- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 6Quyết định 3218/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 155/2015/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2473/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 11 tháng 09 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 155/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 243/TTr-SXD ngày 24/8/2015 và Báo cáo thẩm định số 541/BC-SXD ngày 24/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch.
1.1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính của 02 huyện: Buôn Đôn và Ea Súp, với diện tích tự nhiên 317.603 ha (trong đó: huyện Buôn Đôn 141.040 ha; huyện Ea Súp 176.563 ha), chiếm 24,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.2. Ranh giới lập quy hoạch:
- Phía Đông giáp: Huyện Cư M’gar và huyện Ea H'leo;
- Phía Tây giáp: Vương quốc Campuchia;
- Phía Nam giáp: Tỉnh Đắk Nông;
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Gia Lai.
2.1. Có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng.
2.2. Là vùng kinh tế tổng hợp, trong đó có kinh tế cửa khẩu và công nghiệp chế biến.
2.3. Là vùng có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái.
3.1. Dự báo quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa:
Giai đoạn | Tổng dân số (người) | Đô thị (người) | Nông thôn (người) | Tỷ lệ đô thị hóa (%) |
Hiện trạng năm 2014 | 127.000 | 18.000 | 109.000 | 14,00 |
Giai đoạn 2015-2020 | 160.000 | 53.000 | 107.000 | 33,00 |
Giai đoạn 2021-2030 | 198.000 | 92.000 | 106.000 | 46,50 |
3.2. Dự báo lao động, việc làm: Dự báo lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế theo từng giai đoạn như sau:
Hiện trạng năm 2014 (người) | Giai đoạn 2015-2020 (người) | Giai đoạn 2021-2030 (người) |
82.000 | 100.000 | 115.000 |
3.3. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đai:
Giai đoạn | Đất xây dựng đô thị (ha) | Đất xây dựng khu dân cư nông thôn (ha) |
Hiện trạng năm 2014 | 720 | 2.890 |
Giai đoạn 2015-2020 | 2.210 | 2.720 |
Giai đoạn 2021-2030 | 4.050 | 2.570 |
3.4. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:
(chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)
4. Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng biên giới tỉnh.
4.1. Định hướng chung: Là vùng kinh tế tổng hợp kết hợp kinh tế với quốc phòng, bao gồm kinh tế cửa khẩu, kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, chế biến, du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại.
4.2. Các trục không gian phát triển chính của vùng:
a) Liên kết ngoại vùng, gồm: Quốc lộ 14C, Quốc lộ 29, ĐT.697E (TL19A), ĐT.697D (TL17A), ĐT.697B (TL17B).
b) Phát triển khu vực nội vùng:
- Phát triển theo trục động lực Quốc lộ 14C: 07 đồn biên phòng, lấy cửa khẩu Đăk Ruê làm trung tâm.
- Phát triển trục động lực theo ĐT.697 (TL17): Lấy trung tâm là thị trấn huyện lỵ của hai huyện.
- Phát triển trục động lực theo Quốc lộ 29 mới.
- Kết nối hành lang không gian Đông - Tây từ Quốc lộ 14C với trục trung tâm là ĐT.697 (TL17) bằng các trục ĐT.696D (TL16A), ĐT.696B (TL16B), ĐT.696C (TL16C) và đường huyện lộ (ĐH 03.6).
c) Phân vùng phát triển kinh tế:
* Huyện Buôn Đôn:
- Vùng kinh tế động lực, gồm:
+ Trung tâm huyện lỵ Buôn Đôn là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, điểm kết nối tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh và các tuyến du lịch quốc gia;
+ Ea Bar là đô thị dịch vụ - thương mại.
- Vùng kinh tế du lịch Tây Bắc: Ea Wer, Ea Huar, Vườn Quốc gia Yốk Đôn, Krông Na.
- Vùng kinh tế nông nghiệp Đông Nam: Tân Hòa, Ea Nuôi, Cuôr Knia.
* Huyện Ea Súp:
- Vùng kinh tế động lực: Thị trấn Ea Súp là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
- Vùng kinh tế nông lâm nghiệp:
+ Phía Bắc: Ea Lê, Cư Kbang, Ea Rốk, Ia JLơi;
+ Phía Tây Bắc: Ea Bung, Ya Tờ Mốt, Ia R’vê, Ia Lốp.
- Vùng kinh tế cửa khẩu: Cửa khẩu Đắk Ruê.
5. Tổ chức quy hoạch hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn.
5.1. Hệ thống đô thị vùng biên giới tỉnh đến năm 2020: Có 02 đô thị loại V, gồm: Trung tâm huyện lỵ Buôn Đôn và thị trấn Ea Súp.
5.2. Hệ thống đô thị vùng biên giới tỉnh đến năm 2030: Có 06 đô thị loại V, gồm:
- Huyện Buôn Đôn: Trung tâm huyện lỵ Buôn Đôn, Ea Bar, Krông Na;
- Huyện Ea Súp: Thị trấn Ea Súp, Ea Rốk, Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê.
5.3. Hệ thống phát triển các điểm dân cư nông thôn:
a) Tổ chức mạng lưới điểm dân cư nông thôn: Mô hình tổ chức không gian hệ thống khu dân cư nông thôn mới, gồm:
- Trung tâm cụm xã (03 mô hình chính): Trung tâm cụm xã vùng cây công nghiệp, lâm nghiệp; trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ sinh thái; hành lang biên giới cửa khẩu; chăn nuôi đại gia súc;
- Trung tâm xã (04 mô hình): Trung tâm xã vùng cây công nghiệp, lâm nghiệp; trung tâm xã vùng canh tác hỗn hợp; trung tâm du lịch thương mại dịch vụ; trung tâm gắn với đồn biên phòng;
- Điểm dân cư nông thôn (07 mô hình): Điểm dân cư với mô hình gắn với sản xuất; điểm dân cư thuần tuý; điểm dân cư các dân tộc; điểm dân cư gắn với biên giới; điểm dân cư du lịch dịch vụ; điểm dân cư gắn với trục giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; điểm tái định cư thủy điện.
b) Xây dựng hệ thống điểm dân cư nông thôn:
- Hoàn thiện nâng cấp 06 cụm kinh tế xã hội, gồm: Tân Hòa, Krông Na, Ya Tờ Mốt, Ia JLơi, Ia R’vê, Ea Rốk.
- Củng cố hoàn thiện xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo 07 mô hình: Giai đoạn 2015-2020 là 225 điểm dân cư; giai đoạn 2021-2030 là 250 điểm dân cư;
- Tiếp tục củng cố và xây dựng phát triển kinh tế theo 04 mô hình: Mô hình các dự án Bộ Quốc phòng; mô hình dự án “Làng Thanh niên lập nghiệp”; mô hình dân cư bản địa hiện có; mô hình kinh tế kết hợp với quốc phòng;
- Bố trí dân cư vùng biên giới: Dự án quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định dân cư xã biên giới, gồm: Xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), Ea Bung và Ia R’vê (huyện Ea Súp); củng cố hoàn thiện mô hình điểm dân cư: Mô hình dân cư kết hợp với quốc phòng và “Làng Thanh niên lập nghiệp”.
c) Tổ chức các đơn vị hành chính:
- Giai đoạn 2015-2020: Toàn vùng biên giới tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó: Huyện Buôn Đôn có 07 xã, gồm: Krông Na, Ea Huar, Ea Wer, Tân Hòa, Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Nuôi và 01 đô thị loại V là trung tâm huyện lỵ Buôn Đôn; huyện Ea Súp có 09 xã, gồm: Ia Lốp, Ia JLơi, Ea Rốk, Ya Tờ Mốt, Ia R’vê, Ea Lê, Cư Kbang, Ea Bung, Cư M’Lan và 01 đô thị loại V là thị trấn Ea Súp;
- Giai đoạn 2021-2030: Toàn vùng biên giới tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó; Huyện Buôn Đôn có 08 xã, gồm: Ea Huar, Ea Wer, Tân Hòa, Cuôr Knia, Ea Nuôi, Krông Na mới, Ea Bar mới, Ea Mdhar (tách từ phía Bắc xã Ea Nuôl) và 03 đô thị loại V, gồm: Buôn Đôn, Ea Bar, Krông Na; huyện Ea Súp có 13 xã, gồm: Ia Lốp, Ia JLơi, Ya Tờ Mốt, Ia R’vê, Ea Lê, Cư Kbang, Ea Bung, Cư M’Lan, Ea Rốk mới, Đoàn Kết (tách từ xã Ia R’vê), Ea H’leo (tách từ xã Ia Lốp), Đắk Ruê (tách từ xã Ea Bung), Ea Mơ (tách từ xã Ia Jlơi) và 03 đô thị loại V, gồm: Ea Súp, Ea Rốk, Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê.
5.4. Hệ thống hạ tầng xã hội:
- Về giáo dục và y tế:
+ Giai đoạn 2015-2020: Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị bệnh viện đa khoa huyện đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn;
+ Giai đoạn 2021-2030: Đầu tư xây dựng trường học các cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển các đơn vị hành chính;
+ Đầu tư xây dựng các trạm y tế xã đạt Bộ tiêu chuẩn quốc gia về y tế.
- Về văn hóa thông tin - thể dục thể thao: Tiến hành nâng cấp sân vận động và xây dựng nhà thi đấu đa năng tại trung tâm huyện; quy hoạch xây dựng các khu thể dục thể thao để đáp ứng nhu cầu phát triển các đơn vị hành chính.
6. Định hướng phát triển kinh tế kết hợp củng cố an ninh quốc phòng.
6.1. Chủ trương phát triển: Triển khai các dự án đầu tư góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng và xây dựng phòng thủ vững chắc; thực hiện các dự án quân dân y kết hợp, hỗ trợ và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
6.2. Xây dựng mô hình kinh tế: Tiếp tục tạo điều kiện và phát triển 04 mô hình phát triển kinh tế đặc thù, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình “Làng Thanh niên lập nghiệp”; nghiên cứu thêm nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi; đầu tư xây dựng cửa khẩu biên giới, kết hợp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện giao thương hàng hóa, phát triển mậu dịch biên giới.
6.3. Xây dựng hạ tầng xã hội:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội trong các mô hình đặc thù phát triển kinh tế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là trường học, trạm y tế và khu thể dục thể thao;
- Ưu tiên các dự án hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới để đáp ứng cung cầu của khách du lịch cũng như người dân địa phương;
- Hoàn thành các công trình văn hóa, y tế mang tính chất quốc phòng: Trạm y tế quân dân y, nhà văn hóa quân dân.
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
7.1. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật: San lấp cục bộ cho từng công trình, từng khu vực, đảm bảo cân bằng đào đắp; hệ thống thoát nước mưa phải đảm bảo thoát nước trên toàn lưu vực trong đô thị. Mạng lưới kết cấu của hệ thống thoát nước mưa phải được nghiên cứu phù hợp với địa hình và quy hoạch san đắp nền.
7.2. Định hướng phát triển giao thông:
a) Giao thông đối ngoại: Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: Quốc lộ 14C, Quốc lộ 29.
b) Giao thông nội vùng:
- Tỉnh lộ: Cải tạo, nâng cấp và kéo dài 02 Tỉnh lộ; cải tạo, nâng cấp 05
Huyện lộ thành Tỉnh lộ và xây dựng mới 01 Tỉnh lộ, với quy mô đạt tối thiểu cấp III;
- Huyện lộ: Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030, với quy mô đạt tối thiểu cấp IV;
- Các tuyến đường đô thị: Quy hoạch hệ thống đường đô thị theo các đồ án quy hoạch được duyệt;
- Đường nông thôn và đường chuyên dùng quy hoạch đến năm 2030: Đường xã, thôn, buôn, với quy mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A; đường chuyên dùng nông lâm nghiệp, với quy mô đạt tối thiểu cấp V.
c) Quy hoạch các tuyến đường hành lang biên giới và đường tuần tra: Thực hiện theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 08/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới và Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và các giai đoạn tiếp theo.
d) Quy hoạch giao thông tĩnh:
- Huyện Buôn Đôn: Quy hoạch 1 bến xe khách, 1 bến xe bus, 1 bãi đỗ xe tải;
- Huyện Ea Súp: Quy hoạch 2 bến xe khách, 1 bến xe bus, 1 bãi đỗ xe tải.
đ) Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa: Quy hoạch bến du lịch lòng hồ: Hồ môi trường Vườn quốc gia Yốk Đôn, hồ Đắk Minh (huyện Buôn Đôn), hồ Trung chuyển, hồ Ea Súp thượng và hồ Ea Súp hạ (huyện Ea Súp); quy hoạch hệ thống bến cát, bến đò: Bến Ea Huar (huyện Buôn Đôn).
7.3. Định hướng cấp điện: Xây dựng trạm 110/22kV Buôn Đôn công suất 2x25MVA, trạm 110/22kV Ea Súp công suất 2x25MVA.
7.4. Định hướng cấp nước:
a) Tỷ lệ cấp nước:
- Đối với đô thị loại V và các đô thị dự kiến phát triển: Giai đoạn 2015-2020, có 70% dân số được cấp nước sạch; giai đoạn 2021-2030, có 100% dân số được cấp nước sạch;
- Đối với các điểm dân cư nông thôn: Giai đoạn 2015-2020, có 80% dân số được dùng nước hợp vệ sinh; giai đoạn 2021-2030, có 90% dân số được dùng nước hợp vệ sinh.
b) Nguồn nước:
- Nguồn nước mặt: Các công trình cấp nước trên địa bàn 02 huyện: Buôn Đôn và Ea súp, chủ yếu khai thác nguồn nước mặt từ hệ thống sông, suối, các hồ thủy lợi;
- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu khai thác các công trình cấp nước tập trung khu vực huyện Buôn Đôn và các công trình cấp nước gia đình (giếng khoan, giếng khơi) trong toàn vùng biên giới.
7.5. Định hướng thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a) Thoát nước thải:
- Đô thị thuộc huyện: Giai đoạn 2015-2020, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng và riêng; giai đoạn 2021-2030, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước riêng; mỗi huyện đều có nhà máy xử lý nước thải riêng tại các đô thị và toàn bộ nước thải tập trung về nhà máy làm sạch để xử lý; các khu, cụm công nghiệp tập trung xây dựng hệ thống nước thải và trạm làm sạch riêng;
- Các điểm dân cư nông thôn: Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước chung;
- Khu công nghiệp: Đầu tư xây dựng các trạm làm sạch riêng theo từng dự án.
b) Quản lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn khu vực đô thị: Được thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý chất thải tập trung, chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh;
- Chất thải rắn khu vực nông thôn: Giai đoạn 2015-2020, xử lý tại từng hộ gia đình theo mô hình chôn lấp kết hợp ủ phân; giai đoạn 2021-2030, tập trung thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý chất thải tập trung;
- Chất thải rắn khu, cụm công nghiệp: Thực hiện quy chế kiểm soát chất thải và tự thu gom chất thải rắn trong khuôn viên nhà máy của mình và được thu gom, vận chuyển đến bãi xử lý chất thải tập trung;
- Chất thải rắn bệnh viện: Chất thải rắn y tế được vận chuyển đến lò đốt tập trung cho hệ thống bệnh viện.
c) Nghĩa trang: Xây dựng theo quy định pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
8. Định hướng về bảo vệ môi trường
- Bảo vệ rừng: Tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia Yốk Đôn;
- Công nghiệp thủy điện: Các dự án phát triển thủy điện trên hệ thống sông Sêrêpốk đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro môi trường và các tác động về xã hội, hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;
- Bảo vệ tài nguyên nước: Xây dựng, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi (chủ yếu là các hồ chứa nước) để tích nước; khôi phục và phát triển các diện tích rừng, thảm thực vật... để bảo vệ bề mặt phủ của đất;
- Bảo vệ môi trường khu vực đô thị, các cơ sở công nghiệp và trung tâm du lịch: Ưu tiên xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn);
- Bảo vệ môi trường khu vực phát triển đô thị - nông thôn: Thiết lập các vành đai cây xanh trong đô thị và trong cụm công nghiệp. Tăng cường trồng cây xanh hai bên đường, dải phân cách; ưu tiên các loại hình công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường: chế biến nông lâm sản xuất khẩu..., khuyến khích sử dụng vật liệu không nung, sử dụng các năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời; thu gom nguồn nước thải, rác thải, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh;
- Giảm thiểu rủi ro, thiên tai và sự cố môi trường: Quản lý và phát triển trồng rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, cải tạo đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng.
- Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo số lượng, chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, vận động toàn dân chung sức xây dựng, phát triển kinh tế, ổn định xã hội;
- Củng cố hoàn thiện cơ sở vật chất cho các đồn Biên phòng: Hoàn thiện hạ tầng đã và đang xây dựng các lô cốt, hầm hào, công sự, thao trường huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và hệ thống hầm chỉ huy quân sự dã chiến, các đường chiến lược mang tính lưỡng dụng;
- Các khu vực phòng thủ: Xây dựng cụm phòng thủ trên cơ sở phát triển dân cư, cơ sở an ninh, quốc phòng, xây dựng các công trình chiến đấu, hệ thống đài quan sát phòng không. Mỗi đồn Biên phòng có một căn cứ chiến đấu phía sau của đồn, gồm: hệ thống công sự chiến đấu, kho tàng...;
- Tăng cường quản lý bảo vệ khu vực vành đai biên giới, vùng cấm và cột mốc biên giới. Điều chỉnh, xây dựng hệ thống biển báo theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
(chi tiết có Phụ lục số 02 kèm theo)
11. Dự báo nguồn vốn thực hiện.
Nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn tín dụng phát triển của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước khoảng 60%; vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư đầu tư khoảng 30%; vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác khoảng 10%.
12. Tổ chức thực hiện theo cơ chế quản lý phát triển vùng.
- Các cơ chế ưu đãi khuyến khích: Phát huy nội lực, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội;
- Về quản lý nhà nước: Lồng ghép các quy hoạch phát triển ngành, thống nhất trong tổng thể không gian để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và đất đai. Quản lý phát triển đô thị và nông thôn theo phân cấp để lựa chọn đầu tư, đặc biệt đối với các khu đặc thù hoặc có quy mô lớn;
- Lập kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch vùng, gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Các hoạt động đầu tư cần có sự thống nhất, tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng;
- Lập quy chế quản lý vùng để quản lý phát triển, trong đó xác lập những yêu cầu về quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật nhằm quản lý quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn và các dự án đầu tư xây dựng.
13. Các giải pháp thực hiện chủ yếu.
- Tổ chức triển khai các chương trình trọng điểm, gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; chương trình đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê; chương trình đầu tư xây dựng các trung tâm cụm xã; xây dựng hạ tầng các khu tái định cư; chương trình sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới; chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, trước mắt ưu tiên lập quy hoạch 02 đô thị, trung tâm huyện: Ea Súp, Buôn Đôn;
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới tỉnh: Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản, trang trại chăn nuôi đại gia súc…; thực hiện tốt tín dụng ưu đãi để trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến;
- Các huyện chủ động kiểm soát phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ, kiểm soát việc hình thành và phát triển các khu đô thị, cụm công nghiệp, du lịch dịch vụ... đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã lập; chính sách kiểm soát đất đai, kiểm soát đầu tư xây dựng; chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực đặc thù, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội;
- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA cho các công trình trọng điểm; huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm;
- Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc; xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn kết với đô thị trung tâm huyện: Ea Súp, Buôn Đôn, các vùng lân cận và cả tỉnh.
14. Thành phần hồ sơ và chi phí lập quy hoạch xây dựng.
14.1. Thành phần hồ sơ quy hoạch:
stt | Tên bản vẽ - hồ sơ | Ký hiệu | Tỷ lệ |
I | Phần bản vẽ | ||
1 | Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng | KT-01 | 1/250.000 |
2 | Sơ đồ hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất | KT-02 | 1/50.000 |
3 | Sơ đồ hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng | KTh-03 | 1/50.000 |
4 | Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông | KTh-04 | 1/50.000 |
5 | Sơ đồ hiện trạng cấp điện | KTh-05 | 1/50.000 |
6 | Sơ đồ hiện trạng cấp nước | KTh-06 | 1/50.000 |
7 | Sơ đồ hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang | KTh-07 | 1/50.000 |
8 | Sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường | KTh-08 | 1/50.000 |
9 | Sơ đồ hiện trạng thông tin liên lạc | KTh-09 | 1/50.000 |
10 | Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng | KT-10 | 1/50.000 |
11 | Sơ đồ định hướng hành chính | KT-11 | 1/50.000 |
12 | Sơ đồ phân vùng không gian | KT-12 | 1/50.000 |
13 | Sơ đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật | KTh-13 | 1/50.000 |
14 | Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông | KTh-14 | 1/50.000 |
15 | Sơ đồ định hướng cấp điện | KTh-15 | 1/50.000 |
16 | Sơ đồ định hướng cấp nước | KTh-16 | 1/50.000 |
17 | Sơ đồ định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang | KTh-17 | 1/50.000 |
18 | Sơ đồ đánh giá môi trường chiến lược | KTh-18 | 1/50.000 |
19 | Sơ đồ định hướng thông tin liên lạc | KTh-19 | 1/50.000 |
II | Phần văn bản | ||
1 | Thuyết minh tổng hợp | A4 | |
2 | Bản vẽ thu nhỏ A3 (trong thuyết minh tổng hợp) | A3 | |
3 | Dự thảo Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng | A4 | |
III | Đĩa CD Rom (chứa tất cả các dữ liệu trên) |
14.2. Chi phí lập quy hoạch:
Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt, Sở Xây dựng Đắk Lắk có trách nhiệm lập biên bản nghiệm thu khối lượng công việc thực tế đã thực hiện, đối chiếu chi phí dự toán lập quy hoạch được duyệt để thống nhất chi phí quyết toán theo trình tự, quy định hiện hành.
1. Sở Xây dựng.
- Tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Xây dựng dự thảo Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện Buôn Đôn, Ea Súp.
- Nghiên cứu để gắn kết các chương trình, dự án đầu tư xây dựng phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh được duyệt;
- Kiện toàn bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng tại địa phương có đủ năng lực để giúp chính quyền tổ chức lập và quản lý quy hoạch xây dựng đúng quy định;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng được duyệt; xây dựng kế hoạch đầu tư và bố trí vốn cho các dự án thuộc danh mục ưu tiên đầu tư theo quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở chiến lược Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh được duyệt.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện Buôn Đôn, Ea Súp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
stt | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu | Hiện trạng năm 2014 (ha) | Giai đoạn 2015-2020 (ha) | Giai đoạn 2021-2030 (ha) | ||
I | Chỉ tiêu sử dụng đất chủ yếu | 3.606,00 | 4.931,00 | 6.620,00 | ||||
1 | Đất xây dựng đô thị | 717,00 | 2.213,00 | 4.050,00 | ||||
1.1 | Đất dân dụng | 315,00 | 981,00 | 1.845,00 | ||||
1.1.1 | Đất ở | m2/người | 38 ÷ 46 | 76,00 | 228,00 | 425,00 | ||
1.1.2 | Đất công trình công cộng | 4 ÷ 6 | 9,00 | 32,00 | 55,00 | |||
1.1.3 | Đất cây xanh đô thị | 7 ÷ 10 | 15,00 | 48,00 | 92,00 | |||
1.1.4 | Đất giao thông đô thị | 20 ÷ 24 | 40,00 | 119,00 | 221,00 | |||
1.1.5 | Đất khác trong đô thị | 81 ÷ 114 | 175,00 | 554,00 | 1.052,00 | |||
1.2 | Đất ngoài dân dụng | 402,00 | 1.232,00 | 2.205,00 | ||||
1.2.1 | Đất xây dựng công nghiệp | m2/người | 125 ÷ 135 | 234,00 | 694,00 | 1.246,00 | ||
1.2.2 | Đất giao thông đối ngoại | 28 ÷ 32 | 54,00 | 164,00 | 295,00 | |||
1.2.3 | Đất chuyên dùng khác | 55 ÷ 72 | 114,00 | 374,00 | 664,00 | |||
2 | Đất xây dựng khu dân cư nông thôn | 2.889,00 | 2.718,00 | 2.570,00 | ||||
2.1 | Đất nhà ở | m2/người | 70 ÷ 80 | 872,00 | 835,00 | 795,00 | ||
2.2 | Đất công trình công cộng | 6 ÷ 8 | 87,00 | 80,00 | 74,00 | |||
2.3 | Đất cây xanh | 3 ÷ 4 | 44,00 | 43,00 | 37,00 | |||
2.4 | Đất giao thông | 6 ÷ 8 | 87,00 | 80,00 | 74,00 | |||
2.5 | Đất xây dựng công trình sản xuất, phục vụ sản xuất | m2/ha canh tác | 140 ÷ 160 | 1.799,00 | 1.680,00 | 1.590,00 | ||
11 | Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật | |||||||
1 | Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt | lít/người-ngđ | 80÷ 100 | |||||
2 | Chỉ tiêu về cấp điện sinh hoạt | KWh/người-ngđ | 400 ÷ 1.000 | |||||
3 | Chỉ tiêu về thu gom rác thải | Kg/người-ngđ | 0,8 | |||||
4 | Chỉ tiêu về thu gom và xử lý nước bẩn | % | ≥ 80 | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư |
1. Các dự án đề nghị chính phủ đầu tư phục vụ kinh tế gắn với quốc phòng |
- Đầu tư hạ tầng có tính chiến lược đột phá. - Nâng cấp Quốc lộ 14C, Quốc lộ 29, Tỉnh lộ 1. - Thực hiện quy hoạch chi tiết cửa khẩu Đắk Ruê. - Các trạm 110kV Buôn Đôn, trạm 110kV Ea Súp. - Hệ thống công trình hạ tầng chỉ huy thời chiến cấp tỉnh, xây dựng cụm phòng thủ gắn với các đồn quốc phòng trong khu vực và vành đai biên giới (dự án do Chính phủ và Bộ Quốc phòng đầu tư). |
2. Các dự án đề nghị các ngành của Trung ương và Bộ Quốc phòng đầu tư |
- Dự án “Làng Thanh niên lập nghiệp”. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. - Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật. - Cải tạo rừng nghèo, chuyển một phần rừng nghèo sang sản xuất cây trồng mới như: keo, mía, lúa... |
3. Các dự án đề nghị Trung ương kết hợp tỉnh đầu tư (bao gồm vốn của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Tỉnh) |
- Nâng cấp các Tỉnh lộ 17A (ĐT 697D), 17B (ĐT 697B), 17C (ĐT 697C), 16A (ĐT 696D), 16B (ĐT 696B), 16C (ĐT 696C) và các đường huyện lộ, các đường liên xã. - Xây dựng và cải tạo 03 bến xe của 02 huyện (sử dụng vốn của tỉnh). - Xây dựng hoàn thiện các cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại, chợ (sử dụng vốn tỉnh). - Quy hoạch điểm dân cư nông thôn mới, đặc biệt phát triển 35 điểm dân cư trọng điểm. - Đường giao thông lưỡng dụng: đường huyện, đường liên thôn, đường xã, đường phục vụ sản xuất, đường nội đồng. - Thực hiện chương trình “nước sạch nông thôn”. - Dự án: Khu du lịch Yốk Đôn, quy mô (1.500 - 2.000)ha. - Hoàn thiện cứng hóa kênh Tây và kênh chính Đông (vốn trung ương). - Dự án xây dựng cánh đồng mẫu (trung ương và tỉnh kết hợp). - Dự án chuyển dân cư lên vùng không bị ngập úng, thiên tai (vốn của tỉnh). - Dự án cải tạo phủ xanh rừng nghèo (trung ương kết hợp tỉnh và Bộ Quốc phòng). |
4. Các dự án ưu tiên đầu tư |
a) Huyện Buôn Đôn: - Xây dựng và cải tạo các tuyến đường liên xã: Ea Nuôl, Ea Bar, Cuôr Knia, Ea Huar, Krông Na, Tân Hòa, Ea Wer, đường cấp IV miền núi, mặt nhựa. - Xây dựng đường trung tâm xã Ea Bar-Cư Suê, đường liên xã Ea Huar-Krông Na, Tân Hòa-Ea Nuôl, đường giao thông nông thôn loại A, láng nhựa. Đường trung tâm cụm xã Krông Na, giao thông nông thôn loại A. - Xây dựng và cải tạo Tỉnh lộ 16B (ĐT 696B): Từ xã Krông Na đi Đồn 743; Tỉnh lộ 16C (ĐT 696C): Từ xã Krông Na đi Đồn 749, đường cấp IV miền núi. - Mở rộng bến xe trung tâm huyện. - Nâng cấp đập thủy lợi Thiên Đường, đập Cây Sung, đập dâng Xà Nược, Ea Né I, Ea Bar II, đập thôn Ea Tul, đập Đắk Huar, đập Hòa Nam I, hồ Chư Sê. - Xây dựng trạm bơm Buôn Trí, trạm bơm N’Wer, xã Ea Wer. - Kiên cố hóa trường tiểu học và trung học cơ sở, trường trung học cơ sở xã Tân Hòa, trường trung học phổ thông xã Ea Bar. - Nâng cấp cải tạo mở rộng các trạm y tế 07 xã và thị trấn. - Nâng cấp bệnh viện đa khoa. - Mở rộng trụ sở làm việc HĐND - UBND. - Phát triển cao su theo quy hoạch tỉnh đến năm 2020: 1.800ha (trong đó: diện tích mở rộng: 1.640ha, diện tích đã thực hiện năm 2013: 160ha). - Chợ trung tâm huyện, chợ nông thôn xã Ea Nuôl, xã Cuôr Knia, chợ biên giới Krông Na. - Trung tâm sinh hoạt văn hóa huyện, nhà văn hóa 07 xã. - Các thị trấn mới. - Các dự án phát triển dịch vụ, du lịch. - Điều chỉnh quy hoạch chung các thị trấn hiện có. |
b) Huyện Ea Súp: - Các dự án về thủy lợi. - Các dự án chuyển đổi đất rừng sản xuất sang sản xuất nông nghiệp, đón nhận dân kinh tế mới tại xã Ya Tờ Mốt, Cư Kbang, Ia R’vê, Ia Lốp, Ia JLơi và Ea Bung. - Các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường. - Đầu tư xây dựng chợ các xã: Ya Tờ Mốt, Cư Kbang, Ia R’vê, Ia Lốp, Ea Bung. - Dự án phòng, chống thiên tai nhầm hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt. - Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng: Điện thôn, buôn giai đoạn II, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, Khu kinh tế cửa khẩu Đăk Ruê, trụ sở xã, cụm xã, trường học kiên cố và tầng hóa, … - Dự án về phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn Ea Súp, Ea Rốk,... và phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. - Dự án phát triển kinh tế trang trại ở các xã, dự án xây dựng vùng lúa chất lượng cao, dự án vùng bông cao sản tại xã Ya Tờ Mốt, Ea Bung. - Dự án nuôi bò sữa 90.000 con. - Phát triển cao su theo quy hoạch tỉnh đến năm 2020: 20.880ha (trong đó: diện tích mở rộng: 19.164ha, diện tích thực hiện năm 2013: 1.716ha). - Dự án về sản xuất lúa giống trên địa bàn xã Ya Tờ Mốt. - Dự án nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. - Các dự án phát triển dịch vụ, du lịch. - Các thị trấn mới. - Điều chỉnh quy hoạch chung các thị trấn hiện có. |
- 1Kế hoạch 6541/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Quyết định 37/2019/QĐ-UBND quy định về thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 2504/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 4Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 7Kế hoạch 6541/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 3218/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Nghị quyết 155/2015/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 11Quyết định 37/2019/QĐ-UBND quy định về thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 12Quyết định 2504/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040
Quyết định 2473/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2473/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực