Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2445/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 26 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch phát triển điện lực;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1430/TTr-SCT ngày 30/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Phước giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Có đề cương kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc đơn vị tư vấn triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- CT, PCTUBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, P: KTTH, KTN;
- Lưu: VT, (Quế-12.9).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

ĐỀ CƯƠNG

NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)

I. Nhiệm vụ lập quy hoạch:

1. Thu thập số liệu:

- Thu thập tài liệu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu công suất và điện lượng của tỉnh.

- Thu thập các bản đồ địa hình của tỉnh, các tài liệu về các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất,...

- Thu thập dữ liệu đo bức xạ mặt trời, số giờ nắng trong năm của các trạm khí tượng hoặc các trạm đo khác trong khu vực (nếu có).

2. Đánh giá tiềm năng điện mặt trời lý thuyết:

- Phân tích đánh giá một số nguồn dữ liệu về bức xạ mặt trời để đề xuất nguồn dữ liệu sử dụng trong đề án lập quy hoạch. Một số nguồn dữ liệu từ các tổ chức có uy tín được phân tích bao gồm: dữ liệu từ NASA, dữ liệu từ NREL, dữ liệu của Bộ Công Thương và dữ liệu từ Meteonorm. Lựa chọn nguồn dữ liệu để lập quy hoạch.

- Thống kê diện tích các khu vực theo đơn vị hành chính có tiềm năng điện mặt trời lý thuyết.

3. Xác định tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật:

- Đề xuất các vùng loại trừ: xét khu vực rất có tiềm năng điện mặt trời lý thuyết nhưng địa hình phức tạp, hiểm trở, khoảng cách đến điểm đấu nối vào lưới điện khu vực lớn hoặc khu vực đất được quy hoạch sử dụng cho các mục đính quan trọng khác sẽ không được xem xét để xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Các vùng loại trừ được đề xuất bao gồm: đất rừng, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đất ở, đất an ninh quốc phòng, đất giao thông, đất nghĩa trang, tôn giáo, đất khu bảo tồn, đất trong hành lang an toàn các đường dây điện, đất chưa sử dụng và đất nằm trong các quy hoạch ngành khác.

- Căn cứ vào tài liệu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và các quy hoạch phát triển ngành như: quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển điện lực, các tiêu chí vùng loại trừ... tiến hành xây dựng bản đồ vùng loại trừ. Các khu vực ngoài phạm vi vùng loại trừ sẽ được nghiên cứu, xem xét xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

- Từ các khu vực có khả năng xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Đề án tiến hành phân tích đánh giá khả năng đấu nối lưới điện khu vực; xác định khu vực có thể bị che chắn bởi các công trình xây dựng cao tầng xung quanh; che chắn bởi núi, đồi; Đề án ưu tiên sử dụng đất sa mạc, đất hoang hóa, diện tích mặt nước của các hồ thủy lợi, thủy điện. Từ đó xây dựng được bản đồ tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật.

- Thống kê diện tích, xác định quy mô công suất và tính toán điện lượng các khu vực theo đơn vị hành chính với công nghệ hiện tại. Các phần mềm sử dụng: Mapinfo, PVsyst.

4. Xây dựng khu vực phát triển điện mặt trời:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá để xếp hạng dự án.

- Phân tích từng tiêu chí, tính toán điểm số và trọng số cho từng dự án để xếp hạng dự án.

- Phân tích nhu cầu công suất của tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, quy hoạch hiệu chỉnh phát triển điện lực quốc gia để xác định lượng công suất điện mặt trời đưa vào hệ thống một cách hợp lý, tránh làm thay đổi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (hiệu chỉnh).

- Xác định quy mô công suất, địa điểm, thời gian xây dựng các nhà máy điện mặt trời đến năm 2030. Lập bảng thống kê nhà máy, địa điểm, diện tích xây dựng, quy mô công suất, năm vận hành.

- Đề xuất các nhà máy điện mặt trời sẽ được xây dựng đến năm 2030. Lập bảng thống kê nhà máy, địa điểm, diện tích xây dựng, quy mô công suất.

5. Phương án đấu nối:

- Trên cơ sở quy mô công suất các nhà máy, đề xuất cấp điện áp đấu nối cho mỗi nhà máy.

- Đề xuất một số phương án đấu nối các nhà máy điện mặt trời vào hệ thống điện.

- Tính toán hệ thống điện các phương án để đánh giá tác động lưới điện.

- Xác định quy mô xây dựng của các phương án đấu nối để tính khái toán các phương án.

- Phân tích kinh tế kỹ thuật để lựa chọn phương án nối lưới.

- Kiến nghị phương án đấu nối lưới điện các nhà máy điện mặt trời. Đối với những dự án làm thay đổi phát triển điện lực tỉnh Bình Phước, đề án sẽ kiến nghị xem xét bổ sung và hiệu chỉnh quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.

6. Phân tích tài chính các Dự án điện mặt trời:

- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án điện mặt trời nối lưới (các thông số quy mô công suất điển hình, hệ số CF, giá thành,...).

- Dự kiến suất đầu tư theo các giai đoạn.

- Dự kiến tổng mức đầu tư.

- Phân tích hiệu quả tài chính các dự án ứng với từng mốc thời gian là năm 2020, năm 2025 và năm 2030.

7. Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện mặt trời:

- Đánh giá các ảnh hưởng trong việc sử dụng đất.

- Tái định cư.

- Đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường.

8. Kết luận và kiến nghị:

- Kết luận: Tóm lược các kết quả đã trình bày và kết luận.

- Kiến nghị: Các cơ quan thẩm quyền phê duyệt, bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời.

II. Biên chế hồ sơ đề án lập quy hoạch:

Tập 1: Thuyết minh:

Chương 1: Tổng quan về tình hình phát triển năng lượng điện mặt trời:

1.1 Giới thiệu sơ lược về năng lượng điện mặt trời

1.2 Tình hình sử dụng năng lượng mặt trời trên thế giới và tại Việt Nam

1.3 Công nghệ và xu hướng phát triển điện mặt trời

1.4 Các chính sách vùng và quốc gia liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo.

1.5 Các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng mặt trời và hiện trạng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

1.6 Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch.

1.7 Cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời.

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.

2.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Phước.

2.1.1 Vị trí địa lý.

2.1.2 Đặc điểm địa hình - Địa chất.

2.1.3 Khí hậu.

2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên.

2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước.

2.3 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.

2.4 Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất.

2.4.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Phước.

2.4.2 Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Phước.

2.4.3 Nhận xét chung về tình hình quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước.

2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng, phát triển điện năng lượng mặt trời.

2.6 Kết luận chung.

Chương 3: Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện và lưới điện tỉnh Bình Phước.

3.1 Hiện trạng nguồn và lưới điện khu vực.

3.1.1 Nguồn điện.

3.1.2 Lưới điện 500kV.

3.1.3 Lưới điện 220kV.

3.1.4 Lưới điện 110kV.

3.1.5 Lưới điện trung thế.

3.2 Nhu cầu phụ tải điện tỉnh Bình Phước.

3.3 Kế hoạch phát triển nguồn và lưới điện khu vực.

3.3.1 Kế hoạch phát triển nguồn điện.

3.3.2 Kế hoạch phát triển lưới điện.

Chương 4: Xác định tiềm năng điện mặt trời và khả thi khai thác năng lượng mặt trời tỉnh Bình Phước.

4.1 Các số liệu đầu vào.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu.

4.3 Các kết quả chính.

4.4 Đặc điểm của năng lượng mặt trời.

4.5 Bản đồ tiềm năng bức xạ mặt trời trong tỉnh Bình Phước.

4.6 Xác định sơ bộ các khu vực thích hợp phát triển điện mặt trời.

4.7 Xác định tiềm năng lý thuyết điện mặt trời.

4.8 Xác định tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời.

Chương 5: Quy hoạch khu vực cho phát triển điện mặt trời và danh mục. các dự án điện mặt trời giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

5.1 Tiêu chí lựa chọn.

5.2 Xếp hạng sơ bộ.

5.2.1 Phân bố dự án để xếp hạng.

5.2.2 Xếp hạng sơ bộ.

5.4 Danh mục các dự án điện mặt trời (diện tích, ranh giới, quy mô công suất).

5.4.1 Các dự án điện mặt trời quy hoạch đến năm 2030.

5.4.2 Các dự án điện mặt trời xem xét quy hoạch sau năm 2030.

Chương 6: Phương án đấu nối hệ thống điện quốc gia.

6.1 Cấp điện áp đấu nối.

6.2 Công suất đấu nối vào hệ thống điện tại các điểm đấu nối - Định hướng phương án đấu nối các NMĐMT tỉnh Bình Phước.

6.3 Kết quả tính toán HTĐ các phương án.

6.4 Qui mô xây dựng của các phương án đấu nối.

6.5 Liệt kê khái toán khối lượng các phương án đấu nối.

6.6 Phân tích kinh tế kỹ thuật lựa chọn phương án nối lưới.

6.7 Kiến nghị phương án đấu nối lưới điện cho các NMĐMT tỉnh Bình Phước.

Chương 7: Phân tích hiệu quả tài chính các dự án điện mặt trời.

7.1 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy điện mặt trời nối lưới.

7.2 Dự kiến suất đầu tư các dự án điện mặt trời.

7.3 Dự kiến tổng mức đầu tư.

7.4 Phân kỳ đầu tư.

7.5 Phân tích hiệu quả tài chính của các dự án.

Chương 8: Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện mặt trời.

8.1 Đánh giá các ảnh hưởng về việc sử dụng đất.

8.1.1 Những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

8.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

8.2 Tái định cư.

8.3 Kết luận.

Chương 9: Các giải pháp và cơ chế chính sách.

9.1 Các giải pháp chủ yếu về vốn, thủ tục.

9.2 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

9.3 Cơ chế chính sách về hỗ trợ giá điện để phát triển điện mặt trời.

9.4 Tổ chức thực hiện.

Chương 10: Kết luận và kiến nghị.

10.1 Kết luận.

10.2 Kiến nghị.

Tập 2: Các phụ lục tính toán và bản vẽ.

Tập 3: Báo cáo khảo sát.

III. Tiến độ thực hiện đề án: Năm 2016, 2017.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2445/QĐ-UBND năm 2016 phệ duyệt Đề cương nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Phước giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 2445/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Huỳnh Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/09/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản