Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 250-TCHQ/CGQ/PC

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 1986

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 250-TCHQ/CGQ/PC NGÀY 8-3-1986 VỀ VIỆC THU PHÍ LƯU KHO HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị định số 139 - HĐBT ngày 20 tháng 10 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Điều lệ Hải quan do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 3 - CP ngày 27 tháng 2 năm 1960;
Xét đề nghị của các đồng chí Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Giám quản và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài vụ Tổng cục Hải quan;
Sau khi được Bộ Tài chính đồng ý ngày 28 tháng 2 năm 1986,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về việc thu phí lưu kho hải quan.

Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 1986.

Điều 3. - Các đồng chí Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Giám quản, Vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài vụ Tổng cục Hải quan và Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tài

(Đã ký)

BẢN QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THU PHÍ LƯU KHO HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 250 - TCHQ/CGQ/PC ngày 8-3-1986 của Tổng cục Hải quan)

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

Điều 1. - Tất cả hành lý, quà biếu của hành khách mang theo người hoặc gửi qua cơ quan vận chuyển; tất cả hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch của các tổ chức xuất nhập khẩu, các cơ quan đoàn thể hoặc tư nhân (Việt Nam và nước ngoài), xuất nhập khẩu bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường bưu điện, qua tổ chức dịch vụ nhập khẩu phi mậu dịch (dưới đây gọi tắt là hàng hoá xuất nhập khẩu), nếu chưa làm xong thủ tục Hải quan, thì tổ chức hay cá nhân có hành lý, quà biếu hoặc hàng hoá (dưới đây gọi tắt là chủ hàng) được tạm gửi vào kho hải quan để làm thủ tục tiếp.

Điều 2. - Hàng hoá xuất nhập khẩu tạm lưu kho hải quan từ ngày thứ tư (4) trở đi (trừ ngày lễ và chủ nhật) nếu không đến làm thủ tục, thì chủ hàng hay người hoặc tổ chức được chủ hàng uỷ thác phải trả phí lưu kho cho Hải quan cửa khẩu.

Hàng chỉ được giải phóng khỏi kho hải quan để làm thủ tục sau khi thanh toán phí lưu kho hải quan.

Điều 3. - Hàng hoá xuất nhập khẩu trái phép hoặc vi phạm thể lệ, thủ tục hải quan tạm giữ ở kho hải quan để chờ xử lý, thì không phải nộp phí lưu kho hải quan. Hàng hoá xuất nhập khẩu được tạm gửi ở kho hải quan vì lý do sự chậm trễ của hải quan cũng không phải nộp phí lưu kho hải quan.

Điều 4. - Hàng hoá xuất nhập khẩu được tạm gửi vào kho hải quan trong thời hạn nhiều nhất là sáu (6) tháng; quá thời hạn trên, Hải quan cửa khẩu đã thông báo ba (3) lần mà chủ hàng không đến làm thủ tục nhận hàng hoá sẽ được thanh lý theo Điều lệ Hải quan hiện hành.

II. MỨC PHÍ LƯU KHO

Điều 5. - Mức phí lưu kho Hải quan tính theo ngày, cho từng loại hàng như dưới đây:

1. Hàng thông thường tính phí lưu kho theo trọng lượng:

 

Mức phí lưu kho

Loại kiện

5 ngày đầu

Từ ngày thứ 6 đến

ngày thứ 10

Từ ngày thứ 11

trở đi

- Kiện dưới 20 kg

- Kiện dưới 50 kg

- Kiện dưới 150 kg

- Kiện trên 150 kg

1,00đ

2,00đ

4,00đ

8,00đ

2,00đ

4,00đ

8,00đ

16,00đ

Mỗi kg mỗi ngày thêm 0,10đ

2. Loại hàng cồng kềnh tính phí lưu kho theo thể tích (1)

 

Mức phí lưu kho

Loại kiện

5 ngày đầu

Từ ngày thứ

6 đến ngày thứ 10

Từ ngày thứ

11 trở đi

Cước chú

- Kiện dưới 0,50m3

- Kiện dưới 2m3

- Kiện dưới 5m3

- Kiện từ trên

5m3 trở lên

1,00đ

2,00đ

4,00đ

8,00đ

2,00đ

4,00đ

8,00đ

16,00đ

(Mỗi mét khối

mỗi ngày thêm

4,00 đồng)

(1) Hàng là hàng cồng kềnh nhẹ nhưng chiếm thể tích lớn

3. Hàng có giá trị lớn tính phí lưu kho theo giá của lô hàng (2)

Thời gian lưu kho

Mức phí lưu phải nộp

Cước chú

- Năm ngày đầu

- Từ ngày thứ 6 đến ngày

thứ 10

- Từ ngày thứ 11 trở đi

0,2%

0,5%

1%

(2) như máy thu thanh, máy thu hình, video cassette; các loại máy điện tử khác đồng hồ đeo tay, xe máy v.v. (theo giá tính thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch hoặc giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch).

Điều 6. - Phí lưu kho phải nộp ngay tại hải quan cửa khẩu bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản hay bằng séc.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HẢI QUAN.

Điều 7.- Đối với tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu tạm gửi kho thì Hải quan cửa khẩu phải làm đầy đủ thủ tục xuất nhập kho theo đúng chế độ hiện hành về kế toán kho và phải bảo quản chu đáo.

Mọi tổn thất về hàng hoá (mất mát hư hỏng... ) do lỗi của Hải quan thì Hải quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ hàng.

Cán bộ, chiến sĩ Hải quan để xẩy ra những tổn thất nói trên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và ngành Hải quan.

Điều 8. - Sau khi thu phí lưu kho Hải quan cửa khẩu phải cấp ngay biên lai thu các khoản thu khác (mẫu KT.22) giao cho người nộp. Và sau mỗi ngày Hải quan cửa khẩu phải nộp đầy đủ số tiền thu được vào ngân sách Nhà nước tại Ngân Hàng, (loại III, khoản 74, hạng 3).

Điều 9. - Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải lập đầy đủ sổ sách kế toán theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước quy định để theo dõi và quản lý các khoản thu phí lưu kho hải quan.

Hàng tháng phải phân tích để báo cáo Tổng cục Hải quan các khoản thu này theo đúng chế độ kế toán nghiệp vụ.

Điều 10. - Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải thực hiện thống nhất các mức thu phí lưu kho Hải quan do Tổng cục Hải quan quy định nói trên; không được tự đặt ra các khoản phí lưu kho Hải quan riêng hoặc tự tăng, giảm các mức phí lưu kho Hải quan khác với quy định của Tổng cục Hải quan.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 250-TCHQ/CGQ/PC năm 1986 về việc thu phí lưu kho hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 250-TCHQ/CGQ/PC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/03/1986
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Nguyễn Tài
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: 15/03/1986
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản