Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2563/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 13 tháng 10 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ LẮP ĐẶT, THÁO GỠ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH; KHAI THÁC, SỬ DỤNG, XỬ LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ; XỬ LÝ TÀU CÁ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP VÀ CÓ DẤU HIỆU, NGUY CƠ CAO KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TCTS-TTTS ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản;
Căn cứ Công văn số 4299/BNN-TCTS ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xử lý các vấn đề tồn tại liên quan đến thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 485/TTr-SNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý lắp đặt, tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình; khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá; xử lý tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển, đảo; các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; chủ tàu cá, thuyền trưởng tàu cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy trình xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản và các hành vi vi phạm khác phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá trên địa bán tỉnh Kiên Giang và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ LẮP ĐẶT, THÁO GỠ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH; KHAI THÁC, SỬ DỤNG, XỬ LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ; XỬ LÝ TÀU CÁ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP VÀ CÓ DẤU HIỆU, NGUY CƠ CAO KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về xử lý tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; quản lý lắp đặt, tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình tàu cá tỉnh Kiên Giang và tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Kiên Giang được phân quyền từ Tổng cục Thủy sản (sau đây gọi tắt là hệ thống giám sát tàu cá).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về thiết bị giám sát hành trình; quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá; xử lý tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước).
2. Các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, thông báo công khai (gọi chung là đơn vị cung cấp dịch vụ).
3. Tổ chức, cá nhân được phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá theo quy định gồm:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng chuyên môn;
b) Sở Thông tin và Truyền thông;
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh;
d) Chi cục Thủy sản và các phòng chuyên môn;
đ) Chi cục Kiểm ngư và các phòng chuyên môn;
e) Ban Quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng/Tổ kiểm tra kiểm soát nghề cá tại cảng cá chỉ định;
f) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (Chi cục Thủy lợi);
g) Ủy ban nhân dân và Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố có biển trên địa bàn tỉnh;
h) Cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải Quân...);
i) Cơ quan Công an;
4. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống giám sát tàu cá: là hệ thống tích hợp bởi thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá, được kết nối với Trung tâm giám sát tàu cá của Trung ương và Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
2. Thiết bị giám sát hành trình (bao gồm các thiết bị phụ trợ): là thiết bị đầu cuối được lắp đặt trên tàu cá để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền bản tin giám sát hành trình về Trung tâm giám sát tàu cá Trung ương và Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh.
3. Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh: là cơ sở hạ tầng được thiết lập để tiếp nhận, chia sẻ thông tin, dữ liệu được phân quyền từ Trung tâm giám sát tàu cá của Trung ương, đặt tại Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát tàu cá của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá: là việc phân chia cấp độ quyền được truy cập, khai thác, sử dụng dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh Kiên Giang, bao gồm 3 cấp độ: quyền Admin (quản trị hệ thống); quyền Edit (quyền chỉnh sửa thông tin); quyền View (xem thông tin và xuất các báo cáo).
5. Khai thác thủy sản bất hợp pháp: là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.
6. Khai thác thủy sản không báo cáo: là hoạt động khai thác thủy sản không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ cho cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, trái với luật pháp và quy định của Việt Nam; được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, trái với quy trình thủ tục báo cáo của tổ chức đó.
7. Khai thác thủy sản không theo quy định: là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trong khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không quốc tịch, tàu cá treo cờ của quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai thác thủy sản nào khác theo cách thức không nhất quán hay trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó hoặc được thực hiện bởi các tàu cá trong khu vực hay khai thác loài thủy sản không phải là đối tượng áp dụng của các biện pháp bảo tồn hay quản lý liên quan theo cách thức không nhất quán với trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn nguồn sinh vật biển trong luật pháp quốc tế.
8. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi tắt là khai thác IUU).
9. Tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU là:
a) Tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp.
b) Tàu cá của chủ tàu có tàu bị nước ngoài bắt giữ hoặc có thông tin, hình ảnh tàu cá bị nước ngoài bắt giữ hoặc có thông tin trong đơn khai báo của ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt và yêu cầu được bảo hộ công dân hoặc có tàu bị cảnh báo vượt ranh giới trên biển.
c) Tàu cá bị các lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện vi phạm vùng biển nước ngoài nhưng chưa bị bắt giữ hoặc đánh dấu tàu (sơn tàu, vẽ số tàu,...) giống với tàu cá nước ngoài.
d) Tàu cá có tín hiệu thiết bị giám sát hành trình thường xuyên mất kết nối trên biển hoặc mất kết nối trong bờ nhưng không có thông tin tàu cá nhập Trạm kiểm soát Biên phòng.
đ) Tàu cá có tín hiệu thiết bị giám sát hành trình kết nối ở một vị trí trên biển từ 03 ngày trở lên hoặc trong bờ từ 30 ngày trở lên nhưng không có thông tin tàu cá nhập Trạm kiểm soát Biên phòng.
e) Nhiều tàu cá có hành trình khai thác giống nhau thông qua trích xuất dữ liệu từ hệ thống giám sát tàu cá.
10. Tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp: Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, Điều 3 Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
11. Giám sát đặc biệt: là việc theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên của đơn vị quản lý hệ thống giám sát tàu cá, các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, Cảng cá và chính quyền địa phương đối với tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU.
Điều 4. Nguồn cung cấp thông tin về tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
1. Qua các phương tiện thông tin đại chúng chính thống; đơn trình báo hoặc phản ánh của người dân, chính quyền địa phương.
2. Qua thông tin, hình ảnh, văn bản của các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tàu cá tỉnh Kiên Giang khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU.
3. Qua hệ thống giám sát tàu cá.
Chương II
QUẢN LÝ LẮP ĐẶT, THÁO GỠ THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH
Điều 5. Tổ chức quản lý, lắp đặt, tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý việc lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục Thủy sản là cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý, kiểm tra điều kiện về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình tàu cá của tỉnh để thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản cho các tổ chức, cá nhân theo quy định; kiểm tra, xác thực thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá và chuyển thông tin đến bộ phận quản trị hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản để cập nhật mã thiết bị mới, xóa mã thiết bị cũ trong trường hợp thay đổi thiết bị.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá xuất, nhập các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh hoặc khi tàu cá ra vào các cửa sông, cửa biển để khai thác thủy sản.
4. Chủ tàu cá quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá và phối hợp trong việc khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình đảm bảo giữ nguyên hiện trạng niêm phong/kẹp chì của thiết bị trên tàu và trả các khoản phí theo quy định; được cung cấp thông tin giám sát hành trình của tàu cá mình khi có yêu cầu; Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá); thuyền trưởng có thể kiểm soát được các trạng thái hoạt động của thiết bị trực tiếp hoặc qua các phụ kiện. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị niêm phong/kẹp chì ở vị trí cố định trên tàu cá khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa.
5. Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở Trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng.
6. Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình có trách nhiệm cập nhật, quản lý thông tin về tàu, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá, niêm phong/kẹp chì và tự động truyền về Trung tâm giám sát tàu cá Trung ương theo đúng quy định; xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp; hướng dẫn lắp đặt và sử dụng thiết bị (có bảng hướng dẫn sử dụng, trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24 giờ/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá). Báo cáo định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản và các sở, ngành có liên quan.
Điều 6. Quy trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (trường hợp lắp mới thiết bị)
1. Trách nhiệm của chủ tàu cá
a) Bước 1: Chủ tàu thông báo về nhu cầu lắp đặt thiết bị đến những đơn vị cung cấp dịch vụ được Tổng cục Thủy sản thông báo đủ điều kiện và thương thảo, lựa chọn, ký kết Hợp đồng mua bán thiết bị (Hợp đồng mua bán thiết bị phải thể hiện rõ các điều khoản trách nhiệm của các bên về chất lượng thiết bị; hình thức thu, trả phí sử dụng dịch vụ hàng tháng; cách thức, điều kiện bảo hành, bảo trì thiết bị; danh sách đại lý cung cấp và số điện thoại liên hệ hỗ trợ...).
b) Bước 2: Khi thống nhất mua loại thiết bị của đơn vị nào thì chủ tàu phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tàu cá của mình theo các giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp và khai báo thông tin theo Mẫu số 01. KT - Phiếu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
c) Bước 3: Phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ, lắp đặt, niêm phong thiết bị trên tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất và trong tầm kiểm soát của thuyền trưởng để thuận tiện theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị; Đồng thời, phải có hướng dẫn lắp đặt thiết bị; có bảng hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị). Ký Biên bản nghiệm thu, giao nhận thiết bị.
d) Bước 4: Thông báo, yêu cầu thuyền trưởng, ngư phủ trên tàu phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản thiết bị và duy trì hoạt động liên tục 24/24 giờ trong quá trình tàu cá hoạt động trên biển.
2. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá
a) Bước 1: Đơn vị cung cấp thiết bị có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về tính năng, giá cả thiết bị, chế độ bảo hành bảo trì và cụ thể các dịch vụ kèm theo. Ký kết hợp đồng mua bán thiết bị (Hợp đồng mua bán thiết bị phải thể hiện rõ các điều khoản trách nhiệm của các bên về chất lượng thiết bị; hình thức thu, trả cước phí sử dụng dịch vụ hàng tháng; thời gian, cách thức, điều kiện bảo hành, bảo trì thiết bị; danh sách đại lý cung cấp và số điện thoại liên hệ hỗ trợ...).
b) Bước 2: Hướng dẫn chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu cá thực hiện khai báo thông tin theo Mẫu số 01. KT, Phụ lục IV- Phiếu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
c) Bước 3: Lắp đặt thiết bị trên tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất và trong tầm kiểm soát của thuyền trưởng để thuận tiện theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị và có thể nhấn nút “SOS” trong trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn khi hoạt động trên biển. Đồng thời phải có hướng dẫn sử dụng (trên bảng có các thông tin tối thiểu: số điện thoại hỗ trợ 24/24 giờ, địa chỉ liên hệ của đơn vị cung cấp thiết bị).
Niêm phong/kẹp chì thiết bị đã lắp đặt trên tàu cá theo đứng mẫu dây niêm phong/kẹp chì đã thông báo đến Tổng cục Thủy sản và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý tỉnh Kiên Giang; chụp lại hình ảnh thực tế thiết bị đã được lắp trên tàu bằng phần mềm chụp ảnh có thể hiện địa điểm, thời gian, kinh độ, vĩ độ tại thời điểm chụp ảnh. Hình chụp phải thể hiện được vị trí lắp đặt, mã thiết bị, số seri dây niêm phong, tình trạng niêm phong/kẹp chì thiết bị trên tàu, số đăng ký tàu..., trong vòng 06 giờ kể từ khi chụp xong hình ảnh, phải gửi toàn bộ hình ảnh này đến Chi cục Thủy sản (qua email, nhóm Zalo hoặc bằng ứng dụng công nghệ khác) để kiểm tra, đối chiếu; đồng thời lưu lại toàn bộ hình ảnh lắp đặt thiết bị trên tàu để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu. Ký Biên bản lắp đặt, bàn giao thiết bị cho chủ tàu.
d) Bước 4: Nhập đầy đủ, chính xác thông tin về chủ tàu, thuyền trưởng, tàu cá, thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên tàu cá đúng với thông tin trên các giấy tờ sở hữu hợp pháp của chủ tàu. Sau đó đưa dữ liệu lên phần mềm hệ thống giám sát tàu cá; đồng thời gửi tất cả thông tin qua email, nhóm Zalo hoặc bằng ứng dụng công nghệ khác đến Chi cục Thủy sản kiểm tra, xác nhận. Theo dõi, xử lý dữ liệu cho đến khi thiết bị có tín hiệu kết nối với hệ thống giám sát tàu cá.
đ) Bước 5: Hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng sử dụng thiết bị đảm bảo điều kiện hoạt động tối ưu (theo hướng dẫn của nhà sản xuất kèm theo thiết bị) và đưa ra các khuyến cáo liên quan trong quá trình sử dụng. Cung cấp tài khoản sử dụng (phần mềm riêng của đơn vị) và hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng cập nhật app trên thiết bị cá nhân máy tính, điện thoại thông minh, Ipad... để tự giám sát hành trình của tàu cá mình trong quá trình hoạt động trên biển.
e) Bước 6: Báo cáo đầy đủ thông tin, danh sách tàu cá đã lắp đặt, thay đổi thiết bị giám sát hành trình tàu cá về Chi cục Thủy sản trước 17 giờ hàng ngày hoặc khi có yêu cầu đột xuất để cập nhật số liệu báo cáo.
3. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
a) Bước 1: Kiểm tra điều kiện vị trí lắp đặt thiết bị phù hợp; hình ảnh niêm phong thiết bị trên tàu cá; phiếu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá của chủ tàu theo Mẫu số 01.KT, Phụ lục IV, Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
b) Bước 2: Thực hiện xác thực thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá.
c) Bước 3: Kiểm tra việc lắp đặt trên tàu cá; kiểm tra thông tin, hình ảnh, tín hiệu thiết bị giám sát hành trình có kết nối với hệ thống giám sát tàu cá thì thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
d) Bước 4: Cập nhật, theo dõi thông tin chủ tàu, tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và định kỳ tổng hợp báo cáo theo quy định.
4. Trách nhiệm của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Tiến hành kiểm tra thực tế việc thực hiện các quy định về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá xuất, nhập các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh hoặc khi tàu cá ra vào các cửa sông, cửa biển để khai thác thủy sản, đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
a) Thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá phải có tín hiệu kết nối đúng tọa độ vị trí trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá phải được niêm phong/kẹp chì theo đúng quy định và còn nguyên dây niêm phong/kẹp chì (không có dấu hiệu tháo gỡ), có mã số thiết bị và mã dây niêm phong (số seri/số IMEI) đúng theo quy định và trùng với thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá.
2. Trường hợp phát hiện thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá không đảm các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì lập Biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xử phạt theo quy định hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tiến hành mời làm việc với chủ tàu cá và đơn vị cung cấp dịch vụ để xử lý theo quy định.
Điều 7. Quy trình tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình tàu cá (bảo hành, sửa chữa, thay thế thiết bị, chuyển đổi đơn vị cung cấp)
1. Trách nhiệm của chủ tàu cá
a) Bước 1: Chủ tàu thông báo bằng văn bản, điện thoại, zalo, email... gửi đến đơn vị cung cấp thiết bị và Chi cục Thủy sản về tình trạng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của mình bị hư hỏng hoặc không đảm bảo hoạt động trong quá trình khai thác cần phải bảo hành, bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị, dây niêm phong.
b) Bước 2: Thông báo với đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị để xác định nguyên nhân và được hướng dẫn khắc phục. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, yêu cầu Thuyền trưởng báo cáo tọa độ vị trí tàu cá 6 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình bị hỏng.
c) Bước 3: Trường hợp phải thu hồi thiết bị để sửa chữa thì phải có Biên bản tiếp nhận và kiểm tra tình trạng thiết bị, xác định nguyên nhân ban đầu và ghi rõ thời hạn bảo hành, sửa chữa thiết bị; gửi Biên bản tiếp nhận và kiểm tra tình trạng thiết bị đến Chi cục Thủy sản để theo dõi, quản lý (chủ tàu không được tự ý tháo thiết bị giám sát hành trình khi không có sự giám sát, xác nhận của đơn vị cung cấp thiết bị).
d) Bước 4: Trường hợp trong quá trình bảo hành, sửa chữa thiết bị vẫn hoạt động ổn định thì yêu cầu đơn vị cung cấp thực hiện lắp đặt, niêm phong lại thiết bị trên tàu. Trường hợp thiết bị không sửa chữa được hoặc không thỏa thuận được phải thực hiện lựa chọn, lắp đặt thiết bị của đơn vị cung cấp khác theo các bước quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy chế này; đồng thời đề nghị hủy dịch vụ của đơn vị cung cấp cũ và thông báo đến Chi cục Thủy sản để theo dõi, quản lý.
2. Trách nhiệm cửa đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá
a) Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ chủ tàu yêu cầu về thay dây niêm phong hoặc thiết bị giám sát hành trình bị hư hỏng, không hoạt động (mất kết nối), cần phải được kiểm tra bảo hành, bảo trì, sửa chữa... thì kiểm tra xác định nguyên nhân ban đầu và hướng dẫn khắc phục.
b) Bước 2: Cử nhân viên kiểm tra thực tế tình trạng dây niêm phong và thiết bị đang lắp trên tàu cá. Trước khi tháo gỡ phải chụp lại hình ảnh hiện trạng dây niêm phong và thiết bị đang lắp trên tàu bằng phần mềm chụp ảnh có thể hiện địa điểm, thời gian, kinh độ, vĩ độ tại thời điểm chụp ảnh. Hình chụp phải thể hiện được vị trí lắp đặt, mã thiết bị, số seri dây niêm phong, tình trạng niêm phong/kẹp chì thiết bị trên tàu, số đăng ký tàu..., trong vòng 06 giờ kể từ khi chụp xong hình ảnh, phải gửi toàn bộ hình ảnh này đến Chi cục Thủy sản (qua email, nhóm Zalo hoặc bằng ứng dụng công nghệ khác) để kiểm tra, đối chiếu.
c) Bước 3: Trường hợp chỉ thay dây niêm phong thì thực hiện thay thế, niêm phong/kẹp chì và chụp lại hình ảnh trước và sau khi thay thế dây niêm phong, gửi Chi cục Thủy sản để kiểm tra, đối chiếu; đồng thời ký Biên bản tiếp nhận thông tin và xác định nguyên nhân về dây niêm phong và tình trạng thiết bị.
d) Bước 4: Trường hợp phải thu hồi thiết bị để sửa chữa, bảo hành..., thì phải có thiết bị mới lắp thay thế cho chủ tàu theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Quy chế này; thiết bị đem sửa không quá 10 ngày kể từ ngày tháo thiết bị trên tàu; đồng thời ký Biên bản tiếp nhận và kiểm tra tình trạng thiết bị, nội dung Biên bản phải xác định nguyên nhân ban đầu và ghi rõ thời hạn nhận bảo hành, sửa chữa thiết bị; trong vòng 06 giờ, gửi bản Scan Biên bản tiếp nhận và kiểm tra thiết bị, hình ảnh hiện trạng thiết bị đang lắp trên tàu (trước khi tháo gỡ) đến Chi cục Thủy sản để theo dõi, quản lý; đồng thời lưu lại hình ảnh này để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
Trường hợp bảo hành, sửa chữa thiết bị vẫn hoạt động ổn định thì thực hiện lắp đặt, niêm phong lại thiết bị trên tàu theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Quy chế này. Trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện hủy dịch vụ (trước khi thực hiện phải thông báo đến Chi cục Thủy sản để theo dõi, quản lý) và sau đó gửi kèm theo Biên bản/văn bản xác nhận hủy dịch vụ của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình.
đ) Bước 5: Sau khi lắp đặt, thay thế thiết bị mới, đơn vị cung cấp thiết bị gửi thông tin thay đổi thiết bị (đề nghị xóa mã thiết bị cũ và đưa mã thiết bị mới lên hệ thống giám sát tàu cá) qua email, nhóm Zalo hoặc bằng ứng dụng công nghệ khác..., đến Chi cục Thủy sản kiểm tra, xác nhận và phối hợp với quản trị phần mềm giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản hỗ trợ xóa mã thiết bị cũ và đưa mã thiết bị mới lên hệ thống giám sát tàu cá.
e) Bước 6: Theo dõi, xử lý dữ liệu cho đến khi thiết bị mới có tín hiệu kết nối với hệ thống giám sát tàu cá. Cung cấp danh sách tàu cá đã bảo hành, thay dây niêm phong, thay đổi thiết bị về Chi cục Thủy sản trước 17 giờ hàng ngày và khi có yêu cầu đột xuất để cập nhật số liệu báo cáo.
3. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
a) Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin, hình ảnh liên quan đến việc lắp đặt, thay dây niêm phong hoặc thay thế thiết bị, đảm bảo phù hợp theo quy định. Trường hợp không đủ cơ sở để kiểm tra, xác thực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng thiết bị đang lắp trên tàu cá và xử lý theo quy định.
b) Bước 2: Thực hiện xác thực và chuyển thông tin đề nghị quản trị hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản hỗ trợ xóa mã thiết bị cũ và đưa mã thiết bị mới lên hệ thống giám sát tàu cá hoặc thay đổi, chuyển quyền đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình.
c) Bước 3: Tiếp tục phối hợp với quản trị hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản kiểm tra tín hiệu thiết bị giám sát hành trình có kết nối với hệ thống giám sát tàu cá thì thực hiện cập nhật thông tin tàu cá đã thay thế thiết bị và tổng hợp báo cáo theo quy định.
4. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Tiến hành kiểm tra thực tế việc thực hiện các quy định về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình khi tàu cá xuất, nhập các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh hoặc khi tàu cá ra vào các cửa sông, cửa biển để khai thác thủy sản, đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
a) Thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá phải có tín hiệu kết nối đúng tọa độ vị trí trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá phải được niêm phong/kẹp chì theo đúng quy định và còn nguyên dây niêm phong/kẹp chì (không có dấu hiệu tháo gỡ), có mã số thiết bị và mã dây niêm phong (số seri/số IMEI) đúng theo quy định và trùng với thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá.
2. Trường hợp phát hiện thiết bị giám sát hành trình đang lắp đặt trên tàu cá không đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì lập Biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xử phạt theo quy định hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tiến hành mời làm việc với chủ tàu cá và đơn vị cung cấp dịch vụ để xử lý theo quy định.
Chương III
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, XỬ LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
Điều 8. Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh và thanh tra, kiểm tra, xử lý về việc thực hiện các quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Kiên Giang.
2. Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản là cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; xử lý thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo phân quyền của Tổng cục Thủy sản.
3. Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh đặt tại Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản được bố trí phòng làm việc riêng và trang thiết bị cần thiết đảm bảo điều kiện làm việc, kết nối đồng bộ Trung tâm giám sát tàu cá Trung ương (máy vi tính dung lượng lớn, tốc độ xử lý nhanh, màn hình chuyên dụng, tủ hồ sơ, bàn làm việc, đường truyền internet tốc độ cao,...); có nhân sự tổ chức trực ban 24/24 giờ để quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá.
Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh quản lý toàn bộ thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tỉnh; chia sẻ, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá từ Tổng cục Thủy sản theo phân quyền; phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá tỉnh cho các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan và đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo, hướng dẫn các nội dung có liên quan đối với tàu cá hoạt động trên biển; thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan, đơn vị được phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá theo khoản 3 Điều 2 Quy chế này trang bị thiết bị cần thiết (ít nhất phải có máy vi tính có kết nối internet) để tiếp nhận, chia sẻ thông tin, dữ liệu theo phân quyền từ Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh; có nhân lực để theo dõi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh theo quy định; có trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá của địa phương, đơn vị mình và thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ trực hệ thống giám sát tàu cá được hưởng chế độ làm việc kiêm nhiệm, làm thêm giờ và các chế độ phụ cấp khác theo quy định. Kinh phí chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực hệ thống giám sát tàu cá được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá
1. Thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh bao gồm:
a) Thông tin về tàu cá, chủ tàu, thuyền trưởng, thiết bị giám sát hành trình và thông tin liên lạc của tàu cá... theo các thông tin quy định tại Phiếu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá;
b) Dữ liệu về hành trình của tàu cá gồm: vị trí tọa độ tàu cá theo thời gian, vận tốc hành trình, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, cơ sở dữ liệu theo trường thông tin từ bản tin giám sát hành trình...
c) Dữ liệu nhật ký khai thác thủy sản gồm: danh sách, thời gian, vị trí tọa độ, sản lượng khai thác... của các chuyến ra khơi, các chuyên đã cập bến, các chuyến trung chuyển...
d) Dữ liệu về các vùng biển: vùng ven bờ, vùng lộng, vùng khơi; các cảng cá; khu neo đậu; khu bảo tồn;...
đ) Dữ liệu về bão, áp thấp nhiệt đới...
2. Phân quyền truy cập dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh:
a) Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản được Tổng cục Thủy sản quyền truy cập dữ liệu theo quy định.
b) Các cơ quan, đơn vị tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này được phân quyền truy cập xem và xuất dữ liệu báo cáo hoặc theo mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu và chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Các cơ quan, đơn vị tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này lập danh sách những người có trách nhiệm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá tỉnh và hướng dẫn khai thác, sử dụng, thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu theo quy định.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này chịu trách nhiệm về việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá theo cấp độ được phân quyền; không chia sẻ thông tin tài khoản và dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá cho các tổ chức, cá nhân khác và thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định.
5. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá và chế độ bảo mật thông tin, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 10. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Cơ quan, đơn vị tại khoản 3 Điều 2 Quy chế này khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát hành trình tàu cá vào các mục đích sau:
a) Phát hiện, cảnh báo, khuyến cáo, ngăn chặn kịp thời tàu cá trong tỉnh vượt ranh giới trên biển, bao gồm ranh giới vùng biển Việt Nam, ranh giới vùng/khu vực cấm khai thác, khu bảo tồn biển, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khu vực nguy hiểm theo cảnh báo của cấp có thẩm quyền.
b) Giám sát hành trình di chuyển, neo đậu, khai thác thủy sản của tàu cá trên biển; tín hiệu tọa độ vị trí của thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá... làm căn cứ để các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động của tàu cá; thực hiện chính sách hỗ trợ (nếu có); xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác theo quy định của pháp luật.
c) Làm căn cứ pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính, xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển.
d) Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
đ) Phục vụ công tác đảm bảo an ninh, chủ quyền trên biển.
e) Hỗ trợ chủ tàu tra cứu thông tin và kiểm soát tình hình hoạt động của tàu cá trên biển.
g) Theo dõi, chỉ đạo sản xuất nghề cá trên biển.
h) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá thuộc hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân ngoài khoản 1 Điều này nếu có yêu cầu về thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá để thực hiện nhiệm vụ cần thiết của cơ quan, đơn vị do pháp luật quy định, liên hệ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản để được cung cấp theo quy định.
Điều 11. Phương thức hoạt động, cung cấp thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá
1. Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản.
a) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để vận hành, tiếp nhận, xử lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá được phân quyền từ Tổng cục Thủy sản, gồm:
- Tình hình tàu cá vượt qua ranh giới trên biển;
- Cung cấp kịp thời thông tin về dữ liệu giám sát hành trình của tàu cá bị mất kết nối trên biển cho các đơn vị chức năng để xử lý theo quy định;
- Thông tin về tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU và các thông tin khác cho cơ quan thực thi pháp luật trên biển, chủ tàu cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân báo cáo các thông tin liên quan đến quản lý hệ thống giám sát tàu cá.
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp đúng với thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá.
d) Lưu trữ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá đã cung cấp nhằm phục vụ tra cứu, truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu.
đ) Sử dụng hệ thống giám sát tàu cá đúng nội dung được phân quyền.
e) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.
2. Các cơ quan, đơn vị được phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá.
a) Phân công người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tiếp nhận và xử lý thông tin dữ liệu giám sát tàu cá theo phân quyền từ Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh;
b) Báo cáo kịp thời cho người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị để xử lý các tình huống liên quan trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;
c) Lưu trữ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá phục vụ tra cứu, truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu;
d) Quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá theo nội dung được phân quyền;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo về Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh theo quy định.
Chương IV
XỬ LÝ TÀU CÁ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP VÀ CÓ DẤU HIỆU, NGUY CƠ CAO KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH
Điều 12. Quy trình xử lý thông tin, dữ liệu đối với tàu cá vượt ranh giới trên biển (phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá)
1. Trách nhiệm của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản (Trung tâm)
Bước 1: Trong khoảng thời gian không quá 01 giờ từ khi phát hiện tàu cá vượt ranh giới trên biển, trực ban tại Trung tâm phải:
- Xác định thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác, số điện thoại,...) và hành trình của tàu từ khi bắt đầu vượt qua ranh giới trên biển (tọa độ vị trí, vận tốc, hướng di chuyển,...).
- Thông báo thông tin ban đầu về vụ việc qua điện thoại, zalo, email... cho lãnh đạo Trung tâm, Chi cục Thủy sản, Chi cục Kiểm ngư để chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp xử lý.
Bước 2: Trong khoảng thời gian không quá 02 giờ từ khi phát hiện tàu cá vượt ranh giới trên biển, trực ban tại Trung tâm phải:
- Thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng qua điện thoại hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác về việc tàu cá đã vượt ranh giới trên biển và yêu cầu đưa tàu cá quay về vùng biển Việt Nam.
- Thông báo và cung cấp thông tin nhanh qua điện thoại, zalo, email... cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải quân...) biết để phối hợp hỗ trợ, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Bước 3: Trong khoảng thời gian không quá 03 giờ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên và 04 giờ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét (kể từ khi phát hiện tàu cá vượt ranh giới), mà tàu cá chưa quay về vùng biển Việt Nam hoặc thiết bị giám sát hành trình mất kết nối với hệ thống giám sát tàu cá hoặc không liên hệ được với chủ tàu, thuyền trưởng thì trực ban trình lãnh đạo Trung tâm ký phát hành văn bản cảnh báo tàu cá vượt ranh giới trên biển gửi đến chủ tàu, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban quản lý Cảng cá và UBND cấp huyện nơi có địa chỉ thường trú của chủ tàu; đồng thời gửi đến Chi cục Thủy sản và Ban quản lý Cảng cá các tỉnh ven biển để phối hợp xử lý theo quy định.
Bước 4: Trực ban tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các đơn vị liên quan và thường xuyên liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng cho đến khi tàu cá quay về vùng biển Việt Nam (trừ trường hợp không liên lạc được với chủ tàu, thuyền trưởng hoặc thiết bị giám sát hành trình mất tín hiệu kết nối với hệ thống giám sát tàu cá).
Bước 5: Các hoạt động của nhân viên trực ban phải được ghi chép đầy đủ trong sổ trực ban, làm cơ sở bàn giao công việc giữa các ca trực tại Trung tâm. Toàn bộ các thông tin chuyển đi, nhận về liên quan đến từng bước xử lý phải được khởi tạo và lưu trữ trên máy tính tại Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh.
2. Trách nhiệm của chủ tàu
Sau khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, tin nhắn, zalo, email..., về việc tàu cá của mình vượt ranh giới trên biển, chủ tàu phải thực hiện:
Bước 1: Liên lạc ngay với thuyền trưởng yêu cầu đưa tàu cá quay về vùng biển Việt Nam, mở/bật thiết bị giám sát hành trình kết nối 24/24 giờ trong quá trình hoạt động trên biển.
Bước 2: Trường hợp thiết bị giám sát bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng báo cáo tọa độ vị trí tàu cá 06 giờ/lần theo quy định; liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để xác định nguyên nhân và yêu cầu hướng dẫn khắc phục; đồng thời đưa tàu cá vào cảng để sửa chữa thiết bị trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình bị hỏng.
Bước 3: Liên lạc với trực ban Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, cung cấp kết quả gọi điện cho thuyền trưởng và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Bước 4: Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Chi cục Kiểm ngư, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong việc xử lý trường hợp tàu cá của mình vượt ranh giới trên biển; đồng thời cam kết đưa tàu cá về bờ để kiểm tra khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Đề nghị Chi cục Kiểm ngư Vùng 5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Biên phòng
a) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., có trách nhiệm phối hợp kêu gọi và có giải pháp ngăn chặn tàu cá vượt ranh giới trên biển; đồng thời tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có vi phạm) và xử phạt theo thẩm quyền.
b) Kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin theo Quy chế làm việc và trao đổi thông tin của Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
4. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc; các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng tổ chức trực ban để theo dõi, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh cập nhật danh sách tàu cá vượt ranh giới trên biển, với các thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác,...) để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá này khi nhập, xuất bến.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cam kết đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư, thì mới làm thủ tục cho nhập Trạm (đối với trường hợp những tàu cá có trong danh sách phát hành văn bản cảnh báo vượt ranh giới trên biển của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá).
Bước 3: Kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác thủy sản nếu chủ tàu, thuyền trưởng chưa đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư để xử lý về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển.
5. Trách nhiệm của Văn phòng đại diện/Tổ kiểm soát nghề cá và Ban quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc tổ chức trực ban tại các cảng cá chỉ định để theo dõi, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email…, tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc cập nhật danh sách tàu cá vượt ranh giới trên biển với các thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác,...) để đối chiếu với danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp và bàn giao giữa các ca trực.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng làm việc với Tổ kiểm tra tại cảng hoặc đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư để xử lý trường hợp tàu cá vượt ranh giới trên biển.
Bước 3: Lưu trữ thông tin, hồ sơ bốc dỡ sản phẩm qua cảng của các tàu này để truy xuất, đối chiếu trong công tác xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
6. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư
Khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển thì tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trong thời gian 02 ngày làm việc, tiến hành mời chủ tàu đến làm việc, xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bước 2: Nếu chủ tàu không hợp tác (không đến làm việc theo Giấy mời), thì có văn bản phối hợp với ngành Biên phòng, Công an, Chi cục Thủy sản và chính quyền địa phương tiến hành làm việc với chủ tàu để xử lý theo quy định.
Bước 3: Phối hợp với các bên liên quan thực hiện kiểm tra thực tế tàu cá trên biển hoặc khi tàu về bờ hoặc cập các cảng cá, trạm kiểm soát Biên phòng trong và ngoài tỉnh.
Bước 4: Có văn bản gửi các sở, ban, ngành của các tỉnh có biển và các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn đối với trường hợp chủ tàu cá cố tình không hợp tác hoặc không đưa tàu về để chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (thời gian xử lý một vụ việc không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản cảnh báo tàu cá vượt ranh giới trên biển).
Bước 5: Theo dõi, đôn đốc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định.
Bước 6: Lưu trữ thông tin và báo cáo kết quả xử lý tàu cá vượt ranh giới trên biển (có kèm theo danh sách tàu cá và kết quả xử lý) cho Ban chỉ đạo IUU tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 20 hàng tháng; đồng thời gửi Trung tâm Đăng kiểm tàu cá-Chi cục Thủy sản để tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin.
7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., về việc tàu cá của địa phương mình vượt qua ranh giới trên biển, thực hiện như sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thông báo ngay tới chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người nhà của chủ tàu, thuyền trưởng về việc tàu cá vượt ranh giới trên biển và yêu cầu đưa tàu cá quay về vùng biển Việt Nam.
Bước 2: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn nơi có chủ tàu vi phạm, phối hợp với Chi cục Kiểm ngư và các lực lượng chức năng mời chủ tàu đến làm việc; trường hợp chủ tàu không còn ở địa phương phải chủ trì xác minh để xử lý theo quy định.
Bước 3: Lập danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp và tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu.
Bước 4: Thực hiện các hình thức công khai hóa phù hợp đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi khai thác bất hợp pháp đã bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 20 hàng tháng.
Điều 13. Quy trình xử lý thông tin, dữ liệu đối với tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển
1. Trách nhiệm của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản (Trung tâm)
Bước 1: Trong khoảng thời gian không quá 48 giờ từ khi phát hiện tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển, trực ban tại Trung tâm phải:
- Xác định thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác, số điện thoại,...) và hành trình của tàu từ khi bắt đầu mất tín hiệu kết nối (tọa độ vị trí, vận tốc, hướng di chuyển,...).
- Thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng qua điện thoại hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác về việc tàu cá đã mất tín hiệu kết nối trên biển và yêu cầu mở/bật thiết bị giám sát hành trình để kết nối với hệ thống giám sát tàu cá.
- Yêu cầu chủ tàu thông báo với thuyền trưởng định kỳ báo cáo tọa độ vị trí tàu cá 06 giờ/lần bằng các thiết bị thông tin liên lạc khác nếu thiết bị giám sát hành trình bị hỏng; đồng thời yêu cầu chủ tàu liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để thông báo tình trạng thiết bị giám sát hành trình bị mất tín hiệu kết nối trên biển để xác định nguyên nhân và hướng dẫn khắc phục.
Bước 2: Thông báo thông tin về việc tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển (qua điện thoại, zalo, email...), cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để xác định nguyên nhân ban đầu và có hướng dẫn khắc phục; đồng thời cung cấp thông tin nhanh qua điện thoại, zalo, email,.. cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Hải quân...) biết để phối hợp kiểm tra, xử lý.
Bước 3: Trường hợp không liên lạc được với chủ tàu, thuyền trưởng hoặc thiết bị giám sát hành trình chưa kết nối lại quá 10 ngày từ khi phát hiện tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển, trực ban trình lãnh đạo Trung tâm ký phát hành văn bản thông báo về việc tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển gửi đến các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm ngư, Ban quản lý Cảng cá và UBND cấp huyện nơi có địa chỉ thường trú của chủ tàu để phối hợp xử lý theo quy định; đồng thời gửi đến Chi cục Thủy sản và Ban quản lý Cảng cá các tỉnh ven biển để phối hợp xử lý theo quy định.
Bước 4: Các hoạt động của nhân viên trực ban phải được ghi chép đầy đủ trong sổ trực ban, làm cơ sở bàn giao công việc giữa các ca trực tại Trung tâm. Toàn bộ các thông tin chuyển đi, nhận về liên quan đến từng bước xử lý phải được khởi tạo và lưu trữ trên máy tính tại Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh.
2. Trách nhiệm của chủ tàu
Sau khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, tin nhắn, zalo, email…, về thiết bị giám sát hành trình tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển, chủ tàu phải thực hiện:
Bước 1: Liên lạc với thuyền trưởng yêu cầu mở/bật thiết bị giám sát hành trình kết nối 24/24 giờ trong quá trình hoạt động trên biển.
Bước 2: Liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình xác định nguyên nhân và hướng dẫn khắc phục. Trường hợp thiết bị giám sát bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng báo cáo tọa độ vị trí tàu cá 06 giờ/lần theo quy định và đưa tàu cá vào cảng để sửa chữa thiết bị trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình bị hỏng.
Bước 3: Liên lạc với trực ban Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và các lực lượng chức năng cung cấp hồ sơ có liên quan và báo cáo cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển.
Bước 4: Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Chi cục Kiểm ngư, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong việc xử lý trường hợp tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển; đồng thời cam kết đưa tàu cá về bờ để kiểm tra khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của thuyền trưởng
Sau khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, tin nhắn, zalo, email về thiết bị giám sát hành trình tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển, thuyền trưởng phải thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá: đảm bảo không bị tác động, di dời vị trí của thiết bị giám sát hành trình đã lắp trên tàu; đảm bảo không có các vật dụng khác che chắn, làm nhiễu sóng hoặc mất sóng vệ tinh hoặc mất nguồn điện cung cấp cho thiết bị giám sát hành trình.
Bước 2: Thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát hành trình đã lắp trên tàu cá.
Bước 3: Trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng, thực hiện báo cáo tọa độ vị trí tàu cá 6 giờ/lần theo quy định và đưa tàu cá vào cảng để sửa chữa thiết bị trong vòng 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình bị hỏng.
4. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình
Sau khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, tin nhắn, zalo, email…, về thiết bị giám sát hành trình do đơn vị mình cung cấp bị mất tín hiệu kết nối trên biển, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật và xác định nguyên nhân thiết bị mất kết nối.
Bước 2: Liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng để hướng dẫn khắc phục và yêu cầu bật thiết bị giám sát hành trình hoạt động 24/24 giờ. Trường hợp thiết bị giám sát bị sự cố, hư hỏng thì yêu cầu thuyền trưởng thực hiện báo cáo tọa độ vị trí và tiến hành các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Bước 3: Liên lạc với trực ban Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và các đơn vị liên quan báo cáo cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển (kèm theo Biên bản xác định nguyên nhân thiết bị giám sát hành trình mất kết nối).
5. Đề nghị Chi cục Kiểm ngư Vùng 5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Biên phòng
a) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., có trách nhiệm phối hợp nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng khắc phục tín hiệu kết nối; đồng thời tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có vi phạm) và xử phạt theo thẩm quyền.
b) Kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin theo Quy chế làm việc và trao đổi thông tin của Ban chỉ đạo tỉnh Kiên Giang về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
6. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc; các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng tổ chức trực ban để theo dõi, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh cập nhật danh sách tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển, với các thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác,...) để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá này khi nhập, xuất bến.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cam kết đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư, thì mới làm thủ tục cho nhập Trạm (đối với trường hợp những tàu cá có trong danh sách phát hành văn bản tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá).
Bước 3: Kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác thủy sản nếu chủ tàu, thuyền trưởng chưa đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư để xử lý trường hợp tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển.
7. Trách nhiệm của Văn phòng đại diện/Tổ kiểm soát nghề cá và Ban quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc tổ chức trực ban tại các cảng cá chỉ định để theo dõi, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá.
b) Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc cập nhật danh sách tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển với các thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác,...) để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu này khi nhập, xuất tại các cảng cá.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng làm việc với Tổ kiểm tra tại cảng hoặc đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư để xử lý trường hợp tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển.
Bước 3: Lưu trữ thông tin, hồ sơ bốc dỡ sản phẩm qua cảng của các tàu này để truy xuất, đối chiếu trong công tác xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
8. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư
Khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển thì tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trong thời gian 03 ngày làm việc, tiến hành mời chủ tàu đến làm việc, xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bước 2: Nếu chủ tàu không hợp tác (không đến làm việc theo Giấy mời), thì có văn bản phối hợp với ngành Biên phòng, Công an, Chi cục Thủy sản và chính quyền địa phương tiến hành làm việc với chủ tàu để xử lý theo quy định.
Bước 3: Phối hợp với các bên liên quan thực hiện kiểm tra thực tế tàu cá trên biển hoặc khi tàu về bờ hoặc cập các cảng cá, trạm kiểm soát Biên phòng trong và ngoài tỉnh.
Bước 4: Có văn bản gửi các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố có biển và các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn đối với trường hợp chủ tàu cá cố tình không hợp tác hoặc không đưa tàu về để khắc phục tình trạng thiết bị giám sát hành trình mất kết nối với hệ thống giám sát tàu cá (thời gian xử lý một vụ việc không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản cảnh báo tàu cá vượt ranh giới trên biển).
Bước 5: Theo dõi, đôn đốc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định.
Bước 6: Lưu trữ thông tin và báo cáo kết quả xử lý tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển (có kèm theo danh sách tàu cá và kết quả xử lý) cho Ban chỉ đạo IUU tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 20 hàng tháng; đồng thời gửi Trung tâm Đăng kiểm tàu cá-Chi cục Thủy sản để tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin.
9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Khi tiếp nhận thông tin bằng văn bản hoặc qua điện thoại, zalo, email..., về việc tàu cá của địa phương bị mất tín hiệu kết nối trên biển, thực hiện như sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn thông báo ngay tới chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người nhà của chủ tàu, thuyền trưởng về việc tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển và yêu cầu mở/bật thiết bị giám sát hành trình để kết nối với hệ thống giám sát tàu cá.
Bước 2: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn nơi có chủ tàu vi phạm, phối hợp với Chi cục Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản và các lực lượng chức năng mời chủ tàu đến làm việc; trường hợp chủ tàu không còn ở địa phương phải chủ trì xác minh để xử lý theo quy định.
Bước 3: Lập danh sách tàu cá ở địa phương thường xuyên bị mất tín hiệu kết nối trên biển và tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu.
Bước 4: Thực hiện các hình thức công khai hóa phù hợp đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi vi phạm về thiết bị giám sát hành trình đã bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 20 hàng tháng.
Điều 14. Quy trình xử lý thông tin, dữ liệu đối với tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá
1. Trách nhiệm của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực thuộc Chi cục Thủy sản
Bước 1: Hàng tuần, tiến hành rà soát các thông tin như: thông tin về chủ tàu, thông tin về tàu, nghề khai thác, số điện thoại, dữ liệu về giám sát hành trình qua hệ thông giám sát tàu cá…, nếu thấy có dấu hiệu khai thác IUU thì cung cấp thông tin bằng văn bản (gửi qua zalo, email trước, gửi bản chính sau) đến các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, Chi cục Thủy sản, Chi cục Kiểm ngư, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện, thành phố nơi có địa chỉ thường trú của chủ tàu để giám sát đặc biệt và phối hợp tổ chức điều tra, xác minh, xử lý; đồng thời gửi đến Chi cục Thủy sản và Ban quản lý Cảng cá các tỉnh ven biển để phối hợp xử lý theo quy định.
Bước 2: Tiếp tục theo dõi hệ thống giám sát tàu cá và cung cấp thêm thông tin cụ thể về chủ tàu, thông tin về tàu, thông tin về giám sát hành trình... cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu.
2. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, trong thời gian 03 ngày làm việc, tiến hành mời chủ tàu đến làm việc, xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bước 2: Nếu chủ tàu không hợp tác (không đến làm việc theo Giấy mời), thì có văn bản phối hợp ngành Biên phòng, Công an và chính quyền địa phương tiến hành làm việc với chủ tàu để xử lý theo quy định.
Bước 3: Phối hợp với các bên liên quan thực hiện kiểm tra thực tế tàu cá trên biển hoặc khi tàu về bờ hoặc cập các cảng cá, trạm kiểm soát Biên phòng; yêu cầu chủ tàu phải khắc phục dấu hiệu vi phạm, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát thực tế việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (đối với trường hợp chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên đã tháo thiết bị giám sát hành trình trong quá trình tàu cá hoạt động trên biển).
Bước 4: Có văn bản gửi các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố có biển và các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, ngăn chặn đối với trường hợp chủ tàu cá cố tình không hợp tác hoặc không đưa tàu về để khắc phục tình trạng thiết bị giám sát hành trình mất kết nối hoặc không lắp đặt lại thiết bị giám sát hành trình.
Bước 5: Theo dõi, đôn đốc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định.
Bước 6: Lưu trữ thông tin và báo cáo kết quả xử lý (có kèm theo danh sách tàu cá và kết quả xử lý) cho Ban chỉ đạo IUU, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 20 hàng tháng; đồng thời gửi Trung tâm Đăng kiểm tàu cá-Chi cục Thủy sản để tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin theo quy định.
3. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Thủy sản hoặc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (bằng văn bản hoặc gửi qua zalo, email...,), về tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU, trong thời gian 01 ngày làm việc, cung cấp thông tin xuất/nhập Trạm của các tàu này gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Trung tâm Đăng kiểm tàu cá); đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh cập nhật danh sách tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá này khi nhập, xuất Trạm.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cam kết đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư, thì mới làm thủ tục cho nhập Trạm (đối với trường hợp những tàu cá có trong danh sách phát hành văn bản tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá).
Bước 3: Kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác thủy sản nếu chủ tàu, thuyền trưởng chưa đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư hoặc không có đầy đủ thủ tục theo quy định.
4. Trách nhiệm của Văn phòng đại diện/Tổ kiểm soát nghề cá và Ban quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sau khi tiếp nhận thông tin về danh sách tàu cá có dấu hiệu khai thác IUU từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (bằng văn bản hoặc gửi qua zalo, email...,), tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc cập nhật danh sách tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU với các thông tin ban đầu về tàu, chủ tàu (tên chủ tàu, số đăng ký, chiều dài, nghề khai thác,...) để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu này khi nhập, xuất tại các cảng cá.
Bước 2: Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng làm việc với Tổ kiểm tra tại cảng hoặc đến làm việc với Chi cục Kiểm ngư để xử lý vi phạm (nếu có).
Bước 3: Lưu trữ thông tin, hồ sơ bốc dỡ sản phẩm qua cảng của các tàu này để truy xuất, đối chiếu trong công tác xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Sau khi tiếp nhận thông tin về danh sách tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU từ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (bằng văn bản hoặc gửi qua zalo, email...,), tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn nơi có chủ tàu cá có dấu hiệu vi phạm, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát thực tế đối với nhóm tàu này (có nằm bờ hay không, tình trạng thiết bị giám sát hành trình...), phối hợp với Chi cục Kiểm ngư mời chủ tàu đến làm việc; trường hợp chủ tàu không còn ở địa phương phải chủ trì xác minh để xử lý theo quy định.
Bước 2: Lập danh sách tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm IUU và tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu.
Bước 3: Thực hiện các hình thức công khai hóa phù hợp đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi khai thác IUU đã bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 20 hàng tháng.
Điều 15. Quy trình xử lý đối với tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài (tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp)
1. Đối với nguồn thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 04 Quy chế này.
a) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin ban đầu và tiến hành xử lý chuyển trên trang hồ sơ công việc hoặc qua zalo, email…, hoặc bằng văn bản gửi đến: Chi cục Thủy sản và Trung tâm Đăng kiểm tàu cá để rà soát, cung cấp thông tin; Chi cục Kiểm ngư để phối hợp xử lý và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để điều tra, xác minh, xử lý.
b) Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản:
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian 01 ngày làm việc tiến hành rà soát, bổ sung thêm thông tin như: thông tin về chủ tàu, thông tin về tàu, thông tin về giám sát hành trình... cung cấp cho Chi cục Kiểm ngư để tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý.
Bước 2: Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiếp tục tiến hành rà soát lập danh sách tất cả các tàu cá có cùng tên tàu hoặc do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu hoặc đã sang tên cho người khác với các thông tin như: thông tin về chủ tàu, thông tin về tàu, thông tin về giám sát hành trình...nếu có dấu hiệu khai thác IUU thì chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá phát hành văn bản giám sát đặc biệt (gửi qua zalo, email trước, gửi bản chính sau) đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm ngư để tổ chức điều tra, xác minh, xử lý; đồng thời gửi Tổ giúp việc và UBND huyện, thành phố nơi có địa chỉ thường trú của chủ tàu để theo dõi, phối hợp xác minh, xử lý.
c) Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư:
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Thủy sản, trong thời gian 01 ngày làm việc, tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý.
Bước 2: Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và thường cập nhật kết quả xử lý Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Bước 3: Căn cứ báo cáo kết quả xác minh, xử lý của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Tổng cục Thủy sản đưa vào hoặc đưa ra danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp.
d) Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh hoặc những vụ việc do lực lượng Biên phòng trực tiếp nhận thông tin hoặc phát hiện, trong thời gian 01 ngày làm việc, ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh cập nhật danh sách tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá này khi nhập, xuất bến.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bước 3: Chủ trì tiến hành điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử lý theo quy định. Thời gian hoàn thành xử lý xong một vụ việc không quá 18 ngày làm việc (trường hợp vụ việc phức tạp, thời gian xử lý không quá 30 ngày làm việc).
Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh, xử lý (có kèm theo danh sách tàu cá và kết quả xử lý) về Ban chỉ đạo IUU tỉnh và cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Tổng cục Thủy sản đưa vào hoặc đưa ra danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; đồng thời gửi Trung tâm Đăng kiểm tàu cá-Chi cục Thủy sản để tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin theo quy định.
e) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Bước 1: Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn nơi có chủ tàu vi phạm, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các lực lượng chức năng mời chủ tàu đến làm việc; trường hợp chủ tàu không còn ở địa phương phải chủ trì xác minh để xử lý theo quy định.
Bước 2: Lập danh sách tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài và tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu.
Bước 3: Thực hiện các hình thức công khai hóa phù hợp đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 4: Báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 20 hàng tháng.
2. Đối với thông tin từ đơn khai báo, tờ tường trình của ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt yêu cầu bảo hộ công dân
a) Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Bước 1: Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin từ Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan của Việt Nam ở nước ngoài hoặc từ người nhà của ngư dân bị bắt cung cấp.
Bước 2: Tiến hành xác minh thông tin ban đầu và cung cấp thông tin bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về IUU tỉnh để phối hợp, xác minh, xử lý.
Bước 3: Chủ trì phát hành văn bản hoặc tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để phối hợp, xác minh, cung cấp thêm thông tin, bằng chứng về tàu cá vi phạm khai thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
b) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận thông tin từ Sở Ngoại vụ hoặc từ các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bước 2: Tiến hành xử lý chuyển trên trang hồ sơ công việc hoặc qua Zalo hoặc bằng văn bản đến Chi cục Thủy sản và Trung tâm Đăng kiểm tàu cá để rà soát, cung cấp thêm thông tin và Chi cục Kiểm ngư, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh để theo dõi, phối hợp.
c) Trách nhiệm cửa Chi cục Thủy sản
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian 01 ngày làm việc tiến hành rà soát, bổ sung thêm thông tin như: thông tin về chủ tàu, thông tin về tàu, thông tin về giám sát hành trình... cung cấp thông tin bằng văn bản (gửi qua zalo, email trước, gửi bản chính sau) đến Chi cục Kiểm ngư để tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để điều tra, xác minh, xử lý.
Bước 2: Tiếp tục tiến hành rà soát lập danh sách tất cả các tàu cá có cùng tên tàu hoặc do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu hoặc đã sang tên cho người khác với các thông tin như: thông tin về chủ tàu, thông tin về tàu, thông tin về giám sát hành trình... nếu có dấu hiệu khai thác IUU thì chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá phát hành văn bản giám sát đặc biệt (gửi qua zalo, email trước, gửi bản chính sau) đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để xác minh, xử lý; đồng thời gửi Chi cục Kiểm ngư, UBND huyện, thành phố nơi có địa chỉ thường trú của chủ tàu, Tổ giúp việc để theo dõi, phối hợp xác minh, xử lý.
d) Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư:
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Thủy sản, trong thời gian 01 ngày làm việc, tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý.
Bước 2: Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và thường cập nhật kết quả xử lý Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Bước 3: Căn cứ báo cáo kết quả xác minh, xử lý của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Tổng cục Thủy sản đưa vào hoặc đưa ra danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp.
đ) Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin từ Chi cục Kiểm ngư hoặc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá hoặc Sở Ngoại vụ, trong thời gian 01 ngày làm việc, ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh cập nhật danh sách tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tàu cá này khi nhập, xuất bến.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bước 3: Chủ trì tiến hành điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử lý theo quy định. Thời gian hoàn thành xử lý xong một vụ việc không quá 18 ngày làm việc (trường hợp vụ việc phức tạp, thời gian xử lý không quá 30 ngày làm việc).
Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh, xử lý (có kèm theo danh sách tàu cá và kết quả xử lý) về Ban chỉ đạo IUU tỉnh và cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Tổng cục Thủy sản đưa vào hoặc đưa ra danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; đồng thời gửi Trung tâm Đăng kiểm tàu cá-Chi cục Thủy sản để tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin theo quy định.
e) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Bước 1: Chủ trì phối hợp với các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các lực lượng chức năng mời chủ tàu đến làm việc; trường hợp chủ tàu không còn ở địa phương phải chủ trì xác minh để xử lý theo quy định.
Bước 2: Xác minh tình trạng của tàu cá bị bắt, nước bắt, thời gian bắt...nếu đủ cơ sở thì lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Bước 3: Lập danh sách tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài và tổ chức tìm hiểu, tuyên truyền và quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu do chủ tàu này đứng tên chủ sở hữu.
Bước 4: Thực hiện các hình thức công khai hóa phù hợp đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản bị xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Báo cáo kết quả xử lý vụ việc bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 20 hàng tháng.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc tổ chức quản lý, lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình tàu cá của tỉnh và thanh tra, kiểm tra, xử lý về việc lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức quản lý hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh theo thẩm quyền, bao gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết tại Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh; chỉ đạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia vận hành hệ thống giám sát tàu cá; tham mưu đề xuất bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá theo quy định.
4. Chủ trì tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Kiên Giang tại Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và các đơn vị được phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai sót, sai phạm (nếu có).
5. Là cơ quan đầu mối tiếp nhận thông tin tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU từ các tổ chức, cá nhân và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện quy định về chống khai thác IUU từ các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình và các đơn vị có liên quan xác minh, làm rõ nguyên nhân thiết bị giám sát hành trình mất kết nối với hệ thống giám sát tàu cá.
2. Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định về cung cấp, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của thiết bị giám sát hành trình tàu cá và các dịch vụ về phí vệ tinh, nhằm đảm bảo các quy định về chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị giám sát hành trình theo tiêu chuẩn đã công bố.
3. Báo cáo các nội dung theo yêu cầu hoặc các vấn đề đột xuất về UBND tỉnh thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về IUU tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Tổ chức theo dõi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh đã được phân quyền từ Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo phòng chức năng, các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng bố trí cán bộ trực ban để tiếp nhận thông tin và phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ trì tổ chức điều tra, xác minh, xử lý đối với trường hợp tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài (tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp); đồng thời chỉ đạo các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với trường hợp tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU và các hành vi vi phạm khác phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình, tình trạng niêm phong, kẹp chì..., và tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình (phải có tín hiệu kết nối với hệ thống giám sát tàu cá) khi tàu cá xuất, nhập các Đồn/Trạm kiểm soát Biên phòng trên địa bàn tỉnh hoặc khi tàu cá ra vào các cửa sông, cửa biển để khai thác thủy sản.
4. Thực hiện các chế độ báo cáo cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo IUU tỉnh) vào ngày 20 hàng tháng.
Điều 19. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phụ trách công tác điều tra, xác minh, khởi tố hình sự đối với các tổ chức, cá nhân móc nối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa tàu cá, ngư dân Kiên Giang khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài hoặc chuộc tàu cá và ngư dân bị bắt giữ về nước trái phép.
2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản và các đơn vị có liên quan điều tra, xác minh, xử lý các trường hợp tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
3. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi nắm tình hình, phối hợp điều tra, khởi tố hình sự một số vụ việc điển hình để đảm bảo tính răn đe, giáo dục; phối hợp xác minh nhân thân công dân bị nước ngoài bắt giữ để được bảo hộ; nắm chủ trương, biện pháp xử lý của các nước đối với tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển khai thác hải sản trái phép.
4. Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố nắm tình hình tại địa bàn quản lý đối tượng là chủ tàu cá khai thác xa bờ và chủ tàu cá đã từng vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép; tổ chức vận động, tuyên truyền kết hợp với giám sát chặt chẽ ngăn chặn kịp thời không để tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; lập danh sách và quản lý chặt chẽ số ngư dân được nước ngoài trả về.
Điều 20. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra điều kiện về lắp đặt, tháo gỡ, thay thế thiết bị giám sát hành trình tàu cá của tỉnh để thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản cho các tổ chức cá nhân theo quy định; kiểm tra, xác thực thông tin trên hệ thống giám sát tàu cá và chuyển thông tin lên bộ phận quản trị hệ thống giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản để cập nhật mã thiết bị mới, xóa mã thiết bị cũ trong trường hợp thay đổi thiết bị.
2. Chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá trực tiếp quản lý Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh; bố trí nhân sự trực ban 24/24 giờ và ban hành quy chế/quy trình nội bộ hoạt động của Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh đảm bảo quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh theo đúng quy định.
3. Chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá thực hiện phân quyền truy cập hệ thống giám sát tàu cá cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích sử dụng; thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định.
4. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trực ban để theo dõi, giám sát, vận hành hệ thống giám sát tàu cá đảm bảo thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quy chế này.
5. Định kỳ hàng tuần tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp đưa vào hoặc đưa ra danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp, gửi Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển và các cơ quan chức năng trong tỉnh để theo dõi, kiểm tra, kiểm soát theo quy định.
6. Thực hiện các chế độ báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh và ngày 20 hàng tháng.
Điều 21. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm ngư
1. Là cơ quan tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tiếp nhận thông tin từ các cơ quan, đơn vị có liên quan về tàu cá có dấu hiệu khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
2. Chủ trì xử lý và phối hợp với các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương xử lý tàu cá vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá và tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá.
3. Trên cơ sở số liệu, thông tin phát hiện từ hệ thống giám sát tàu cá, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, đặc biệt là tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác IUU hoạt động ở vùng bờ và vùng lộng.
4. Tham mưu Quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng vùng khơi và UBND các tỉnh, thành phố ven biển về chống khai thác IUU.
5. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc điều tra, xác minh, xử lý vi phạm hành chính của các sở, ngành có liên quan theo trách nhiệm được giao trong Quy chế này và tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.
Điều 22. Trách nhiệm của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (Chi cục Thủy lợi)
1. Tổ chức trực ban để khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh đã được phân quyền và thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định.
2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá - Chi cục Thủy sản và các đơn vị có liên quan khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh để phục vụ công tác phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND cấp xã, phường, thị trấn rà soát, nắm chắc số lượng tàu cá và chủ sở hữu tàu cá của địa phương mình, đặc biệt là số tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; phối hợp các cơ quan chức năng cấp tỉnh tuyên truyền, thông báo đến chủ tàu cá thực hiện lắp đặt việc lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình quy định.
2. Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá đã được phân quyền từ Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh, để phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động của tàu cá tại địa phương; công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm đối với chủ tàu cá tại địa phương không chấp hành quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Lập danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ khai thác IUU trên địa bàn để quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; có hình thức thăm hỏi, động viên những trường hợp vi phạm và khen thưởng đối với trường hợp chấp hành tốt quy định của pháp luật; đồng thời cũng có những biện pháp xử lý nghiêm và công khai, điển hình đối với những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Điều 24. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình
1. Thường xuyên kiểm tra tình trạng, tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình đã lắp đặt trên tàu cá. Chỉ được phép cho tàu cá ra biển hoạt động khi thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoạt động bình thường và còn nguyên niêm phong, kẹp chì theo quy định.
2. Duy trì tín hiệu kết nối của thiết bị giám sát hành trình với hệ thống giám sát tàu cá 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng.
3. Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp che chắn sóng vệ tinh, ngắt điện, vô hiệu hóa hoạt động của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá hoặc thực hiện báo động giả về cứu hộ, cứu nạn trên thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin về tàu cá hoặc thay đổi thiết bị giám sát hành trình (mua, bán, sang tên chuyển nhượng, cải hoán, thay đổi thiết bị...) chủ tàu phải khai báo thông tin thay đối với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá và đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để điều chỉnh thông tin cho phù hợp với quy định.
Điều 25. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá
1. Cung cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Thủy sản), hồ sơ tính năng kỹ thuật, mẫu thiết bị giám sát hành trình, mẫu dây niêm phong/kẹp chì..., được phép lắp đặt trên tàu cá đã được cấp có thẩm quyền thông báo.
2. Cập nhật, quản lý thông tin về tàu cá, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá ở Tổng cục Thủy sản và tỉnh Kiên Giang; xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp.
3. Thực hiện việc cung cấp, sửa chữa, bảo hành, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các dịch vụ khác theo quy định; quản lý chặt chẽ việc cấp phát dây niêm phong/kẹp chì và thực hiện kẹp chì cố định thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa; không tự ý ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình.
4. Cử người có trách nhiệm, đủ thẩm quyền của đơn vị mình tham gia cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân thiết bị giám sát hành trình mất kết nối với hệ thống giám sát tàu cá.
5. Thực hiện điều chỉnh tăng tần suất số lần gửi vị trí tọa độ của thiết bị giám sát hành trình từ 10-15 phút/lần, khi có yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm.
6. Có chính sách giảm trừ cước phí dịch vụ sử dụng thiết bị giám sát hành trình trong thời gian tàu cá ngưng hoạt động sản xuất trên biển.
7. Thực hiện chế độ lưu trữ, bảo mật thông tin dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định và báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 20 hàng tháng (thông qua Chi cục Thủy sản) hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Điều khoản thi hành
1. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được giao thực hiện nhiệm vụ trực ban theo Quy chế này được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước; các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định tại Quy chế này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp tàu cá vừa bị cảnh báo vượt ranh giới trên biển, sau đó có thông tin bị nước ngoài bắt giữ thì giao Chi cục Kiểm ngư chủ trì điều tra, xác minh, xử lý theo quy định.
4. Trình tự các bước thực hiện có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế xảy ra của từng sự vụ, sự việc và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 954/QĐ-UBND năm 2020 về Quy trình xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản và các hành vi vi phạm khác phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Quyết định 3304/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu Hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 47/2022/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện Quy chế giám sát, đánh giá và nghiệm thu dịch vụ Quản lý vận hành hệ thống kiểm soát tàu thăm quan Vịnh Hạ Long bằng công nghệ vệ tinh GPS do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Nghị quyết 02/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cước thuê bao vệ tinh duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025
- 8Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 960/QĐ-UBND
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Thủy sản 2017
- 3Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 4Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 5Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 3304/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu Hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 44/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 47/2022/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 12Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện Quy chế giám sát, đánh giá và nghiệm thu dịch vụ Quản lý vận hành hệ thống kiểm soát tàu thăm quan Vịnh Hạ Long bằng công nghệ vệ tinh GPS do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 13Nghị quyết 02/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cước thuê bao vệ tinh duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025
- 14Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 15Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 960/QĐ-UBND
Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý lắp đặt, tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình; khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá; xử lý tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp và có dấu hiệu, nguy cơ cao khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 2563/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Lê Quốc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra