Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2012/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 27 tháng 6 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ Công nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Thường trực Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

QUY ĐỊNH

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp và một số chế độ áp dụng đối với người đã được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại tỉnh Lâm Đồng.

2. Người được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân là cá nhân, thợ thủ công đang sống và làm việc trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng

Danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là Nghệ nhân) do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét tặng, là sự ghi nhận, biểu dương công lao đóng góp của những người thợ giỏi đã và đang cống hiến trí tuệ, tài năng, sức lực cho việc duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh là phần thưởng cao quý nhằm tôn vinh những người thợ đã sáng tạo ra những sản phẩm tinh xảo, có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật cao phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu.

Điều 3. Nguyên tắc của việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

1. Danh hiệu Nghệ nhân là cơ sở để trình Hội đồng cấp quốc gia xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 của Bộ Công Thương.

2. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng tiến hành mỗi năm một lần, theo Điều 7 của Quy chế này.

3. Danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng chỉ xét tặng một lần cho một người, không có hình thức truy tặng.

4. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân do Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Chương II

TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ VÀ HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN CẤP TỈNH

Điều 4. Tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;

2. Là người thợ giỏi tiêu biểu xuất sắc, được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 10 năm;

3. Có trình độ kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được ít nhất 02 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được tặng giải thưởng trong các cuộc thi, triển lãm, hội chợ trong nước, quốc tế hoặc có tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật đặc biệt được Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân công nhận.

4. Có sáng tạo và đóng góp vào sự giữ gìn, phát triển ngành nghề; đã truyền nghề, dạy nghề cho trên 20 người..

Điều 5. Trình tự, thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

Danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng được xét tặng thông qua hai cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân (gọi tắt là Hội đồng): Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp tỉnh.

1. Cá nhân thuộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại đơn vị đang công tác. Trường hợp cá nhân không thuộc đơn vị nào thì đăng ký trực tiếp với UBND cấp xã nơi cá nhân đang cư trú hoặc hành nghề.

2. Trình tự và thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ nhân như sau:

a) Đơn vị nơi cá nhân công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã tập hợp hồ sơ thành lập Hội đồng cấp cơ sở, để bầu chọn và lập danh sách những người đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, gửi hồ sơ (03 bộ) về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở chính của đơn vị

Việc đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp cơ sở được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tổng hợp hồ sơ và có văn bản gửi Sở Công Thương trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.

c) Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ, tổ chức họp Hội đồng cấp tỉnh để thẩm định, xét duyệt đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu Nghệ nhân trước ngày 30 ngày tháng 11 hàng năm.

d) Căn cứ kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh, Sở Nội vụ (Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và phối hợp với Sở Công thương để tổ chức, công bố vào thời điểm thích hợp.

Điều 6. Trình tự, thời gian đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

Căn cứ kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng hàng năm, Sở Nội vụ-Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh phối hợp với Sở Công Thương lựa chọn Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chí quy định để lập hồ sơ trình UBND tỉnh đề nghị Hội đồng cấp Quốc gia xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trước ngày 31 tháng 12 của các năm chẵn (bắt đầu từ năm 2012) theo quy định.

Điều 7. Thành lập Hội đồng

1. Hội đồng cấp cơ sở: Từ 5 đến 7 thành viên, có hai hình thức thành lập như sau:

a) Do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng; Cán bộ Phụ trách công tác thi đua- khen thưởng của đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm thư ký; Đại diện Ban chấp hành Công đoàn, các đoàn thể, cán bộ phụ trách công tác kỹ thuật và mời 1-2 nhà chuyên môn, nhà quản lý (nếu có), nghệ nhân đã được tặng danh hiệu (nếu có) là thành viên Hội đồng.

b) Do UBND cấp xã quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch UBND cấp xã là Chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã là Phó Chủ tịch Hội đồng; Lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội thuộc UBND xã, cán bộ phụ trách Phòng nghiệp vụ và mời 1-2 nhà chuyên môn, nhà quản lý (nếu có), nghệ nhân đã được tặng danh hiệu (nếu có) là thành viên Hội đồng.

2. Hội đồng cấp tỉnh

Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, có từ 5 đến 7 thành viên gồm: Giám đốc Sở Công Thương là Chủ tịch Hội đồng, lãnh đạo Sở Nội vụ (Thường trực ban Thi đua khen thưởng tỉnh) và Phó Giám đốc Sở Công Thương phụ trách lĩnh vực công nghiệp là Phó Chủ tịch hội đồng, lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã, đại diện các hiệp hội, hội nghề nghiệp thủ công mỹ nghệ phù hợp và đại diện một số nhà chuyên môn, nhà quản lý có uy tín, có trình độ phù hợp, nghệ nhân đã được tặng danh hiệu trên địa bản tỉnh (nếu có) là thành viên của Hội đồng. Trưởng phòng Quản lý Công nghiệ, Sở Công Thương là thư ký Hội đồng.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

1. Hồ sơ đề nghị ở Hội đồng cấp cơ sở

a) Hồ sơ cá nhân (03 bộ, mỗi bộ gồm 01 bản tài liệu):

- Đơn đăng ký xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (mẫu 1);

- Bản tóm tắt thành tích cá nhân (có dán ảnh và xác nhận của đơn vị hoặc chính quyền địa phương) (mẫu 2);

- Bản báo cáo về chấp hành pháp luật của cá nhân đề nghị xét tặng có xác nhận của UBND xã nơi cư trú (mẫu 3);

- Các văn bản chứng nhận giải thưởng trong nước và quốc tế (bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);

- Các hình ảnh, tư liệu về sản phẩm hoặc việc truyền nghề, dạy nghề;

- Danh sách học viên đã được dạy nghề, truyền nghề (mẫu 4).

b) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng của Hội đồng cấp cơ sở gửi Hội đồng cấp tỉnh (mẫu 8a);

2. Hồ sơ đề nghị ở Hội đồng cấp tỉnh (3 bộ cho mỗi hồ sơ)

- Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (như điểm a khoản 1 Điều 8 nêu trên);

- Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng;

- Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (mẫu 5);

- Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (mẫu 6);

- Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (mẫu 7);

- Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân của Hội đồng cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh (mẫu 8b).

Điều 9. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng

a) Kỳ họp xét tặng danh hiệu nghệ nhân phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ trì cuộc họp;

b) Hội đồng các cấp được tiến hành theo nghuyên tắc công khai, thảo luận những vấn đề trọng tâm theo gợi ý của chủ trì cuộc họp, các thành viên nhận xét và bỏ phiếu lựa chọn nghệ nhân đạt tiêu chuẩn theo hình thức phiếu kín;

c) Người được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân phải đạt ít nhất 3/4 số phiếu đề nghị của số Thành viên Hội đồng có mặt;

d) Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tặng danh hiệu trong đơn vị và phạm vi quản lý để lấy ý kiến dư luận trong thời gian 07 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, trước khi gửi hồ sơ đề nghị xét tặng lên Hội đồng cấp trên;

đ) Hội đồng không xem xét các trường hợp: hồ sơ kê khai không trung thực, không đúng, đủ hồ sơ quy định hoặc nộp chậm thời hạn.

Điều 10. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí in ấn, làm khung bằng chứng nhận và tiền thưởng cho Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng được sử dụng từ quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh.

2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.

Chương III

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGHỆ NHÂN

Điều 11. Quyền lợi của người được xét tặng danh hiệu nghệ nhân.

1. Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng

a) Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp bằng chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng” kèm theo tiền thưởng trị giá gấp 3 lần mức lương tối thiểu chung (tương đương với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh theo theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ).

b) Được đề nghị Hội đồng cấp Trung ương xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú khi hội đủ điều kiện.

c) Được mời tham gia các cuộc thi sáng tạo theo chuyên ngành, các Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh.

d) Được tổ chức truyền nghề, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật

e) Được xét tham gia các hoạt động nghiên cứu thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ do các cơ quan trong tỉnh tổ chức.

2. Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng và Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu hiện làm việc tại Lâm Đồng ngoài các quyền lợi được quy định, được hỗ trợ:

a) Cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay hoặc một phần kinh phí để đầu tư nghiên cứu chế thử sản phẩm, tác phẩm hoặc công trình văn hóa có giá trị cao theo đề án được thẩm định.

b) Hàng năm được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thuê 01 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham dự các hội chợ, triển lãm phù hợp ngành nghề theo Chương trình khuyến công của tỉnh.

Điều 12. Nghĩa vụ của Người được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại tỉnh Lâm Đồng và Nghệ nhân cấp tỉnh

1. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Tích cực duy trì, phát triển nghề, truyền nghề, dạy nghề, đưa nghề vào phát triển ở các khu vực thành thị, nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

3. Tích cực nghiên cứu, sáng tác, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng, nâng cao chất lượng, giá trị, đa dạng hoá sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm có giá trị, đóng góp cho sự phát triển các ngành truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ tại Lâm Đồng

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan

1. Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân có trách nhiệm:

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng cho mỗi đợt xét tặng.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân; chuẩn bị tài liệu và các nội dung liên quan cho cuộc họp của Hội đồng cấp tỉnh; tổng hợp kết quả xét duyệt của Hội đồng cấp tỉnh gởi Sở Nội vụ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề cho nghệ nhân; tổ chức các Hội thi thợ giỏi định kỳ; tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm và tạo điều kiện cho Nghệ nhân tham gia hội chợ, triển lãm hằng năm.

- Xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ cho họat động xét tặng danh hiệu nghệ nhân; thực hiện các quyền lợi của nghệ nhân hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.

- Tiếp nhận kinh phí từ ngân sách và các nguồn khác để chi cho các hoạt động liên quan đến Nghệ nhân và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.

2. Sở Nội vụ- Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm: Phối hợp thẩm định, rà soát tiêu chuẩn quy trình và hồ sơ, lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn thực hiện các chính sách về lao động và đào tạo nghề liên quan đến nghệ nhân.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp cùng các ngành liên quan đánh giá những tư liệu, sản phẩm, công trình của người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn và hỗ trợ việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động sản xuất của Nghệ nhân.

6. Sở Tài chính: hướng dẫn lập dự toán kinh phí để thực hiện Quy định này.

7. UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh:

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy định này đến các cơ sở sản xuất, làng nghề trên địa bàn và thành lập Hội đồng cấp cơ sở tổ chức xét chọn theo quy định tại Quy định này.

- Tổng hợp hồ sơ đề nghị của các Hội đồng cấp cơ sở gửi cơ quan Thường trực Hội đồng cấp tỉnh để tổ chức xét chọn theo quy định tại Quy định này.

8. Các Hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp: Thông báo cho các thành viên, hội viên, người lao động biết nội dung của quy định; tổ chức việc xét duyệt ở cấp đơn vị và hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký xét tặng danh hiệu nghệ nhân thuộc đơn vị, ngành nghề của mình.

Điều 14. Thu hồi danh hiệu Nghệ nhân

1. Người đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh nếu bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không còn hội đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy định này sẽ bị thu hồi bằng chứng nhận danh hiệu đã được cấp.

2. Trong trường hợp quy định tại Điểm 1, điều này, Thủ trưởng đơn vị nơi nghệ nhân làm việc hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị Sở Nội vụ để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi danh hiệu nghệ nhân.

Điều 15. Giải quyết khiếu nại

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân và việc vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân. Đơn khiếu nại phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định gửi đến Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tương ứng;

2. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhận đơn, có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo./.

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 25/2012/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Mẫu 1

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Kính gửi: Tên UBND xã hoặc đơn vị đang công tác

1. Họ và tên khai sinh:…………………………….., Nam, nữ: ……….......

2. Ngày, tháng, năm sinh:……………………. ….., Dân tộc:…………......

3. Quê quán: …………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………………...…

4. Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………….........

…………………………………………………………………………………...…

5. Nghề nghiệp đề nghị xét tặng danh hiệu: ……: ..…………………..……

………………………………………………………………………………...……

6. Đơn vị công tác: …………………………………………………………

7. Tổng số năm tham gia làm nghề: ……………………………………….

8. Số điện thoại liên hệ:………………………………………………….…

Căn cứ Quyết định số /2012/QĐ-UBND ngày tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tôi thấy mình đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng. Vậy tôi làm đơn này đề nghị …………………………… xem xét.

Tôi cam đoan nội dung kê khai trong hồ sơ là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

................., ngày … tháng……năm ……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 2

Tỉnh:........................
Đơn vị:............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH

Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng

I. THÔNG TIN CHUNG:

- Họ và tên (khai sinh):................................................ Nam, nữ...............

- Bí danh:...................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh:........................................... Dân tộc...................

- Quê quán:................................................................................................

- Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................

- Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay: ............................................................

- Chức danh ngành nghề làm lâu nhất (từ 10 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị công tác: .....................................................................................

- Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề từ năm ……đến năm……)

- Điện thoại:..............................................................................................

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Khai quá trình công tác từ khi đi làm cho đến nay (chức vụ, nơi công tác,...)

III. KHEN THƯỞNG:

1. Khen thưởng chung (từ Chiến sĩ thi đua trở lên)

2. Khen thưởng (có bản sao văn bản các giải thưởng).

- Tên các sản phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng.

- Chức danh của cá nhân trong các công trình được giải thưởng đối với công trình có nhiều chức danh tham gia.

IV. KỶ LUẬT:

(Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể, chính quyền và tổ chức xã hội tham gia hoặc vi phạm pháp luật).

V. NHỮNG THÀNH TÍCH CHỦ YẾU:

(Đối chiếu với tiêu chuẩn xét tặng)

1. Phẩm chất đạo đức

2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tích nổi bật, là những nghệ nhân tiêu biểu và có uy tín rộng rãi trong từng ngành nghề, được quần chúng đánh giá cao.

3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, địa phương.

Yêu cầu : Cần nêu cụ thể, có số liệu, tất cả không quá 3 trang đánh máy, riêng các giải thưởng phải có bản sao văn bản kèm theo.

 

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(hoặc UBND xã, phường, thị trấn)
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày tháng năm 20…..
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

BÁO CÁO

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

Kính gửi: (Tên UBND cấp xã)

1. Họ và tên khai sinh:……………………………….., Nam, nữ: …….….…

2. Ngày, tháng, năm sinh:………………………. ….., Dân tộc:……….….…

3. Quê quán: …………………………………………………………..............

………………………………………………………………………………….....…..

4. Đơn vị công tác:…………………………………………………….....……

Báo cáo về việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước với một số nội dung chủ yếu như sau:

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:........................................

- Phẩm chất, đạo đức, lối sống:.............................................

- Thực hiện các nội quy của đơn vị, quy định của pháp luật:................................

- Tích cực dạy nghề, truyền nghề:................................................

- Chấp hành tốt các quy định khác của pháp luật:................................

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND ..............
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

........,ngày tháng năm 20....
NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.................., ngày...........tháng...........năm 20....

DANH SÁCH CÁC HỌC VIÊN ĐÃ TRỰC TIẾP DẠY NGHỀ, TRUYỀN NGHỀ

- Họ và tên:............................................................................................................

- Năm sinh:.............................................................................................................

- Đơn vị công tác....................................................................................................

- Đã trực tiếp dạy nghề, truyền nghề cho các cá nhân sau:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Địa chỉ

Thời gian học nghề

Ngành nghề

Ghi chú

 

1

Nguyễn Văn A

 

 

2 tháng

 

 

 

2

Lê Thị B

 

 

4 tháng

 

 

 

3

Trần Văn C

 

 

3 tháng

 

 

 

...

...................

 

 

............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(hoặc chính quyền địa phương)
(Ký tên, đóng dấu)

Người trực tiếp dạy nghề, truyền nghề
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 5

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................., ngày …..tháng …….năm 20.…

 

DANH SÁCH CÁC ỨNG VIÊN VÀ PHIẾU BẦU ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số....ngày....tháng....năm 20...của...

Danh sách Nghệ nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh (đánh dấu X vào cột 09 hoặc cột 10).

TT

Họ và tên

Năm sinh

Ngành nghề

Đơn vị công tác

Tên các giải thưởng được tặng

Thành tích đào tạo nghề

Thành tích khác

ý kiến bỏ phiếu

Ghi chú

Đề nghị tặng danh hiệu NN

Không đề nghị tặng danh hiệu NN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 6

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................., ngày …..tháng …….năm 20.…

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng

I. Những thông tin chung:

1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số:.......ngày......tháng........năm 200.... của....................

2. Ngày........................................Địa điểm:........................................................

Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng năm 200...đã họp ngày.........tháng..........năm 200... để bỏ phiếu, bầu chọn Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng.

3. Số thành viên Hội đồng có mặt:............................................................ Vắng mặt:.............................người, gồm các thành viên: ...................................................................................................................

4. Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).

...................................................................................................................

II. Nội dung làm việc của Hội đồng:

1. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá, đối chiếu từng tiêu chuẩn xét thưởng và danh sách Nghệ nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).

2. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

a. Trưởng ban:..........................................................................................

b. Các Uỷ viên:.........................................................................................

..................................................................................................................

3. Hội đồng đã bỏ phiếu bầu theo hồ sơ và danh sách đề nghị trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh.

Kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong biên bản kiểm phiếu (gửi kèm theo).

4. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

4.1. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt).

Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân Lâm Đồng:................................... người

Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh:............................. người

4.2. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xem xét, phê duyệt danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng (có danh sách kèm theo).

 

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 7

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
 
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

................., ngày …..tháng …….năm 20.…

 

BIÊN BẢN KẾT QUẢ KIỂM PHIẾU

Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng năm 20....

Ngày...........................Địa điểm:................................................................

1. Tổng số các thành viên Hội đồng gồm có:...................................người

- Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu:...........................thành viên

- Số thành viên Hội đồng vắng mặt:.........................................thành viên

Gồm các thành viên:..................................................................................

1. ...............................................................................................................

2. ...............................................................................................................

- Số phiếu phát ra:.....................................................................................

- Số phiếu thu về:......................................................................................

- Số phiếu hợp lệ:......................................................................................

2. Tổng số Nghệ nhân được đề tặng danh hiệu: Nghệ nhân …………người

3. Kết quả bỏ phiếu:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nghành nghề

Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên Hội đồng

Kết luận

Đề nghị tặng danh hiệu NNLĐ

Không đề nghị tặng danh hiệu NNLĐ

1

 

 

Thêu lụa

 

 

 

2

 

 

Chạm gỗ

 

 

 

5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng năm 20..... trên đây, các Nghệ nhân đạt ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu so với tổng số thành viên Hội đồng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh, gồm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nghành nghề

Đơn vị công tác

Tên các giải thưởng được tặng

Tỷ lệ bầu chọn

1

 

 

Thêu lụa

 

 

 

2

 

 

Chạm gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BAN KIỂM PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên từng người)

 

Mẫu 8a

UBND (CẤP XÃ)/ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NGHỆ NHÂN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Lâm Đồng, ngày …..tháng …….năm 20.…

 

TỜ TRÌNH

V/v đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp

Kính gửi: UBND (cấp) huyện...........

Căn cứ Quyết định số ......./201..../QĐ-UBND ngày ........ tháng ....... năm 201... của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Quy định xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.

Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số:......... ngày.......tháng......năm 201... của.....(UBND cấp xã/đơn vị).

Sau khi tiến hành họp Hội đồng xét duyệt và bầu biểu quyết bằng phiếu kín danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng;

Kết quả như sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nghành nghề

Đơn vị công tác

Tên các giải thưởng được tặng

Tỷ lệ bầu chọn

1

 

 

Thêu lụa

 

 

 

2

 

 

Chạm gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội đồng xét tặng danh hiệu xã/phường/thị trấn/(đơn vị) kính đề nghị UBND huyện/thị xã/thành phố......xem xét và xác nhận, trình Hội đồng xét tặng danh hiệu tỉnh Lâm Đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp cho các cá nhân có tên trên, để khuyến khích những người đã và đang hoạt động sản xuất trong nghành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp đóng góp nhiều hơn nữa cho việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch, các PCT;
- Lưu.

TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH

 

Hồ sơ gửi kèm gồm có:

1. Hồ sơ cá nhân

- Đơn đề nghị xét tặng danh hiệu của cá nhân;

- Bảng tóm tắt thành tích cá nhân;

- Bản xác nhận của UBND xã về chấp hành pháp luật;

- Các văn bản chứng nhận giải thưởng của cá nhân kèm theo;

- Danh sách các học viên được truyền nghề, dạy nghề.

2. Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở;

3. Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu;

4. Biên bản họp Hội đồng;

5. Biên bản kiểm phiếu.

 

Mẫu 8b

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NGHỆ NHÂN
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Lâm Đồng, ngày …..tháng …….năm 20.…

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét tặng Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Căn cứ Quyết định số ......./201..../QĐ-UBND ngày ........ tháng ....... năm 201... của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Quy định xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.

Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng năm theo Quyết định số:.........ngày ........ tháng ....... năm 201... của UBND tỉnh Lâm Đồng đã họp để bỏ phiếu, bầu chon Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân đối chiếu với tiêu chuẩn, Hội đồng đã bỏ phiếu kín để bầu chọn và đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng theo đúng quy định.

Kết quả danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng như sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nghành nghề

Đơn vị công tác

Tên các giải thưởng được tặng

Tỷ lệ bầu chọn

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong quá trình tiến hành, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân.

Kính trình Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp cho các cá nhân có tên trên, để khuyến khích những người đã và đang hoạt động sản xuất trong nghành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp đóng góp nhiều hơn nữa cho việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

 

Hồ sơ gửi kèm gồm có:

1. Hồ sơ cá nhân

- Đơn đề nghị xét tặng danh hiệu của cá nhân;

- Bảng tóm tắt thành tích cá nhân;

- Bản xác nhận của UBND xã về chấp hành pháp luật;

- Các văn bản chứng nhận giải thưởng của cá nhân kèm theo;

- Danh sách các học viên được truyền nghề, dạy nghề.

2. Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở;

3. Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu;

4. Biên bản họp Hội đồng;

5. Biên bản kiểm phiếu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp

  • Số hiệu: 25/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/06/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản