3. Căn cứ vào Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa”; Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp trình UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại danh hiệu “Khu phố văn hóa” cho các khu phố đủ tiêu chuẩn theo định kỳ 3 năm 1 lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa”).
Điều 13. Hình thức công nhận “Khu phố văn hóa”
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận và công nhận lại “Khu phố văn hóa” kèm theo Giấy công nhận theo định kỳ 3 năm một lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa”).
2. Giấy công nhận “Khu phố văn hóa” được UBND huyện, thị xã, thành phố trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các Khu phố văn hóa tiêu biểu.
Điều 14. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”
1. Tiêu chuẩn 1: Về phát triển kinh tế.
a) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, không có hộ đói;
b) Hộ nghèo ở đô thị dưới 4%, vùng nông thôn dưới 6%.
2. Tiêu chuẩn 2: Về phát triển văn hóa - xã hội.
a) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, không có hủ tục lạc hậu mê tín; từ 60% trở lên thôn, khu phố có Nhà văn hóa; thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa từ 80% trở lên; Gia đình văn hóa từ 80% trở lên; xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công. Có đội văn nghệ quần chúng, có trạm truyền thanh, có phòng đọc sách;
b) Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở trở lên; trẻ em đến tuổi được đi học, có biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo, khuyến khích học sinh giỏi. Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Có ít nhất 01 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia;
c) Đạt chuẩn quốc gia y tế xã; giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng, phòng dịch theo quy định; số hộ có nhà tắm, hố xí, dùng nước sạch từ 80% trở lên;
d) Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, không bị ô nhiễm.
3. Tiêu chuẩn 3: Về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.
a) Đảng bộ, (chi bộ) trong sạch, vững mạnh. Số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh từ 80% trở lên. Không có chi bộ yếu kém;
b) Chính quyền vững mạnh; các đoàn thể chính trị được công nhận vững mạnh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Khiếu kiện, đơn thư của nhân dân được giải quyết ở cơ sở;
d) Đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm, ma túy;
e) Xây dựng hương ước, quy ước, quy chế cụm dân cư;
f) Không có điểm nóng về tình hình an ninh trật tự.
4. Tiêu chuẩn 4: Về cơ sở vật chất - kết cấu hạ tầng.
a) Đường làng, ngõ xóm thông thoáng, được cải tạo nâng cấp theo hướng bê tông hóa, nhựa hóa;
b) Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các công trình phúc lợi, di tích danh lam thắng cảnh;
c) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan;
d) Có điện lưới quốc gia;
e) Trung tâm xã được xây dựng, quy hoạch.
Điều 15. Thủ tục công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”
1. Điều kiện công nhận:
a) Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này;
b) Có thời gian phát động xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã giữ vững danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” các năm sau. Đạt từ 80 điểm trở lên;
c) Được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã, thành phố;
b) Bảng chấm điểm, báo cáo kết quả triển khai xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” (có so sánh với thời gian chưa phát động xây dựng hoặc so với năm đã được công nhận danh hiệu trước đó) có xác nhận của UBND huyện, thị xã, thành phố;
c) Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị xã, thành phố.
3. Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh xét quyết định công nhận hoặc tái công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” cấp tỉnh đủ tiêu chuẩn theo định kỳ 3 năm 1 lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”).
Điều 16. Hình thức công nhận “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”
1. Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận và tái công nhận “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” kèm theo Bằng công nhận theo định kỳ 3 năm một lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa”).
2. Bằng công nhận “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” được UBND tỉnh trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các Xã - Phường - Thị trấn văn hóa tiêu biểu.
Điều 17. Tiêu chuẩn công nhận “Đơn vị có Nếp sống văn minh”
1. Tiêu chuẩn 1: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội.
a) Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên chức và người lao động;
b) Chấp hành tốt chế độ phòng gian bảo mật; có lực lượng tự vệ, bảo vệ được huấn luyện theo chế độ, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ quan;
c) Không có trường hợp vi phạm pháp luật, kỷ luật hoặc sai sót nghiêm trọng trong sinh hoạt, công tác.
2. Tiêu chuẩn 2: Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
a) Gia đình công nhân viên chức, lao động hòa thuận gương mẫu, thực hiện tốt các tiêu chuẩn và được công nhận “Gia đình văn hóa”;
b) Nội bộ đoàn kết, nhất trí thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và các nghĩa vụ, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, không mê tín dị đoan;
d) Thực hiện tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, không có người sinh con thứ 3 trở lên;
e) Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, không cửa quyền, hách dịch, thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch thiệp, nghĩa tình trong quan hệ giải quyết công việc hàng ngày;
f) Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.
3. Tiêu chuẩn 3: Có môi trường văn hóa lành mạnh.
a) Công sở làm việc xanh, sạch, đẹp; có bảng nội quy, có bảng tên đơn vị; treo cờ, khẩu hiệu đúng quy định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
b) Giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, nghĩa tình, thân thiện với nhân dân nơi công tác và cư trú;
c) Có tác phong làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả;
d) Có các thiết chế văn hóa - thể thao phù hợp;
e) Có các hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách, chế độ, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và tổ chức chính trị xã hội đến công nhân viên chức, lao động;
f) Sắp xếp, bố trí phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
4. Tiêu chuẩn 4: Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
a) Có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa - thể thao;
b) Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo công nhân viên chức, lao động đến sinh hoạt, rèn luyện.
Điều 18. Thủ tục công nhận danh hiệu “Đơn vị có Nếp sống văn minh”
1. Điều kiện công nhận:
a) Có thời gian tham gia đăng ký, phát động xây dựng từ 6 tháng trở lên. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quy chế này, có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên;
b) Được Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bảng tự chấm điểm của đơn vị;
b) Báo cáo kết quả quá trình triển khai xây dựng Đơn vị có Nếp sống văn minh. Có xác nhận của cấp Ủy trực tiếp quản lý;
c) Công văn đề nghị công nhận danh hiệu của Thủ trưởng đơn vị.
3. Căn cứ đề nghị của cơ quan đơn vị, Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) từng cấp tiến hành xem xét, thẩm định và lập danh sách đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận “Đơn vị có Nếp sống văn minh”.
Điều 19. Hình thức công nhận “Đơn vị có Nếp sống văn minh”
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận và tái công nhận đơn vị có Nếp sống văn minh kèm theo Giấy công nhận hàng năm.
2. Giấy công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh được Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Đơn vị có Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
3. Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.
1. Giấy khen:
a) Giấy khen của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
b) Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.
2. Bằng khen:
a) Bằng khen của UBND tỉnh;
b) Bằng khen của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
c) Bằng khen của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Cờ thi đua:
a) Cờ thi đua của UBND tỉnh;
b) Cờ thi đua của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
4. Các hình thức khen thưởng của Nhà nước:
a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
b) Cờ thi đua của Chính phủ;
c) Huân chương lao động.
Điều 21. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
1. Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen:
a) Cá nhân: Có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoặc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đề nghị khen thưởng;
b) Gia đình: Đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa tiêu biểu được đề nghị khen thưởng;
c) Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh xuất sắc được đề nghị khen thưởng.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen:
a) Cá nhân: Đã có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoặc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” liên tục từ 5 năm trở lên, đã được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh;
b) Gia đình: Đã đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong việc hưởng ứng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” liên tục từ 5 năm trở lên, đã được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh;
c) Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh: đạt thành tích xuất sắc, đã được các địa phương đề nghị khen thưởng;
d) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xét đề nghị khen thưởng;
e) Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp xã, cấp huyện, thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xét đề nghị khen thưởng.
3. Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng cờ thi đua:
Cờ thi đua của UBND tỉnh, Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng cho sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện dẫn đầu khối thi đua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” liên tục 3 năm trở lên.
4. Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước:
Cá nhân, gia đình, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” liên tục từ 7 năm trở lên, đã được tặng Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng.
Điều 22. Hàng năm, việc xét công nhận và khen thưởng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Đơn vị có Nếp sống văn minh” được tổ chức một lần vào quý IV; bình xét, công nhận “Thôn - Khu phố văn hóa”, “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” các cấp và khen thưởng “Thôn - Khu phố văn hóa”, “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” xuất sắc được tổ chức 3 năm một lần (vào quý IV năm thứ 3).
2. Thôn - Khu phố văn hóa được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã công nhận được trao quyết định công nhận và Giấy công nhận Thôn - Khu phố văn hóa kèm theo tiền thưởng 500.000 đồng (hoặc hiện vật tương đương).
3. Xã, phường, thị trấn văn hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận được trao quyết định công nhận, Bằng công nhận Xã - Phường - Thị trấn văn hóa và tiền thưởng 1.000.000 đồng (một triệu đồng) hoặc hiện vật tương đương.
4. Gia đình văn hóa, Thôn - Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh xuất sắc được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng kèm theo tiền hoặc tặng phẩm (tương ứng) thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Thôn - Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh xét đề nghị Bộ Văn hóa - Thông tin khen thưởng thực hiện theo Quy chế của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành.
Điều 24. Giấy công nhận danh hiệu “Thôn - Khu phố văn hóa” kèm theo quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố được in theo mẫu thống nhất toàn tỉnh.
Điều 25. Bằng công nhận danh hiệu “Xã - Phường - Thị trấn văn hóa” kèm theo quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh được in theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
Điều 26. Gia đình, thôn, khu phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị nào được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa, Thôn - Khu phố văn hóa, Xã - Phường - Thị trấn văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh” nếu vi phạm một trong những quy định của Quy chế này sẽ không được xét tái công nhận tiếp ở năm sau hoặc đề nghị khen thưởng./.
- 1Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2011-2015
- 2Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 202/KH-BCĐPT thực hiện phong trao "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 4Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 2Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 57/2006/QĐ-UBND về Đề án phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010
- 5Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 6Kế hoạch 202/KH-BCĐPT thực hiện phong trao "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 7Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2017 triển khai thực hiện Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 2602/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế công nhận, khen thưởng danh hiệu của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 2602/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/10/2006
- Ngày hết hiệu lực: 11/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực