Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2572/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG BẮT BUỘC CÁC LOẠI VẮC XIN CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ PHUN TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/3/1994 của UBND tỉnh Sơn La về công tác phòng chống dịch gia súc;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 321/TTr-SNN ngày 30 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun tiêu độc khử trùng năm 2017.

(có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun tiêu độc khử trùng năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính; Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, MKT, 25 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

KẾ HOẠCH

TIÊM PHÒNG BẮT BUỘC CÁC LOẠI VẮC XIN CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ PHUN TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 2572/QĐ-UBND  ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/3/1994 của UBND tỉnh Sơn La về công tác phòng chống dịch gia súc;

Căn cứ Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun tiêu độc, khử trùng năm 2017 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun tiêu độc, khử trùng năm 2017 trên phạm vi toàn tỉnh để khống chế các dịch bệnh nguy hiểm.

- Nâng cao nhận thức cho người dân, cán bộ chính quyền các cấp, các ngành có liên quan về công tác phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Yêu cầu

- Tiêm phòng đúng chủng loại vắc xin, đúng đối tượng gia súc, gia cầm, đảm bảo quy trình kỹ thuật, an toàn cho vật nuôi và người trực tiếp tham gia tiêm phòng và phun.

- Tập trung chỉ đạo tiêm phòng đúng thời gian, đảm bảo đáp ứng miễn dịch cho vật nuôi.

- Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin phải đạt 100% trong diện tiêm.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiêm phòng vắc xin

1.1. Tiêm phòng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

1.1.1. Vắc xin Lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng (THT) trâu, bò

STT

Tên huyện

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin (liều)

LMLM

THT

1

Quỳnh Nhai

29.498

27450

54.900

54.900

2

Mường La

33.270

26.200

52.400

52.400

3

Bắc Yên

34.145

34.125

68.250

68.250

4

Phù Yên

34.950

34.950

69.900

69.900

5

Sốp Cộp

23.293

22.000

44.000

44.000

 

Tổng cộng

155.156

144.725

289.450

289.450

1.1.2. Vắc xin Nhiệt thán

STT

Tên huyện

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Quỳnh Nhai

450

450

 

 

Tổng cộng

450

450

 

1.1.3. Vắc xin Dịch tả lợn

STT

Tên huyện

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Quỳnh Nhai

12.000

12.000

24.000

 

2

Mường La

14.139

11.500

23.000

 

3

Bắc Yên

29.307

12.250

24.500

 

4

Phù Yên

44.000

17.600

35.200

 

5

Sốp Cộp

6.000

6.000

12.000

 

 

Tổng cộng

105.446

59.350

118.700

 

1.1.4. Riêng vắc xin cúm gia cầm thực hiện theo Công văn số 1159/TY-DT ngày 24/9/2008 của Cục Thú y từ năm 2009 không bắt buộc tiêm vắc xin tại 12 tỉnh miền núi phía Bắc và 4 tỉnh Tây Nguyên. Nếu có dịch xảy ra, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí chống dịch theo quy định của Chính phủ.

1.2. Tiêm phòng vắc xin Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM

Số lượng gia súc, vắc xin

STT

Tên huyện

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin (liều)

Ghi chú

Typ O, A

Typ O

1

Mộc Châu

34.758

34.200

68.400

 

 

2

Vân Hồ

35.748

33.600

67.200

 

 

3

Yên Châu

30.870

27.725

 

55.450

 

4

Mai Sơn

32.291

29.275

 

58.550

 

5

Sông Mã

49.607

42.000

 

84.000

 

 

Tổng cộng

183.274

166.800

135.600

198.000

 

1.3. Chương trình tiêm phòng vắc xin cho gia súc vùng cao tại các huyện nằm ngoài chương trình thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Số lượng gia súc, vắc xin THT trâu bò, lợn và DT lợn:

TT

Tên huyện

Trâu bò

Lợn

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Mộc Châu

15.870

15.700

31.400

10.560

2.750

5.500

2

Vân Hồ

23.524

22.310

44.620

2.317

2.300

4.600

3

Yên Châu

13.618

12.250

24.500

14.700

1.385

2.770

4

Mai Sơn

11.167

9.150

18.300

10.365

1.300

2.600

5

Sông Mã

31.000

31.000

62.000

46.735

4.000

8.000

6

Thuận Châu

22.756

22.600

45.200

39.119

10.800

21.600

 

Tổng cộng

117.935

113.010

226.020

123.796

22.535

45.070

1.4. Chương trình tiêm phòng thực hiện Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND

1.4.1. Số lượng gia súc, vắc xin LMLM

STT

Tên huyện, TP

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Thuận Châu

42.318

41.900

83.800

Týp O

2

Thành phố

5.158

5.000

10.000

Týp O, A

3

Công ty CP bò sữa Mộc Châu

25.721

25.700

51.400

Týp O, A

 

Tổng cộng

73.197

72.600

 145.200

 

1.4.2. Số lượng gia súc, vắc xin THT trâu, bò

STT

Tên huyện, TP

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Mộc Châu

44.501

44.500

89.000

 

2

Vân Hồ

11.875

11.240

22.480

 

3

Yên Châu

17.252

15.460

30.920

 

4

Mai Sơn

21.124

19.170

38.340

 

5

Sông Mã

11.000

11.000

22.000

 

6

Thành phố

5.158

5.000

10.000

 

7

Thuận Châu

19.562

19.300

38.600

 

 

Tổng cộng

130.472

125.670

251.340

 

1.4.3. Số lượng gia súc, vắc xin Ung khí thán trâu bò

STT

Tên huyện

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Sông Mã

49.120

40.000

40.000

 

2

Sốp Cộp

20.000

20.000

20.000

 

3

Mai Sơn

3.000

3.000

3.000

 

4

Vân Hồ

3.700

3.600

3.600

 

 

Tổng cộng

76.307

66.600

66.600

 

1.4.4. Số lượng gia súc, vắc xin Dịch tả lợn

STT

Tên huyện

Tổng đàn
(con)

Diện tiêm
(con)

Vắc xin
(liều)

Ghi chú

1

Mộc Châu

26.480

5.900

11.800

 

2

Vân Hồ

1.760

1.740

3.480

 

3

Yên Châu

55.900

4.020

8.040

 

4

Mai Sơn

84.858

23.000

46.000

 

5

Sông Mã

25.000

3.500

7.000

 

6

Thành phố

26.035

9.880

19.760

 

7

Thuận Châu

34.450

10.330

20.660

 

 

Tổng cộng

254.483

58.370

116.740

 

1.4.5. Số lượng gia súc, vắc xin Dại chó

1.4.5.1. Vắc xin Dại tại các huyện có Chương trình 30a và các xã vùng III, tỉnh hỗ trợ 100% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng

STT

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Quỳnh Nhai

5.229

5.229

5.229

2

Mường La

11.017

10.690

10.690

3

Bắc Yên

8.102

8.100

8.100

4

Phù Yên

18.520

18.520

18.520

5

Sốp Cộp

4.304

4.304

4.304

6

Thuận Châu

7.323

7.230

7.230

7

Mai Sơn

4.891

4.890

4.890

8

Yên Châu

6.627

6.627

6.627

9

Mộc Châu

2.500

2.500

2.500

10

Vân Hồ

5.446

43.18

4.318

11

Sông Mã

11.673

10.530

10.530

 

Tổng

85.632

82.938

82.938

1.4.5.2. Vắc xin Dại thuộc các xã vùng II, tỉnh hỗ trợ 50% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng

STT

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

6.684

6.628

6.628

2

Thành phố

408

408

408

3

Mai Sơn

6.053

6.053

6.053

4

Yên Châu

2.500

2.500

2.500

5

Mộc Châu

3.200

3.200

3.200

6

Vân Hồ

2.940

2.350

2.350

7

Sông Mã

5.662

4.980

4.980

 

Tổng

27.447

26.119

26.119

1.4.5.3. Vắc xin Dại thuộc các xã vùng I, tỉnh hỗ trợ 30% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng.

STT

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thành phố

3.678

3.678

3.678

2

Mai Sơn

10.893

10.893

10.893

3

Sông Mã

1.848

1.600

1.600

4

Yên Châu

2.632

2.632

2.632

5

Mộc Châu

2.400

2.400

2.400

 

Tổng

21.451

21.203

21.203

 1.4.5.4. Vắc xin Dại thuộc các phường, thị trấn không được áp dụng theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014

STT

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

300

300

300

2

Thành Phố

4.273

4.270

4.270

3

Mai Sơn

1.715

1.710

1.710

4

Yên Châu

556

550

550

5

Mộc Châu

4.100

4.100

4.100

6

Sông Mã

649

580

580

 

Tổng cộng

11.593

11.510

11.510

 1.4.6. Số lượng gà, vắc xin Niu cát xơn

STT

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

276.369

220.000

440.000

2

Quỳnh Nhai

226.540

150.000

300.000

3

Mường La

228.865

170.000

340.000

4

Thành Phố

275.905

250.000

500.000

5

Mai Sơn

574.000

170.000

340.000

6

Yên Châu

255.608

150.000

300.000

7

Mộc Châu

219.500

220.000

440.000

8

Vân Hồ

200.000

140.000

280.000

9

Phù Yên

500.000

210.000

420.000

10

Bắc Yên

172.987

160.000

320.000

11

Sông Mã

525.163

180.000

360.000

12

Sốp Cộp

87.421

60.000

120.000

 

Tổng cộng

3.542.358

2.080.000

4.160.000

2. Quy trình tiêm phòng

2.1. Đối tượng tiêm phòng

- Đối với vắc xin LMLM: Tiêm cho trâu, bò.

- Đối với vắc xin Nhiệt thán: Tiêm cho trâu, bò, ngựa trong ổ dịch cũ xảy ra cách đây chưa quá 10 năm.

- Đối với vắc xin Ung khí thán: Tiêm cho trâu, bò nơi xảy ra ổ dịch tại một số xã thuộc huyện Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Vân Hồ.

- Đối với vắc xin THT: Tiêm cho trâu, bò.

- Đối với vắc xin Dịch tả lợn: Tiêm cho lợn đực giống, nái sinh sản.

- Đối với vắc xin Dại: Tiêm cho chó, mèo.

- Đối với vắc xin Niu cát xơn: Tiêm cho gà trên 2 tháng tuổi.

2.2. Phạm vi tiêm phòng

Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

2.3. Cung ứng vắc xin và thời gian tiêm phòng

- Tiêm 2 vụ chính: Vụ xuân hè từ tháng 3 đến tháng 6 và vụ thu đông từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2017. Ngoài ra còn tiêm bổ sung hàng tháng cho gia súc, gia cầm mới sinh, mới nhập đàn chưa được tiêm phòng vắc xin.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận vắc xin và cung ứng đến Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, Trạm cung ứng đến các xã, phường, thị trấn.

2.4. Lực lượng tham gia tiêm phòng

Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố, thú y viên cơ sở xã, phường, thị trấn, tổ bản và các hộ có chăn nuôi cùng tham gia triển khai thực hiện tiêm phòng.

3. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát dịch bệnh

3.1. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM

3.1.1. Chương trình quốc gia

Số lượng mẫu: 177 mẫu lấy tại 5 huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã.

3.1.2. Chương trình 30a

Số lượng mẫu 135 mẫu lấy tại 5 huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sốp Cộp.

3.1.3. Chương trình tiêm phòng theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND

Số lượng: 61 mẫu lấy tại huyện Thuận Châu, thành phố Sơn La và Công ty Bò sữa Mộc Châu.

3.2. Lấy mẫu giám sát dịch bệnh

- Địa điểm lấy mẫu: Tại 12 huyện thành phố

- Số lượng mầu: Tổng số mẫu 348 mẫu (mỗi huyện 29 mẫu).

4. Phun khử trùng, tiêu độc

4.1. Số lượng hóa chất, diện tích phun

Diện tích và hóa chất phun của từng huyện, thành phố triển khai thực hiện 02 đợt/năm (đợt 1 vào tháng 3; đợt 2 vào tháng 9 năm 2017) cụ thể như sau:

STT

Tên huyện, thành phố

Diện tích (m2)

Hóa chất (lít)

Ghi chú

1

Thuận Châu

3.600.000

1.800

 

2

Quỳnh Nhai

1.600.000

800

 

3

Mường La

3.690.000

1.845

 

4

Thành phố

2.416.000

1.208

 

5

Mai Sơn

5.816.000

2.908

 

6

Yên Châu

2.080.000

1.040

 

7

Mộc Châu

6.360.000

3.180

 

8

Vân Hồ

3.200.000

1.600

 

9

Phù Yên

2.400.000

1.200

 

10

Bắc Yên

2.000.000

1.000

 

11

Sông Mã

2.800.000

1.400

 

12

Sốp Cộp

2.000.000

1.000

 

 

Tổng

34.362.000

17.181

 

4.2. Phạm vi phun tiêu độc khử trùng: Các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; các chợ mua bán và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm.

4.3. Lực lượng tham gia phun tiêu độc khử trùng: Do tổ, bản cử lực lượng tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y và chính quyền địa phương.

4.4. Quy trình phun tiêu độc khử trùng: 01lít hóa chất (Bencocid) pha loãng với 500 lít nước sạch phun cho 2.000m2 diện tích. Phun liên tục trong 4 tuần, mỗi tuần phun 01 lần (riêng chợ mua bán động vật, sản phẩm động vật mỗi ngày phun 01 lần trong tháng phát động).

III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

1. Tiêm phòng vắc xin

1.1. Đối với vắc xin LMLM (chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM)

- Tiền vắc xin: Trung ương hỗ trợ 100%.

- Chi phí triển khai: Tiền công tiêm phòng, vật tư, đá bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện đến xã, tổ bản,… do ngân sách tỉnh cấp (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

1.2. Các huyện thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

- Tiền vắc xin: Trung ương hỗ trợ 100%.

- Chi phí triển khai: Tiền công tiêm phòng, vật tư, bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện đến xã, tổ, bản,… do ngân sách huyện cấp từ nguồn ngân sách Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

1.3. Chương trình tiêm phòng cho gia súc vùng cao tại các huyện nằm ngoài địa bàn thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

- Tiền vắc xin: Do nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

- Chi phí triển khai: Tiền công tiêm phòng, vật tư, đá bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển,… do ngân sách tỉnh cấp (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

1.4. Chương trình tiêm phòng theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh Sơn La

1.4.1. Đối với vắc xin Dại chó

- Đối với các huyện tiêm phòng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các xã khu vực III thuộc các huyện khác tỉnh hỗ trợ 100% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng.

- Đối với các xã thuộc khu vực II tỉnh hỗ trợ 50% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng

- Đối với các xã thuộc khu vực I tỉnh hỗ trợ 30% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng.

- Đối với các phường thuộc thành phố và thị trấn thuộc huyện do người dân tự chi trả (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

1.4.2. Đối với vắc xin LMLM, THT trâu bò, Ung khí thán, Dịch tả lợn, Niu cát xơn

- Tiền vắc xin: Do nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

- Chi phí triển khai: Tiền công tiêm phòng, vật tư, đá bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển,…do ngân sách tỉnh cấp (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

2. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát dịch bệnh

2.1. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng

- Đối với chương trình quốc gia, chương trình 30a ngân sách Trung ương hỗ trợ.

- Đối với chương trình Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngân sách tỉnh hỗ trợ.

2.2. Lấy mẫu giám sát dịch bệnh: Ngân sách tỉnh hỗ trợ.

3. Công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Tiền hóa chất: Do nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

- Chi phí triển khai: Tiền công phun khử trùng tiêu độc, cước vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan do ngân sách tỉnh cấp (có Phụ lục kinh phí chi tiết kèm theo).

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố

- Duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác tiêm phòng, phun tiêu độc và kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ động lực lượng, nguồn kinh phí để kịp thời phục vụ cho công tác triển khai tiêm phòng, phun tiêu ðộc phòng chống dịch bệnh.

- Tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân để mọi người dân nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và tích cực hưởng ứng tham gia tiêm phòng cho vật nuôi của mình.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện việc tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm, phun tiêu độc khử trùng theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Lập Tờ trình xin kinh phí tỉnh cấp mua các loại vắc xin, hóa chất, tiền công tiêm phòng, tiền công phun tiêu độc khử trùng, vật tư, dụng cụ và các khoản chi khác liên quan đến công tác triển khai tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng. Riêng Chương trình 30a, tiền công tiêm phòng, vật tư, bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện đến xã, tổ bản do ngân sách huyện cấp.

- Có trách nhiệm cung ứng vắc xin, hóa chất đầy đủ đúng tiến bộ và bảo quản, vận chuyển vắc xin, hóa chất đúng quy trình. Hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đúng đối tượng tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng.

3. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh nguồn kinh phí để kịp thời phục vụ cho công tác triển khai tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.