Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2008/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 21 tháng 08 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc Quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 185/TTr-STC ngày 11 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành Bảng quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các ông, bà Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn, tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 09/2005/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Bảng quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Các quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Quyết định này quy định về chính sách bồi thường về đất và tài sản trên đất; chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh được xác định trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai.
2. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất đai, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Bồi thường về đất nằm trong hành lang lộ giới, thủy giới
Đối với đất nằm trong hành lang lộ giới, thủy giới theo quy định của Trung ương và địa phương quy định về lộ giới, thủy giới khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ bằng 100% giá đất theo mục đích sử dụng đất của cùng thửa đất bị thu hồi.
Nếu được hỗ trợ bằng 100% theo giá đất ở thì tổng diện tích đất ở (kể cả diện tích đất nằm trong lộ giới, thủy giới) của thửa đất bị thu hồi không được vượt hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận đất ở được quy định theo Quyết định số 39/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang về việc ban hành hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại nông thôn và đô thị đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và sẽ chỉnh lý biến động đất đai giảm theo quy định.
Việc hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư được thực hiện theo: khoản 2, Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ; Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ; phần VII, Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy định cụ thể các khoản sau:
1. Mức hỗ trợ theo khoản 2, Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ bằng 40% giá đất ở liền kề của vị trí 01, bằng 50% giá đất ở liền kề của các vị trí còn lại.
2. Diện tích đất tính hỗ trợ theo khoản 2 và 3, Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ được tính không quá 5 lần hạn mức đất ở theo quy định tại Quyết định số 39/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
3. Hỗ trợ toàn bộ diện tích đối với đất nông nghiệp, đất vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính phường; phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư (khoản 1, Điều 43 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ).
4. Đất nông nghiệp trong cùng một thửa nằm ngoài vị trí đất ở thì được tính hỗ trợ theo giá đất ở của vị trí sau cùng.
1. Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất đất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất; chuyển sang thuê đất do trước đây Nhà nước giao đất vượt hạn mức. Khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư thực tế vào đất. Mức hỗ trợ bằng tiền cao nhất bằng giá đất bồi thường theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt diện tích đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. Mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể theo từng dự án (tiết a, khoản 5, Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ).
2. Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường các chi phí hợp lý đầu tư vào đất theo thực tế nhưng không quá 70% giá trị sử dụng đất cùng loại cùng vị trí, khu vực. Mức bồi thường do chủ đầu tư cùng Hội đồng bồi thường tính toán thống nhất đưa vào phương án bồi thường (khoản 2, 3, Điều 12 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ).
Điều 6. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng
Đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, nhưng Nhà nước không thu hồi về đất thì được bồi thường thiệt hại như sau:
1. Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), từ đất ở sang đất nông nghiệp thì được bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp, giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp;
2. Làm thay đổi mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp với giá đất nông nghiệp;
3. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng của đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường được tính bằng 60% giá đất ở cùng vị trí tại thời điểm thông báo chi trả tiền;
4. Đối với nhà, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang xây dựng công trình, nhưng để nhà, công trình được bảo vệ an toàn thì nhà, công trình được hỗ trợ chi phí sửa chữa và thay thế bằng vật liệu chống cháy (không hỗ trợ cho nhà, công trình đã được xây dựng bằng vật liệu chống cháy). Mức hỗ trợ do chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường quyết định nhưng không quá 60% giá nhà, công trình cùng cấp theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
5. Làm thay đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất trồng cây hàng năm thì được bồi thường bằng 30% giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cùng vị trí, khu vực;
6. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích còn lại cũng được bồi thường theo quy định nêu trên (khoản 2, Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ; khoản 8, Phần II Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính).
Điều 7. Bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất
1. Đối với các tài sản hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất,… có thể tháo dỡ và di chuyển được thì được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Chi phí trên do Hội đồng bồi thường quyết định, nhưng không được vượt quá 30% giá trị còn lại của tài sản đó (khoản 6, Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
2. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình. Mức bồi thường được tính 100% theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh (khoản 1, Điều 19 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác (không phải là nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân) được bồi thường theo mức sau:
Mức bồi thường nhà, công trình | = | Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại | + | 20% giá trị hiện có của nhà, công trình |
- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ % chất lượng của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình;
- Được cộng thêm tỷ lệ 20% giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại: tính trên giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại. Nhưng mức bồi thường nhà, công trình tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng nhà, công trình bị thiệt hại (khoản 2, Điều 19 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
4. Đối với công trình san lấp mặt bằng trên đất nhưng không được bồi thường đất theo giá đất ở thì được bồi thường khối lượng san lấp mặt bằng theo đơn giá tại thời điểm bồi thường.
5. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà cho thuê hoặc do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải tháo dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Mức bồi thường do chủ đầu tư cùng với Hội đồng bồi thường tính toán thống nhất và đưa vào phương án bồi thường (khoản 1, Điều 21 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
6. Nhà, công trình bị phá dỡ một phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được, phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ đến cột chịu lực gần nhất và được cộng thêm tiền chi phí sửa chữa do Hội đồng bồi thường quyết định tối đa không quá 30% giá trị bồi thường của nhà, công trình bị tháo dỡ.
Đối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu, cầu cống, trường học do địa phương quản lý. Trong trường hợp phải di chuyển đi nơi khác thì được bồi thường theo thiết kế mới, nhưng phải được cơ quan chuyên môn thẩm định và thông qua Hội đồng bồi thường thống nhất đưa vào phương án bồi thường (Điều 23 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
Điều 9. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Đối với cây trồng mà tại thời điểm thu hồi đất chưa thu hoạch được, nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
2. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường theo thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm hoặc có thể di chuyển được thì được bồi thường các chi phí như chi phí di chuyển, thất thoát.
3. Mức bồi thường do chủ đầu tư cùng với các ban, ngành có liên quan xác định thiệt hại thực tế để đưa vào phương án bồi thường (khoản 3; điểm b, khoản 5, Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
Điều 10. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc
Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động (theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 27 của Bộ luật Lao động) bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động được trợ cấp do ngừng việc như sau:
Tiền trợ cấp ngừng việc = tiền lương tối thiểu (theo quy định của Chính phủ) x 06 tháng/lao động/lần. Thời gian tính trợ cấp là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh (Điều 26 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1. Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ 3.000.000đ/hộ/lần di chuyển chỗ ở trong tỉnh và 5.000.000đ/hộ/lần di chuyển chỗ ở ngoài tỉnh (khoản 1, Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
2. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở: đối với người bị thu hồi đất ở ngay để thực hiện dự án gấp không còn chỗ khác (chưa bố trí tái định cư kịp thời), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc tự thuê nhà ở thì được hỗ trợ 600.000đ/tháng/hộ (có từ 04 nhân khẩu trở xuống) trong thời gian 06 tháng, hoặc do chủ đầu tư quyết định theo giá cho thuê nhà thực tế tại địa phương. Đối với các hộ gia đình có trên 04 nhân khẩu, thì mỗi nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ thêm 200.000đ/nhân khẩu/tháng trong thời gian 06 tháng.
Trường hợp sau thời gian 06 tháng, nếu chủ đầu tư chưa bố trí được tái định cư thì phải tiếp tục hỗ trợ tiền thuê nhà cho đến khi bố trí được nơi ở mới (khoản 3, Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
Điều 12. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 03 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 06 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho một (01) nhân khẩu/01 tháng tương đương 30kg gạo. Giá gạo được tính theo giá tại thời điểm bồi thường (khoản 1, Điều 28 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
2. Khi Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận (khoản 2, Điều 28 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố trong từng thời kỳ (có danh sách xác nhận tại địa phương) thì được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo; mức hỗ trợ bằng 2.000.000đ/năm/hộ nghèo; thời gian hỗ trợ là 5 năm (khoản 3, Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ).
Điều 13. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Việc thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thực hiện theo Điều 29 và 36 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; khoản 4 và 5, Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ. Quy định cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì những thành viên trong hộ gia đình còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Mức hỗ trợ được tính bằng mức học phí của khóa học trung cấp nghề tại địa phương do chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường liên hệ với trường dạy nghề và thống nhất mức hỗ trợ đưa vào phương án.
Những lao động được đào tạo nghề được ưu tiên nhận vào làm việc tại các dự án có nhu cầu sử dụng lao động nghề.
Điều 14. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước
Hộ gia đình cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà và thời hạn từ 01 năm trở lên). Khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ 3.000.000đ/hộ/lần di chuyển chỗ ở trong tỉnh và 5.000.000đ/hộ/lần di chuyển chỗ ở ngoài tỉnh. Nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (khoản 1 và 2, Điều 30 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
Điều 15. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất công ích xã, phường, thị trấn
Khi Nhà nước thu hồi đất công ích xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ theo giá bồi thường về giá đất cùng hạng. Giá đất để tính hỗ trợ theo giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn. Tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (Điều 31 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ).
Gia đình chính sách khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở thì ngoài các chính sách chung được hưởng còn được hỗ trợ thêm như sau (Điều 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ):
1. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, gia đình liệt sỹ, thương binh (hạng 1/4 và hạng 2/4) hỗ trợ 3.000.000đ/hộ/lần.
2. Thương binh (hạng 3/4 và hạng 4/4), bệnh binh được hỗ trợ 2.000.000đ/hộ/lần.
3. Hộ gia đình cận nghèo, gia đình neo đơn bệnh tật (có danh sách xác nhận tại địa phương) tùy theo hoàn cảnh được hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000đ/hộ/lần, do chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường xem xét đưa vào phương án bồi thường.
Điều 17. Chính sách tái định cư
1. Đối với hộ bị thu hồi từ 60% diện tích đất ở trở lên hoặc dưới 60% diện tích đất ở nhưng diện tích đất ở còn lại quá nhỏ (dưới 50m2) thì được mua 01 nền đất ở hoặc 01 căn hộ tái định cư, nếu hộ có từ 06 nhân khẩu trở lên thì được mua 02 nền hoặc 02 căn hộ tái định cư.
2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà tái định cư và giá cho thuê nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng dự án cụ thể. Giá tính thu tiền sử dụng đất được tính trên cơ sở giá đất nông nghiệp cộng với chi phí đầu tư hạ tầng trên đất nhưng không được cao hơn giá đất tại thời điểm thu hồi đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và công bố.
3. Đối với những hộ tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30% nền đất ở tái định cư của địa phương hoặc của dự án.
Điều 18. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Các dự án do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) làm chủ đầu tư thì giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp huyện thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Các dự án liên huyện có liên quan từ 2 huyện, thị, thành phố trở lên, các dự án do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội làm chủ dự án thì giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Nhà ở xã hội Kiên Giang hoặc chủ dự án thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Dự án nằm trên địa bàn của huyện, thị xã, thành phố nào thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đó giải quyết khiếu nại, tổ chức cưỡng chế (nếu có) để giải phóng mặt bằng.
Điều 19. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Đối với các dự án liên huyện có liên quan từ 2 huyện, thị, thành phố trở
lên và các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập và gởi Sở Tài chính để chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tỉnh do Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng gồm đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện Sở Xây dựng, đại diện chủ đầu tư, đại diện chính quyền địa phương cấp huyện và xã nơi có dự án đầu tư.
2. Đối với dự án của cấp huyện, thị xã, thành phố thì Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.
3. Nội dung thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Điều 51 và 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ và Phần IX Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 20. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích như sau:
1. Trích 2% trên tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng.
2. Đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường lớn hơn 50 tỷ đồng thì phần chênh lệch tăng thêm được trích như sau:
a. Đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường lớn hơn 50 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 100 tỷ đồng, phần chênh lệch tăng thêm được trích 1,6% trên kinh phí bồi thường tăng thêm;
b. Đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường lớn hơn 100 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 200 tỷ đồng, phần chênh lệch tăng thêm được trích 1,2% trên kinh phí bồi thường tăng thêm;
c. Đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường lớn hơn 200 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 300 tỷ đồng, phần chênh lệch tăng thêm được trích 0,8% trên kinh phí bồi thường tăng thêm;
d. Đối với phương án có tổng kinh phí bồi thường lớn hơn 300 tỷ đồng trở lên, phần chênh lệch tăng thêm được trích 0,5% trên kinh phí bồi thường tăng thêm.
Điều 21. Nội dung chi cho công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Nguồn kinh phí được trích chi cho các nội dung sau:
1. Đối với phương án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
a. Chi 25% kinh phí được trích chuyển về tài khoản tiền gởi của Sở Tài chính để chi cho công tác thẩm định phương án;
b. Còn lại 75% do chủ dự án chi cho các nội dung công việc sau:
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án;
- Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác v.v.;
- Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường đến phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v.;
- Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường; chi cho công tác cưỡng chế thi hành quyết định bồi thường (nếu có);
- Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cơ quan thẩm định (nếu có);
- Chi in ấn và văn phòng phẩm;
- Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Đối với phương án do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phê duyệt thì toàn bộ kinh phí được trích chuyển về tài khoản của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã, thành phố để chi cho các nội dung công việc theo quy định tại khoản 1, Phần II của Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 22. Mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:
1. Chi thù lao các thành viên trực tiếp tham gia thẩm định ngoại nghiệp, phúc tra, cưỡng chế: 100.000đ/ngày/thành viên.
2. Mức chi cho các thành viên tham gia thẩm định nội nghiệp; đóng góp các chủ trương về giá, chính sách, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
50.000đ/cuộc/thành viên.
3. Mức chi cho các thành viên tham gia thẩm định phương án tổng thể và phương án chi tiết: 200.000đ/phương án/thành viên.
4. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định như công tác phí, hội họp, đo đạc, kiểm kê, xác định đất đai, tài sản thiệt hại, chi làm thêm giờ, v.v. thì thực hiện theo chế độ hiện hành.
5. Đối với các khoản chi chưa hoặc không có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì giao cho Chủ tịch Hội đồng bồi thường (Chủ tịch UBND cấp huyện) hoặc Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh (Giám đốc Sở Tài chính) căn cứ vào thực tế lập dự toán và quyết định mức chi cụ thể trên cơ sở đảm bảo cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
6. Đối với tiền lương hoặc phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ tham gia tổ chức thực hiện bồi thường thì được thực hiện theo quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp trong các đơn vị sự nghiệp có thu.
7. Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, nhiên liệu tàu, xe, hậu cần phục vụ, v.v. được tính theo nhu cầu sử dụng thực tế của từng dự án.
8. Trong trường hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thuê văn phòng làm việc, thuê tàu, xe phục vụ công tác, v.v. thì được tính theo giá thuê phổ biến thực tế tại địa phương.
9. Các khoản chi trên phải có danh sách, chữ ký của người nhận thù lao của các thành viên tham gia Hội đồng bồi thường và Hội đồng thẩm định phương án bồi thường (mục 2.2, khoản 2, Phần VII, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2006 của Bộ Tài chính. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã, thành phố khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhiều dự án trên địa bàn, thì được phép điều hòa mức kinh phí được trích giữa các dự án để sử dụng cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với khối lượng công việc thực tế phải thực hiện đối với từng dự án; nhưng phải bảo đảm tổng số kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được giao thực hiện, không vượt quá tổng số kinh phí được trích theo quy định của dự án đó (khoản 2, Điều 48 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; khoản 4, Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính). Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp cùng các địa phương và các ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 31/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 09/2005/QĐ-UB ban hành Quy định thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Kiên Giang ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 31/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 09/2005/QĐ-UB ban hành Quy định thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Kiên Giang ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Thông tư 69/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Quyết định 39/2006/QĐ-UBND ban hành hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại nông thôn và đô thị đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
Quyết định 25/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 25/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra