Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2471/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 26 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thương mại 2005;
Căn cứ Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 41/TTr-SCT ngày 09 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
1. Mục tiêu tổng quát
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9% - 9,5% hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025.
b) Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.
c) Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối trong và ngoài nước.
d) Khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mỗi năm tăng trung bình 8% - 9% trong giai đoạn 2021 - 2025.
đ) Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
e) Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cơ chế, chính sách cho phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ.
h) Phát triển mạnh các sản phẩm tiềm năng, lợi thế từ biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
i) Góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; củng cố an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm
a) Phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo là gắn liền quy mô, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh.
b) Phát triển hài hòa giữa phát triển thương mại khu vực này với các vùng miền khác trên cả nước.
c) Phát triển hài hòa giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
d) Phát triển thương mại gắn với hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất.
đ) Phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Định hướng phát triển
a) Xây dựng mô hình phát triển thương mại theo cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, thị trấn, thị tứ và các loại hình tổ chức thương mại đặc thù của từng địa bàn.
b) Tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
c) Phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất tập trung, chợ dân sinh trên địa bàn xã và trung tâm huyện, chú trọng nâng cấp, cải tạo và xây mới chợ tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
d) Chú trọng phát triển thương mại gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hóa các dân tộc để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
đ) Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại tư nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
e) Hoàn thiện khung pháp lý về phát triển thương mại với những cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
g) Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo gắn liền với bảo vệ an ninh quốc phòng, biên giới quốc gia.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi thực hiện
Tỉnh Khánh Hòa có 05 huyện, thị xã, thành phố thuộc danh mục ưu tiên thực hiện theo Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Thành phố Cam Ranh, huyện Khánh Vĩnh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh và huyện đảo Trường Sa.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025.
2. Đối tượng
a) Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện.
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.
1. Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế
- Xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Xây dựng mô hình điểm bán các mặt hàng đặc sản, đặc trưng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Xây dựng và tổ chức mô hình phân phối chủ lực kết nối cung và cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển phân phối vừa và nhỏ phù hợp thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2. Các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương
- Tổ chức các hoạt động phân phối hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Đẩy mạnh xuất khẩu và khuyến khích tham gia vững chắc vào tiến trình hội nhập đối với hàng hóa lợi thế được sản xuất khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất những mặt hàng tiềm năng, lợi thế khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Nghiên cứu phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng đối với hàng hóa được sản xuất khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tiếp cận, trao đổi, thỏa thuận, hợp tác với hệ thống phân phối hàng hóa cả nước để xây dựng một quy trình ổn định cung cấp hàng hóa từ vùng sản xuất đến các cơ sở bán buôn và bán lẻ.
- Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các quy trình để thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng được sản xuất khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cả trong và ngoài nước.
3. Phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực gắn với hoạt động du lịch biển đảo
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng kế hoạch, cơ chế đặc thù phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biển đảo; xây dựng mô hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ gắn với hoạt động du lịch biển đảo; xây dựng và phát triển cơ chế hạ tầng thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển đảo.
- Xây dựng các chương trình, hoạt động du lịch gắn với mua sắm, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, đặc sản, đặc thù của địa phương vùng biển đảo.
- Xây dựng mối liên kết giữa các địa phương có thế mạnh về sản phẩm đặc trưng và tiềm năng du lịch, tạo thành chuỗi du lịch biển để khai thác lợi thế chung.
- Khuyến khích và thu hút thương nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, đầu tư phát triển hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ gắn với hoạt động du lịch biển đảo.
4. Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn
- Nghiên cứu, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp là người dân địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Thúc đẩy liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Khuyến khích các thương nhân, doanh nghiệp lớn liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
5. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Xây dựng và phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử phục vụ phát triển thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Nghiên cứu phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
6. Phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, doanh nghiệp, thương nhân làm công tác phát triển thương mại
- Tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo... để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý và phát triển thương mại cho cán bộ, công chức, thương nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh ... tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
7. Thông tin tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
- Nghiên cứu, xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bản tin ... về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Xây dựng và tổ chức các chương trình, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sản vật miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Duy trì chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên cổng thông tin điện tử hiện có.
1. Nguồn kinh phí
- Bố trí ngân sách địa phương thực hiện lồng ghép với các chương trình, đề án khác trên địa bàn, nguồn huy động xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nguồn ngân sách nhà nước hàng năm phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
2. Nguyên tắc quản lý
- Kinh phí thực hiện được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện có trách nhiệm:
- Hàng năm lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch của ngành Công Thương để huy động tối đa nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương việc triển khai thực hiện Chương trình theo yêu cầu.
Căn cứ dự toán do các đơn vị lập cùng thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, bố trí nguồn vốn sự nghiệp thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác phù hợp với khả năng cân đối, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và trình HĐND theo quy định.
- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công để thực hiện phù hợp với các quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương cho các hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả của Kế hoạch.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt các chính sách để phát triển sản xuất tại các vùng nông, lâm, thủy sản có thế mạnh nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm cho các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan liên quan đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường hoạt động kết nối các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với các doanh nghiệp phân phối trên thị trường.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, cân đối và phân bổ quỹ đất phù hợp với nhu cầu phát triển hạ tầng thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa bàn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Phối hợp lồng ghép các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các nội dung chương trình để triển khai thực hiện.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.
- Bố trí ngân sách địa phương và huy động nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện các nội dung Kế hoạch.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung của kế hoạch với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.
- Tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan:
- Triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trên. Báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch gửi về Sở Công Thương định kỳ (06 tháng, hàng năm) để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 4382/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
- 2Kế hoạch 400/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 575/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1162/QĐ-TTg Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Kế hoạch 4828/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Kế hoạch 6217/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Quyết định 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 4382/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
- 6Luật Đầu tư công 2019
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 1162/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 400/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 575/KH-UBND năm 2021 triển khai Quyết định 1162/QĐ-TTg Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 12Kế hoạch 4828/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 13Kế hoạch 6217/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Quyết định 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 2471/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 2471/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Hữu Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra