ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/QĐ-UBND | Hậu Giang, ngày 6 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ CÓ TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 01 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 05 NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định điều kiện an toàn, cách xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa tỉnh Hậu Giang.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
2. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
3. Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hóa, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của thuyền viên.
4. Sức chở của phương tiện là trọng tải toàn phần hoặc sức chở người của phương tiện ứng với vạch dấu mớn nước an toàn.
5. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được ghép chìm trong nước khi hoạt động.
6. Điều kiện an toàn là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
7. Các kích thước cơ bản bao gồm: chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao mạn và chiều chìm của phương tiện.
8. Mạn khô là chiều cao của phần thân phương tiện từ mép trên vạch dấu mớn nước an toàn đến mép boong.
9. Dụng cụ cứu sinh là các vật dụng nổi dùng làm phao cứu người.
Điều 3. Điều kiện an toàn của phương tiện
1. Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; có một đèn màu trắng nếu phương tiện hoạt động vào ban đêm.
2. Khi chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện, ổn định, an toàn và đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
3. Mạn khô của phương tiện chở hàng phải đảm bảo bằng 100mm; mạn khô của phương tiện chở người phải đảm bảo bằng 150mm.
4. Phương tiện phải được đo đạc xác định kích thước, sức chở và được sơn vạch mớn nước an toàn.
1. Xác định kích thước cơ bản của phương tiện
a) Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax), tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện;
b) Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax), tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax;
c) Chiều cao mạn (ký hiệu D), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax;
d) Chiều chìm (ký hiệu d), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch mớn nước an toàn ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
2. Xác định sức chở của phương tiện
a) Đối với phương tiện chở hàng: sức chở là trọng tải toàn phần (dưới 01 tấn) khi hàng hóa được xếp trực tiếp và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 100mm;
b) Đối với phương tiện chở người: sức chở là số người (dưới 05 người) được xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 150mm;
c) Đối với phương tiện vừa để chở người và hàng hóa phải có đủ chỗ ngồi cho người và xếp hàng hóa phải cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 150mm.
3. Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều dày 20mm, chiều dài 200mm nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax; cách mép boong 100mm đối với phương tiện chở hàng; cách mép boong 150mm đối với phương tiện chở người.
Điều 5. Điền kiện người lái phương tiện
Người lái phương tiện phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người chỉ được phép hoạt động trên các sông, rạch nhỏ có mật độ giao thông thấp.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm quy định cụ thể phạm vi hoạt động của các phương tiện thô sơ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý phương tiện thủy nội địa thô sơ hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa bàn mình quản lý và việc thực hiện các quy định của Quy định này.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân nhân tỉnh về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đối với các phương tiện thủy nội địa thô sơ, chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
1. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy kết hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý; đồng thời, xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm, đặc biệt là các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, phương tiện chở quá tải trọng cho phép.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
Điều 9. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; thường xuyên kiểm tra về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ, chịu trách nhiệm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong phạm vi ranh giới hành chính được quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ. Hướng dẫn chủ phương tiện xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo yêu cầu của chủ phương tiện để lập bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.
3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện (theo mẫu số 2) thuộc phạm vi hành chính của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện.
4. Lập sổ, lưu trữ và quản lý hồ sơ xin xác nhận phương tiện thô sơ đủ điều kiện.
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình xác nhận phương tiện thủy nội địa thô sơ đủ điều kiện hoạt động thuộc thẩm quyền, thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải.
6. Tổng hợp, báo cáo gửi Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý phương tiện thủy nội địa thô sơ trên địa bàn phụ trách.
7. Chịu trách nhiệm toàn diện về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa đối với các loại phương tiện thủy nội địa thô sơ trên phạm vi địa giới hành chính được quản lý.
Điều 10. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Kiểm tra xác nhận bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ trên địa bàn quản lý.
2. Chịu trách nhiệm khảo sát, thống kê, lập sổ quản lý phương tiện và chủ phương tiện có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại địa phương và báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cứu hộ, cứu nạn của Trung ương và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông đường thủy nội địa, tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể của địa phương đối với các chủ phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi địa bàn.
1. Đo kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đo và việc sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
2. Kê khai điều kiện an toàn của phương tiện (theo mẫu số 1).
3. Duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 3 của Quy định này khi phương tiện hoạt động.
1. Giao Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này tại địa phương; đồng thời, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện về Sở Giao thông vận tải.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 56/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 5Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 56/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng
Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- Số hiệu: 26/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Nguyễn Liên Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết