Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 250/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANG TIN ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRÊN INTERNET

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 18/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và co cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 229/2003/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc cử thành viên Ban Chỉ đạo Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Cơ quan Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet (sau đây gọi tắt là cơ quan Website Chính phủ) là đơn vị sự nghiệp, đặt tại Văn phòng Chính phủ; có chức năng trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Trang tin điện tử của Chính phủ trên mạng Internet theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo loại hình cơ quan báo điện tử; có con dấu và tài khoản riêng.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Website Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng ban Chỉ đạo) trực tiếp quản lý cơ quan Website Chính phủ.

3. Cơ quan Website Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động báo chí của Bộ Văn hóa - Thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo Website Chính phủ.

1. Ban Chỉ đạo Website Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Chỉ đạo việc xây dựng và quản lý các hoạt động của Website Chính phủ; thực hiện tôn chỉ, mục đích, hình thức thể hiện trên Website Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về chất lượng, nội dung, định hướng chính trị đối với hoạt động của Website Chính phủ.

b) Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động và phát triển các dự án đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, đầu tư công nghệ mới của Website Chính phủ.

c) Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương) xây dựng và bảo đảm hoạt động thường xuyên của Website Chính phủ.

d) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện chủ trương, biện pháp thích hợp dể phát triển và nâng cao chất lượng Website Chính phủ.

đ) Các Ủy viên Ban Chỉ đạo tham gia lãnh đạo tập thể các hoạt động của Website Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Bộ, ngành, địa phương mình thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điều 6, Điều 7 Quyết định này.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng ban Chỉ đạo.

a) Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Website Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Website Chính phủ; tổ chức phối hợp hoạt động của Bộ, ngành, địa phương trong việc tham gia xây dựng và bảo đảm hoạt động của Website Chính phủ.

b) Phê duyệt các đề án, kế hoạch xây dựng, đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, đầu tư công nghệ mới, dự toán kinh phí hoạt động của Website Chính phủ.

c) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện công việc được phân công.

d) Ban hành Quy định về chế độ cung cấp thông tin cho Website Chính phủ.

đ) Quyết định biên chế của Ban Biên tập; kế hoạch xây dựng và quản lý đội ngũ biên tập viên, phóng viên; khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

e) Chủ trì các cuộc họp thường kỳ 6 tháng một lần và các cuộc họp bất thường của Ban Chỉ đạo.

g) Quyết định thành lập Ban Biên tập và Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Website Chính phủ.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó trưởng ban

a) Đề xuất chương trình công tác và thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng ban Chỉ đạo phân công.

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng Website Chính phủ và bảo đảm hoạt động của Website Chính phủ.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

4. Nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Chỉ đạo:

a) Chỉ đạo triển khai việc phối hợp của Bộ, ngành, địa phương trong tham gia xây dựng và bảo đảm cung cấp thông tin thường xuyên cho Website Chính phủ.

b) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Trưởng ban Chỉ đạo phân công.

Điều 3. Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo

1. Ban Chỉ đạo Website Chính phủ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, định kỳ 6 tháng họp một lần (trừ đột xuất) để Quyết định phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp xây dựng, quản lý hoạt động của Website Chính phủ.

2. Thường trực Ban Chỉ đạo (gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban) họp với Ban Biên tập mỗi tháng 1 lần để nghe Tổng Biên tập báo cáo kết quả hoạt động trong tháng và cho ý kiến chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công tác tháng sau.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Website Chính phủ

Cơ quan Website Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thông tin về những chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Bộ, ngành, địa phương; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và các lĩnh vực khác của cả nước trên mạng Internet.

2. Tuyên truyền, phổ biến trên mạng Internet các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có giá trị pháp lý khác do cơ quan, người có thẩm quyền ở Trung ương ban hành.

3. Là đầu mối chủ trì và thống nhất việc kết nối hoạt động cung cấp thông tin qua mạng Internet trên Website Chính phủ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, hướng tới phục vụ triển khai hoạt động dịch vụ công về thông tin và xây dựng mối quan hệ trực tuyến giữa Chính phủ với nhân dân.

4. Xây dựng co sở dữ liệu thông tin điện tử chính thức của Chính phủ về tình hình và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên mạng Internet.

5. Quản lý và tổ chức cập nhật nội dung của Website Chính phủ lờn mạng Internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo.

6. Đầu mối tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

7. Tiếp nhận và yêu cầu cung cấp thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức khác và các Tổng công ty nhà nước dể thông tin trên mạng của Website Chính phủ.

8. Được cử cán bộ, phóng viên tham dự và dua tin tại các cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (trừ những cuộc họp mật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Quyết định); trong truờng hợp cần thiết do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Quyết định, được cử người tham gia vào đoàn công tác trong và ngoài nước của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

9. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin phục vụ động của Website Chính phủ.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các hoạt động của Website Chính phủ.

11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách dói ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ thuật thông tin báo chí điện tử đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan Website Chính phủ.

12. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo.

13. Được cấp kinh phí ban dầu, kinh phí hoạt động, trụ sở, đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Website Chính phủ

Cơ quan Website Chính phủ gồm cú Ban Biên tập và các phòng nghiệp vụ:

1. Ban Biên tập Website Chính phủ gồm cú Tổng Biên tập, 03 Phó tổng Biên tập và các Ủy viên Ban Biên tập.

Tổng Biên tập Website Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Website Chính phủ.

Các Phó tổng Biên tập Website Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập Website Chính phủ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Văn phòng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập, trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

2. Cơ quan Website Chính phủ có các phòng nghiệp vụ sau:

a) Phòng Thư ký và Trị sự;

b) Phòng Biên tập;

c) Phòng Phóng viên;

­d) Phòng Bạn dọc - đối ngoại;

đ) Phòng Kỹ thuật;

e) Phòng Hành chính - Tổng hợp.

Điều 6. Trách nhiệm phối hợp xây dựng và quản lý Website Chính phủ của các Bộ, ngành, địa phương.

1. Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ trì lập Dự án đầu tư xây dựng, tổ chức và quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên và mở rộng, phát triển Website Chính phủ; cung cấp đầy đủ, kịp thời và thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có giá trị pháp lý khác và các thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ cho Website Chính phủ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố); hướng dẫn và phối hợp với Bộ, ngành, địa phương trong việc thu thập, biên tập và cung cấp cho Website Chính phủ các nội dung thông tin theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo; hướng dẫn việc kết nối với các Website của Bộ, ngành, địa phương; chủ trì, phối hợp thống nhất hoạt động cung cấp thông tin qua mạng Internet của các Website này.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ đưa Dự án Website Chính phủ vào kế hoạch đầu tư nhà nước hàng năm; cung cấp thường xuyên cho Website Chính phủ thông tin kinh tế - xã hội tổng hợp, các chương trình mục tiêu quốc gia, các thành tựu xây dựng và phát triển dất nước và các thông tin, dữ liệu liên quan khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

3. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ cân đối hạn mức ngân sách nhà nước dành cho Website Chính phủ là một dầu mục kinh phí trong tổng dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Chính phủ; cân đối ngân sách cho Bộ, ngành, địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động cung cấp thông tin đối với Website Chính phủ; cung cấp thường xuyên thông tin cho Website Chính phủ về ngân sách quốc gia, báo cáo tình hình hoạt động tài chính quốc gia và các thông tin, dữ liệu liên quan khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

4. Bộ Buu chính, Viễn thông có trách nhiệm chỉ đạo cung cấp địa chỉ, giấy phộp truy cập Internet; bảo đảm duờng truyền với tốc dộ truy cập cao, tạo thuận lợi cho việc phổ biến thông tin dữ liệu của Website Chính phủ trên mạng Internet; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các địa phương chỉ đạo việc mở dịch vụ khai thỏc Website Chính phủ tại Trạm Buu diện và éiểm Buu diện - Văn hóa cấp xó trên phạm vi cả nước; cung cấp thường xuyên cho Website Chính phủ các thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trên lĩnh vực thông tin đối ngoại và dấu tranh chống những luận diểm vu khống, xuyên tạc của các lực lượng thù địch; cung cấp thường xuyên cho Website Chính phủ thông tin, dữ liệu về hoạt động đối ngoại của các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể Trung ương và các thông tin đối ngoại khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

6. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Website Chính phủ; cung cấp thường xuyên cho Website Chính phủ các thông tin, dữ liệu về lĩnh vực văn hóa thông tin trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

7. Ban Co yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Buu chính, Viễn thông, Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn các thông tin, dữ liệu của Website Chính phủ trên mạng Internet.

8. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm cung cấp thường xuyên thông tin, dữ liệu tổng hợp sau khi dó được xử lý cho Website Chính phủ (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

9. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng, thống nhất đầu mối tổ chức cập nhật, tổng hợp, xử lý thông tin về lĩnh vực hoạt động và quản lý nhà nước được Chính phủ giao, hàng ngày cung cấp thông tin đó xử lý cho Website Chính phủ theo thẩm quyền (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố), chịu trách nhiệm về những thông tin dó cung cấp. Chỉ đạo cơ quan chức năng kết nối Website của Bộ, ngành, địa phương với Website Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm phối hợp tổ chức và cung cấp thông tin của Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ

1. Thông tin đưa lên Website Chính phủ là thông tin chính thức, có thẩm quyền và công khai. Mọi hành vi làm sai lệch, huỷ hoại thông tin, dữ liệu của Website Chính phủ dều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Website Chính phủ các thông tin về chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; tình hình hoạt động của Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Mối quan hệ giữa Cơ quan Website Chính phủ với tổ chức đầu mối được chỉ định của Bộ, ngành, địa phương (sau đây gọi tắt tổ chức đầu mối) nhu sau:

a) Cơ quan Website Chính phủ chủ trì, phối hợp với tổ chức đầu mối dể thực hiện nhiệm vụ được quy định tại điều 4 Quyết định này.

b) Các tổ chức đầu mối thường xuyên cung cấp thông tin được xử lý cho Website Chính phủ theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng ban Chỉ đạo.

4. Quan hệ của Cơ quan Website Chính phủ với các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ:

a) Cơ quan Website Chính phủ phối hợp với các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và theo các quy định tại Quyết định này.

b) Các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ hàng ngày tổng hợp thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực theo dõi của đơn vị dể cung cấp kịp thời cho Website Chính phủ theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo.

c) Vụ Hành chính có trách nhiệm gửi cho Website Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và file của các văn bản dú sau khi phát hành (trừ những thông tin và các văn bản mật hoặc không được công bố).

d) Phòng Công báo có trách nhiệm phối hợp cập nhật luật, pháp lệnh lờn Website Chính phủ.

d) Trung tâm Tin học có trách nhiệm bảo đảm về kỹ thuật vận hành liên tục, thông suốt mạng nội bộ của Ban Biên tập Website Chính phủ.

e) Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Cơ quan Website Chính phủ thực hiện nhiệm vụ phát ngôn với báo chí trên mạng Internet theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Kinh phí và biên chế

1. Kinh phí hoạt động của Cơ quan Website Chính phủ do ngân sách nhà nước cấp và tổng hợp chung trong kinh phí của Văn phòng Chính phủ.

2. Biên chế của Cơ quan Website Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Quyết định trong tổng biên chế cán bộ, công chức hàng năm của Văn phòng Chính phủ.

Điều 9. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này cú hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Ủy viên Ban Chỉ đạo Website Chính phủ và Tổng Biên tập Website Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCB (5b). Trang

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải



HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 250/2005/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Trang tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 250/2005/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/10/2005
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 19 đến số 20
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 16/07/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản