Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2558/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phe duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Kết luận số 39-KL/TU ngày 27/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 Của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Chương trình phát công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1044/TTr-SCT ngày 05/9/2016

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 (Có tóm tắt Chương trình kèm theo).

Điều 2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

1. Giao Sở Công Thương

- Hoàn chỉnh, thực hiện in bộ Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2016 - 2020 đầy đủ gửi đến các Sở, ban, ngành ở tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo mục đích, nội dung đã đề ra và đúng quy định hiện hành; tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hàng năm tham mưu, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách của Sở Công Thương theo quy định.

3. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN NHÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nhữ Văn Tâm

 

TÓM TẮT

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Phần I

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và một số chuyên ngành công nghiệp khác có giá trị lớn mà tỉnh có lợi thế. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường và năng suất lao động cao; khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là trách nhiệm của toàn dân dưới sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước; huy động mọi nguồn lực để đảm bảo phát triển bền vững và ổn định; phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giúp khu vực nông thôn thay đổi canh tác thuần nông, hướng tới các ngành có năng suất và thu nhập cao hơn; kết hợp hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên đất, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn liền với du lịch làng nghề để không ngừng nâng cao mức sống của dân cư khu vực nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của các làng nghề truyền thống; phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường để phát triển theo hướng bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16% trở lên.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 53%; dịch vụ 36%, nông - lâm - thủy sản 11%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 740.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15%.

- Khôi phục và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp có sức cạnh tranh, bền vững trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu;

- Số làng nghề được công nhận từ 80 làng nghề trở lên (nâng tổng số làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh được công nhận đạt trên 240 làng nghề).

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng chung

- Tập trung rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin môi trường đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia; tập trung kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực; các dự án đầu tư có thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, có năng lực đầu tư vào các làng nghề truyền thống, mở rộng quy mô, khôi phục làng nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Khuyến khích sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm phục vụ du lịch và xuất khẩu, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho một số làng nghề truyền thống đi vào hoạt động có hiệu quả.

2. Định hướng cụ thể trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2016 - 2020

2.1. Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử và vi mạch bán dẫn; chế tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 687.590 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%/năm.

2.2. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 10.100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

2.2.1. Công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản

Khai thác tiềm năng về vùng nguyên liệu (gỗ, tre, nứa) của tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2020 lựa chọn sản xuất một số sản phẩm có lợi thế so sánh của tỉnh để sản xuất và xuất khẩu: Đồ gỗ mỹ nghệ, ván ép, đũa... còn lại tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm để tiêu thụ nội địa: Đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng, nội thất, mây tre đan... phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

2.2.2. Công nghiệp dệt, may và sản xuất hàng tiêu dùng

Là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao, có triển vọng phát triển do nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng và là ngành có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo tay nghề ngắn, thích hợp với lao động nông nghiệp chuyển sang và thu hút nhiều lao động... Là ngành công nghiệp quan trọng giúp Thái Nguyên đạt tiêu chí chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động tại chỗ khu vực nông thôn.

2.2.3. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống

- Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh về các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống đã được hoạch định theo hướng chuyên canh để có phương án phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, quy mô lớn.

- Đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến với các cơ sở chế biến hiện tại. Xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành, các cơ sở có khả năng ô nhiễm môi trường. Giảm dần các sản phẩm sơ chế, chú trọng phát triển chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nhằm tăng giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.3. Công nghiệp hóa chất (kể cả hóa dược)

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 3.370 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,5% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm.

2.4. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và xử lý chất thải

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,0%/năm.

2.4.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Sản lượng điện thương phẩm đạt 6.300 GWh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%/năm, trong đó nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp là 5.081 GWh, tăng bình quân 14,7%/năm.

2.4.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch: Đến năm 2020 đạt công suất 60 triệu m3/năm.

2.4.3 Công nghiệp xử lý chất thải

Trong giai đoạn tới trên địa bàn tỉnh nhiều khu, cụm công nghiệp, đô thị lớn sẽ được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định, lượng chất thải sẽ tăng lên khoảng 1.000 đến 3.000 tấn/ngày/đêm. Do đó phát triển các cơ sở xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn là một nhu cầu cấp thiết, dự báo ngành công nghiệp môi trường sẽ phát triển mạnh ở Thái Nguyên.

2.5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 6.400 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,0%/năm.

2.6. Công nghiệp sản xuất kim loại

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 28.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,9%/năm.

2.7. Công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 1.280 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm.

2.8. Công nghiệp khác

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 1.330 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,18% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm.

(Chi tiết các chuyên ngành công nghiệp tại Phụ lục I và các dự án thu hút đầu tư tại Phụ lục II kèm theo)

2.9. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề các địa phương trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; đồng thời chọn lọc, lựa chọn phát triển các ngành nghề và làng nghề của các địa phương có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương và gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng bền vững, đồng thời quan tâm bảo tồn một số làng nghề gắn với phát triển dịch vụ du lịch, góp phần giữ gìn và giới thiệu nét đẹp văn hóa của cộng đồng làng xã Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện có như: Trồng và chế biến chè; sản xuất mây tre đan; thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm sản; miến; bún; sinh vật cảnh. Phấn đấu 90% các xã nằm trong quy hoạch các vùng nguyên liệu của tỉnh gắn với cơ sở chế biến.

- Du nhập, phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ mới; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% dân cư khu vực nông thôn có thu nhập chính bằng các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các địa phương.

2.10. Về phát triển khu, cụm công nghiệp

2.10.1. Khu công nghiệp

- Triển khai hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung tại Khu tổ hợp Yên Bình, diện tích 545 ha, thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất vi mạch điện tử bán dẫn, các hệ vi cơ điện tử; sản xuất linh kiện điện tử, điện tử; sản xuẩt, lắp ráp các thiết bị số... Khu công viên phần mềm và nội dung số tại Khu công nghiệp Quyết Thắng, diện tích 105 ha, thu hút các ngành công nghiệp: Xây dựng công viên phần mềm và nội dung số; trung tâm dữ liệu; ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp...

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư hạ tầng 06 khu công nghiệp, tổng diện tích là 1.420 ha, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 75% - 80%.

- Xây dựng danh mục các công trình, dự án sản xuất công nghiệp ưu tiên đầu tư trong khu công nghiệp.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp gắn với hạ tầng ngoài hàng rào tạo kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư.

2.10.2. Cụm công nghiệp

- Quy hoạch 35 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.259 ha. Đến năm 2020, hoàn thành lập quy hoạch chi tiết và đầu tư cho 26 cụm công nghiệp với tổng diện tích 877 ha; thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt trung bình 60% - 65%; 15% - 20% tổng số cụm công nghiệp hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động các công trình xử lý nước thải tập trung.

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)

- Hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 lao động mỗi năm.

2.11. Nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tổng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020 dự kiến khoảng 4.000 ha. Công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và làng nghề cần nghiên cứu, bố trí quỹ đất hợp lý cho tái định cư, các công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp về vốn

1.1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2016 - 2020

Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 42.279 tỷ đồng. Trong đó: Đầu tư sản xuất công nghiệp: 32.950 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: 4.200 tỷ đồng; đầu tư cho ngành điện, nước và xử lý chất thải các khu, cụm công nghiệp và làng nghề: 5.129 tỷ đồng. (Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo)

1.2. Phân tích nguồn vốn

- Từ Ngân sách Trung ương là 412,3 tỷ đồng, trong đó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: 180 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp: 55,5 tỷ đồng (trong đó: Hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia phục vụ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường, quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp: 15 tỷ đồng; từ chương trình mục tiêu 40,5 tỷ đồng); đầu tư, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn: 176,8 tỷ đồng;

- Từ Ngân sách địa phương là 411,2 tỷ đồng, trong đó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp: 90 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp: 90 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp:200 tỷ đồng; đầu tư, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn: 31,2 tỷ đồng.

- Vốn từ các nhà đầu tư là 41.456 tỷ đồng, bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác…

1.3. Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư

- Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh vào các khu, cụm công nghiệp tập trung, để tránh phá vỡ quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thuận lợi trong việc xử lý môi trường tập trung.

- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để huy động vốn từ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua công cụ lãi suất, cơ chế thuê đất.

- Tập trung huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong vấn đề đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

2. Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệp

- Tập trung huy động và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực như vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn vay của Bộ Tài chính, từ ngân sách tỉnh và vốn ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp, hướng tới hình thành các khu, cụm công nghiệp có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo quỹ đất sạch, điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

- Rà soát, sửa đổi Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 01/12/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để nâng mức hỗ trợ dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tối đa là 50 tỷ đồng/cụm từ ngân sách địa phương bằng mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát triển, thu hút đầu tư và bố trí ngành nghề vào các khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá quy hoạch các khu, cụm công nghiệp để có phương án điều chỉnh phù hợp; cần tập trung đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, vấn đề về xử lý môi trường, tình hình hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp không có dự án đầu tư, vị trí không thuận lợi, cơ sở hạ tầng khó khăn để tránh lãng phí tài nguyên đất, giúp người dân ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất; tiến hành rà soát và quyết liệt trong việc thu hồi các dự án đầu tư chậm, không triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Đặc biệt quan tâm tới việc thu hút các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực xử lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, phát triển triển bền vững; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Các xã, phường, thị trấn đều phải bố trí quỹ đất dành riêng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

3.1. Chính sách về đất đai

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn tỉnh.

3.2. Chính sách khuyến khích đầu tư

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án cải thiện môi trường đầu tư và hội nhập quốc tế; tập trung nghiên cứu và quán triệt tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

- Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung vận động các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có lợi thế, thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, có quy mô và đóng góp lớn cho ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.

3.3. Về thị trường

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường và thu hút đầu tư.

- Thắt chặt quan hệ với các tỉnh trong vùng, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ với các địa phương trong cả nước; chú trọng phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng chính sách: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kích cầu, sản xuất hàng xuất khẩu...

- Chú trọng các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để mở rộng thị trường…

- Xây dựng và triển khai thực hiện điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch về phát triển thương mại, bưu chính...

3.4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

- Đào tạo thường xuyên theo định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chung của tỉnh và cả nước về điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch nội bộ ngành... Đặc biệt, quan tâm đến giải quyết việc làm cho người dân thuộc vùng dự án, bị thu hồi đất thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề; giúp người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn.

- Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài tỉnh.

- Liên kết, kêu gọi đầu tư các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư xây mới, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dạy nghề.

- Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sinh viên; xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đặc biệt là truyền nghề góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

3.5. Chính sách khoa học công nghệ

- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các phương án đổi mới công nghệ một cách thích hợp; lựa chọn công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, khuyến khích tiếp nhận công nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn công nghệ lạc hậu du nhập. Thông qua đổi mới công nghệ giúp nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo thay thế hàng nhập khẩu.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là ngành công nghiệp trọng điểm, thân thiện với môi trường.

- Hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp để có nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến đổi mới công nghệ trong mỗi doanh nghiệp.

3.6. Chính sách bảo vệ môi trường

- Gắn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh với bảo vệ bền vững môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu ích về bảo vệ môi trường.

- Triển khai rộng rãi việc áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đối với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thông qua kế hoạch hỗ trợ vốn từng bước chuyển đổi quy trình, công nghệ.

- Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách, kêu gọi đầu tư và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tại các khu cụm công nghiệp và làng nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường làng nghề, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Rà soát, đánh giá môi trường tại các làng nghề để có giải pháp cụ thể; đối với những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì tiến hành di chuyển ra khỏi các khu dân cư, đưa vào các cụm công nghiệp để quản lý và xử lý môi trường tập trung.

3.7. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu

- Xây dựng, tạo sự kết nối, hình thành mối liên kết giữa nhà quản lý - nhà sản xuất - nhà khoa học.

- Tăng cường công tác điều tra, thăm dò tài nguyên để phát triển ngành khai thác, chế biến bền vững, hiệu quả.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho cơ sở sản xuất và nhà nông, tạo sự liên kết thông qua các hình thức góp vốn bằng giá trị nguyên liệu...

- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khóang sản: Than, quặng sắt, quặng chì, kẽm, titan, nhóm khóang chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn

4.1. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công

- Đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại: Hỗ trợ phát triển các ngành nghề mới, tiểu thủ công mỹ nghệ và làng nghề, các sản phẩm mũi nhọn phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến công quốc gia của Chính phủ, tăng cường nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

- Tăng cường kinh phí hoạt động khuyến công cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khu vực nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 tỷ đồng trở lên. Trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia đạt 30 tỷ đồng, khuyến công địa phương đạt 30 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo)

4.2. Hỗ trợ xây dựng làng nghề

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh các hình thức, mức hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận theo Quyết định số 38/2012/QĐ- UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Tiếp tục triển khai nhân rộng làng nghề điểm đối với các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thông qua việc hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Đẩy mạnh việc hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống trong việc xây dựng website; đăng ký sở hữu trí tuệ; tham gia gian hàng tại các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm.

4.3. Cơ chế chính sách

- Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ, đơn vị chủ trì thực hiện.

- Các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế. Triển khai thực hiện: Đề án nâng cao năng lực sản xuất và chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên; Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể; Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

- Định kỳ theo quy định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu tham gia bình chọn cấp khu vực, cấp quốc gia.

5. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

5.1. Về tổ chức quản lý

- Phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tập trung vào một đầu mối là Sở Công Thương. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ Sở Công Thương có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan đề ra các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề từ ngành đến các huyện, thành, thị và cơ sở.

5.2. Về cải cách thủ tục hành chính

- Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

- Giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp; rút ngắn thời gian cấp phép; giảm thiểu giấy tờ, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý.

V. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm gồm: Thuế, phí, lệ phí... góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2. Là yếu tố quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh ở mức hai con số. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt 740.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15%/năm.

3. Đưa Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; đến năm 2020, công nghiệp - xây dựng đạt 53%, thương mại - dịch vụ đạt 36%, nông - lâm - thủy sản đạt 11%; GRDP bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng/người/năm, tương đương trên 4.000 USD.

4. Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn các huyện, thành, thị: Hàng năm tăng thêm khoảng 13.000 lao động/15.000 lao động toàn tỉnh (và chuyển dịch lao động tại chỗ trên 100.000 lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn).

5. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phần II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh

- Quán triệt sâu sắc mục tiêu, định hướng cơ bản và các giải pháp để chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình.

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo các Sở, ban, ngành và địa phương là ủy viên Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc để triển khai thực hiện Chương trình.

2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành

Các cấp, các ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, hoạt động theo quy chế của Ban Chỉ đạo; rà soát, bổ sung các nhiệm vụ trong kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hàng năm. Cụ thể như sau:

2.1. Sở Công Thương

Là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu thành lập, xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch hàng năm, triển khai, hướng dẫn, giám sát và tổ chức thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo triển khai, hướng dẫn các nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo cơ chế, chính sách đã được phê duyệt. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tư, doanh nghiệp đăng ký đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng làng nghề trên địa bàn, phối hợp với các ngành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong qua trình triển khai thực hiện, đề xuất biện pháp tháo gỡ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, hoạt động của Ban Chỉ đạo, kế hoạch triển khai Chương trình theo định kỳ 6 tháng, năm kế tiếp, báo cáo UBND tỉnh.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét cân đối, huy động các nguồn lực và bố trí nguồn ngân sách tỉnh theo kế hoạch 5 năm và hằng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để đảm bảo thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung về xúc tiến đầu tư đối với các dự án thuộc ngành công nghiệp.

2.3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân tỉnh sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn các đơn vị được hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng dự toán, thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các cấp chính quyền: Tổ chức quản lý, bảo vệ, hướng dẫn, giám sát và đề xuất cấp phép nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp đủ điều kiện, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh. Hướng dẫn và tổ chức giám sát công tác bảo vệ môi trường công nghiệp, làng nghề theo quy định pháp luật.

- Hàng năm, xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đảm bảo phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động công nghệ trên địa bàn tỉnh như: Quản lý công nghệ; các hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh biết và hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh về hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ...

2.6. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định. Cung cấp thông tin về quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng, cấp chứng chỉ xây dựng cho các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

2.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất công nghiệp; tăng cường chỉ đạo công tác khai thác nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các mặt hàng xuất khẩu; triển khai việc ứng dụng các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao...

2.8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thành lập, xây dựng, quản lý và phát triển khu: Công nghệ thông tin tập trung Yên Bình; ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử; xúc tiến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, vi mạnh điện tử bán dẫn, các hệ vi cơ điện tử...

- Tăng cường giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet.

2.9. Sở Giao thông vận tải

- Lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông tới các khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.

- Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn xây dựng các đường gom và điểm đấu nối với Quốc lộ, Tỉnh lộ....

2.10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong từng giai đoạn.

- Đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề...

2.11. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp; phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

- Đẩy mạnh việc xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp theo quy định; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư...

- Quản lý doanh nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường, an ninh trật tự trong các khu công nghiệp.

2.12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển Hợp tác xã.

- Tư vấn, hỗ trợ về vốn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và đầu tư giúp các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển.

2.13. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh

Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy đối với các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.14. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Căn cứ mục tiêu, định hướng và giải pháp của Chương trình, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của địa phương.

- Chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ và nội dung Chương trình đến doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

- Hoạch định, tổ chức thực hiện phát triển: Ngành nghề công nghiệp nông thôn; tạo quỹ đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; quy hoạch, bố trí vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn để phát triển công nghiệp.

- Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hạ tầng thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

2.15. Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Đưa tin, bài tuyên truyền về tiến độ và kết quả triển khai Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020.

3. Chế độ kiểm tra, báo cáo

Hàng quý, 6 tháng, một năm các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên tiến hành xem xét, đánh giá để đề nghị điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tế. Trường hợp có những vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung điều chỉnh Chương trình, phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC I

BIỂU TỔNG HỢP GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO CHUYÊN NGÀNH
(Theo giá cố định năm 2010)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Tên ngành công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tỷ trọng của từng ngành (năm 2020)

Thực hiện năm 2010

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

Thực hiện năm 2013

Thực hiện năm 2014

Thực hiện năm 2015

Kế hoạch năm 2020

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

Công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử, chế tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

3.117,0

3.914,0

3.519,0

3.793,0

154.013,0

334.821

687.590

154,81

15,5

92,9

2

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng

2.711,0

2.757,0

3.123,0

3.490,0

4.250,1

5.028

10.100

13,15

15,0

1,4

3

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

2.606,9

3.135,7

3.770,4

4.266,4

4.212,0

4.150

6.400

9,75

9,0

0,9

4

Công nghiệp sản xuất kim loại

13.264,8

12.204,6

12.176,7

9.891,7

12.603,2

17.428

28.000

5,61

9,9

3,8

5

Công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản

1.137,5

2.183,0

1.931,7

1.550,3

1.279,0

1.000,3

1.280

(2,54)

5,1

0,2

6

Công nghiệp điện nước và xử lý chất thải

828,6

930,5

1.021,9

1.038,1

1.120,2

1.313

1.930

9,65

8,0

0,3

7

Công nghiệp hóa chất

876,0

1.958,0

2.001,0

1.921,0

1.354,6

1.354

3.370

9,10

20,0

0,5

8

Công nghiệp khác

360,8

396,6

263,8

324,8

431,5

534

1.330

8,14

20,0

0,180

 

Tổng giá trị

24.903

27.479

27.808

26.275

179.264

365.629

740.000

71,14

15,1

100

 

PHỤ LỤC II

CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020

TT

Tên dự án

Địa điểm đầu tư

Qui mô

Vốn đầu tư
(tỷ đồng)

Nguồn vốn

I

Công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử, chế tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

 

 

 

 

1

Các dự án lắp ráp xe tải nhỏ, máy kéo và xe nông dụng

KCN Sông Công, KCN Yên Bình

20.000 xe,máy/năm

2.000

Vốn trong và ngoài nước

2

Các dự án sản xuất chi tiết, phụ kiện xe tải, máy kéo và xe nông dụng

KCN Sông Công, KCN Yên Bình

18.000 xe,máy/năm

3.000

Vốn trong và ngoài nước

3

Chế tạo thiết bị điện các loại

KCN Sông Công, KCN Yên Bình

5.000 thiết bị/năm

1.000

Vốn trong và ngoài nước

4

Sản xuất thiết bị cơ khí ngành dệt may

KCN Sông Công

15.000 thiết bị/năm

1.000

Vốn trong nước

5

Các cơ sở sợi, dệt và phụ liệu ngành may

Tại CCN thuộc các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương

Triệu tấn/năm

100

 

6

Sản xuất chi tiết và phụ kiện ngành nước

KCN Sông Công

7.000 tấn/năm

500

Vốn trong nước

7

Sản xuất thiết bị, phụ kiện ngành khai thác, chế biến khóang sản

KCN Sông Công, KCN Yên Bình

2.000 tấn/năm

200

Vốn trong nước

8

Các dự án sản xuất công cụ, dụng cụ, chi tiết máy và bộ phận tiêu chuẩn, khuôn mẫu

KCN Sông Công, KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy

3.000 tấn/năm

2.000

Vốn trong và ngoài nước

9

Các dự án sản xuất linh kiện, phụ kiện, phần mềm máy tính và thiết bị điện tử

KCN Sông Công, KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy

30.000 tấn/năm

5.000

Vốn trong và ngoài nước

10

Khu Công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

Tổ hợp công, nông nghiệp, dịch vụ Yên Bình

 

2.140

Vốn trong và ngoài nước

11

Khu công viên phần mềm và nội dung số Quyết Thắng

Khu công nghệ cao Quyết Thắng

 

989

Vốn trong và ngoài nước

12

Dự án sản xuất vi mạch điện tử bán dẫn

Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

 

26.400

Vốn đầu tư nước ngoài

13

Dự án đầu tư xây dựng tòa tháp ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp

Khu công nghệ cao Quyết Thắng

 

500

Vốn trong và ngoài nước

II

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng

 

 

 

 

1

Chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch

Các huyện, thành, thị

20.000 tấn/năm

80

Vốn trong và ngoài nước

2

Chế biến một số sản phẩm từ chè (mỹ phẩm, nước uống, thực phẩm có chiết xuất từ chè...)

Các huyện, thành, thị

1.000 triệu sản phẩm/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

3

Chế biến rau, củ, quả và bảo quản

Tại CCN thuộc các địa phương: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ

20.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

4

Sản xuất rượu

Tại CCN thuộc các địa phương: Phú Bình, Phổ Yên,

10 triệu lít/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

5

Sản xuất bia chai, lon, nước giải khát các loại

Tại CCN thuộc các huyện, thành, thị

70 triệu lít/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

6

Sản xuất bánh, mứt, kẹo, thức ăn nhanh

Tại CCN thuộc thành phố Thái Nguyên,thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên

5.000 tấn/năm

50

Vốn trong và ngoài nước

7

Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm

Tại CCN thuộc các huyện, thành, thị

40.000 tấn thịt hơi/năm

75

Vốn trong và ngoài nước

8

Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tại CCN thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

5.000 tấn/năm

50

Vốn trong và ngoài nước

9

Sản xuất ván sàn

Tại CCN thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ

20.000 m2/năm

30

Vốn trong và ngoài nước

10

Sản xuất đồ mộc gia dụng

Tại CCN thuộc các huyện các huyện, thành, thị

10.000 sản phẩm/năm

30

Vốn trong và ngoài nước

11

Sản xuất giấy vệ sinh

Tại CCN thuộc các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương

5.000 Tấn/năm

50

Vốn trong và ngoài nước

12

Sản xuất bột giấy

Tại CCN thuộc các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương

10.000 Tấn/năm

30

Vốn trong và ngoài nước

13

Sản xuất đũa, tăm

Tại CCN thuộc các huyện huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương,

5.000 Tấn/năm

30

Vốn trong và ngoài nước

14

Các cơ sở sản xuất giày dép xuất khẩu

Tại CCN thuộc các huyện huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương,

50 triệu sản phẩm/năm

200

Vốn trong và ngoài nước

15

Các cơ sở may

Tại CCN thuộc các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương

50 triệu sản phẩm/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

III

Công nghiệp hóa chất (kể cả hóa dược)

 

 

 

 

1

Sản xuất thuốc tây và đông dược, thực phẩm chức năng

KCN Nam Phổ Yên, KCN Sông Công

10 triệu đơn vị/năm

300

Vốn trong và ngoài nước

2

Sản xuất các loại hóa mỹ phẩm, kem đánh răng, chất tẩy rửa...)

Tại CCN thuộc các huyện Phú Lương, Sông Công và Đại Từ

1.000 tấn/năm

50

Vốn trong và ngoài nước

3

Sản xuất keo dán gỗ

Tại CCN thuộc huyện Phú Lương

2.000 tấn/năm

30

Vốn trong và ngoài nước

4

Sản xuất Axitsunfuric H2SO4

KCN Sông Công, KCN Điềm Thụy

20.000 tấn/năm

80

Vốn trong và ngoài nước

5

Sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học

Tại CCN thuộc các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

6

Chiết nạp gas

Tại CCN thuộc thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên

10.000 tấn/năm

40

Vốn trong và ngoài nước

7

Sản xuất chi tiết máy, dụng cụ, tấm, bao bì các loại bằng cao su - nhựa

Tại CCN thuộc thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên

10.000 tấn/năm

200

Vốn trong và ngoài nước

8

Sản xuất phụ gia, chất độn công nghiệp

Tại CCN thuộc các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ

50.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

IV

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải

 

 

 

 

1

Các dự án cấp nước xây mới khu vực I

Thành phố Thái Nguyên

100.000 m3/ngày đêm

500

Vốn trong và ngoài nước

2

Các dự án cấp nước xây mới khu vực II

Phía Nam tỉnh Thái Nguyên

90.000 m3/ngày đêm

360

Vốn trong và ngoài nước

3

Các dự án cấp nước xây mới khu vực III

Các huyện, thành, thị

10.000 m3/ngày đêm

40

Vốn trong và ngoài nước

4

20 cơ sở xử lý chất thải

Các khu, cụm công nghiệp

30.000 m3/ngày đêm

60

Vốn trong và ngoài nước

5

6 nhà máy xử lý và tái chế chất thải

Các huyện, thành, thị

100.000 m3/ngày đêm

300

Vốn trong và ngoài nước

V

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

 

 

1

03 nhà máy gạch không nung

Tại CCN thuộc huyện Đồng Hỷ, KCN Sông Công, KCN Yên Bình

500.000 triệu viên/ năm

150

Vốn trong và ngoài nước

2

02 nhà máy gạch ốp lát cao cấp

Tại CCN thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ

30 triệu m2/năm

150

Vốn trong và ngoài nước

3

02 nhà máy gốm sứ cao cấp

Tại CCN thuộc các huyện Đại Từ, Sông Công

50 triệu sản phẩm/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

4

03 nhà máy tấm lợp sinh thái, chịu và cách nhiệt

Tại CCN thuộc huyện Đồng Hỷ, KCN Sông Công, KCN Yên Bình

50 triệu m2/năm

150

Vốn trong và ngoài nước

5

03 nhà máy vật liệu trang trí

Tại CCN thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, KCN Yên Bình

50 triệu sản phẩm/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

6

03 nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn,

Tại CCN thuộc thành phố Sông Công, huyện Đồng Hỷ, KCN Yên Bình

30.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

7

Nhà máy vật liệu chịu lửa

Tại CCN thuộc huyện Đại Từ

10.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

8

Beton xốp acotec

Tại CCN thuộc thành phố Thái Nguyên, KCN Sông Công, KCN Yên Bình

200.000m2/năm

50

Vốn trong và ngoài nước

9

03 nhà máy sản xuất cốt pha

Tại CCN thuộc thành phố Sông Công, huyện Đồng Hỷ, KCN Yên Bình

30.000 tấn/năm

100

Vốn trong và ngoài nước

VI

Công nghiệp sản xuất kim loại

 

 

 

 

1

Hoàn chỉnh phần còn lại dự án cải tạo, mở rộng Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II

Thành phố Thái Nguyên

500.000 tấn/năm

2.000

Vốn trong nước

2

Hoàn chỉnh phần còn lại dự án sản xuất Vonfram kim loại (80%) của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khóang sản Núi Pháo

Các xã thuộc huyện Đại Từ

6.500 tấn/năm

2.000

Vốn trong nước

3

Hoàn chỉnh phần còn lại dự án sản xuất kẽm kim loại

CCN Điềm Thụy

80.000 tấn/năm

200

Vốn trong nước

4

Tổ hợp xử lý chất thải và luyện kim

Xã Sơn Cẩm, Phú Lương

100.000 tấn/năm

500

Vốn trong nước

5

Dự án sản xuất thép công cụ

KCN Sông Công

200.000 tấn/năm

300

Vốn trong và ngoài nước

6

Dự án sản xuất thép tấm, hình

KCN Sông Công

200.000 tấn/năm

500

Vốn trong và ngoài nước

 

Tổng cộng

54.614

 

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN 2020

A

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (KCN)

TT

Danh mục khu công nghiệp (KCN)

Vị trí

Diện tích
(ha)

Tính chất, chức năng

1

KCN Yên Bình

Thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình

400

Thu hút các ngành: Công nghiệp công nghệ cao sản xuất các loại thiết bị điện, điện tử... công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng, công cụ, dụng cụ phục vụ ngành công nghiệp chế biến.

2

KCN Nam Phổ Yên

Thị xã Phổ Yên (các xã Thuận Thành, Trung Thành, Đồng Tiến)

120

Thu hút các ngành công nghiệp: Lắp ráp ôtô, cơ khí, chế biến thực phẩm, đồ uống; hóa dược; các công cụ, dụng cụ cầm tay, y tế, thú y; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng.

3

KCN Sông Công I

Thành phố Sông Công (các phường Mỏ Chè, Tân Quang)

195

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất công cụ, dụng cụ cầm tay, y tế, thú y; sản xuất kim loại, chế biến khóang sản, vật liệu xây dựng, may mặc, thiết bị điện…

4

KCN Sông Công II

Thành phố Sông Công (phường Tân Quang)

250

Hướng phát triển chính trong khu công nghiệp này là: Sản xuất kim loại, động cơ diesel, phụ tùng, các công cụ, dụng cụ cầm tay, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, thiết bị điện...

5

KCN Quyết Thắng

Thành phố Thái Nguyên (xã Quyết Thắng)

105

Thu hút các ngành công nghiệp: Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phầm mềm), điện, điện tử.

6

KCN Điềm Thụy

Huyện Phú Bình (xã Điềm Thụy)

350

Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp ôtô, điện tử, công nghiệp phần mềm…

Tổng cộng

1.420

 

B

DANH MỤC CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP (CCN)

TT

Tên Cụm công nghiệp

Vị trí

Diện tích
(ha)

Tính chất, chức năng

 

Tổng diện tích

 

1.259

 

I

Thành phố Thái Nguyên

 

181,316

 

1

CCN số 1

Phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên

6,68

Vật liệu xây dựng gạch siêu nhẹ, bê tông...

2

CCN số 2

Phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên

6,07

Sản xuất thiết bị điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất

3

CCN số 5

Phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên và xã Lương Sơn - thành phố Sông Công

39,67

Sản xuất đúc gang, thép, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, điện tử, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất...

4

CCN Cao Ngạn 1

Xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên

78,896

Cơ khí đúc, gia công, chế tạo; vật liệu xây dựng, luyện kim, thiết bị điện, dịch vụ công nghiệp...

5

CCN Cao Ngạn 2

Xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên

50

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, hóa dược, dịch vụ công nghiệp...

II

Thành phố Sông Công

 

133,1

 

6

CCN Bá Xuyên

Xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công

48,5

Chế biến nông lâm sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

7

CCN Khuynh Thạch

Phường Cải Đan, thành phố Sông Công

40

Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, công nghiệp hỗ trợ cơ khí chính xác…

8

CCN Nguyên Gon

Phường Cải Đan, thành phố Sông Công

16,6

Thức ăn gia súc, đồ gia dụng, công nghiệp...

9

CCN Lương Sơn

Phường Lương Sơn, thành phố Sông Công

28

Các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến....

III

Thị xã Phổ Yên

 

104,64

 

10

CCN số 2 Cảng Đa Phúc

Xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên

30

Chế biến nông lâm sản, thực phẩm đồ uống, dịch vụ công nghiệp...

11

CCN số 3 Cảng Đa Phúc

Xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên

19,64

Luyện, cán thép; sản xuất kim loại, cơ khí dịch vụ công nghiệp

12

CCN làng nghề Tiên Phong

Xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên

8

Công nghiệp nông thôn (chế biến gỗ)

13

CCN Vân Thượng

Xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên

47

Vật liệu xây dựng, gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ, công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, gia công kim loại...), dịch vụ công nghiệp

IV

Huyện Phú Bình

 

132,23

 

14

CCN Điềm Thuỵ

Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình

62,03

Sản xuất kim loại, thiết bị điện, điện tử, hóa dược, vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ...

15

CCN Kha Sơn

Xã Kha Sơn, huyện Phú Bình

13,2

May công nghiệp

16

CCN Bàn Đạt

Xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình

30

Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp nông thôn khác...

17

CCN Bảo Lý - Xuân Phương

Xã Bảo Lý, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình

27

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ...

V

Huyện Phú Lương

 

208,6

 

18

CCN Động Đạt - Đu

Xã Động Đạt, thị trấn Đu, huyện Phú Lương

25,6

Hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp sạch khác...

19

CCN Sơn Cẩm 1

Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương

75

Công nghiệp cơ khí, đúc linh kiện điện tử..., sản xuất bao bì, dệt may, dược phẩm, chế biến khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

20

CCN Sơn Cẩm 2

Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương

50

Hóa dược, hàng tiêu dùng (đồ mộc gia dụng, sản xuất đũa, tăm, giấy vệ sinh...), thức ăn chăn nuôi.

21

CCN Yên Ninh

Xã Yên Ninh, huyện Phú Lương

30

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, thực phẩm, đồ uống...

22

CCN Yên Lạc

Xã Phú Đô, huyện Phú Lương

28

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn (cơ khí nhỏ, chế biến nông lâm sản...)

VI

Huyện Đồng Hỷ

 

187

 

23

CCN Đại Khai

Xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ

28

Khai thác, chế biến khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, công nghiệp gia công

24

CCN Quang Sơn 1

Xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ

74

Chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ...

25

CCN Nam Hoà

Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ

40

Chế biến khóang sản, vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, công nghiệp hỗ trợ...

26

CCN Quang Trung - Chí Son

Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ

45

Chế biến khóang sản, vật liệu xây dựng, luyện kim.

VII

Huyện Đại Từ

 

214

 

27

CCN An Khánh 1

Xã An Khánh, huyện Đại Từ

64,6

Sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, nhiệt điện, gia công cơ khí

28

CCN An Khánh 2

Xã An Khánh, huyện Đại Từ

59,4

Sản xuất gốm, sứ gia dụng cao cấp, bao bì nhựa, sơn cao cấp, chất độn công nghiệp…

29

CCN Phú Lạc 1

Các xã Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Cường, huyện Đại Từ

52

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp nông thôn...

30

CCN Phú Lạc 2

Xã Tiên Hội, huyện Đại Từ

38

Công nghiệp nhẹ, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, ngành nghề truyền thống, dịch vụ công nghiệp...

VIII

Huyện Võ Nhai

 

57,7

 

31

CCN Trúc Mai

Xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai

27,7

Chế biến khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp

32

CCN Cây Bòng

Xã La Hiên, huyệnVõ Nhai

30

Công nghiệp nhẹ chế biến nông lâm sản (bảo quản, chế biến thực phẩm, đồ uống; đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất...), cơ khí chế tạo…

IX

Huyện Định Hóa

 

40

 

33

CCN Kim Sơn

Xã Kim Sơn, huyện Định Hóa

20

Vật liệu xây dựng, chiết xuất tinh dầu quế, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

34

CCN Sơn Phú

Xã Sơn Phú, huyện Định Hóa

13

Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn…

35

CCN Trung Hội

Xã Trung Hội, huyện Định Hóa

7

May mặc, tiểu thủ công nghiệp nông thôn (cơ khí nhỏ, chế biến nông lâm sản...)

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Hạng mục

Nhu cầu vốn
(tỷ đồng)

A

Sản xuất công nghiệp

32.950

1

Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử, chế tạo máy; gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

16.910

2

Công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng

1.090

3

Công nghiệp hóa chất (kể cả hóa dược)

900

4

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải

1.520

5

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

1.000

6

Công nghiệp sản xuất kim loại

5.500

7

Công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản

6.030

B

Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

4.200

1

Hạ tầng khu, tổ hợp khu công nghiệp

2.400

2

Hạ tầng cụm công nghiệp

1.800

C

Đầu tư điện, nước và xử lý chất thải

5.129

1

Xây dựng mới và cải tạo lưới điện

4.629

2

Nước sạch và xử lý chất thải

500

 

Tổng (A + B + C)

42.279

 

PHỤ LỤC V

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên chương trình khuyến công

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016- 2020

1

2

4

5

6

7

8

9

I

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

1.500

1.650

1.800

1.950

2.100

21,8

II

Chương trình nâng cao năng lực quản lý

60

66

72

78

84

22,9

III

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

2.000

2.200

2.400

2.600

2.800

8,1

IV

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

700

770

840

910

980

7,0

V

Chương trình phát triển hoạt động tư vấn cung cấp thông tin

90

99

108

117

126

7,0

VI

Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế phát triển các cụm, điểm công nghiệp

480

528

576

624

672

22,9

VII

Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

100

110

120

130

140

14,5

VIII

Chương trình khác

70

77

84

91

98

48,6

 

Tổng cộng

5.000

5.500

6.000

6.500

7.000

12,9

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2558/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 2558/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Nhữ Văn Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản