- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Thông tư 02/2011/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hoá học trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 08-CT/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 5Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 05/2012/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 3073/QĐ-BNN-QLCL năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Công văn 9675/BNN-QLCL năm 2015 về tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2526/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 22 tháng 8 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 236/TTr-SNN&PTNT ngày 08/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Phương án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM CHẢ THỊT LỢN AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông lâm thủy sản luôn có những kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Việc đổi mới, tái cơ cấu ngành đã được triển khai và đạt được kết quả bước đầu góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Vấn đề tiêu thụ nông thủy sản, liên kết sản xuất trong nông nghiệp, quản lý chất lượng nông thủy sản, áp dụng khoa học công nghệ ... được quan tâm và triển khai tích cực trong thời gian qua. Cụ thể năm 2017, Ngành nông nghiệp của tỉnh đã cung cấp cho thị trường 107.000 tấn sản phẩm thủy sản; 270.000 tấn sản phẩm rau, củ, quả; 53.000 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và theo kế hoạch năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017.
Bên cạnh việc phát triển và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa nông lâm thủy sản như đã nêu ở trên thì cũng đã nảy sinh những bất cập, tồn tại về vấn đề an toàn thực phẩm mà cụ thể là phát hiện nhiều vụ việc về thực phẩm không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản là một trong những vấn đề nhức nhối, dư luận xã hội lên án và có nhiều bức xúc trong thời gian vừa qua. Sản xuất và sử dụng thực phẩm không an toàn không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người hằng ngày và lâu dài mà còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông thủy sản có giá trị.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chả thịt lợn theo chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được thực hiện; nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là thịt chưa được kiểm soát. Vì vậy, sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm (ATTP) cho người tiêu dùng. Qua số liệu giám sát mẫu chả trên thị trường cho thấy việc sử dụng Hàn the (Borat) trong sản xuất chả là vấn đề thực tiễn xã hội quan tâm và các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP cần có các giải pháp để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hướng đến ngành công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho nông sản và tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp là rất cần thiết.
Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư ngày 21/10/2011 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới".
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn;
Thông tư 48/2012/TT-BNN ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01/3/2012 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc;
Công văn số 9675/BNN-QLCL ngày 30/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn;
Công văn số 634/UBND-KTN ngày 01/02/2018 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai thực hiện chuỗi và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn.
1. Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành
- Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh;
- Xác định rõ trách nhiệm quản lý từng công đoạn trong chuỗi của từng ngành, công đoạn thuộc quản lý của ngành nào thì ngành đó chủ trì, phối hợp giải quyết;
- Thường xuyên thông tin, báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để tháo gỡ kịp thời.
2. Nhóm giải pháp về tài chính
- Rà soát lại các nguồn kinh phí dự phòng để tập trung, ưu tiên bố trí cho các công đoạn tham gia xây dựng mô hình thí điểm cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi;
- Huy động nguồn lực (kinh phí) tại các địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
3. Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất di chuyển vào vùng quy hoạch để phát triển lâu dài, bền vững;
- Khuyến khích, tạo cơ chế hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ bao gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông thôn.
4. Nhóm giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
- Khảo sát, đánh giá lựa chọn các tác nhân tham gia mô hình thí điểm chuỗi;
- Đánh giá thực trạng, tư vấn nâng cấp về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các tác nhân tham gia chuỗi;
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định;
- Tập huấn phổ biến kiến thức chung về an toàn thực phẩm, các mối nguy gây mất ATTP và các quy định của pháp luật cho cơ sở chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến, thu mua, kinh doanh;
- Tập huấn quy trình sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và đánh giá nội bộ cho các cơ sở chăn nuôi tham gia trong chuỗi;
- Hướng dẫn tại hiện trường để khắc phục các sai lỗi cho các tác nhân tham gia chuỗi;
- Đánh giá thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP các tác nhân tham gia chuỗi;
- Lấy mẫu đất, nước kiểm tra đánh giá, thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP các tác nhân tham gia sản xuất ban đầu; lấy mẫu sản phẩm kiểm tra giám sát định kỳ hằng tháng các chỉ tiêu ATTP để xác nhận sản phẩm an toàn;
- Thiết kế và in bao bì, nhãn mác giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm kiểm soát ATTP theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm khi có sự cố về an toàn thực phẩm.
5. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Xây dựng liên kết giữa khu vực sản xuất và khu vực phân phối, bán lẻ trong các chuỗi ngành hàng; tạo dựng lòng tin vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận nông sản đảm bảo vệ sinh ATTP;
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất; tăng vai trò chủ động của hiệp hội doanh nghiệp trong hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, thông tin vệ sinh ATTP;
- Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn của chuỗi.
6. Nhóm giải pháp về công tác phối hợp
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương liên quan trong việc giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc tại một số công đoạn tham gia kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
IV. NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUỖI
1. Sơ đồ triển khai
2. Nội dung đối ứng của các cơ sở tham gia chuỗi: Cơ sở vật chất, nhà, xưởng, máy móc, trang thiết bị để sản xuất, bảo quản và kinh doanh từ công đoạn chăn nuôi, giết mổ, chế biến chả đến cửa hàng bán sản phẩm chả.
Kinh phí cơ sở đối ứng: 3.730.000.000 đồng.
(Ba tỷ, bảy trăm ba mươi triệu đồng chẵn)
3. Nội dung hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
- Hỗ trợ chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu nước tại cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh chả: 12.170.000 đồng;
- Hợp đồng cán bộ địa phương chỉ đạo mô hình: (01 cán bộ địa phương; 5 tháng/người x 1.390.000): 6.950.000 đồng;
- Cải tạo điều kiện cơ sở vật chất các tác nhân tham gia chuỗi (Hỗ trợ 50% kinh phí mua máy xay thịt, tủ hấp bằng vật liệu không gỉ, máy hút chân không cho cơ sở sản xuất chả; hỗ trợ 50% kinh phí mua tủ mát để bảo quản chả tại cửa hàng kinh doanh; hỗ trợ 50% kinh phí cho HTX Dịch vụ và kinh doanh tổng hợp Duy Đại Sơn mua xe tải 1,4 tấn để vận chuyển lợn): 361.750.000 đồng;
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở tham gia chuỗi: 15.700.000 đồng;
- Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ATTP trong sản phẩm chả: 5.290.000 đồng;
- Kiểm tra, giám sát tại cơ sở, hướng dẫn cơ sở thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: 4.200.000 đồng.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng và in mã số, mã vạch cho sản phẩm chả: 52.800.000 đồng.
- Hội thảo sơ kết và xúc tiến thương mại: 11.140.000 đồng.
- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ: 470.000.000 đồng.
4. Tổng kinh phí triển khai: 4.200.000.000 đồng (Bốn tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn), trong đó:
- Kinh phí Nhà nước hỗ trợ: 470.000.000 đồng.
- Kinh phí cơ sở đối ứng: 3.730.000.000 đồng.
(Có dự toán chi tiết kèm theo)
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Để có cơ sở đánh giá cụ thể, toàn diện hiệu quả mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; trên cơ sở Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định số 4294/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam và Phương án này; các địa phương chủ động bố trí kinh phí xây dựng và nhân rộng các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn phù hợp với tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật.
- Báo cáo kết quả triển khai về UBND tỉnh, qua Sở Nông Nghiệp và PTNT.
- Ngoài ra, các địa phương có các tác nhân tham gia mô hình chỉ đạo các phòng đơn vị liên quan phối hợp thực hiện một số nội dung sau:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tác nhân tham gia chuỗi thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế; Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp; UBND các xã, phường có các tác nhân tham gia mô hình và các đơn vị liên quan tạo điều kiện và phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện mô hình thí điểm chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn;
+ Đài Truyền thanh - Truyền hình tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trên đúng quy định, mục tiêu đề ra đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ.
- Phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tất cả các công đoạn thực hiện chuỗi: Từ khi mua giống, sử dụng thức ăn, thuốc, vắc xin... đến việc thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến và lấy mẫu kiểm tra sản phẩm trước khi đến điểm kinh doanh bán cho người tiêu dùng.
- Tổng hợp kết quả triển khai các mô hình chuỗi sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn gắn với việc hợp tác sản xuất tiêu thụ giữa Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng làm cơ sở xây dựng cơ chế hỗ trợ; báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Phương án này.
4. Sở Y tế: Chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, thường xuyên tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn ... ưu tiên sử dụng thực phẩm nông lâm thủy sản kiểm soát theo chuỗi và được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn.
5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND cấp huyện để hỗ trợ xây dựng các quầy kinh doanh sản phẩm an toàn tại các chợ; xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản kiểm soát theo chuỗi và được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn; tăng cường kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với các loại sản phẩm an toàn thuộc chuỗi của phương án.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cung cấp thông tin, địa chỉ các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được kiểm soát theo chuỗi và được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn để người tiêu dùng biết và an tâm lựa chọn, sử dụng.
7. Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và đăng tải các tin, bài giới thiệu các sản phẩm an toàn theo chuỗi để người tiêu dùng biết và lựa chọn.
8. Các tác nhân tham gia chuỗi: Tuân thủ đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất đến kinh doanh sản phẩm; chấp hành tốt các quy định về ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất theo chuỗi.
Trên đây là Phương án triển khai thực hiện chuỗi thí điểm cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUỖI SẢN PHẨM CHẢ THỊT HEO
(Kèm theo Phương án xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm năm 2018)
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
| Tổng kinh phí |
| 4.200.000.000 |
| ||
I | Ngân sách hỗ trợ |
|
|
| 470.000.000 |
|
1 | Chi phí lấy và phân tích mẫu nước cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh chả | Mẫu | 7 |
| 12.170.000 |
|
2 | Hợp đồng cán bộ địa phương chỉ đạo giám sát mô hình | tháng | 5 | 1.390.000 | 6.950.000 |
|
3 | Cải tạo điều kiện cơ sở vật chất các tác nhân tham gia chuỗi |
|
|
| 361.750.000 |
|
3,1 | Hỗ trợ 50% máy xay thịt 5 KG hai lớp nhưng không quá 17 triệu đồng/máy: Công suất mô tơ: 5 HP. Xuất xứ mô tơ: Nhật Bản. Năng suất: 3 - 5 Kg / mẻ. Thời gian/mẻ: 3 - 4 phút. Bảo hành: 12 tháng | máy | 4 | 17.000.000 | 34.000.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
3,2 | Hỗ trợ 50% tủ hấp 12K điện TQ nhưng không quá 10 triệu/tủ - Công suất: 9 Kw. - Năng suất/khay: 2.5 Kg/khay. - Số khay: 12 khay. - Sản lượng: 30Kg/mẻ - Thời gian: 50 - 60 min/mẻ. - Bảo hành: 12 Tháng./. | máy | 1 | 9.900.000 | 4.950.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
3,3 | Hỗ trợ 50% Tủ hấp 10K điện nhưng không quá 10 triệu/tủ - Công suất: 9 Kw. - Năng suất/khay: 2.5 Kg/khay. - Số khay: 10 khay. - Sản lượng: 25 - 30Kg/mẻ. - Thời gian: 50 - 60 min/mẻ.B32 - Bảo hành: 12 tháng. | máy | 3 | 9.200.000 | 13.800.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
3,4 | Hỗ trợ 50% máy hút chân không công nghiệp nhưng không quá 15 triệu/máy. - Thời gian hút: 0-25s - Độ chân không tuyệt đối: 0.66KPA - Lượng khí cung cấp: 20 m3/h - Bảo hành: 12 tháng | máy | 4 | 14.500.000 | 29.000.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
3.5 | Hỗ trợ 50% mua mới tủ mát bảo quản tại cửa hàng kinh doanh nhưng không quá 50 triệu/máy (Kích thước: 2000-2500x1180x900; Nhiệt độ: -2 ~8 oC; Công suất máy nén: 780-980 w; Công suất xả đá: 500 - 800 w; Điện áp: 220v) | tủ | 2 | 45.000.000 | 90.000.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
3,6 | Hỗ trợ 50% kinh phí cho HTX DV và kinh doanh tổng hợp Duy Đại Sơn mua xe tải mới (Trọng lượng không tải: 2.450kg, trọng lượng có tải: 2.350(2.150 TK + MB)/3.490) vận chuyển lợn nhưng không quá 190.000.000 đồng | chiếc | 1 | 380.000.000 | 190.000.000 | Hỗ trợ sau đầu tư |
4 | Tập huấn kiến thức ATTP |
|
|
| 15.700.000 |
|
5 | Lấy và phân tích mẫu chả |
|
|
| 5.290.000 |
|
6 | Kiểm tra, giám sát tại cơ sở |
|
|
| 4.200.000 | Trại chăn nuôi tại xã Đại Tân, Đại Lộc và cơ sở giết mổ xã Bình Phục, Thăng Bình |
7 | Xây dựng và in mã số, mã vạch |
|
|
| 52.800.000 |
|
8 | Hội thảo sơ kết và xúc tiến thương mại |
|
|
| 11.140.000 |
|
II | Cơ sở đối ứng |
| 3.730.000.000 |
| ||
1 | Đối ứng 50% mua máy xay thịt 5 KG hai lớp Công suất mô tơ: 5 HP. Xuất xứ mô tơ: Nhật Bản. Nhãn hiệu: Veichi. Năng suất: 3 - 5 Kg / mẻ. Thời gian/mẻ: 3 - 4 phút. Bảo hành: 12 tháng | máy | 4 | 17.000.000 | 34.000.000 |
|
2 | Đối ứng 50% mua tủ hấp 12K điện - Công suất: 9 Kw. - Năng suất/khay: 2.5 Kg/khay. - Số khay: 12 khay. - Sản lượng: 30Kg/mẻ - Thời gian: 50 - 60 min/mẻ. - Bảo hành: 12 t+B15háng./. | máy | 1 | 9.900.000 | 4.950.000 |
|
| Đối ứng 50% mua tủ hấp 10K điện TQ - Công suất: 9 kw - Năng suất/khay: 2.5 Kg/khay. - Số khay: 10 khay. - Sản lượng: 25 - 30Kg/mẻ - Thời gian: 50 - 60 min/mẻ - Bảo hành 12 tháng | máy | 3 | 9.200.000 | 13.800.000 |
|
3 | Đối ứng 50% mua máy hút chân không công nghiệp - Thời gian hút: 0-25s. - Độ chân không tuyệt đối: 0.66KPA. - Lượng khí cung cấp: 20 m3/h. - Bảo hành: 12 tháng. | máy | 4 | 14.500.000 | 29.000.000 |
|
4 | Đối ứng 50% mua tủ mát bảo quản tại cửa hàng kinh doanh | tủ | 2 | 45.000.000 | 90.000.000 |
|
5 | Đối ứng 50% kinh phí cho HTX DV và kinh doanh tổng hợp Duy Đại Sơn mua xe tải mới (Trọng lượng không tải: 2.450kg, trọng lượng có tải: 2.350(2.150 TK + MB)/3.490) vận chuyển lợn | chiếc | 1 | 380.000.000 | 190.000.000 |
|
6 | Nâng cấp cơ sở vật chất cơ sở chế biến chả | cơ sở | 4 | 130.000.000 | 520.000.000 |
|
7 | Nâng cấp cơ sở kinh doanh | cơ sở | 2 | 200.000.000 | 400.000.000 |
|
8 | Thuê mặt bằng, điện, nước kinh doanh: 15.000.000đ/tháng/cửa hàng x 06 tháng x 02 cửa hàng | tháng | 12 | 15.000.000 | 180.000.000 |
|
9 | Nâng cấp cơ sở chăn nuôi của HTX Dịch vụ kinh doanh tổng hợp Duy Đại Sơn. | cơ sở | 1 | 2.148.250.000 | 2.148.250.000 |
|
10 | Nâng cấp cơ sở chăn nuôi của 06 hộ tại xã Tam Phú. | cơ sở | 6 | 20.000.000 | 120.000.000 |
|
- 1Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 2753/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2023
- 4Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Mô hình Cung cấp thực phẩm an toàn trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Thông tư 02/2011/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hoá học trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 08-CT/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 5Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 05/2012/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 8Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 3073/QĐ-BNN-QLCL năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Công văn 9675/BNN-QLCL năm 2015 về tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 14Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 15Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Quyết định 2753/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2023
- 17Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Mô hình Cung cấp thực phẩm an toàn trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 2526/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm chả thịt lợn an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 2526/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực