- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2016/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 05 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1556/TTr-SGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ký và thay thế Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Chương II
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương bao gồm: Phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, giới hạn trên không và giới hạn khoảng cách an toàn theo chiều ngang, phần dưới mặt đất; phần dưới mặt nước được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 14; Khoản 1, Điểm a, Điểm c - Khoản 2, Khoản 3, Điều 16, Điều 18, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 24 - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 4. Sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương
Sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ và Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 5. Đấu nối với đường bộ địa phương
1. Đối với đường địa phương được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp phải tuân thủ theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Trường hợp phát sinh mới ngoài quy hoạch, trước khi đầu tư xây dựng phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về quy mô, cấp hạng và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép thi công trước khi triển khai xây dựng công trình.
2. Đối với đường dẫn ra vào trạm dừng nghỉ, các tuyến đường chuyên dùng (đường lâm nghiệp, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường gom, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ...) phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép thi công trước khi triển khai xây dựng công trình.
3. Đối với cửa hàng xăng dầu xây dựng dọc theo đường bộ phải nằm trong quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch dân cư; có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép về vị trí, khoảng cách và thiết kế đường dẫn vào cửa hàng xăng dầu trên đất hành lang đường bộ.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Chương III
CHẤP THUẬN, CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 7. Thẩm quyền chấp thuận, cấp phép
1. Sở Giao thông vận tải chấp thuận, cấp phép thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ của đường tỉnh.
2. UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) chấp thuận, cấp phép thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ của đường đô thị, đường huyện, đường xã.
Điều 8. Chấp thuận, cấp phép xây dựng công trình thiết yếu
1. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu
Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu gửi hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép để được xem xét giải quyết.
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận: Áp dụng theo quy định tại Khoản 4, Điều 13, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trình tự, cách thức thực hiện: Áp dụng theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Cấp phép xây dựng công trình thiết yếu
Trước khi triển khai xây dựng công trình, chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu gửi hồ sơ đề nghị được cấp phép xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép: Áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trình tự, cách thức thực hiện: Áp dụng theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.
Chủ đầu tư công trình thiết yếu, chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép thi công mà không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; chịu trách nhiệm bảo trì công trình; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định.
Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
Điều 9. Cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ đang khai thác
Trước khi thi công cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình giao thông, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình phải được cơ quan quản lý đường bộ cấp giấy phép thi công.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép: Áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 18, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trình tự, cách thức thực hiện: Áp dụng theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Chấp thuận và cấp phép thi công nút giao
1. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao
Trước khi xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo nút giao; chủ công trình, dự án căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào đường bộ.
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận: Áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 26, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trình tự, cách thức thực hiện: Áp dụng theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Cấp phép thi công nút giao
Trước khi thi công nút giao, chủ đầu tư công trình gửi hồ sơ đề nghị được cấp phép xây dựng công trình nút giao đấu nối vào đường bộ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
- Hồ sơ đề nghị cấp phép: Áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trình tự, cách thức thực hiện: Áp dụng theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công tham gia nghiệm thu hoàn thành và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường; Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì triển khai thực hiện Quy định này và hướng dẫn UBND cấp huyện chấp thuận, cấp phép thi công công trình thiết yếu, nút giao đấu nối và các xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
2. Hàng năm, chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố lập, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và các giải pháp xử lý triệt để vi phạm, giải toả hành lang an toàn đường bộ; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh về kết quả và những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục có biện pháp giải quyết.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
2. Không cấp phép xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương. Tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
3. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp và tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 37/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 68/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 37/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Quyết định 68/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy định Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 25/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực