Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2538/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 12 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thú y năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Kế hoạch Quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 264/TTr-SNN ngày 10/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022 - 2030.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2022 -2 030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định.
a) Chủ động phòng bệnh, giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan ra diện rộng.
b) Khống chế diện tích nuôi bị bệnh nguy hiểm: Trên tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích nuôi bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi; các đối tượng nuôi lồng bè (tôm hùm, cá biển,…) bảo đảm số lồng bè bị bệnh thấp hơn 15% tổng số lồng bè tại diện tích nuôi; nuôi cá lồng bè trên hồ chứa thủy lợi, khống chế số lồng nuôi bị bệnh thấp hơn 15% tổng số lồng nuôi; nuôi cá trong ao hồ nhỏ, khống chế diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi; nuôi ngao/nghêu, tu hài, hàu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.
c) Xây dựng biện pháp kiểm soát đối với các bệnh nguy hiểm thường xuyên xuất hiện và bệnh mới xuất hiện trên thủy sản nuôi (theo phụ lục đính kèm).
d) Theo dõi, dự tính, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để kịp thời phát hiện nhanh, bao vây, xử lý dịch triệt để các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
đ) Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào các vùng nuôi trong tỉnh.
e) Xây dựng các cơ sở An toàn dịch bệnh (ATDB) đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đảm bảo cung cấp con giống sạch bệnh trong tỉnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành
Chủ động phòng bệnh, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát trên địa bàn tỉnh (theo phụ lục đính kèm).
a) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi, ...
- Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi theo quy chuẩn; tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trên động vật thủy sản nuôi và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật thủy sản.
b) Giám sát tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
- Hướng dẫn các biện pháp xử lý, loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh nhằm cung cấp dữ liệu lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản của bản đồ dịch tễ cấp quốc gia.
- Rà soát, đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở dữ liệu địa phương về dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.
- Xây dựng bản đồ dịch tễ và đề xuất, hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh.
2. Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm
a) Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản nhập tỉnh
- Thực hiện kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Thủy sản sử dụng làm giống lưu thông trong tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản bố mẹ nhập về ở các trại giống để sinh sản và kiểm dịch con giống thủy sản khi vận chuyển ra ngoài tỉnh. Tổ chức giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên động vật thủy sản sử dụng làm giống sau nhập tỉnh và nuôi tại các vùng nuôi. Trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, bị chết nhiều, chết bất thường; tổ chức điều tra dịch tễ, xác định rõ nguyên nhân và hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong tỉnh và nhập tỉnh.
b) Hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường
- Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Việc triển khai hỗ trợ thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Lập kế hoạch cấp phát thuốc sát trùng kịp thời trước, trong mỗi vụ nuôi, xác định địa điểm, diện tích, hình thức nuôi để hỗ trợ thuốc sát trùng, chế phẩm xử lý môi trường trong ao nuôi và các kênh mương cấp thoát chung của các vùng nuôi tập trung.
- Khi có dịch xảy ra, khoanh vùng ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch, phương tiện, dụng cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản, nước thải, chất thải, môi trường bị ô nhiễm… Quy trình xử lý thực hiện theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.
a) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
b) Kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản: Con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi theo quy định hiện hành.
c) Xử phạt nghiêm các trường hợp xả thải mầm bệnh động vật thủy sản ra môi trường khi chưa qua xử lý theo quy định hiện hành.
4. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản
a) Nâng cao năng lực phòng xét nghiệm bệnh thủy sản của tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), thực hiện các quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản; duy trì chứng chỉ đã được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hàng năm.
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ, kỹ thuật xét nghiệm, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam.
5. Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a) Dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xây dựng kế hoạch quan trắc định kỳ tại các vùng nuôi trọng tâm của tỉnh.
b) Tăng cường công tác quan trắc, phân tích chất lượng nước, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định, đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung đối tượng nuôi chủ lực quốc gia, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế,... để cảnh báo, khuyến cáo người nuôi có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
c) Đánh giá hiện trạng, bổ sung các điểm quan trắc môi trường của địa phương; xây dựng hệ thống quan trắc tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao.
d) Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường.
đ) Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.
e) Có kế hoạch phối hợp các Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản tiếp tục quan trắc, giám sát dịch bệnh, đặc biệt là những vùng nuôi tôm tập trung.
6. Xây dựng cơ sở sản xuất thủy sản ATDB
a) Tổ chức giám sát chủ động, duy trì và xây dựng mới cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm nuôi.
b) Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của địa phương và doanh nghiệp về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.
c) Tiến tới xây dựng vùng nuôi ATDB.
7. Tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
a) Xây dựng chiến lược truyền thông nguy cơ phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, loại hình truyền thông; tổ chức tập huấn về truyền thông nguy cơ:
- Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất con giống, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản.
- Nội dung: Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Thời điểm: Phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.
b) Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở sản xuất thủy sản ATDB.
8. Công tác phối hợp thực hiện
Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các tỉnh khác về công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, nghiên cứu khoa học về dịch bệnh thủy sản, xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Trung ương về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện; tổng hợp tình hình dịch bệnh báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
c) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Lập kế hoạch, kinh phí phòng chống dịch bệnh thủy sản hàng năm, chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản để cảnh báo dịch bệnh và hướng dẫn, tổ chức công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả.
- Thực hiện kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản bố mẹ nhập tỉnh tại các trại giống để sinh sản.
- Căn cứ nhu cầu và nguồn lực của địa phương, yêu cầu của doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản, tổ chức xây dựng cơ sở ATDB tiến tới xây dựng vùng ATDB.
- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo tập huấn về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030.
d) Chi cục Thủy sản:
Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng và thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh.
đ) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông
Hàng năm, lập kế hoạch tọa đàm trên truyền hình về công tác chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi.
Căn cứ điều kiện ngân sách hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất, bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, đảm bảo quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch, ưu tiên đặt hàng các nhiệm vụ để triển khai các nội dung liên quan đến phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản phục vụ các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Đối với các huyện, thị xã, thành phố có diện tích nuôi trồng thủy sản: Hằng năm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản của địa phương và dự toán kinh phí thực hiện.
b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản.
5. Các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội, người nuôi trồng thủy sản
a) Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch.
b) Các doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản xây dựng kế hoạch và tổ chức giám, sát lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh (nếu có) có dấu hiệu mắc bệnh tại cơ sở nuôi... Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và theo các quy định hiện hành.
c) Các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cơ sở sản xuất giống thủy sản cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận cơ sở ATDB theo quy định.
Chi mua thuốc sát trùng, công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh thường xuyên, giám sát vùng đệm của cơ sở được công nhận ATDB, tập huấn tuyên truyền, quan trắc môi trường, xử lý ổ dịch ...
a) Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước cấp tỉnh
- Mua thuốc sát trùng hỗ trợ các địa phương trong công tác xử lý dập dịch.
- Giám sát bị động: Tổ chức thu mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi có thủy sản chết bất thường, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ.
- Giám sát chủ động: Giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao của địa phương; giám sát tại vùng đệm của cơ sở sản xuất ATDB.
- Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ truy xuất nguồn gốc.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
b) Ngân sách địa phương (cấp huyện, xã): Bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước của địa phương và xử lý ổ dịch khi có phát sinh.
c) Kinh phí từ doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, nuôi trồng do mình quản lý, đáp ứng được Kế hoạch đề ra.
d) Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung) xem xét, chỉ đạo./.
CÁC BỆNH NGUY HIỂM, BỆNH MỚI XUẤT HIỆN TRÊN THỦY SẢN NUÔI ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÒNG BỆNH, KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Trên tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ, tôm sú):
a) Các bệnh nguy hiểm đang lưu hành: Bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), vi bào tử trùng (EHP).
b) Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước: bệnh do DIV1 (DIV1), hoại tử gan tụy (NHP), teo gan tụy (HPD), hoại tử cơ (IMN).
2. Trên tôm hùm: Bệnh sữa (MHD-SL).
3. Trên cá song/mú, vược/chẽm, giò/bớp: Bệnh hoại tử thần kinh (VNN).
4. Trên cá chép, trắm, trôi, mè: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
5. Trên cá rô phi, cá điêu hồng: Bệnh do TilV (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
- 1Quyết định 2821/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1214/QĐ-BTTTT về Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên hệ thống thông tin cơ sở do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Quyết định 2320/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2030 kèm theo Quyết định 2134/QĐ-UBND
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật thú y 2015
- 3Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 434/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2821/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2021-2030
- 9Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1214/QĐ-BTTTT về Kế hoạch thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên hệ thống thông tin cơ sở do tỉnh Cà Mau ban hành
- 10Quyết định 2320/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2030 kèm theo Quyết định 2134/QĐ-UBND
Quyết định 2538/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2030
- Số hiệu: 2538/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra