ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2024/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 30 tháng 6 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2024.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
1. Quy chế này quy định việc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Quy chế này không áp dụng đối với việc chia sẻ dữ liệu hình ảnh của camera giám sát chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước. Việc chia sẻ dữ liệu hình ảnh camera giám sát chứa thông tin bí mật Nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Camera giám sát khu vực nội bộ, khu vực riêng của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 7 của Quy chế này.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Camera giám sát là thiết bị công nghệ được lắp đặt với chức năng ghi hình, theo dõi, giám sát, phân tích, xử lý toàn bộ diễn biến xảy ra tại khu vực cần theo dõi, giám sát. Camera giám sát bao gồm: camera an ninh, camera nhận diện khuôn mặt, camera xử phạt vi phạm hành chính, camera đo đếm lưu lượng giao thông, camera phát hiện đám đông và các camera thông minh khác sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
2. Hệ thống camera giám sát là tập hợp các camera và thiết bị điện tử được kết nối với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ ghi hình, theo dõi, phân tích, xử lý toàn bộ diễn biến tại các khu vực cần theo dõi, giám sát.
3. Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh Điện Biên bao gồm:
a) Hệ thống camera giám sát thuộc Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Điện Biên - IOC Điện Biên (sau đây viết tắt là Hệ thống camera cấp I). Hệ thống camera cấp I bao gồm trang thiết bị phần cứng, phần mềm, có chức năng kết nối và quản lý tập trung các Hệ thống camera giám sát để hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
b) Hệ thống camera giám sát do cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh, huyện quản lý, vận hành không thuộc Hệ thống camera cấp I và nội dung tại khoản 3 Điều 1 Quy chế này (sau đây viết tắt là Hệ thống camera cấp II).
c) Hệ thống camera giám sát do cơ quan Đảng, Nhà nước cấp xã quản lý, vận hành không thuộc nội dung tại khoản 3 Điều 1 Quy chế này (sau đây viết tắt là Hệ thống camera cấp III).
d) Hệ thống camera giám sát khác do tổ chức, cá nhân khác quản lý, vận hành thuộc Hệ thống camera cấp III theo khoản 6 Điều 7 Quy chế này.
4. Cơ quan quản lý Hệ thống camera giám sát là cơ quan được cấp có thẩm quyền giao quản lý Hệ thống camera giám sát được đầu tư từ ngân sách Nhà nước (hoặc thuộc quyền sở hữu, quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên).
5. Đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát là đơn vị được giao nhiệm vụ vận hành, quản trị Hệ thống camera giám sát, bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định, an toàn thông tin mạng.
6. Cơ quan khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát là cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu sử dụng dữ liệu camera và được phân quyền truy cập thông qua Hệ thống camera cấp I, phù hợp với tình hình thực tế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
7. Khu vực nội bộ, khu vực riêng của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân là khuôn viên trụ sở làm việc, phòng làm việc, khu vực riêng, nhà riêng, không thuộc khu vực công cộng.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát
1. Tuân thủ các nguyên tắc, biện pháp bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo quy định.
2. Dữ liệu hình thành trong hoạt động của Hệ thống camera giám sát được quản lý, khai thác và sử dụng nhằm phục vụ công tác giám sát, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, cứu nạn - cứu hộ, giám sát phòng chống cháy rừng và quản lý các lĩnh vực của cơ quan Đảng, Nhà nước.
3. Dữ liệu từ Hệ thống camera giám sát phải được kết nối đồng bộ và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng.
4. Việc phân quyền truy cập để khai thác và sử dụng dữ liệu từ Hệ thống camera cấp I phải bảo đảm đúng mục đích, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan khai thác và sử dụng.
Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm
Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Điều 8 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước và các hành vi sau:
1. Can thiệp trái pháp luật làm mất kết nối Hệ thống camera giám sát.
2. Phá hoại, lấy cắp trang thiết bị, phụ kiện của Hệ thống camera giám sát.
3. Để lộ hoặc cung cấp cấu hình cài đặt, đường dẫn, tài khoản để truy cập Hệ thống camera giám sát trái pháp luật.
4. Kết nối phần mềm hoặc cài đặt các thiết bị trái pháp luật vào Hệ thống camera giám sát.
5. Cản trở, ngăn chặn, truy cập hoặc làm vô hiệu hóa tính năng kỹ thuật của Hệ thống camera giám sát trái pháp luật.
6. Thay đổi, ngăn chặn trái pháp luật việc khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát.
7. Xóa, thay đổi, sao chép hoặc tiết lộ trái pháp luật các dữ liệu từ Hệ thống camera giám sát.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT
Điều 6. Lắp đặt camera giám sát
1. Lắp đặt camera giám sát phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình khu vực xung quanh.
2. Lắp đặt camera giám sát tại nơi công cộng thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan quản lý Hệ thống camera giám sát hoặc đơn vị được ủy quyền; có sự đồng thuận bằng văn bản về vị trí và phương án kỹ thuật của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có liên quan.
3. Ưu tiên sử dụng chung hạ tầng lắp đặt camera giám sát như cột, trụ, tủ kỹ thuật tại cùng một vị trí hoặc có sự phối hợp triển khai thi công đồng bộ với hạ tầng các ngành khác (cột điện, cột đèn chiếu sáng, cột viễn thông,...) nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị.
4. Camera giám sát lắp đặt tại các khu vực thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước; cơ quan quản lý Hệ thống camera giám sát phải báo cáo phương án kỹ thuật, vị trí lắp đặt và được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý khu vực và các cơ quan liên quan.
Điều 7. Quản lý, vận hành Hệ thống camera giám sát
1. Hệ thống camera cấp II, III phải kết nối với Hệ thống camera cấp I để hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung, phục vụ công tác giám sát an ninh và quản lý các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý, vận hành Hệ thống camera cấp I; được phân quyền truy cập cao nhất nhằm bảo đảm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong mọi tình huống; được truy cập tất cả hình ảnh camera giám sát trong hệ thống với đầy đủ các tính năng.
3. Cơ quan quản lý Hệ thống camera cấp I chủ trì, thường xuyên cập nhật các cơ quan khai thác và sử dụng, chỉ đạo đơn vị vận hành Hệ thống camera cấp I phân quyền truy cập hệ thống phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị này.
4. Cơ quan quản lý và đơn vị vận hành Hệ thống camera cấp II, III được phân quyền truy cập với đầy đủ tính năng đối với Hệ thống camera giám sát đang quản lý, vận hành.
5. Cơ quan quản lý Hệ thống camera cấp II, III có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý và đơn vị vận hành Hệ thống camera cấp I để kết nối hai hệ thống với nhau. Khi có sự thay đổi hoặc sau khi triển khai lắp đặt mới camera giám sát, trong vòng 05 ngày có trách nhiệm kết nối với Hệ thống camera cấp I; cung cấp các thông tin, tài liệu kỹ thuật cần thiết phục vụ kết nối, quản lý.
6. Camera giám sát lắp đặt tại khu vực nội bộ, khu vực riêng do tổ chức, cá nhân lắp đặt nhằm giám sát an ninh, bảo vệ tài sản có thể xem, nhìn thấy hình ảnh khu vực công cộng (vỉa hè, lòng đường, nút giao thông, quảng trường, công viên, chợ, trường học...): khuyến khích tổ chức, cá nhân kết nối, cung cấp dữ liệu từ camera giám sát thuộc quyền sở hữu của mình với Hệ thống camera cấp III nhằm phục vụ công tác quản lý các lĩnh vực.
Điều 8. Khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát
1. Các cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu sử dụng dữ liệu của Hệ thống camera giám sát được phân quyền truy cập khai thác và sử dụng thông qua Hệ thống camera cấp I để phục vụ công việc chuyên ngành, phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
2. Việc phân quyền truy cập khai thác và sử dụng dữ liệu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Cơ quan quản lý Hệ thống camera cấp II, III được phân quyền truy cập khai thác và sử dụng dữ liệu của Hệ thống camera giám sát đang quản lý.
Điều 9. Chia sẻ công cộng dữ liệu camera giám sát
1. Một phần dữ liệu của Hệ thống camera giám sát được chia sẻ công cộng thông qua ứng dụng Điện Biên Smart, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Danh mục dữ liệu được phép chia sẻ công cộng, bao gồm: Hình ảnh camera giám sát tại các tuyến đường, nút giao thông, khu vực công cộng thường xuyên tập trung đông người trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Bảo đảm an toàn thông tin Hệ thống camera giám sát
1. Cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm của Hệ thống camera giám sát phải tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật và quản lý thông tin theo Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên.
2. Các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Hệ thống camera giám sát phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và tuân thủ theo các quy định pháp luật có liên quan.
3. Việc chia sẻ, khai thác và sử dụng dữ liệu quy định tại Điều 9 Quy chế này được thực hiện qua mạng viễn thông công cộng sau khi đã được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống và được kiểm tra an toàn thông tin định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
4. Các hoạt động thay đổi về dữ liệu, quá trình đăng nhập Hệ thống camera giám sát phải được ghi nhận vào nhật ký của hệ thống.
Điều 11. Xử lý sự cố, sao lưu dữ liệu Hệ thống camera giám sát
1. Đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát có trách nhiệm xử lý sự cố liên quan đến hệ thống đang vận hành; bảo đảm hoạt động liên tục và kết nối ổn định.
2. Đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát bố trí nhân sự vận hành hệ thống 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần; xử lý sự cố hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động hệ thống đang quản lý trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc được cơ quan, đơn vị liên quan thông báo về sự cố phát sinh.
3. Cơ quan quản lý, đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát có trách nhiệm sao lưu dữ liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu sao lưu dữ liệu hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhưng thời gian lưu trữ dữ liệu tối thiểu 30 ngày.
Điều 12. Đầu tư, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống camera giám sát
1. Đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát có trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống, định kỳ thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát lập dự toán, báo cáo cơ quan quản lý hệ thống tổng hợp.
3. Hằng năm cơ quan quản lý, vận hành Hệ thống camera giám sát xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí đầu tư, nâng cấp, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 13. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy chế này; tham mưu hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát theo quy định.
2. Căn cứ tình hình thực tế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Đảng, Nhà nước, thực hiện phân quyền, quản lý tài khoản khai thác và sử dụng Hệ thống camera cấp I; định kỳ rà soát các tài khoản truy cập hệ thống.
3. Phối hợp các đơn vị liên quan bảo đảm hạ tầng và an toàn an ninh khi vận hành Hệ thống camera cấp I.
4. Ban hành các tài liệu hướng dẫn liên quan đến quy trình phối hợp, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát.
6. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cung cấp đường truyền bảo đảm kết nối thông suốt và ổn định giữa Hệ thống camera cấp I và Hệ thống camera cấp II, III.
6. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị và các tổ chức cá nhân.
7. Chỉ đạo triển khai các chiến dịch bóc gỡ, ngăn chặn mã độc và các chương trình độc hại trong Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh.
8. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Quy chế này và các quy định liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh trong trường hợp cần thiết.
1. Chủ trì bảo đảm an toàn thiết bị, an ninh mạng cho các Hệ thống camera giám sát trên địa bàn tỉnh.
2. Kết nối Hệ thống camera giám sát đang quản lý, vận hành với Hệ thống camera cấp I theo quy định tại Quy chế này.
3. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng camera giám sát để xâm hại an ninh, trật tự an toàn xã hội
Điều 15. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị Hệ thống camera giám sát theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển cho các dự án về Hệ thống camera giám sát theo quy định.
Điều 16. Cơ quan quản lý Hệ thống camera cấp II, III
1. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Hệ thống camera giám sát; ban hành quy chế về quản lý, vận hành Hệ thống camera giám sát tại cơ quan theo các nội dung liên quan tại Quy chế này.
2. Kết nối và cung cấp các tài liệu kỹ thuật cần thiết phục vụ kết nối với Hệ thống camera cấp I; bảo đảm kết nối kịp thời, chính xác, đầy đủ và liên tục.
3. Khi triển khai lắp đặt, nâng cấp Hệ thống camera giám sát phải thực hiện theo đúng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành; chủ động liên hệ, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh để rà soát, kiểm tra, đánh giá về an toàn, an ninh thiết bị theo quy định. Thiết lập hệ thống lưu nhật ký thể hiện rõ mục đích trích xuất, thời gian, người thực hiện, người yêu cầu...
4. Có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị thuộc Hệ thống camera giám sát đang quản lý trong trường hợp phát sinh hư hỏng; hạn chế gây gián đoạn việc kết nối với Hệ thống camera cấp I.
5. Bố trí nguồn lực (kinh phí, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…) bảo đảm hoạt động Hệ thống camera giám sát do cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý; thực hiện đầu tư các Hệ thống camera giám sát theo quy định và lấy ý kiến Sở Thông tin và Truyền thông trước khi đầu tư nhằm bảo đảm tính đồng bộ và tương thích với Hệ thống camera cấp I.
6. Vận động tổ chức, cá nhân có camera giám sát đặt tại khu vực nội bộ, khu vực riêng có thể xem, nhìn thấy hình ảnh khu vực công cộng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống camera cấp III đang quản lý.
Điều 17. Đơn vị vận hành Hệ thống camera giám sát
1. Thực hiện các nhiệm vụ vận hành Hệ thống camera giám sát; bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, bảo đảm Hệ thống camera giám sát hoạt động ổn định.
2. Kiểm tra, theo dõi, giám sát việc kết nối giữa Hệ thống camera cấp I với Hệ thống camera cấp II, III.
3. Đơn vị vận hành Hệ thống camera cấp I thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan quản lý hệ thống về phân quyền khai thác và sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
4. Phân công nhân sự phụ trách quản trị hệ thống của đơn vị mình; quản lý, lưu trữ bảo mật và thường xuyên thay đổi mật khẩu tài khoản quản trị. Việc cấp, quản lý tài khoản quản trị Hệ thống camera giám sát thuộc quản lý của đơn vị phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đối tượng sử dụng.
5. Hàng năm dự trù kinh phí: vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị hỏng,… đề xuất cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.
Điều 18. Các cơ quan khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát
1. Thực hiện các nhiệm vụ khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát; ban hành quy chế về khai thác và sử dụng Hệ thống camera cấp I tại cơ quan, đơn vị theo các nội dung liên quan tại Quy chế này.
2. Các cơ quan, đơn vị chỉ sử dụng dữ liệu được chia sẻ phục vụ cho công tác quản lý và trong quá trình thực thi công vụ. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
3. Bảo đảm an toàn bảo mật thông tin dữ liệu của Hệ thống camera cấp I, tuyệt đối không chia sẻ thông tin với bên ngoài nếu không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý hệ thống.
4. Thông báo cho cơ quan quản lý, đơn vị vận hành Hệ thống camera cấp I trong trường hợp phát hiện các vấn đề ảnh hưởng đến khai thác và sử dụng hệ thống.
Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuân thủ và thực hiện Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan quản lý Hệ thống camera giám sát tổng hợp, xét chọn các cơ quan, đơn vị và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế, đề xuất hình thức khen thưởng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng theo quy định.
2. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản trong Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên hệ, trao đổi với Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn, phối hợp xử lý. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đồng thời thống nhất phương án đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 25/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 25/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Thành Đô
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết