Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2555/2003/QĐ/UB-TC | Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 11 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;
Căn cứ Quyết định số: 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010;
Xét đề nghị của ông Trưởng ban - Ban TCCQ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2003 - 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; Giám đốc các Sở ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các cấp; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. UBND TỈNH HÀ TĨNH |
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2555/2003/QĐ-UB-TC ngày 03 tháng 11 năm 2003)
I. THỰC TRẠNG NỀN HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
2. Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp CHDCND Lào với đường biên giới 143km, phía Đông giáp biển đông với bờ biển dài 137km. Hà Tĩnh có diện tích đất tự nhiên 6.055,74 km2, dân số 1.276.388 người, về địa giới hành chính có 2 thị xã (Hà Tĩnh, Hồng Lĩnh) và 9 huyện với 259 xã, phường, thị trấn.
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của các Bộ, Ngành Trung ương, Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, giành được kết quả khá toàn diện và tương đối đồng đều trên các lĩnh vực, các địa phưong, quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị ổn định. Bộ mặt nông thôn, miền núi khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,45%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu GDP; Công nghiệp - Xây dựng 15,7%; Dịch vụ 37%; Nông, Lâm, Ngư nghiệp 46%. Dự kiến, năm 2003 GDP bình quân đầu người đạt 3,6 triệu đồng/người.
Tỉnh đã đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Đến nay, sản xuất lương thực đạt trên 49 vạn tấn, bình quân đầu người đạt 365 kg/năm. Đã quy hoạch và triển khai một số vùng cây nguyên liệu và cây ăn quả như Cao su, Chè, Dứa, Bưởi Phúc Trạch, cam bù... Kinh tế rùng, phong trào trồng cây và bảo vệ rùng phát triển mạnh, đã đưa độ tán che đạt trên 42%; Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 26.000 tấn, chế biến xuất khẩu bình quân hàng năm đạt từ 13-15triệu USD...
Sản xuất công nghiệp - xây dụng được quan tâm và tăng trưởng với tốc độ khá cao. Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng là 11 - 12%; giai đoạn 2001- 2002 đạt 13,2%. Công nghiệp khai thác và chế biến có nhiều tiến bộ, một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh, đạt giá trị xuất khẩu khá như thủy sản đông lạnh, dăm gỗ, Zircon siêu mịn, hàng may mặc... Việc hình thành các khu kinh tế trọng điểm như Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo gắn với Khu kinh tế đường 8, Khu đô thị Nam Kỳ Anh gắn với Cảng và Khu công nghiệp Vũng Áng, Khu công nghiệp Da Lách gắn với đô thị Xuân An... đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp và góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Tỉnh đã chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển Thương mại - Du lịch, dịch vụ trên địa bàn. Hệ thống các ngành dịch vụ như Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Bưu điện, Điện lực, Vận tải, cấp nước... từng bước được củng cố, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển. Tỷ lệ đóng góp của các ngành Thương mại - Dịch vụ trong GDP của tỉnh năm 1991 là 25,2%; năm 2003 dự kiến đạt 37%.
Qua hơn mười năm nỗ lực phấn đấu, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện đáng kể. Ngoài các Quốc lộ, 28 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 425 km, 648 km đường liên huyện và 3.500 km đường liên xã được cải tạo, nâng cấp nhựa hóa hoặc bê tông hóa... Hệ thống cảng biển được xây dựng như các cảng Vũng Áng, Xuân Hải, Đò Điệm, Cửa Sót... Hệ thống đê biển, đê cửa sông với tổng chiều dài 288 km được củng cố, nâng cấp, góp phần bảo vệ diện tích canh tác và đời sống dân sinh. Hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện với 517 công trình lớn, nhỏ, bảo đảm tưới tiêu cho 102.655 ha diện tích sản xuất nông nghiệp.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tựu. Năm 1992, Hà Tĩnh là một trong 7 tỉnh của cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Năm 2002, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có 120 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 6 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống dạy nghề được củng cố vói 3 trường dạy nghề có quy mô và điều kiện tương đối hoàn chỉnh, 4 trung tâm dạy nghề cấp tỉnh, 4 trung tâm dạy nghề trọng điểm và 10 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện đã góp phần đưa năng lực đào tạo, nghề của tỉnh hàng năm lên 2,5 vạn lao động. Đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân được quan tâm, tỷ lệ dân được nghe đài phát thanh đạt 85%, tỷ lệ dân được xem truyền hình đạt 80%.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú trọng, 97 phường xã có bác sỹ, chiếm 37%, bình quân 3,75 bác sỹ /1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 52,5% năm 1994, nay còn 28%, tuổi thọ bình quân từ 64 tuổi năm 1994, nay tăng lên 69. Phong trào văn hóa - thể thao phát triển. Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, dự kiến năm 2003 giảm hộ nghèo xuống còn 16,2%.
Những thành quả đạt được là sự hội tụ, kết tinh của nhiều thời cơ thuận lợi và mọi nguồn lực của toàn thể Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, trong đó có phần đóng góp quan trọng của chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, của công cuộc cải cách hành chính nhà nước kết hợp với việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động từ tỉnh đến cơ sở.
3. Những kết quả đạt được về cải cách hành chính trong nhũng năm qua.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương VII (khóa VIII), Chương trình CCHC của Chính phủ, công cuộc cải cách hành chính của tỉnh trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của tỉnh. Những kết quả rõ nét được thể hiện là:
Sau viêc soát xét chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Sở, Ban ngành thuộc UBND tỉnh và của UBND các huyện thị xã, ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cho 26/29 cơ quan thuộc UBND tỉnh. Theo các Quyết định này, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp rõ hơn, tránh được sự trùng lắp, bỏ sót, tách được nhiệm vụ quản lý Nhà nước và nhiệm vụ sự nghiệp của các tổ chức; Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước, sự điều hành từng bước phù họp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
UBND tỉnh đã rà soát 3651 văn bản ban hành chính, đã bãi bỏ 1364 văn bản hết hiệu lực thi hành và trái vói quy định của cấp trên, sửa đổi 252 văn bản. Soát xét thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các cơ quan và UBND các cấp. Tổ chức thực hiện mô hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 8/11 huyện, thị xã. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” được nhân dân đồng tình, có ý nghĩa cải cách quan trọng. Nó không nhũng là biện pháp cải cách thủ tục hành chính, làm lợi cho dân, cho Doanh nghiệp, tăng trưởng mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, mà còn là tiền đề để chỉnh đốn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ công chức phù họp với yêu cầu quản lý nhà nước.
Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được sắp xếp lại, đến nay có 29 cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, gồm 16 sở, 6 Ban, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND, Chi cục Kiểm lâm, Thanh tra Nhà nước, ủy ban Dân số gia đình và trẻ em và hai đơn vị sự nghiệp. Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện gồm 10 phòng, thị xã 11 phòng. Việc tổ chức sắp xếp lại các phòng chuyên môn, đã giảm 22 phòng cấp sở, 37 phòng cấp huyện. Bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở vận hành thông suốt và phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn.
Việc quản lý, sử dụng cán bộ công chức được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức từ khâu tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, nâng ngạch, nâng bậc, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ. UBND tỉnh Ban hành chính sách đào tạo bồi dưỡng và thu hút nhân tài kèm theo Quyết định số 822 QĐ/UB ngày 17/4/2002. Đội ngũ cán bộ công chức cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn về ngạch bậc của công chức, chỉ còn một số ít tuổi đời đã gần đến lúc nghỉ hưu tồn tại từ những năm trước. UBND tỉnh đã phê duyệt cơ cấu công chức đến năm 2005 cho các ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, Y tế. Tiến hành sắp xếp CBCC, tinh giản biên chế, đến tháng 6/2003 tinh giản 214 người. Đến nay, đội ngũ cán bộ công chức thuộc UBND tỉnh quản lý có 24.605 người, trong đó quản lý Nhà nước 2052 người, sự nghiệp 22.553 người.
Thí điểm khoán biên chế và quỹ tiền lương tại UBND huyện cẩm Xuyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thủy sản. Công tác xã hội hóa các hoạt động trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Thể dục - Thể thao được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Số cơ sở dân lập, bán công chưa nhiều, đến nay mới có 4 trường dân lập (3 trường PTTH, 1 trường mầm non), 7 trường bán công (5 trường PTTH và 2 trường THCS).
Tuy đạt được những kết quả trên đây, công tác cải cách hành chính trongthời gian qua còn nhiều tồn tại khuyết điểm, cần phải tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đó là:
Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp chưa rõ ràng, dẫn đến văn bản ban hành vẫn còn chồng chéo, chậm trễ, hiệu lực thi hành không cao; Nhiều thủ tục hành chính còn rất phiền hà, đặc biệt trong thủ tục phê duyệt đầu tư, xây dựng cơ bản; Công tác phân công, phân cấp chưa thực hiện được nhiều, các cơ quan tổ chức cứ muốn tăng nhiệm vụ, quyền hạn mà không muốn phân công cho cấp dưới, trong khi có nhiều việc cấp dưới thực hiện sẽ tốt hơn; Tổ chức bộ máy vẫn cồng kềnh, tầng nấc, sự vận hành bộ máy trong cơ chế thị trường nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng, hiệu quả hạn chế; Cơ chế tài chính mới cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 10/2002/CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ chưa được triển khai mạnh mẽ. Năng lực của đội ngũ cán bộ cồng chức chưa đáp ứng được với nhiệm vụ, lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, công chức có sự thay đổi đáng kể, một số còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, bao biện, bao cấp. Chính quyền cấp xã chưa có chuyển biến rõ nốt về CCHC phương thức và lề lối làm việc chậm đổi mới, đội ngũ cán bộ xã thiếu nhiều kiến thức về chuyên môn và quản lý, có noi chưa thực sự gắn bó với dân, có lúc chưa được dân tin. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có lúc chưa kịp thời có nơi để nhân dân khiếu kiện kéo dài. Những tồn tại trên đây đã gây cản trở đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt công tác xã hội của tỉnh.
Nguyên nhân của tồn tại trên đây là: Trước hết về nhận thức của một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thấy rõ sự cần thiết và trách nhiệm thực hiện CCHC, chưa đầu tư nhiều thời gian vật chất cho nhiệm vụ CCHC, còn xếp công việc CCHC sau rất nhiều các công việc khác của cơ quan, chưa nhận thấy rõ tác động của CCHC đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong chỉ đạo thiếu thống nhất và kiên quyết từ các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước, vì vậy việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương hết sức quan trọng như Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Trung ương 3 khóa VIII và chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ chưa đem lại kết quả như mong muốn.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2003-2010
1. Mục tiêu chung
Xây dựng một nền hành chính bảo đảm dân chủ, trong ấạch, vững mạnh, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả vận hành thông suốt; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp úng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
3.1. Cụ thể hóa các thể chế hành chính, phù họp vói điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đổi mới phương thức hoạt động của HĐND và UBND từ tỉnh đến cấp xã để nâng cao hiệu quả quản lý. Tiếp tục đổi mới quy trình xây dụng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp hành chính, khắc phục nhũng sai sót trong việc chuẩn bị soạn thảo văn bản của các ngành;
3.2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ tỉnh đến huyện, xã; Thực hiện việc phân công, phân cấp triệt để giữa tỉnh và huyện, giữa huyện và xã theo nguyên tắc việc gì, cấp nào thực hiện có hiệu quả thì giao cho cấp đó thực hiện.
3.3. Xây dụng bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
Tách nhiệm vụ quản lý Nhà nước ra khỏi hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa ở các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao; Chuyển một số công việc dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, cá nhân đảm nhận.
3.4. Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh được đào tạo cơ bản về chuyên mồn nghiệp vụ, bố trí đúng cơ cấu chức danh công chức, viên chức đã quy định, với số lượng họp lý, có năng lực để thi hành công vụ, có phẩm chất đạo đức, trung thành, tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
3.5. Các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở được hiện đại hóa một bước về trang thiết bị để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Xây dụng chương trình quản lý mạng theo đề án 112/CP của Chính phủ hoàn chỉnh để đưa vào hoạt động từ năm 2005.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2003-2010
1. Về thể chế
1.1. Trong 5 năm tới, tập trung xây dựng một số thể chế sau đây:
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, UBND các cấp chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, cụ thể hóa các quy định của Nhà nước cấp trên về phát triển kinh tế - xã hội, chế độ chính sách, an ninh quốc phòng để áp dụng cho phù họp với tỉnh nhà.
Phân định rõ thẩm quyền và nhiệm vụ của úy ban nhân dân với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân; Quy định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cụ thể của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước.
Thể chế về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân trong việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân thông qua hoạt động của Đại biểu HĐND; việc thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dàn trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phân định rõ thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp để phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Đổi mới quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Hàng năm tổ chức soát xét Văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp; nâng cao năng lực tham mưu, soạn thảo văn bản của cán bộ công chức để văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp có hiệu lực và hiệu quả.
Tổ chức phổ biến tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời để công dân và các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp.
1.3. Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của các cơ quan, nhà nước, của người dứng đầu trong các cơ quan HCSN.
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, huyện và xã thực hiện tiếp dân theo định kỳ, trực tiếp giải quyết công việc của dân tại cơ sở để gặp gỡ, đối thoại các vấn đề doanh nghiệp và nhân dân đặt ra.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo trật tự kỷ cương của nền hành chính.
Tăng cường hoạt động dịch vụ tư vấn về pháp luật cho nuười nuhèo, người thuộc diện chính sách, đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa để mọi người dân hiểu và thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
1.4. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính:
Nâng cao chất lượng phục vụ ở các Trung tâm giao dịch một của của các huyện; Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” trong tất cả các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến xã.
Quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, gắn liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
2. Về tổ chức bộ máy hành chính
2.1. Từng bước điều chỉnh lại tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện phù hợp vói yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc ẩắp xếp tổ chức theo hướng: bộ máy các sở, ban, ngành cấp tỉnh, giảm các phòng, bộ phận, chuyển dần sang làm việc theo chế độ chuyên viên trực tuyến; Cơ quan chuyên môn cấp huyện sắp xếp theo các khối: khối nội chính, khối quản lý kinh tế và sản xuất, khối quản lý văn hóa - giáo dục, khối quản lý những vấn đề xã hội; các dịch vụ công chuyển cho các tổ chức xã hội hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2.2. Cụ thể hóa các quy định về phân công, phân cấp, nhất là tách nhiệm vụ quản lý nhà nước ra khỏi các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; phân cấp mạnh cho cấp huyện, cấp xã ở các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế v.v..; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý tài chính và tổ chức cán bộ viên chức.
Xác định rõ tính chất, phương thức hoạt động của các tổ chức tư vấn liên ngành. Chỉ thành lập các tổ chức này khi có những nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các tổ chức này không cơ cấu bộ máy chuyên trách và biên chế mà hoạt động kiêm nhiệm, bộ phận thường trực đặt tại đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì.
Gắn công tác CCHC với việc thực hiện đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 11/3/2003;
2.3. Cải tiến phương thức và lề lối làm việc của cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã; Xây dựng quy chế về trách nhiệm phối họp giải quyết các công việc liên quan nhiều ngành. Định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách; Loại bỏ nhũng việc làm hình thức, không có hiệu quả, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan hành chính trong khi giải quyết công việc của các tổ chức và công dân.
2.4. Thực hiện tùng bước hiện đại hóa nền hành chính.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước, đến năm 2005 nối mạng các cơ quan hành chính nhà nước trong toàn tỉnh;
Đến năm 2010, các cơ quan hành chính có công sở khang trang với thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý.
3. Đổi mói, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
3.1. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù họp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình cải cách hành chính của tỉnh:
Tổ chức điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, xác định chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí họp lý dội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước;
Từng bước điều chỉnh cơ cấu chức danh công chức của các cơ quan hành chính nhà nước để bổ sung sửa đổi cho phù họp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước ở tỉnh;
Xây dụng hoàn chỉnh và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để thực hiện quản lý cán bộ, công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính nhà nước;
Phấn đấu đến 2010 cán bộ, công chức nhà nước của tỉnh đạt về trình độ:
+ Lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có nhiều người được nâng ngạch chuyên viên cao cấp;
+ Công chức HCNN cấp tỉnh 90-100%, cấp huyện 60-70% có trình độ đại học;
+ Tăng tỷ lệ tiến sỹ, thạc sỹ trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh;
+ Trưởng, Phó phòng cấp huyện có nhiều người được nâng ngạch chuyên viên chính;
+ Cấp xã: mỗi đơn vị có 3-4 cán bộ chủ trì đạt trình độ đại học, 100% cán bộ chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên và được bồi dưỡng kiến thức QLNN;
Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo quy định; Bảo đảm tỷ lệ thích đáng cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan HCNN.
Tiếp tục tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ;
Xây dựng kế hoạch tuyển chọn công chức, viên chức dự bị bổ sung cho các ngành, các huyện, các xã để thay thế công chức, viên chức nghỉ chế độ;
Thực hiện công tác phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, gắn phán cấp quản lý về nhân sự và quản lý về tài chính công.
3.2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
Tăng cường giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức có ý thức trách nhiệm, trung thành, tận tụy với công việc thực hiện là công bộc của nhân dân;
Thực hiện nghiêm quy chế công vụ gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan.
4. Cải cách tài chính công
4.1. Thực hiện phân cấp quản lý tài chính và ngân sách để phát huy tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý, điều hành tài chính, ngân sách.
4.2. Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phưong của Hội đồne nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; Quyền quyết định của các sở, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; Quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách;
4.3. Phân biệt rõ cơ chế tài chính của cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công. Áp dụng việc phân bổ ngân sách khoán quỹ lương và các chi phí hành chính cho cơ quan hành chính sự nghiệp, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế và quỹ lương đối với các đơn vị sự nghiệp mà căn cứ vào nhiệm vụ công tác, kết quả và chất lượng hoạt động dể cấp kinh phí.
4.4. Xây dựng các chính sách để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ công, nhà nước chỉ hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra.
Thực hiện quyền tự chủ tài chính cho các đon vị sự nghiệp; Đến năm 2010, ở lĩnh vực sự nghiệp giáo dục - đàọ tạo và y tế tăng số lượng đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên và tăng mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên còn lại các đơn vị sự nghiệp có thu khác tự trang trải chi phí, tiền lương, nhà nước tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao.
4.5. Thực hiện thí điểm về chính sách tài chính mới ở một số lĩnh vực như:
Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở trường tư thục, bệnh viện tư; Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập, bán công;
Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài xây dụng cơ sở khám chũa bệnh chất lượng cao ở các thị xã và trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh;
Thực hiện áp dụng cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng: vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanh công viên;
Thực hiện có hiệu quả, đúng loại công việc theo cơ chế họp đồng trong cơ quan hành chính.
1. Các giải pháp chủ yếu
1.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành
Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2003-2010 cần phải tăng cường sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh.
1.2. Thực hiện cải cách hành chính phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị, cải cách hành chính ở các cấp, các ngành cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã từ đó thúc đẩy cải cách hành chính ở chính quyền cấp xã. Xác định cải cách thủ tục hành chính vẫn là khâu đột phá trong CCHC.
Cần khắc phục tính thự động, chần chừ, ỷ vào cấp trên trong việc phân công, phân cấp cho chính quyền cấp dưới.
1.3. Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực.
Bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực để tham mưu giúp ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chương trình cải cách hành chính; Bố trí nguồn tài chính để phục vụ các chương, trình hành động cụ thể đã được xác định.
1.4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả và tiến trình CCHC để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy HCNN.
2. Các giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính
giai đoạn 2003-2010
Chương trình tổng thể này được chia làm 2 giai đocạn:
Giai đoạn 1: Từ nay đến năm 2005 tiến hành các nội dung:
+ Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh và UBND huyện;
+ Xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp; tiếp tục rà xét văn bản quy phạm pháp luật;
+ Thực hiện Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa”;
+ Thực hiện việc phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước giữa tỉnh và cấp huyện, giữa cấp huyện và cấp xã ở các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục - đào tạo, y tế; Tách nhiệm vụ quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công;
+ Bổ sung và hoàn chỉnh việc xây dựng cơ cấu chức danh công chức cấp tỉnh, cấp huyện và xây dựng cơ cấu chức danh công chức cấp xã;
+ Thực hiện đổi mói cơ chế hoạt dộng và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 10CP...
+ Hàng năm, xây dụng biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp theo tiêu chí, định mức của Chính phủ để trình HĐND tỉnh quyết định.
Một số giải pháp chính trong năm 2003-2005:
+ Các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã tiếp tục triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “Một cửa” trong toàn tỉnh theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế theo tinh thần Nghị quyết số09/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ; Rà soát lại cơ cấu chức danh công chức của các đơn vị hành chính, đon vị sự nghiệp thuộc tỉnh dể bổ sung điều chỉnh họp lý; thực hiện việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ công chức theo cơ cấu công chức đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Thực hiện các cơ chế mới về cung cấp tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu để từng bước thực hiện chương trình xã hội hóa;
+ Triển khai thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức sửa dổi năm 2003 và các Nghị định của Chính phủ ban hành thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức.
+ Tiếp tục chỉ dạo thực hiện đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 11/3/2003;
Giai đoạn 2: Từ năm 2006-2010
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 1, tiếp tục điều chỉnh để làm cho bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước các cấp phù họp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh từ nay đến 2010.
4. Các chương trình hành động thực hiện Chương trình tổng thể
4.1. Chương trình đổi mới công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền.
Nội dung chủ yếu:
Xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và úy ban nhân dân các cấp. Phân công cơ quan tư pháp chủ trì, phối họp các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chuẩn bị dự thảo văn bản trình UBND tỉnh;
Trong việc ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, tập trung huy động cán bộ, công chức có kinh nghiệm tham gia xây dựng văTi bản, trưng cầu ý kiến của nhân dân; Xác định rõ trách nhiệm của các sở, ngành trong việc tham mun cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thời gian thực hiện: chia 2 giai đoạn là: 2003-2005 và 2006-2010
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp và Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh
4.2. Chương trình xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ
quan hành chính các cấp.
Nội dung chủ yếu:
Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các sở, ngành cấp tỉnh; phòng chuyên môn cấp huyện để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp.
Thực hiện phân công, phân cấp giữa tỉnh và huyện trong từng ngành và trên tùng lĩnh vực; Thực hiện phàn cấp giữa huyện và xã ở một số lĩnh vực mà cấp xã thực hiện tốt hơn. Từng bước tách nhiệm vụ quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sự nghiệp và dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ.
Thời gian thực hiện: chia 2 giai đoạn 2003-2005 và 2006-2010.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Chính quyền, Sở Tư pháp và Văn phòng UBND tỉnh.
4.3. Chương trình tinh giản biên chế
Chương trình này được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2003-2005 theo Nghị định số 09/2003/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư.
4.4. Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức.
Nội dung chủ yếu:
Khảo sát, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức;
Thực hiện phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan HCNN và các đơn vị sự nghiệp;
Đổi mới phương thực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở cơ cấu chức danh công chức của từng ngành; Xây dựng tiêu chuẩn cơ cấu công chức cấp xã;
Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thời gian thực hiện: chia làm 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Chính quyền và Trường Chính trị tỉnh.
4.5. Chương trình cải cách tiền lương:
Nội dung chủ yếu:
Thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của Chính phủ.
Thời gian thực hiện: 2003-2005.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
4.6. Chương trình đổi mới cơ chế cung cấp tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cộng.
Nội dung chủ yếu:
Áp dụng tiêu chí mới về phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính theo nhiệm vụ, kết quả công việc và chất lượng hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Thực hiện chế độ khoán chi trong cơ quan hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện cơ chế tài chính phù họp với các tổ chức dịch vụ công và đơn vị sự nghiệp nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối và vai trò tự chủ của các tổ chức trong hoạt động, giảm dần chi từ ngân sách tỉnh, tiến tới thực hiện chế độ tự quản tài chính. Thực hiện Quyết định số: 21/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ ngân sách đối với các tổ chức xã hội nghề nghiệp thay cho việc giảm biên chế - quỹ tiền lương.
Thời gian thực hiện: 2003-2005.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
4.7. Chương trình hiện đại hóa nền hành chính.
Nội dung chủ yếu:
Đổi mới phương thức điều hành của cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
Hiện đại hóa công sở, bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc hiện đại cho các cơ quan hành chính các cấp;
Úng dụng cồng nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và mở rộng mạng tin học diện rộng từ các cơ quan cấp tỉnh đến huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Thời gian thực hiện: chia 2 giai đoạn là: 2003-2005 và 2006-2010.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học Công nghệ, Văn phòng UBND tỉnh;
5. Tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2003-2010
5.1. ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chung việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh giai đoạn 2003-2010 khi được Chính phủ phê duyệt; cấp kinh phí phục vụ cho công tác CCHC của tỉnh;
5.2. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2003-2010;
5.3. Các cơ quan được giao chủ trì các chương trình hành động chịu trách nhiệm xây dụng nội dung, kế hoạch trình Ban chỉ đạo CCHC tỉnh thẩm định, Úy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
5.4. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì, phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Văn phòng úy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch huy động các nguồn để thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh giai đoạn 2003-2010;
5.5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn căn cứ Chương trình tổng thể này để tổ chức thực hiện;
5.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ CCHC ở cấp xã.
Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện Chương trình tổng thể này báo cáo kết quả cho UBND tỉnh để điều chỉnh cho phù họp với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ./.
- 1Kế hoạch 155/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1385/QĐ-UBND về Kế hoạch điều tra xã hội học xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tỉnh Sơn La
- 3Kế hoạch 394/KH-UBND năm 2020 về thực hiện tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 4Quyết định 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 7Quyết định 21/2002/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định hợp tác văn hoá và giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Ác-hen-ti-na do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 9Nghị quyết 09/2003/NQ-CP về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ban hành, để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
- 10Quyết định 181/2003/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 265/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2005 do Thủ Tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 155/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Quyết định 1385/QĐ-UBND về Kế hoạch điều tra xã hội học xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tỉnh Sơn La
- 14Kế hoạch 394/KH-UBND năm 2020 về thực hiện tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 2555/2003/QĐ/UB-TC về phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2003-2010
- Số hiệu: 2555/2003/QĐ/UB-TC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/11/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Đình Đàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra