- 1Quyết định 3178/QĐ-BGTVT năm 2009 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 2223/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 35/2009/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 3Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2542/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 318/2014/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải trên hành lang vận tải thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau” với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
- Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải trên hành lang thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau nhằm phát huy tối đa thế mạnh từng phương thức. Tập trung khai thác lợi thế về vận tải thủy nội địa, vận tải biển ven bờ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển) tập trung chính vào các đầu mối vận tải: cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, các trung tâm vùng sản xuất... đồng thời phát triển dịch vụ logistics và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ vận tải.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trước mắt, khai thác tối đa năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có để tăng khả năng kết nối và nâng cao chất lượng vận tải. Tập trung đầu tư các công trình giao thông có tính đột phá, giải quyết ngay các “nút thắt” trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
- Dành quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đồng thời phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vận tải, có cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ việc hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và logistics.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên hành lang vận tải thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau theo hướng nâng cao vai trò vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường biển nhằm giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Đáp ứng tốt nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau với chất lượng cao, chi phí hợp lý.
b) Mục tiêu cụ thể
- Vận tải hàng hóa
Tổng khối lượng vận tải hàng hóa đến năm 2020 là 93,5 triệu tấn (tăng bình quân 7,7% giai đoạn 2016 - 2020), trong đó: đường bộ đạt 25,3 triệu tấn, chiếm 27,10%; đường thủy nội địa đạt 62,3 triệu tấn, chiếm 66,83%; vận tải pha sông biển đạt 5,67 triệu tấn, chiếm 6,07%.
Tổng khối lượng vận tải hàng hóa đến năm 2030 là 149,33 triệu tấn (tăng bình quân 4,79% giai đoạn đến năm 2030), trong đó: đường bộ đạt 34,7 triệu tấn, chiếm 23,27%; đường thủy nội địa đạt 99,5 triệu tấn, chiếm 66,64%; vận tải pha sông biển đạt 15,0 triệu tấn, chiếm 10,09%1.
- Vận tải hành khách
Tổng khối lượng vận tải hành khách đến năm 2020 là 78,5 triệu hành khách (tăng bình quân 3,38% giai đoạn 2016 - 2020), trong đó: đường bộ đạt 78,2 triệu hành khách, chiếm 99,67%; hàng không đạt 259 nghìn hành khách, chiếm 0,33%2.
Tổng khối lượng vận tải hành khách đến năm 2030 là 98,11 triệu hành khách (tăng bình quân 2,26% giai đoạn đến năm 2030), trong đó: đường bộ đạt 97,70 triệu hành khách, chiếm 99,59%; hàng không đạt 403 nghìn hành khách, chiếm 0,41%.
2.1. Nhóm giải pháp, chính sách giai đoạn 2016 - 2020
a) Giải pháp, chính sách về công tác quản lý nhà nước
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi các quy định nhằm hỗ trợ hoạt động vận tải trên hành lang.
- Ban hành chính sách ưu đãi thuế, phí; hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Ưu đãi (bố trí quỹ đất, thuế...) để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cảng công-ten-nơ, thiết bị xếp dỡ chuyên dùng.
- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn (như: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, vận tải Biển Đông, Vinalines Logistics....) tham gia khai thác hiệu quả hoạt động logistics nhằm tăng cường năng lực vận tải hàng hóa trên hành lang.
- Tăng cường xã hội hóa đầu tư, khai thác bến xe hàng, cảng thủy nội địa, cảng biển. Đầu tư xây dựng mới một số trung tâm đầu mối gom, phân phối hàng hóa tại các tỉnh: Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan đối với hàng hóa, vật liệu xây dựng quá cảnh từ Cam-pu-chia qua cảng biển Cần Thơ.
b) Giải pháp, chính sách phát triển vận tải đường thủy nội địa
- Nâng cấp tuyến đường thủy từ Tp. Hồ Chí Minh - Cà Mau cho đoàn sà lan công-ten-nơ trên 2.000 tấn lưu thông tối thiểu đến Cần Thơ; nâng cấp tuyến kênh Xà No, tuyến duyên hải đoạn qua Đại Ngải - Bạc Liêu - Giá Rai.
- Nâng cấp, cải tạo một số cảng sông có quy mô lớn có khả năng xếp dỡ công-ten-nơ thực hiện chức năng gom, trung chuyển hàng hóa như: cảng Bình Long (An Giang), An Phước (Vĩnh Long), Long Bình (thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu xác định vị trí xây dựng mới các trung tâm thu gom hàng hóa (lúa gạo, nông sản, trái cây), các cảng hàng hóa bằng đường thủy nội địa tại khu vực Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang).
- Phát triển đoàn phương tiện chuyên dùng vận tải công-ten-nơ (loại 36, 54, 72, 120 TEU) đồng thời cải thiện khả năng xếp dỡ hàng công-ten-nơ trên các tuyến vận tải thủy nội địa.
- Nhanh chóng triển khai thực hiện Đề án phát triển vận tải sà lan tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 2 Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo đạt tiêu chuẩn cấp II, nạo vét, mở rộng luồng lên 80 m (Quyết định số 3178/QĐ-BGTVT ngày 10/5/2009) cho sà lan công-ten-nơ trên 2.000 tấn lưu thông.
- Lập Quy hoạch các tuyến vận tải thực hiện chức năng gom hàng về các cảng chính địa phương đối với các hàng hóa chủ yếu như: lúa gạo, thủy sản, vật liệu xây dựng, trái cây.
- Triển khai xây dựng cảng cạn phục vụ hàng hóa thông qua cảng Cần Thơ và cảng Mỹ Thới (Quyết định 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011).
- Từng bước xử lý các công trình làm hạn chế năng lực luồng vận tải trên các tuyến chính (âu Tắc Thủ, cống Cà Mau, cầu Thới Lái, cầu Ô Môn...).
c) Giải pháp, chính sách phát triển vận tải biển
- Khẩn trương đưa tuyến vận tải ven biển Bình Thuận - Kiên Giang đã được công bố vào khai thác (Quyết định số 3365/QĐ-BGTVT ngày 5/9/2014) để kết nối các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau; trước mắt sử dụng loại tàu VR-SI trên 1.000 DWT, sẽ phát triển đội tàu VR-SB cỡ 2.000 - 4.000 DWT trong các năm tiếp theo.
- Cải tạo luồng sông Hậu cho tàu trọng tải 10.000 DWT đầy tải, 20.000 DWT giảm tải lợi dụng thủy triều, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến vận tải biển kết nối trực tiếp đến cảng trung chuyển đầu mối.
- Hoàn thành dự án kênh Quan Chánh Bố tiếp nhận tàu 10.000 DWT đầy tải, 20.000 DWT giảm tải.
- Cải tạo luồng qua cửa Tiểu, luồng qua cửa Định An tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT; luồng qua cửa Bồ Đề tiếp nhận tàu 3.000 DWT.
- Đầu tư cải tạo cụm cảng Cần Thơ thành cảng đầu mối của vùng và một số cảng biển có quy mô lớn (cảng Mỹ Tho, cảng Năm Căn) có khả năng tiếp nhận tàu VR-SB cỡ 4.000 DWT.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các trung tâm logistics hạng II (Quyết định 169/2014/QĐ-TTg ngày 22/01/2014) tại Cần Thơ, Cà Mau, An Giang phục vụ thu gom hàng hóa.
d) Giải pháp, chính sách phát triển vận tải đường bộ
- Tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Tập trung kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm tải trọng trên các tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 61... và các đầu mối vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
- Nâng cao khả năng vận tải hàng hóa đường bộ để gom hàng đến các cảng đường thủy nội địa, trung tâm logistics phục vụ cho nhu cầu tại các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang.
- Lập Quy hoạch hệ thống bến xe hàng và trung phân phối hàng hóa tại các đô thị, các trung tâm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trong vùng để thu gom hàng hóa về các cảng thủy, cảng biển; tập trung chính tại các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang.
- Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ và nâng cấp, cải tạo các quốc lộ chính: Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, Quốc lộ 61...
e) Giải pháp, chính sách phát triển vận tải hàng không
- Hình thành đường bay từ cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đến cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng hàng không quốc tế Cát Bi đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
- Tăng tần suất chuyến bay của cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng hàng không Cà Mau và bố trí giờ bay thích hợp nhằm phát triển vận tải hành khách và hàng hóa bằng hàng không.
- Tăng cường, bố trí khai thác các tuyến buýt kết nối giữa cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng hàng không Cà Mau với khu vực đô thị trung tâm.
g) Giải pháp, chính sách khác
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành dịch vụ vận tải và logistics; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động vận tải.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý việc vận chuyển các mặt hàng siêu trường siêu trọng, hàng cồng kềnh trên các tuyến vận tải.
- Tăng cường hệ thống cảnh báo an toàn trên các luồng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và điều tiết lưu lượng phương tiện trên các tuyến chính nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
2.2. Định hướng đến năm 2030
a) Đường thủy nội địa: cải tạo, nạo vét tăng độ sâu và bề rộng luồng nhằm nâng cấp các trục đường thủy nội địa chính trên hành lang và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Đường biển: triển khai giai đoạn tiếp theo đưa các tuyến vận tải sông pha biển đã được công bố vào khai thác kết nối các cảng khu vực còn lại trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Kiên Giang, An Giang.
c) Đường bộ: vận tải đường bộ tiếp tục đảm nhận vai trò trong việc kết nối với các phương thức vận tải khác, đặc biệt là tại đầu mối vận tải như: cảng biển, cảng thủy nội địa...; tăng cường vận tải hành khách chất lượng cao trên tuyến đường bộ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách ngày càng tăng trên tuyến.
1. Các Vụ trực thuộc Bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, các Tổng công ty trực thuộc Bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định này.
2. Vụ Vận tải là cơ quan thường trực tham mưu cho lãnh đạo Bộ triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thường xuyên tiến hành rà soát tình hình thực hiện Đề án và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, đồng thời báo cáo đột xuất khi có vướng mắc phát sinh.
3. Vụ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư lập kế hoạch huy động và bố trí nguồn vốn để thực hiện các giải pháp trong Đề án.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, các Tổng công ty trực thuộc Bộ triển khai các nội dung giải pháp trong đề án theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và lộ trình thực hiện, số liệu vận tải tại Phụ lục kèm theo của Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Tổng công ty trực thuộc Bộ, Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành phố trên hành lang vận tải thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN “KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI TRÊN HÀNH LANG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CẦN THƠ - CÀ MAU”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2542/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 07 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT | Dự án | Quy mô | Tổng TMĐT dự kiến | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn |
I. Đường thủy nội địa | |||||
1 | Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo |
| 1.400 | 2016 - 2020 | BOT+ NSNN hỗ trợ |
2 | Dự án xây dựng trung tâm thu gom, phân phối hàng hóa kết hợp cảng hàng hóa đường thủy nội địa khu vực Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang). | 1 -3ha | 20 | 2016 - 2017 | XHH |
3 | Dự án Cải tạo, nâng cấp luồng cửa Cổ Chiên (Bến Tre) | Tiếp nhận tàu 3.000 DWT | 268 | 2016 - 2020 | BOT + NSNN hỗ trợ |
4 | Dự án Phát triển hành lang ven biển và logistics khu vực phía Nam |
| 6.562 | 2016 - 2020 | NSNN + ODA |
5 | Nâng cấp, cải tạo cảng Long Bình (Tp. Hồ Chí Minh) | Tiếp nhận tàu 5.000 DWT | 480 | 2016 - 2020 | BOT + NSNN hỗ trợ |
6 | Nâng cấp, cải tạo cảng An Phước (Vĩnh Long) | Tiếp nhận tàu 2.000 DWT | 150 | 2016 - 2020 | BOT |
7 | Nâng cấp, cải tạo cảng Bình Long (An Giang) | Tiếp nhận tàu 1.000 DWT | 100 | 2016 - 2020 | BOT |
8 | QH các tuyến vận tải thực hiện chức năng gom hàng về các cảng chính địa phương đối với các hàng hóa chủ yếu như: lúa gạo, thủy sản, VLXD, trái cây. |
| 3 | 2016 - 2020 | NSNN |
II. Đường biển | |||||
9 | Luồng sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố (giai đoạn 2) | Tiếp nhận tàu 10.000 DWT và tàu 20.000 DWT giảm tải | 3.200 | 2016 - 2020 | PPP |
10 | Dự án Trung tâm logistics khu vực cảng Cần Thơ | Trung tâm logistics loại II |
| 2016 - 2017 | XHH |
11 | Dự án nâng cấp, cải tạo đường kết nối vào cảng Cần Thơ, cảng Mỹ Tho. | Cấp III ĐB, 4 làn xe |
| 2016 - 2017 | BOT |
12 | Đầu tư trang thiết bị xếp dỡ hàng tại cảng Mỹ Tho (Tiền Giang). | Xếp dỡ công - ten - nơ |
| 2016 - 2017 | BOT |
13 | Đầu tư nạo vét luồng cửa Định An - sông Hậu | Tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT | 680 | 2016 - 2020 | PPP |
14 | Đầu tư nạo vét luồng cửa Bồ Đề (Cà Mau) | Tiếp nhận tàu 3.000 DWT | 284 | 2016 - 2020 | PPP |
15 | Đầu tư nạo vét luồng cửa Tiểu - sông Tiền | Tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT | 450 | 2016 - 2020 | PPP |
16 | Đầu tư xây dựng khu bến Lấp Vò trên sông Hậu (Cảng Đồng Tháp) | Khu bến TH chính của cảng ĐP Đồng Tháp | 500 | 2016 - 2020 | BOT và các hình thức khác |
17 | Đầu tư xây dựng khu bến Minh Phú - cảng Hậu Giang | Khu bến TH, CD chính của cảng ĐP, phục vụ phát triển tỉnh Hậu Giang | 510 | 2016 - 2020 | BOT và các hình thức khác |
18 | Đầu tư xây dựng khu bến Trà Cú - cảng Trà Vinh | Khu bến TH, CD của cảng ĐP, phục vụ phát triển tỉnh Trà Vinh | 350 | 2016 - 2020 | BOT và các hình thức khác |
19 | Đầu tư xây dựng Bến trung chuyển than cho nhiệt điện khu vực Đồng Đồng bằng sông Cửu Long |
| 2500 | 2016 - 2020 | BOT và các hình thức khác |
- 1Thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị Định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế do Bộ Giao thông vận tải
- 2Công văn 148/TTg-KTN năm 2014 về giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5197/VPCP-CN năm 2017 triển khai giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2543/VPCP-CN năm 2018 về triển khai giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 35/2009/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3178/QĐ-BGTVT năm 2009 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị Định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế do Bộ Giao thông vận tải
- 4Quyết định 2223/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Công văn 148/TTg-KTN năm 2014 về giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 5197/VPCP-CN năm 2017 triển khai giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 2543/VPCP-CN năm 2018 về triển khai giải pháp phát triển hợp lý phương thức vận tải tại thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 2542/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt đề án Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải trên hành lang vận tải thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 2542/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực