Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2459/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 05 tháng 8 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐƯỜNG GOM, CÁC ĐIỂM ĐẤU NỐI VÀO QUỐC LỘ 1A, 14B, 14D, 14E VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Công văn số 526/BGTVT-KCHT ngày 26/01/2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc thoả thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào QL1A, QL14B, QL14D, QL14E và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 89/TTr-XD ngày 29 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đường gom, các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2020, với các nội dung như sau:
1. Các điểm đấu nối đường ngang vào Quốc lộ:
a) Tổng số điểm đấu nối đường ngang vào quốc lộ (đối với các khu vực ngoài phạm vi đô thị) là 200 vị trí, trong đó: điểm đấu nối đã có là 191 vị trí và điểm đấu nối mới là 09 vị trí. Cụ thể như sau:
+ Trên QL1A là 54 vị trí;
+ Trên QL14B là 20 vị trí;
+ Trên QL14D là 13 vị trí;
+ Trên QL14E là 50 vị trí;
+ Đường Hồ Chí Minh là 63 vị trí.
(Chi tiết vị trí các điểm đấu nối theo các bảng 1, 2, 3, 4, 5 của Phụ lục 1 và các bản đồ kèm theo)
Trong đó, số điểm đấu nối bất khả kháng so với quy định về khoảng cách là 05 điểm đã có từ trước.
b) Quy mô, hình thức nút giao:
- Các nút giao thông hiện trạng được tổ chức giao thông theo hình thức nút giao đồng mức.
- Các nút giao thông xây dựng mới :
+ Tại tại các vị trí cần thiết có thể xây dựng nút giao thông khác mức.
+ Thiết kế và xây dựng theo đúng quy định tại Tiêu chuẩn TCVN4054:2005 và phải tiến hành xây dựng đường gom (cần thiết) tại các khu vực lân cận để phương tiện trên các đường ngang (không có trong quy hoạch) qua nút giao thông xây dựng mới trước khi tham gia giao thông trên quốc lộ.
c) Lộ trình thực hiện:
- Từ 2010 đến 2015 : Từng bước xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhằm xoá bỏ các đường ngang không có trong quy hoạch. Lộ trình xoá bỏ đường ngang không có trong quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Từ 2015 đến 2020: Thực hiện quản lý hệ thống đường gom, các điểm đấu nối vào quốc lộ theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
- Việc kết nối hệ thống giao thông nội bộ trong các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và các đường ngang khác vào quốc lộ phải thông qua các nút giao thông hoặc điểm đấu nối tại các vị trí quy hoạch được duyệt (vị trí theo các Bảng 1, 2, 3, 4, 5 của Phụ lục 1 kèm theo).
2. Đấu nối đường dẫn từ cửa hàng xăng dầu vào QL1A, QL14B, QL14D, QL14E và đường Hồ Chí Minh:
- Đối với các cửa hàng xăng dầu hiện trạng: Tổng số nút giao và điểm đấu nối được thỏa thuận là 17 vị trí (chi tiết theo các Bảng 6, 7, 8, 9 của Phụ lục 1 kèm theo). Trong đó:
+ Trên QL 1A là 07 vị trí;
+ Trên QL14B là 02 vị trí;
+ Trên QL14E là 03 vị trí;
+ Trên đường Hồ Chí Minh 05 vị trí.
- Đối với các cửa hàng xăng dầu quy hoạch mới chưa được Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận tại văn bản số 2241/BGTVT-VT ngày 24/4/2006 của Bộ Giao thông vận tải, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 cửa hàng xăng dầu theo đúng quy định.
3. Hệ thống đường gom
a) Đường gom nằm ngoài hàng lang giao thông và được đấu nối vào quốc lộ theo quy hoạch các điểm đấu nối được phê duyệt.
- Đối với các tuyến đường gom nằm ngoài khu vực quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt: Mặt cắt đường tối thiểu là 8m, trong đó mặt đường có bề rộng đủ để bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô.
- Đối với các tuyến đường gom qua các khu vực quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt: Mặt cắt tuân thủ quy hoạch được duyệt.
b) Chiều dài tuyến và phương án tuyến đường gom: Chi tiết theo phụ lục 2 kèm theo.
c) Lộ trình thực hiện:
- UBND các huyện tổ chức thực hiện trên cơ sở quy hoạch được duyệt theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Nguồn vốn đầu tư: từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Đối với khu vực có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình trước khi Nhà nước xây dựng hệ thống đường gom, Chủ đầu tư công trình tự tổ chức xây dựng tuyến đường gom trước dự án nằm ngoài hành lang giao thông theo thiết kế được duyệt (đối với khu vực quy hoạch có tổ chức hệ thống đường gom) và tổ chức đấu nối vào quốc lộ theo quy hoạch và khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với doanh nghiệp:
Trường hợp địa điểm kinh doanh xăng dầu hoặc các công trình xây dựng khi có nhu cầu đặc biệt, bức thiết cần điều chỉnh, bổ sung điểm đấu nối với quốc lộ trên địa bàn tỉnh (so với thoả thuận của Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 2241/BGTVT-VT ngày 24/4/2006) thì lập thủ tục gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, thỏa thuận để điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định.
2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố có quốc lộ đi qua thực hiện việc công bố quy hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, thỏa thuận vị trí đấu nối với quốc lộ khi có nhu cầu bức thiết cần phải điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định.
3. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì phối hợp với ngành và địa phương liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có nhu cầu xây dựng đường gom và đấu nối vào các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận theo đúng quy định và cấp Giấy phép thi công đối với các điểm đấu nối vào quốc lộ được uỷ thác;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải và đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với Khu Quản lý đường bộ V, Ban Thanh tra đường bộ 3 thuộc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vi phạm về đấu nối công trình vào đường quốc lộ theo đúng quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ quy hoạch hệ thống đường gom và các điểm đấu nối vào quốc lộ qua địa bàn tỉnh được phê duyệt, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập đầy đủ các thủ tục về đất đai trước khi xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng cửa hàng xăng dầu phù hợp với quy hoạch hệ thống đường gom, điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt và quy định hiện hành.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các huyện, thành phố liên quan phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ.
7. UBND các huyện, thành phố có liên quan:
- Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang đường bộ theo quy định pháp luật, phối hợp với các ngành liên quan trong việc giao, cho thuê đất, cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng theo đúng quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý đường bộ và các cơ quan liên quan thực hiện bảo vệ hành lang an toàn và kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Triển khai công bố quy hoạch được duyệt (trong thời hạn một tháng kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt) và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng; Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Đại Lộc và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Các quy hoạch xây dựng khác được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt không thuộc phạm vi điều chỉnh của quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Nghị quyết số 23/2002/NQ-HĐ về định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ giai đoạn 2001 - 2010 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 3Quyết định 149/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2400/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 4567/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch đường gom, tuyến đường địa phương đấu nối vào quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 2036/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Đường gom và các điểm đấu nối đường giao thông công cộng vào các Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- 1Nghị quyết số 23/2002/NQ-HĐ về định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ giai đoạn 2001 - 2010 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 2241/BGTVT-VT về việc thủ tục thỏa thuận giữa Bộ giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Quy hoạch vị trí điểm dừng, đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định đối với hệ thống đường bộ và Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 8Quyết định 149/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống đường bộ và đường thủy tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 2400/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 4567/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch đường gom, tuyến đường địa phương đấu nối vào quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 2036/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Đường gom và các điểm đấu nối đường giao thông công cộng vào các Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
Quyết định 2459/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đường gom, các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2020
- Số hiệu: 2459/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Đinh Văn Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra