Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2515/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 29 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Công văn số 180/BTNMT-KHTC ngày 12/01/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;
Căn cứ Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 04/09/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí nhiệm vụ “Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 tỉnh Hưng Yên”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 640/TTr-TNMT ngày 08/10/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050 TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2515/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Điều tra, đánh giá Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh Hưng Yên đã ban hành và đề xuất cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho tỉnh, hỗ trợ tỉnh phát triển bền vững, phòng tránh và giảm thiểu những hiểm họa do BĐKH đem lại và bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Rà soát, cập nhật, xác định các tác động nghiêm trọng của BĐKH đến quá trình phát triển của ngành, lĩnh vực, các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 2012 - 2015 và sau năm 2020;
- Xác định rõ thách thức, cơ hội do BĐKH mang lại, đồng thời đưa ra quan điểm, cách tiếp cận và hướng ưu tiên trong ứng phó với BĐKH của tỉnh trong giai đoạn tới;
- Xác định các giải pháp ưu tiên nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, lộ trình triển khai và nguồn lực thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050;
- Rà soát, cập nhật, bổ sung, lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Hưng Yên.
II. THỰC TRẠNG, DIỄN BIẾN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TẠI TỈNH HƯNG YÊN
1. Thực trạng và diễn biến BĐKH tại tỉnh Hưng Yên
a) Nhiệt độ
- Từ năm 1961 đến nay, nhiệt độ không khí trung bình năm và các mùa nhìn chung đều có xu thế tăng với tốc độ tăng xấp xỉ 0,2°C/thập kỷ, riêng nhiệt độ mùa đông không thể hiện xu thế rõ ràng. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có xu thế tăng với tốc độ tăng 0,38°C/thập kỷ. Nhiệt độ tối thấp không thể hiện xu thế rõ ràng, tuy nhiên dao động nội tại đều cho thấy nhiệt độ tối thấp năm có xu thế tăng.
- Kết quả dự tính theo 4 kịch bản RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0, RCP8.5, trong cả 3 thời kỳ đầu thế kỷ (2016 - 2035), giữa thế kỷ (2046 - 2065) và cuối thế kỷ 21 (2080 -2099), nhiệt độ trung bình năm và các mùa ở tỉnh Hưng Yên đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 trên phạm vi toàn tỉnh, càng về cuối thế kỷ 21 mức tăng nhiệt độ tăng càng lớn. Trong đó, kịch bản RCP8.5 thường cho mức tăng nhiệt lớn nhất và chênh lệch khá rõ với các kịch bản khác. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ nhiệt độ trung bình năm và các mùa tăng phổ biến 0,6 ÷ 0,8°C, đến giữa thế kỷ tăng 1,5 ÷ 2,1°C, cuối thế kỷ tăng phổ biến 2,3 ÷ 2,9°C. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng đến 4,2°C, nhiệt độ trung bình mùa hè có thể tăng đến 5,0°C. Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ, nhiệt độ tối cao tăng 2,8°C, nhiệt độ tối thấp tăng 2,3°C. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ tối cao tăng cao nhất 4,6°C, nhiệt độ tối thấp tăng cao nhất là 4,0°C vào cuối thế kỷ 21.
b) Lượng mưa
Từ năm 1961 đến nay, lượng mưa năm thời kỳ 1961 - 2018 ở Hưng Yên thể hiện xu thế giảm với tốc độ khoảng 3%/thập kỷ. Lượng mưa mùa phần lớn thể hiện xu thế không rõ ràng, ngoại trừ mùa thu, lượng mưa có xu thế giảm khoảng 7%/thập kỷ. Lượng mưa một ngày lớn nhất và lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm đều thể hiện xu thế giảm trong thời kỳ 1961 - 2018. Trong đó lượng mưa 1 ngày lớn nhất giảm với tốc độ xấp xỉ 7%/thập kỷ, lượng mưa 5 ngày lớn nhất giảm xấp xỉ 13%/thập kỷ.
So với thời kỳ cơ sở, lượng mưa năm và lượng mưa mùa thu ở tỉnh Hưng Yên có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5 lượng mưa năm có thể tăng từ khoảng 15 ÷ 30% trong thế kỷ 21, lượng mưa mùa thu tăng khoảng 32 ÷ 57%. Theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa năm sẽ tăng khoảng trên 29% vào cuối thế kỷ 21. Lượng mưa các mùa đông, mùa xuân, mùa hè có xu thế tăng, giảm đan xen tùy theo từng giai đoạn, tùy theo từng kịch bản tuy nhiên mức giảm phổ biến dưới 10%, mức tăng có thể lên tới trên 30%. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu và giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình năm có xu thế tăng khoảng 53 ÷ 62%; lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình năm tăng khoảng 45 ÷ 48%. Theo cả 2 kịch bản, vào cuối thế kỷ, mức tăng lượng mưa cực trị năm có thể từ 83 ÷ 114%.
c) Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan
Bão và áp thấp nhiệt đới: Thời kỳ 1961 - 2018, tỉnh Hưng Yên thường chịu ảnh hưởng gián tiếp của những cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực ven biển Đồng bằng Bắc Bộ. Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực này tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 với tần số ảnh hưởng trên 2 cơn mỗi năm.
Nắng nóng: Trong thời kỳ 1961 - 2018, số ngày nắng nóng năm có xu thế tăng tại Trạm khí tượng Hưng Yên với tốc độ tăng từ 5 ngày/thập kỷ.
Số ngày nắng nóng trung bình năm tại tỉnh Hưng Yên ở 4 kịch bản có xu thế tăng trên 16 ngày so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP4.5, ở cả 3 giai đoạn của thế kỷ 21, số ngày nắng nóng trung bình năm tăng khoảng 21 ÷ 71 ngày. Theo kịch bản RCP8.5, số ngày nắng nóng trung bình năm tăng khoảng 31 ÷ 124 ngày ở cả 3 thời kỳ.
Rét đậm: Trong thời kỳ 1961 - 2018, số ngày rét đậm ở tỉnh Hưng Yên có xu thế giảm trên xấp xỉ 3,5 ngày/thập kỷ.
Số ngày rét đậm trung bình năm ở tỉnh Hưng Yên ở 4 kịch bản có xu thế giảm với thời kỳ cơ sở, giảm ít nhất là 5 ngày, giảm nhiều nhất là 23 ngày. Theo kịch bản RCP4.5, ở cả 3 giai đoạn của thế kỷ 21, số ngày rét đậm trung bình năm giảm khoảng 7 ÷ 16 ngày. Theo kịch bản RCP8.5, số ngày rét đậm trung bình năm giảm khoảng 11 ÷ 23 ngày ở cả 3 thời kỳ.
Rét hại: số ngày rét hại trong thời kỳ 1961 - 2018 ở tỉnh Hưng Yên cũng thể hiện xu thế giảm với tốc độ giảm gần 2 ngày/thập kỷ.
Số ngày rét hại trung bình năm ở tỉnh Hưng Yên ở 4 kịch bản có xu thế giảm với thời kỳ cơ sở, giảm ít nhất là 2,6 ngày, giảm nhiều nhất là 11,2 ngày. Theo kịch bản RCP4.5, ở cả 3 giai đoạn của thế kỷ 21, số ngày rét đậm trung bình năm giảm khoảng 4 ÷ 9,5 ngày. Theo kịch bản RCP8.5, số ngày rét đậm trung bình năm giảm khoảng 5,8 ÷ 11,2 ngày.
2. Tác động của BĐKH tại tỉnh Hưng Yên
BĐKH tác động đến các ngành, lĩnh vực của tỉnh, đặc biệt là ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực: Tài nguyên đất (gây khô hạn, suy thoái và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất); Tài nguyên nước (làm tăng nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước, hồ điều hòa trong các khu vực dân cư, khu công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; suy thoát nguồn nước, làm gia tăng ngập lụt tại các khu vực trũng, khu vực có hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước với mưa lớn cục bộ và các khu vực thuộc lưu vực sông Hồng, sông Luộc); Nông nghiệp (làm gia tăng sâu bệnh hại, mất mùa, suy giảm chất lượng cây trồng); Công nghiệp (ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm nông nghiệp, gia tăng năng lượng tiêu thụ trong sản xuất,...); Xây dựng (suy giảm chất lượng công trình, nhà cửa, cơ sở hạ tầng), Giao thông vận tải (gây hư hỏng, ngập lụt, xói lở các công trình giao thông ảnh hưởng đến quá trình vận tải) và đời sống người dân (ảnh hưởng sức khỏe và tài sản của người dân đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ, người già, trẻ em).
Trước những tác động của BĐKH tại tỉnh Hưng Yên với biểu hiện là sự gia tăng nhiệt độ, ngập lụt và diễn biến phức tạp của thời tiết cực đoan,... cùng với năng lực ứng phó và nhận thức của cộng đồng được xác định là những vấn đề cấp bách. Phát thải khí nhà kính, hạn hán, thiếu nước và suy giảm đa dạng sinh học cũng là các vấn đề cần được quan tâm tại tỉnh Hưng Yên.
III. NHIỆM VỤ ỨNG PHÓ BĐKH TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050 CỦA TỈNH HƯNG YÊN
1. Nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030
a) Tăng cường năng lực quản lý, giám sát BĐKH
- Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn, môi trường với công nghệ hiện đại, có độ chính xác cao nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn, phục vụ cho việc dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do BĐKH, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn, BĐKH và giám sát phục vụ công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường cung cấp thông tin khí tượng thủy văn và BĐKH đến các cơ quan, đơn vị sử dụng thông tin khí tượng thủy văn và BĐKH trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Hướng dẫn tiếp cận thông tin khí hậu và dự báo khí hậu cho người dân nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH.
- Định kỳ thực hiện đánh giá khí hậu tỉnh Hưng Yên và cập nhật kịch bản BĐKH cho tỉnh theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam (định kỳ 10 năm/lần đánh giá khí hậu và 5 năm/lần cập nhật kịch bản BĐKH và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết).
b) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính
- Tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải phù hợp với điều kiện của tỉnh, tiếp tục thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Phát triển đồng bộ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục các dự án công nghiệp, khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, định hướng 2030 để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng năng lượng hiệu quả và phát thải thấp.
- Triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến hiện đại để giảm dần việc chôn lấp chất thải tại khu vực nội thành; từ năm 2025 triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại cho khu vực nông thôn; phấn đấu đến năm 2030 dừng việc chôn lấp chất thải tại khu vực đô thị; khuyến khích hoạt động tái chế và tái sử dụng chất thải.
c) Thích ứng với biến đổi khí hậu
- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác lập quy hoạch, tập trung lập các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, nhất là quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn. Đảm bảo quy hoạch đi trước một bước để nâng cao năng lực dự báo, đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó với BĐKH. Khuyến khích xây dựng các công trình bằng các vật liệu tại chỗ, áp dụng công nghệ cao, kết hợp với chất phụ gia để tăng độ bền cho công trình; sử dụng các vật liệu mới có khả năng chống chịu tốt với các hiện tượng khí hậu cực đoan.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện một số tuyên đê sông kém ổn định và xung yếu để đảm bảo an toàn các tuyến đê, cống tiêu thoát mưa lũ; xây dựng, nâng cấp các công trình quan trọng tại các vùng có nguy cơ ngập lụt cao trong khu vực đô thị và các công trình phòng chống thiên tai nhằm nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp và tình hình thiên tai ngày càng gia tăng do BĐKH.
- Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai (bão, hạn hán, ngập lụt, ...).
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong ứng phó BĐKH.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại các khu vực dễ bị tác động bởi BĐKH và rủi ro thiên tai. Thực hiện thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương, ưu tiên đối với cộng đồng dễ bị tổn thương nhất. Thí điểm xây dựng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH.
- Triển khai các hành động trong Kịch bản các-bon thấp cho tỉnh bao gồm: Công nghệ xanh, tòa nhà xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả và giao thông sạch. Bên cạnh đó sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải đảm bảo phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và sử dụng đất, các khu kinh tế và khu công nghiệp, cụm công nghiệp dựa trên kịch bản BĐKH và nước biển dâng ưu tiên đến các ngành và vùng trọng điểm thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các lưu vực sông chính, quản lý tổng hợp vùng bờ.
d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BĐKH
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn và BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho ứng phó BĐKH.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh các cấp về BĐKH thông qua giáo dục ngoại khóa và xây dựng giải pháp lồng ghép, tích hợp BĐKH trong giáo dục các cấp học tại tỉnh Hưng Yên.
- Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về BĐKH cho ngành tài nguyên môi trường và các ngành liên quan; kiện toàn bộ máy quản lý về BĐKH và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn có đủ năng lực và trình độ trong hoạt động ứng phó BĐKH.
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động ứng phó với BĐKH để có thể nhanh chóng được tiếp cận và chuyển giao với các công nghệ mới và hiện đại trong giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH hướng tới phát triển bền vững.
- Tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người, cơ sở hạ tầng và các hệ thống tự nhiên, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH và an toàn trước thiên tai.
- Tiếp tục thực hiện chương trình, dự án liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của từng ngành, từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm phát triển nền kinh tế cacbon thấp và tăng trưởng xanh.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH, khẳng định sự chủ động, nỗ lực của tỉnh Hưng Yên trong ứng phó với BĐKH; tích cực vận động hỗ trợ quốc tế về năng lực tài chính, công nghệ để ứng phó hiệu quả với các tác động của BĐKH.
- Thực hiện lồng ghép các yếu tố BĐKH trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm chủ động ứng phó với BĐKH và tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân hướng tới bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của tỉnh.
IV. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỤ THỂ CHO TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC
- Sớm hoàn thành việc nâng cấp toàn bộ tuyến đê, kè, ưu tiên những đoạn đê kè xung yếu và một số đoạn đê sông có nguy cơ sạt lở cao.
-Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi, trạm bơm nhất là cho những vùng đất canh tác bị thiêu nước.
- Tăng cường sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, giống có chịu hạn, chịu úng và chống chịu sâu bệnh. Điều chỉnh linh hoạt lịch thời vụ gieo trồng nhằm hạn chế tác động của thiên tai và sâu bệnh ở giai đoạn cuối vụ.
- Quy hoạch và quản lý tốt các khu phát triển chăn nuôi trang trại tập trung.
- Kịp thời có các biện pháp giảm thiếu hoặc ngăn chặn để hạn chế tối đa các thiệt hại do BĐKH gây ra.
- Điều chỉnh kế hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với tình hình BĐKH. Đối với các khu công nghiệp đang quy hoạch cần thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH đến khu công nghiệp và lên phương án thực hiện xây dựng có tích hợp ứng phó với BĐKH.
- Nâng cấp và cải tạo các công trình xử lý rác thải công nghiệp trên các địa bàn xung yếu.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các khu xử lý rác thải mới đảm bảo xử lý rác thải công nghiệp tại chỗ an toàn và giảm khí thải độc hại ra môi trường.
- Nghiên cứu, xây dựng các công trình bằng vật liệu tại chỗ, công nghệ cao, kết hợp với chất phụ gia để tăng độ bền cho công trình.
- Nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành các máy móc thiết bị tiên tiến trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
- Chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng từ hóa thạch sang các dạng năng lượng tái tạo là việc phát triển, sử dụng các dạng năng lượng được coi là không phát thải khí nhà kính như thủy điện, năng lượng mặt trời, sinh khối, điện từ quá trình phân hủy và xử lý rác thải.
- Nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch thông qua việc nâng cao công tác thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch và báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược trong các đồ án quy hoạch. Đưa các yêu cầu, tiêu chí về nâng cao năng lực chủ động ứng phó với BĐKH vào trong nhiệm vụ quy hoạch, trong lựa chọn phương án quy hoạch lấy yếu tố phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng nhất.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến ứng dụng các công nghệ mới vào đầu tư xây dựng công trình và nhà ở. Nghiên cứu áp dụng các vật liệu mới có khả năng chống chịu tốt với các hiện tượng khí hậu cực đoan. Sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử để đưa hoạt động tuyên truyền đến mọi đối tượng có nhu cầu.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ quản lý xây dựng, các chủ đầu tư công trình sử dụng vốn ngân sách để nâng cao hiệu quả đầu tư công gắn với yêu cầu chủ động ứng phó với BĐKH.
- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bi đe dọa bởi ngập lụt và các tuyến khác thường xuyên bị ngập trong tỉnh.
- Khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trọng các phương tiện vận tải. Tăng cường kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông, kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải.
- Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng gắn với sự kiện ngày lễ khí tượng, BĐKH như: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan và tìm hiểu, khám phá các sản phẩm hàng hóa lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Kết nối du lịch các khu kinh tế với các hành trình du lịch nổi tiếng trong vùng bằng đường thủy. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch.
- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phù hợp với cơ cấu mùa vụ theo từng loại hình du lịch để khai thác tối đa thời gian có khí hậu thuận lợi trong năm. Định hướng khai thác các loại hình du lịch mới, tổ chức các tour du lịch phù hợp với điều kiện BĐKH.
- Trùng tu, tôn tạo và bảo vệ phát huy giá trị các di tích lịch sử, đền chùa. Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư xây dựng kế hoạch, cân đối bố trí vốn hàng năm để đầu tư hạ tầng du lịch cho các khu, điểm du lịch của tỉnh.
- Lắp đặt các bảng điện tử thông báo tình hình thời tiết tại các điểm du lịch trọng yếu của tỉnh giúp du khách cập nhật tình hình thời tiết.
Giáo dục:
- Lồng ghép BĐKH vào tất cả các môn học ở các trường phổ thông và đại học chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với BĐKH, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống BĐKH.
- Xây dựng các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi tuyên truyền với các hình thức tiếp cận mới như: Các tiểu phẩm, các gameshow về chủ động phòng chống thiên tai, BĐKH, các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi vẽ tranh, ảnh bảo vệ môi trường các cuộc thi sáng tạo từ những vật liệu nhựa hoặc những vật liệu tái chế được.
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
- Xây dựng hệ thống cảnh báo tình hình dịch bệnh trong bối cảnh BĐKH, xây dựng và triển khai các hoạt động cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai (tai nạn, chấn thương, dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm,...), xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do BĐKH gây ra.
- Xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thích ứng với BĐKH tại các vùng bị ảnh hưởng.
7. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên.
- Thúc đẩy phát triển sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thông.
- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh thực hiện chương trình, dự án đầu tư xử lý nước thải, nhất là nước thải chứa kim loại nặng, chất thải phóng xạ, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải chế biến nông lâm hải sản, sinh hoạt đô thị. Tập trung xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại. Thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải.
- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân. Chú trọng cải tạo những hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông bị ô nhiễm nặng trong các đô thị, khu dân cư.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được nêu trong Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể được phân công và Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên của Kế hoạch hành động, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm thực hiện ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các sở, ngành và UBND các cấp huyện, xã tích hợp, lồng ghép yếu tố BĐKH vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đảm nhiệm chức năng điều phối thực hiện Kế hoạch hành động.
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Danh mục ưu tiên kèm theo Phụ lục của Kế hoạch hành động này được huy động từ các nguồn chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách, nguồn chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học thuộc ngân sách nhà nước, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án, nội dung không nằm trong Danh mục ưu tiên kèm theo Phụ lục của Kế hoạch hành động được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, các tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan:
- Cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển, các nguồn chi sự nghiệp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động; hướng dẫn các Sở, ngành, cơ quan, địa phương sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả.
- Tổ chức vận động ODA và vốn vay ưu đãi, vốn của Trung ương để thực hiện Kế hoạch hành động.
d) Các Sở, ngành, địa phương và tổ chức liên quan chủ động huy động các nguồn xã hội hóa theo quy định của pháp luật để thực hiện Kế hoạch hành động.
3. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
a) Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên
Phát huy vai trò trách nhiệm chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ ưu tiên về BĐKH được phê duyệt trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh, đảm bảo hiệu quả, đồng bộ và thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức công bố Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Hưng Yên; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách quản lý, điều hành, cơ chế phối hợp thực hiện Kế hoạch hành động, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành.
- Xác định mục tiêu, xây dựng nhiệm vụ, tính toán kinh phí và đề xuất các giải pháp thực hiện để tổng hợp, bổ sung vào kế hoạch 5 năm, hàng năm trình UBND tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị kinh phí chi tiết, cân đối phân bổ nguồn lực cho các Sở, ngành, các địa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động và trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Điều phối chung các hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến BĐKH.
- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động.
- Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH tỉnh Hưng Yên, triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng lồng ghép, tích hợp yếu tố BĐKH nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường cân đối, bố trí, hướng dẫn sử dụng vốn, điều phối các nguồn vốn cho các nhiệm vụ, dự án triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.
- Chủ trì xây dựng, thông tin các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ứng phó BĐKH cho các ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn tỉnh.
d) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án của Kế hoạch hành động.
e) UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Thực hiện các nhiệm vụ, dự án và các giải pháp đề ra trong Kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ.
- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự điều hành của Ban Chỉ đạo.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Kế hoạch hành động; đồng thời chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép hoạt động của Kế hoạch này vào các hoạt động liên quan thuộc chương trình, kế hoạch của ngành địa phương, nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch hành động.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch hành động, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố và cơ quan liên quan chủ động đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050 TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động tại Quyết định 2515/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh)
STT | Nhiệm vụ/Dự án | Mục tiêu | Sản phẩm chính đạt được | Thời gian thực hiện | Đơn vị chủ trì |
1. | Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | Kiểm kê phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đánh giá hiện trạng tình hình phát thải khí nhà kính trong 5 lĩnh vực phát thải chính (lĩnh vực năng lượng; các quá trình công nghiệp; lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất; lĩnh vực chất thải) từ đó làm cơ sở để đưa ra các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thực hiện đúng chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 định hướng đến 2030. | - Bộ số liệu phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính 5 lĩnh vực phát thải chính và dự báo phát thải đến năm 2030. - Phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và hệ số phát thải cho các lĩnh vực theo yêu cầu. - Hệ thống các giải pháp, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Bản đồ phát thải khí nhà kính đối với từng lĩnh vực. | 2021 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
2. | Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh Hưng Yên | - Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp. - Bản đồ phát thải khí nhà kính của từng ngành trên địa bàn. - Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thực hiện tăng trưởng xanh trong sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Các báo cáo kết quả hoạt động thí điểm một số giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh. - Báo cáo tổng hợp dự án. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
3. | Xây dựng kế hoạch hành động giảm phát thải các - bon hướng tới xã hội các - bon thấp cho tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2030 | - Xác định các ngành/lĩnh vực phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá mức độ phát thải các bon - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải các - bon trên địa bàn tỉnh. | - Báo cáo điều tra khảo sát - Các báo cáo chuyên đề. - Bản đồ diễn biến quá trình phát thải các - bon. | 2025 - 2030 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
4. | Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai nhân rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng vào các hạng mục chiếu sáng, báo hiệu giao thông | Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính; thực hiện mục tiêu, yêu cầu của thỏa thuận Paris. | Các công trình đèn chiếu sáng, đèn giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng tại các trục giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. |
| Sở Giao thông Vận tải |
1. | Đánh giá khí hậu tỉnh Hưng Yên | - Đánh giá đặc điểm khí hậu của tỉnh, diễn biến của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đánh giá. - Đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu; những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu của tỉnh. - Đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. - Đánh giá mức độ phù hợp của kịch bản BĐKH so với diễn biến thực tế của khí hậu địa phương trong thời kỳ đánh giá; mức độ sử dụng kịch bản BĐKH đối với hoạt động thích ứng BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của tỉnh trong thời kỳ đánh giá. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Bản đồ biến đổi nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng khí hậu cực đoan trong thời kỳ đánh giá. - Báo cáo tổng hợp dự án. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
2. | Truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | - Nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức, xây dựng thể chế, chính sách về thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, bao gồm cả chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong lĩnh vực BĐKH. - Tăng cường năng lực cho cán bộ các Sở, ban, ngành và địa phương nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và các nội dung theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. - Phổ biến, nâng cao nhận thức về các tác động của BĐKH, từ đó thay đổi thái độ, hành vi và trách nhiệm trong ứng phó BĐKH và nước biển dâng cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh. | - Các phóng sự, phim tài liệu về BĐKH. - Các bài viết trên các phương tiện truyền thông: tạp chí, báo, đài. - Các báo cáo chuyên đề các nội dung phục vụ tuyên truyền, đào tạo, tập huấn. - Các báo cáo chuyên đề đề xuất xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực truyền thông về BĐKH. - Sổ tay tuyên truyền BĐKH - Tài liệu từ các cuộc thi, mô hình thực hiện. - Bộ phiếu Điều tra khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ hành vi và nhu cầu thông tin về BĐKH. - Báo cáo tổng kết dự án. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
3. | Tuyên truyền, hướng dẫn công tác chuyên môn về khí tượng thủy văn, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | - Nâng cao công tác chuyên môn về khí tượng thủy văn và BĐKH. - Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH bằng việc tăng cường thực hành các biện pháp ứng phó với BĐKH trên địa bàn Hưng Yên. | - Tài liệu về các khóa tuyên truyền hướng dẫn. - Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
4. | Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư tỉnh Hưng Yên trước những tác động của BĐKH | Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư do BĐKH sẽ cung cấp những thông tin làm cơ sở định hướng cho các giải pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH gây ra. | - Bản đồ tính dễ bị tổn thương tới cộng đồng dân cư trong tỉnh do BĐKH. - Báo cáo các giải pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
5. | Điều tra, đánh giá diễn biến, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về BĐKH trên địa bàn Hưng Yên | - Thu thập thông tin và đánh giá tình hình BĐKH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Xây dựng bộ số liệu về BĐKH tỉnh Hưng Yên. | - Các báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Bản đồ diễn biến BĐKH. - Bộ cơ sở dữ liệu về BĐKH tỉnh Hưng Yên. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
6. | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và BĐKH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | Tăng cường năng lực công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và BĐKH; đẩy mạnh cải cách hành chính bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát và điều hành trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và BĐKH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. | - Các báo cáo chuyên đề. - Trang web hiện thị phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và BĐKH của tỉnh Hưng Yên. - Hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và BĐKH của tỉnh Hưng Yên. - Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
7. | Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước nhằm cảnh báo và giảm thiểu thiệt hại nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước. | - Bộ số liệu chất lượng môi trường nước. - Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường nước. - Báo cáo đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước. | 2021 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
8. | Xây dựng Quy hoạch, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Hưng Yên dựa trên các kịch bản BĐKH. | - Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh (khai thác, phương thức sử dụng). - Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt dựa trên các kịch bản BĐKH. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Bản đồ, biểu đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh. - Các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt dựa trên các kịch bản BĐKH | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
9. | Xây dựng hệ thống vệ sinh môi trường nông thôn các huyện thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên | - Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại Hưng Yên (nước thải, khí thải, chất thải rắn). - Nghiên cứu và đề xuất các phương án vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với điều kiện tỉnh Hưng Yên. - Đảm bảo sự tham gia của chính quyền và người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh. - Đảm bảo mục tiêu nông thôn mới và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với BĐKH tại tỉnh Hưng Yên trong tương lai. | - Các công trình vệ sinh môi trường nông thôn được thực hiện như trồng cây xanh, hoa, cây cảnh tại đường láng ngõ xóm. - Hệ thống đội tuyên truyền viên về môi trường và BĐKH được xây dựng, hoạt động, duy trì thường xuyên. - Các hoạt động, phong trào ra quân vệ sinh môi trường nông thôn được thực hiện thường xuyên. - Trang bị bổ sung các dụng cụ thiết yếu cho công tác vệ sinh môi trường nông thôn. | 2021 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
10. | Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải nông thôn tỉnh Hưng Yên | Giảm thiểu phát thải khí nhà kính và khối lượng rác thải trong quá trình xử lý. | - Đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị xử lý khí thải phát sinh trong quá trình xử lý rác thải. - Phân bón sau quá trình ủ sinh học đối với rác thải dễ phân hủy. - Báo cáo tổng kết hiệu quả dự án, khả năng nhân rộng. | 2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
11. | Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên về biến đổi khí hậu trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên | - Xây dựng được tài liệu hướng dẫn, đào tạo tuyên truyền viên về BĐKH - Xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên về BĐKH với nòng cốt là các giáo viên của tỉnh. | - Bộ tài liệu đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên về BĐKH. - Các báo cáo, tài liệu liên quan khác. | 2021 -2025 | Sở Giáo dục và đào tạo |
12. | Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về BĐKH thông qua giáo dục ngoại khóa và xây dựng giải pháp lồng ghép, tích hợp BĐKH trong giáo dục các cấp học tại Hưng Yên | - Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về BĐKH, góp phần hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025, 80% cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có nhận thức, hiểu biết về BĐKH. - Xây dựng giải pháp lồng ghép, tích hợp BĐKH vào trong giáo dục, tạo tiền đề để nhân rộng các hoạt động thích ứng hiệu quả với BĐKH. | - Báo cáo điều tra nhận thức của học sinh về BĐKH. - Bộ tài liệu về BĐKH dành riêng cho tượng học sinh. - Báo cáo, tài liệu, hình ảnh về các hoạt động ngoại khóa về đề tài BĐKH được tổ chức cho đối tượng học sinh. - Bộ tài liệu về giải pháp lồng ghép, tích hợp BĐKH trong giáo dục. | 2021 -2025 | Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Tài nguyên và Môi trường |
13. | Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do ngập lụt tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh BĐKH | - Thu thập thông tin về tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Xây dựng bản đồ dễ bị tổn thương do ngập lụt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. | - Báo cáo điều tra khảo sát về các điểm ngập lụt hiện tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Báo cáo dự báo các điểm ngập lụt trong tương lai trước tác động của BĐKH. - Bản đồ tính dễ bị tổn thương do ngập lụt trong bối cảnh BĐKH | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
14. | Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành trồng trọt tỉnh Hưng Yên | Tìm hiểu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với trồng trọt của tỉnh từ đó đề xuất các chiến lược ứng phó phù hợp đế giảm các tác động của BĐKH. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Bản đồ tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành trồng trọt. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
15. | Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành thủy sản tỉnh Hưng Yên | Tìm hiểu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với thủy sản tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất các chiến lược ứng phó phù hợp đế giảm các tác động của BĐKH đến ngành. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Bản đồ tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành thủy sản. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
16. | Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với BĐKH | - Khảo sát, đánh giá vùng phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng tập trung vùng phát triển nông nghiệp hiệu quả cao tập trung đảm bảo thích ứng với BĐKH. | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề. - Triển khai mở rộng mô hình phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao ứng với thế mạnh của từng vùng. | 2021 - 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
17. | Đề án bảo tồn nguồn gene và đa dạng sinh học tỉnh Hưng Yên | Gìn giữ vào bảo tồn các loài quý hiếm và có khả năng bị tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh | - Thống kê các loài động, thực vật và hệ sinh thái cần được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt. - Các phương án cần triển khai thực hiện bảo tồn các loài động thực vật và hệ sinh thái cần được bảo tồn. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
18. | Ứng dụng khoa học, công nghệ trong chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao | Nâng cao công tác chế biến và bảo quản đảm bảo các loại hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao | Công nghệ hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
19. | Thực hiện chuyển đổi mùa vụ và lựa chọn cây trồng thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu và sinh kế cho người dân tỉnh Hưng Yên | - Đánh giá hiện trạng cây trồng, năng suất và cơ cấu mùa vụ trên địa bàn tỉnh. - Lựa chọn cung cấp giống cây trồng mới, có năng suất cao ứng với từng mùa vụ và từng địa phương. | - Báo cáo hiện trạng cây trồng, năng suất và cơ cấu mùa vụ trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu và nâng cấp giống cây trồng mới, có năng suất cao ứng với từng mùa vụ và từng địa phương. | 2021 - 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
20. | Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực sử dụng năng lượng của tỉnh | - Hiện trạng các lĩnh vực sử dụng năng lượng tại tỉnh. - Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tới lĩnh vực sử dụng năng lượng tỉnh Hưng Yên. - Dự báo biến động các nguồn năng lượng của tỉnh trong tương lai. - Dự báo tác động của BĐKH tới các lĩnh vực sử dụng năng lượng tại tỉnh trong tương lai. - Đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hạn chế phát thải khí nhà kính. - Phát triển nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch, xây dựng lộ trình chuyển đổi thói quen sử dụng năng lượng nhằm thích ứng với BĐKH, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. | - Các báo cáo, chuyên đề về hiện trạng các lĩnh vực sử dụng năng lượng tại Hưng Yên. - Báo cáo về tác động của BĐKH tới các lĩnh vực sử dụng năng lượng tỉnh Hưng Yên. - Báo cáo đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tại tỉnh. - Các báo cáo, sản phẩm liên quan khác. | 2022 - 2025 | Sở Khoa học Công nghệ Sở Công thương |
21. | Xây dựng mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn, môi trường | - Điều tra, khảo sát, thiết kế xây dựng mạng lưới quan trắc. - Đầu tư thiết bị và máy móc phục vụ dự báo, cảnh báo kịp thời. - Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực | - Báo cáo điều tra khảo sát. - Các báo cáo chuyên đề tổng hợp kết quả quan trắc. - Thiết bị và máy móc phục vụ dự báo, cảnh báo kịp thời. - Hướng dẫn đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực. | 2020 - 2025 | Đài khí tượng thủy văn tỉnh |
22. | Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương | - Hệ thống, xác định, đánh giá yếu tố BĐKH với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành, địa phương. - Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, ngành, địa phương. | Các văn bản quy phạm pháp luật đã hoặc sắp ban hành để thực hiện lồng ghép yếu tố BĐKH vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của cấp tỉnh và các cấp địa phương, ngành/lĩnh vực. | 2021 -2025 | Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên |
23. | Thực hiện thí điểm giải pháp ứng phó với BĐKH của ngành y tế tại thành phố Hưng Yên | - Đề xuất và thực hiện các giải pháp ứng phó cho ngành y tế tại thành phố Hưng Yên - Kiện toàn hệ thống giám sát bệnh tật tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hưng Yên. - Giảm nguy cơ, quy mô xuất hiện các bệnh dịch mới do BĐKH tại t.p Hưng Yên. - Xây dựng thành công mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu vực nhà ăn của các bệnh viện tại thành phố Hưng Yên. | - Báo cáo thực hiện đánh giá thí điểm các tác động và đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH của ngành Y tế. - Các báo cáo, mô hình có liên quan. | 2021-2025 | Sở Y tế |
CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH THUỘC QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | |||||
24. | Tăng cường đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành hiện đại đảm bảo điều tiết và bảo vệ tốt nguồn nước, cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển vùng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối tập trung và tiêu thoát tốt, kiểm soát được lũ lụt | - Rà soát hệ thống thủy lợi. - Nâng cấp, sửa chữa và trang bị thêm trang thiết bị hiện đại để bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển vùng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muôi tập trung và tiêu thoát tốt, kiểm soát được lũ lụt. - Tưới tiêu thoát nước, ứng phó với BĐKH. | - Báo cáo hiện trạng hệ thống thủy lợi. - Nâng cấp, xây dựng công trình, hệ thống hồ, bể chứa nước. - Đầu tư, trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại để bảo đảm nguồn nước. | 2021 - 2025 | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
24.1 | Xây dựng mới trạm bơm Nam Kẻ Sặt, xã Tam Đa, Phù Cừ |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.2 | Đầu tư xây dựng mới cống lấy nước Nghi Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái Châu |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.3 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Hưng Long, xã Hưng Long, thị xã Mỹ Hào |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.4 | Đầu tư xây dựng công trình trạm bơm Phúc Bố, thôn Phúc Bố, xã Ngọc Lâm, thị xã Mỹ Hào |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.5 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Văn Phú B, xã Văn Phú, huyện Văn Lâm |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.6 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Ngọc Lâm, xã Ngọc Lâm, thị xã Mỹ Hào |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.7 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cầu Đừng, huyện Yên Mỹ |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.8 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cầu Thôn, huyện Yên Mỹ |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.9 | Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Quần Ngọc |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.10 | Cải tạo, nạo vét sông Bần - thuộc địa phận Vũ Xá, thị xã Mỹ Hào |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.11 | Cải tạo, nạo vét sông Từ Hồ - Sài Thị, huyện Khoái Châu |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.12 | Cải tạo, nạo vét sông Bún, huyện Văn Lâm |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.13 | Cải tạo, nạo vét sông Quảng Lãng, huyện Ân Thi |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.14 | Cải tạo, nạo vét sông Ngưu Giang, huyện Văn Giang |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.15 | Xây dựng trạm bơm Ngọc Lâm B, thị xã Mỹ Hào |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.16 | Xây dựng trạm bơm Đông Lý, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.17 | Cải tạo, nâng cấp kênh dẫn trạm bơm Sài Thị, huyện Khoái Châu |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.18 | Cải tạo, nạo vét hệ thống công trình sau đầu mối trạm bơm La Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Giai đoạn I) |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.19 | Cải tạo, nâng cấp kè gia cố kênh T2 nối TB Triều Dương và TB Mai Xá, thành phố Hưng Yên |
|
| 2021 - 2025 |
|
24.20 | Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T11 trạm bơm Chùa Tống, huyện Yên Mỹ |
|
| 2021 - 2025 |
|
25. | Nâng cấp hệ thống đê điều, kè đập, các công trình giao thông nông thôn,... để đảm bảo an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, kết hợp sử dụng cho giao thông, đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH, chống lũ lụt. | Đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh. Nâng cấp, bảo trì sửa chữa các tuyến đê xung yếu, đảm bảo an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh cho tỉnh trước các tác động của BĐKH. | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ và hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Hệ thống đê kè, tuyến đường được nâng cấp, cải tạo. - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2020 - 2030 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
25.1 | Xử lý các cung sạt lở tuyến kè Phi Liệt, Văn Giang |
|
| 2021 - 2025 |
|
25.2 | Xử lý các cung sạt lở tuyến kè Phú Hùng Cường, thành phố Hưng Yên |
|
| 2021 - 2025 |
|
25.3 | Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh thủy lợi phục vụ chống úng vùng nông nghiệp chuyển đổi xã Vĩnh Xã, huyện Kim Động |
|
| 2021 - 2025 |
|
25.4 | Đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Luộc tỉnh Hưng Yên đoạn từ K18 700 - K20 700 |
|
| 2021 - 2025 |
|
25.5 | Đầu tư xây dựng đê tả sông Hồng tỉnh Hưng Yên đoạn từ K120 600 - K127 000 |
|
| 2021 - 2025 |
|
25.6 | Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp cống Từ Hồ tại K12 600 sông Ngưu Giang, K3 443 sông Đồng Than huyện Yên Mỹ |
|
| 2021 - 2030 |
|
25.7 | Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến kênh D11 và kênh T2B huyện Văn Lâm |
|
| 2021 - 2030 |
|
25.8 | Đầu tư xây dựng nâng cấp đê tả sông Luộc (đoạn từ Km0 - Km20 700), thuộc địa phận tỉnh |
|
| 2021 - 2030 |
|
25.9 | Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn các xã khó khăn thực hiện Đề án Phát triển kinh tế vùng bãi khó khăn trên địa bàn tỉnh |
|
| 2020 - 2030 |
|
25.10 | Đầu tư, tu sửa, nâng cấp hệ thống kè trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Kè Phi Liệt, Hàm Từ, Nghi Xuyên, kè Đức Hợp, Phú Thịnh, Lam Sơn, Đồng Thiện, An Cầu...) |
|
| 2021 - 2030 |
|
25.11 | Xử lý cấp bách sự cố kè Phú Hùng Cường, đê tả sông Hồng, thành phố Hưng Yên |
|
| 2021 - 2024 |
|
25.12 | Xử lý cấp bách sự cố kè Hàm Tử đoạn tương ứng từ Km 92 000 đến Km 94 200 đê tả sông Hồng |
|
| 2020 - 2021 |
|
25.12 | Công trình xử lý cấp bách sự cố cống Liên Khê tại K101 200 đê tả sông Hồng |
|
| 2020 - 2021 |
|
26. | Cải tạo, nâng cấp đường cứu hộ phòng chống lụt bão huyện Kim Động | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, ứng phó BĐKH | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Công trình được cải tạo, nâng cấp - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2020 - 2024 | Ban Quản lý dự án huyện Kim Động |
27 | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp vùng sản xuất tập trung, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Vùng hoa, cây cảnh xã Xuân Quan, huyện Văn Giang) | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, ứng phó BĐKH | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Công trình được cải tạo, nâng cấp - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
28 | Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng chuyển đổi cây trồng tại Khoái Châu (kênh 5 xã Liên Khê, Chí Tân, Phùng Hưng, Đại Hưng, Thuần Hưng và kênh 4 xã Bình Minh, Dạ Trạch, Ông Đình, Tân Dân) | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, ứng phó BĐKH. | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ và hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Công trình được cải tạo, nâng cấp - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
29 | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp vùng chuyển đổi cây ăn quả, hoa, cây cảnh huyện Ân Thi, Kim Động (Các xã Nhân La, Chính Nghĩa, Vũ Xá thuộc huyện Kim Động, xã Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Trãi thuộc huyện Ân Thi) | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, ứng phó BĐKH | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ và hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Công trình được cải tạo, nâng cấp - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
30 | Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn tại 07 xã: Thắng Lợi, huyện Văn Giang, Tân Châu, Đông Ninh, huyện Khoái Châu; Mai Động, huyện Kim Động; Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ; Phú Cường, Quảng Châu, thành phố Hưng Yên | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, ứng phó BĐKH. | - Báo cáo khảo sát, bản vẽ và hạng mục cải tạo, nâng cấp. - Công trình giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp - Báo cáo kết quả thực hiện công trình. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
31 | Bố trí ổn định dân cư ứng phó với BĐKH vùng thường xuyên bị ngập lụt tại các xã Phú Thịnh, Mai Động, Đức Hợp, Hùng An - huyện Kim Động và các xã Hùng Cường, Phú Cường - thành phố Hưng Yên | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng phòng chống ngập lụt, ứng phó BĐKH | - Xây dựng báo cáo tổng hợp các công trình chịu ảnh hưởng của ngập lụt. - Thực hiện các công trình phòng chống ngập lụt như xây dựng kè và nâng cao hệ thống đường, thủy lợi. - Báo cáo kết quả thực hiện các hạng mục công trình | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
32 | Vùng thường xuyên bị ngập lụt tại các xã Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng - thành phố Hưng Yên và xã Thụy Lôi - huyện Tiên Lữ | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng phòng chống ngập lụt, ứng phó BĐKH | - Xây dựng báo cáo tổng hợp các công trình chịu ảnh hưởng của ngập lụt. - Thực hiện các công trình phòng chống ngập lụt như xây dựng kè và nâng cao hệ thống đường, thủy lợi. - Báo cáo kết quả thực hiện các hạng mục công trình. | 2021 -2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
- 1Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2021 về thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Bình Dương
- 3Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- 5Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1670/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 180/BTNMT-KHTC năm 2018 về hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (nguồn vốn sự nghiệp) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2021 về thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Bình Dương
- 6Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- 8Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum
Quyết định 2515/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 2515/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Bùi Thế Cử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra