- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2008/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “ Kỹ thuật sơn mài và khảm trai”;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:“ Kỹ thuật sơn mài và khảm trai”.
Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị- Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “ Kỹ thuật sơn mài và khảm trai” và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26 / 2008 / QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Kỹ thuật sơn mài và Khảm trai
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học và mô đun đào tạo: 46
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức.
+ Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu dùng trong nghề sơn mài và khảm trai.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng các dụng cụ sơn mài và khảm trai.
+ Trình bày được qui trình kỹ thuật sơn mài.
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai.
+ Trình bày được qui trình kỹ thuật gia công sản phẩm sơn mài và khảm trai cao cấp.
- Kỹ năng.
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ gia công sơn mài và khảm trai.
+ Sử dụng hợp lý các loại nguyên, vật liệu vào từng loại sản phẩm.
+ Sửa chữa được các dụng cụ sơn mài và khảm trai khi bị hư hỏng.
+ Khảm được các loại sản phẩm: Hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống, kiến trúc và người đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
+ Gia công được một số sản phẩm sơn mài đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
+ Sửa chữa được những sai hỏng của sản phẩm sơn mài, khảm trai khi gia công.
+ Tự vẽ mẫu và gia công được hoàn chỉnh một số sản phẩm sơn mài, khảm trai cao cấp.
+ Tiếp thị và tính toán được giá thành của một sản phẩm sơn mài và khảm trai.
+ Tự tổ chức, quản lý được một tổ sản xuất, một ca sản xuất.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Chấp hành chủ trương, đường lối và pháp luật của Nhà nước
+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp.
- Thể chất, quốc phòng
+ Học sinh phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cấp I.
+ Việc rèn luyện thân thể phải phù hợp với đặc trưng lao động.
2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo (năm): 2,5 năm
- Thời gian học tập (tuần): 108 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu (h): 3644 h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 320 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3194 h
+ Thời gian học bắt buộc: 2400 h; Thời gian học tự chọn: 794 h
+ Thời gian học lý thuyết: 468 h; Thời gian học thực hành: 2726 h
3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (h) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 450 | 270 | 180 |
MH 01 | Chính trị | I | I + II | 90 | 90 | 0 |
MH 02 | Pháp luật | I | I | 30 | 30 | 0 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | I | I + II | 60 | 15 | 45 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | I | I | 75 | 15 | 60 |
MH 05 | Tin học | I | I + II | 75 | 30 | 45 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | I | I + II | 120 | 90 | 30 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 2400 | 378 | 2022 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 315 | 165 | 150 |
MH 07 | Vẽ mỹ thuật | I | I + II | 180 | 45 | 135 |
MH 08 | Vật liệu gỗ | I | I + II | 60 | 45 | 15 |
MH 09 | An toàn lao động | I | I | 30 | 30 | 0 |
MH 10 | Quản lý sản xuất | II | IV | 45 | 45 | 0 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
| 2085 | 213 | 1872 |
MĐ 01 | Chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu sơn mài | I | I | 49 | 9 | 40 |
MĐ 02 | Pha chế sơn | I | I | 135 | 15 | 120 |
MĐ 03 | Làm vóc | I | I + II | 243 | 15 | 228 |
MĐ 04 | Vẽ sơn mài truyền thống | I | II | 235 | 15 | 220 |
MĐ 05 | Vẽ sơn mài khác | II | III | 244 | 24 | 220 |
MĐ 06 | Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu khảm trai | II | III | 57 | 9 | 48 |
MĐ 07 | Khảm hoa văn trang trí | II | III | 75 | 15 | 60 |
MĐ 08 | Khảm hoa lá, cây cảnh | II | III | 144 | 24 | 120 |
MĐ 09 | Khảm con giống | II | III | 158 | 18 | 140 |
MĐ 10 | Khảm kiến trúc | II | III | 135 | 15 | 120 |
MĐ 11 | Khảm người | II | III | 81 | 9 | 72 |
MĐ 12 | Trang sức sản phẩm khảm trai | II | III | 57 | 9 | 48 |
MĐ 13 | Khảm hoa văn trang trí - Nâng cao | II | IV | 74 | 6 | 68 |
MĐ 14 | Khảm hoa lá, cây cảnh - Nâng cao | II | IV | 98 | 6 | 92 |
MĐ 15 | Khảm con giống - Nâng cao | II | IV | 109 | 9 | 100 |
MĐ 16 | Khảm kiến trúc – Nâng cao | II | IV | 66 | 6 | 60 |
MĐ 17 | Khảm người - Nâng cao | II | IV | 125 | 9 | 116 |
| Tổng cộng |
|
| 2850 | 648 | 2202 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và phụ lục 2B)
4. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐCĐN để xác định chương trình dạy nghề.
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
Trong CTK trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đã thiết kế tổng số giờ thực học tối thiểu là: 3644 h; trong đó 450 h là các môn học chung theo quy định của Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2400 h dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc và 794 h (LT: 90 h; TH: 704 h) của các mô đun đào tạo nghề tự chọn. Các trường cần căn cứ vào điều kiện thực tế đào tạo của cơ sở mình và thực tiễn nhu cầu lao động tại địa phương và các vùng lân cận để lựa chọn các mô đun tự chọn trong số 19 mô đun ở mục 4.2 cho phù hợp với chương trình đào tạo nghề.
4.2.1. Danh mục mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian.
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (h) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||||
Vẽ sơn mài – Phần tự chọn | III | V | 620 | 60 | 560 | |
MĐ 18 | Vẽ tranh sơn mài tứ quý bốn mùa – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 19 | Vẽ tranh sơn mài tứ linh – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 20 | Vẽ tranh sơn mài tứ bình – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 21 | Vẽ tranh sơn mài tố nữ – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
Khảm hoa văn trang trí – Phần tự chọn | III | V | 225 | 27 | 198 | |
MĐ 22 | Khảm hạt trang trí – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 23 | Khảm gấm – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 24 | Khảm chiện – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Khảm hoa lá cây cảnh – Phần tự chọn | III | V | 150 | 18 | 132 | |
MĐ 25 | Khảm hoa lá – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 26 | Khảm cây cảnh – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Khảm con giống – Phần tự chọn | III | V | 230 | 30 | 200 | |
MĐ 27 | Khảm con giống thuộc loài chim – Phần tự chọn |
|
| 115 | 15 | 100 |
MĐ 28 | Khảm con giống thuộc loài thú – Phần tự chọn |
|
| 115 | 15 | 100 |
Khảm kiến trúc – Phần tự chọn | III | V | 150 | 18 | 132 | |
MĐ 29 | Khảm chùa – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 30 | Khảm đền – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Khảm người – Phần tự chọn | III | V | 278 | 30 | 248 | |
MĐ 31 | Khảm người mẫu cổ – Phần tự chọn |
|
| 139 | 15 | 124 |
MĐ 32 | Khảm người mẫu đương đại – Phần tự chọn |
|
| 139 | 15 | 124 |
Xen lọng – Phần tự chọn | III | V | 620 | 60 | 560 | |
MĐ 33 | Xen lọng cac hoạ tiết hoa lá cây cảnh – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 34 | Xen lọng hoạ tiết con giống – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 35 | Xen lọng hoạ tiết kiến trúc – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 36 | Xen lọng hoạ tiết người – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
Tổng cộng | 2273 | 243 | 2030 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B).
- Các môn học đã được xây dựng đến tên bài, nội dung chính, nội dung chi tiết của bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
- Các mô đun đã được xây dựng đến tên bài, nội dung dung chính của bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các mô đun đào tạo nghề tự chọn:
Các mô đun tự đã được xây dựng đến tên bài, nội dung chính của từng bài, từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học.
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút.
+ Thực hành: Không quá 8 h.
4.5.2. Thi tốt nghiệp:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết | Không quá 180 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khoá
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Sử dụng 05 ngày cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở sản xuất chế biến gỗ, các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ sơn mài và khảm trai.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
- Khi các trường lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26 / 2008 / QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Kỹ thuật sơn mài và khảm trai
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học và mô đun đào tạo: 34
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề,
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức.
+ Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu dùng trong nghề sơn mài và khảm trai.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, phương pháp sử dụng các dụng cụ sơn mài và khảm trai.
+ Trình bày được qui trình kỹ thuật sơn mài.
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai.
- Kỹ năng.
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ gia công nền sơn mài và khảm trai.
+ Sử dụng hợp lý các loại nguyên, vật liệu vào từng loại sản phẩm.
+ Sửa chữa được các dụng cụ sơn mài và khảm trai khi bị hư hỏng.
+ Gia công được một số sản phẩm sơn mài đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật
+ Khảm được các loại sản phẩm: Hoa văn trang trí, hoa lá cây cảnh, con giống và người đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
+ Sửa chữa được những sai hỏng của sản phẩm khảm trai, sơn mài khi gia công.
+ Vẽ được theo mẫu và gia công hoàn chỉnh được sản phẩm khảm trai và sơn mài.
+ Tính toán được giá thành sản phẩm sơn mài và khảm trai.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức
+ Chấp hành chủ trương, đường lối và pháp luật của Nhà nước
+ Trong lao động có lương tâm nghề nghiệp.
- Thể chất, quốc phòng
+ Học sinh phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cấp I.
+ Việc rèn luyện thân thể phải phù hợp với đặc trưng lao động.
2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo (năm): 1,5 năm
- Thời gian học tập (tuần): 68 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu (h): 2299 h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 200 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 48 h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2089 h
+ Thời gian học bắt buộc: 1594 h; Thời gian học tự chọn: 495 h
+ Thời gian học lý thuyết: 351 h; Thời gian học thực hành: 1738 h
3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 210 | 130 | 80 |
MH 01 | Môn học Chính trị | I | I | 30 | 30 | 0 |
MH 02 | Môn học Pháp luật | I | I | 15 | 15 | 0 |
MH 03 | Môn học Giáo dục thể chất | I | I | 30 | 25 | 5 |
MH 04 | Môn học Giáo dục quốc phòng | I | I | 45 | 10 | 35 |
MH 05 | Môn học Tin học | I | I | 30 | 10 | 20 |
MH 06 | Môn học Ngoại ngữ (Anh văn) | I | I + II | 60 | 40 | 20 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 1594 | 276 | 1318 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 225 | 123 | 102 |
MH 07 | Vẽ mỹ thuật | I | I + II | 120 | 30 | 90 |
MH 08 | Vật liệu gỗ | I | I + II | 45 | 33 | 12 |
MH 09 | An toàn lao động | I | I | 30 | 30 | 0 |
MH 10 | Quản lý sản xuất | II | IV | 30 | 30 | 0 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
| 1369 | 153 | 1216 |
MĐ 01 | Chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu sơn mài | I | I | 49 | 9 | 40 |
MĐ 02 | Pha chế sơn | I | I | 135 | 15 | 120 |
MĐ 03 | Làm vóc | I | I + II | 243 | 15 | 228 |
MĐ 04 | Vẽ sơn mài truyền thống | I | II | 235 | 15 | 220 |
MĐ 05 | Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu khảm trai | II | III | 57 | 9 | 48 |
MĐ 06 | Khảm hoa văn trang trí | II | III | 75 | 15 | 60 |
MĐ 07 | Khảm hoa lá, cây cảnh | II | III | 144 | 24 | 120 |
MĐ 08 | Khảm con giống | II | III | 158 | 18 | 140 |
MĐ 09 | Khảm kiến trúc | II | III | 135 | 15 | 120 |
MĐ 10 | Khảm người | II | III | 81 | 9 | 72 |
MĐ 11 | Trang sức sản phẩm khảm trai | II | III | 57 | 9 | 48 |
| Tổng cộng |
|
| 1804 | 406 | 1398 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A và phụ lục 2A)
4. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐtcN để xác định chương trình dạy nghề
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Trong CTK trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật sơn mài và khảm trai đã thiết kế tổng số giờ thực học tối thiểu là: 2299 h; trong đó 210 h là các môn học chung theo quy định của Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 1594 h dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc và 495 h (LT: 75 h; TH: 420 h) của các mô đun đào tạo nghề tự chọn. Các trường cần căn cứ vào điều kiện thực tế đào tạo của cơ sở mình và thực tiễn nhu cầu lao động tại địa phương và các vùng lân cận để lựa chọn các mô đun tự chọn trong số 13 mô đun ở mục 4.2 cho phù hợp với chương trình đào tạo nghề.
4.2.1. Danh mục mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian.
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||||
Vẽ sơn mài – Phần tự chọn | II | III | 620 | 60 | 560 | |
MĐ 18 | Vẽ tranh sơn mài tứ quý bốn mùa – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 19 | Vẽ tranh sơn mài tứ linh – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 20 | Vẽ tranh sơn mài tứ bình – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
MĐ 21 | Vẽ tranh sơn mài tố nữ – Phần tự chọn |
|
| 155 | 15 | 140 |
Khảm hoa văn trang trí – Phần tự chọn | II | III | 225 | 27 | 198 | |
MĐ 22 | Khảm hạt trang trí – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 23 | Khảm gấm – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 24 | Khảm chiện – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Khảm hoa lá cây cảnh – Phần tự chọn | II | III | 150 | 18 | 132 | |
MĐ 25 | Khảm hoa lá – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 26 | Khảm cây cảnh – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Khảm con giống – Phần tự chọn | II | III | 230 | 30 | 200 | |
MĐ 27 | Khảm con giống thuộc loài chim – Phần tự chọn |
|
| 115 | 15 | 100 |
MĐ 28 | Khảm con giống thuộc loài thú – Phần tự chọn |
|
| 115 | 15 | 100 |
Khảm kiến trúc – Phần tự chọn | II | III | 150 | 18 | 132 | |
MĐ 29 | Khảm chùa – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
MĐ 30 | Khảm đền – Phần tự chọn |
|
| 75 | 9 | 66 |
Tổng cộng | 1375 | 153 | 1222 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A)
- Các môn học đã được xây dựng đến tên bài, nội dung chính, nội dung chi tiết của bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
- Các mô đun đã được xây dựng đến tên bài, nội dung dung chính của bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các mô đun đào tạo nghề tự chọn
Các mô đun tự đã được xây dựng đến tên bài, nội dung chính của từng bài, từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút.
+ Thực hành: Không quá 8 h.
4.5.2. Thi tốt nghiệp:
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
| - Lý thuyết nghề | Viết | Không quá 180 phút |
| - Thực hành nghề | Bài thi thực hành | Không quá 24 h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khoá
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Sử dụng 05 ngày cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở sản xuất chế biến gỗ, các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ khảm trai.
- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
- Khi các trường lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Quyết định 26/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề “kỹ thuật sơn mài và khảm trai” do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 26/2008/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đàm Hữu Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 315 đến số 316
- Ngày hiệu lực: 11/06/2008
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực