Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2440/QĐ-UBND | An Giang, ngày 11 tháng 8 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN THEO PHƯƠNG CHÂM 4H”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016 - 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 810/ TTr-SKHCN ngày 29 tháng 7 năm 2017 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu đề tài:
a) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng hợp tác, hiện đại, hài hòa thân thiện với môi trường và có hiệu quả cao; đồng thời góp phần tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng thành công mô hình cánh đồng lớn theo hướng 4H (Hợp tác - Hiện đại - Hài hòa, thân thiện môi trường - Hiệu quả) với quy mô 100 ha tại huyện Thoại Sơn đạt các tiêu chuẩn hữu cơ EU, USDA, JAS và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang; tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang;
- Xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với quy mô, diện tích sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đồng nhất, đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo cho An Giang;
- Tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, tuyệt đối không dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và có cam kết tiêu thụ 100%; Giá thành sản phẩm giảm ít nhất 20% so với sản xuất truyền thống;
- Xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU, USDA, JAS và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang;
- Đào tạo, nâng cao năng lực (chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân, doanh nghiệp) phục vụ phát triển mô hình;
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H tỉnh An Giang trên cơ sở phát triển hệ thống canh tác, phát triển vùng trồng, quy trình công nghệ canh tác, sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, phát triển chuỗi giá trị và thị trường tiêu thụ;
c) Các mục tiêu cụ thể cần đạt được đối với các tiêu chí trong 4H:
- Hợp tác: Mô hình có giải pháp giải quyết nội dung cần phải hợp tác giữa các nông dân để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã. Về lâu dài sử dụng hợp tác xã để làm trung gian liên kết nông dân với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có liên kết nhau để cung cấp yếu tố sản xuất đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã;
- Hiện đại: Mô hình hướng đến nền sản xuất và quản lý mang tính hiện đại. Ngoài việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật sản xuất để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhận còn hướng đến việc quản lý sản xuất theo hướng nông nghiệp thông minh sau này;
- Hài hòa: Mô hình làm rõ yếu tố hài hòa lợi ích các bên tham gia và bảo vệ môi trường ngay cả khi kết thúc thời gian thực hiện mô hình;
- Hiệu quả: Mô hình thể hiện hiệu quả và tác động về kinh tế và xã hội mà mô hình đạt được. Khi kết thúc thời gian thực hiện đề tài cần có đánh giá hiệu quả cả về định tính lẫn định lượng, nhất là các chỉ số về kinh tế để có thể làm khuôn mẫu so sánh sau này.
2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Công Thành.
4. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2020).
5. Nội dung thực hiện:
a) Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu huyện Thoại Sơn và phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội phục vụ cho phát triển sản xuất theo mô hình 4H.
Đi sâu đánh giá về 4H trong các mô hình cánh đồng lớn tại An Giang (về khả năng hợp tác; tính hiện đại, tính hiệu quả và sự hài hòa đối với lợi ích các bên tham gia và hài hòa với môi trường của các mô hình cánh đồng lớn tại An Giang và Thoại Sơn).
b) Nội dung 2: Xây dựng các quy trình, mô hình sản xuất hiệu quả theo phương châm 4H, có gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Mô hình đạt diện tích ít nhất 100 ha và đạt 03 tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA), EU (Châu Âu) và JASD (Nhật) cộng với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang. Kinh phí chứng nhận năm thứ nhất hỗ trợ 100%; năm thứ hai hỗ trợ 70% và năm thứ ba hỗ trợ 50%.
- Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với quy mô đủ lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa hữu cơ chất lượng cao, đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo cho tỉnh An Giang.
- Sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn an toàn, không dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và có cam kết tiêu thụ 100%; Giá thành sản phẩm giảm ít nhất 20% so với sản xuất truyền thống.
c) Nội dung 3: Xây dựng tổ hợp tác/hợp tác xã thực hiện mô hình sản xuất lúa cánh đồng lớn 4H.
- Tổ hợp tác có diện tích đất vùng nguyên liệu (ưu tiên cho vùng liền canh, liền thửa).
- Lựa chọn vùng nông dân có khả năng và tinh thần sẵn sàng chuyển đổi canh tác hữu cơ, có đồng ruộng phù hợp như bờ bao, quản lý nước chủ động, không bị ô nhiễm, diện tích đủ lớn.
- Tổ hợp tác cùng với dự án vận động nông dân thay đổi tập quán sản xuất gắn với doanh nghiệp tiêu thụ hợp tác lâu dài.
- Đề tài phối hợp địa phương tổ chức và đào tạo dần dần hình thành các hợp tác xã, xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích ít nhất 100 ha.
d) Nội dung 4: Đào tạo, nâng cao năng lực (chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân, doanh nghiệp) phục vụ phát triển các mô hình.
- Đào tạo chuyên gia vận hành các mô hình sản xuất nắm vững các tiêu chuẩn chứng nhận và quá trình chứng nhận lúa hữu cơ cho cán bộ kỹ thuật và doanh nghiệp.
- Đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên khuyến nông các lĩnh vực sản xuất lúa hữu cơ.
- Đào tạo thành viên tổ hợp tác và tiến đến xây dựng hợp tác xã kiểu mới.
- Xây dựng bộ tiêu chí chứng nhận hữu cơ của An Giang và tổ chức, đào tạo thực hành viên.
- Đào tạo nhân lực sau đại học cho địa phương trực tiếp tham gia nghiên cứu sinh trong đề tài.
đ) Nội dung 5: Ứng dụng cơ giới hóa và sau thu hoạch cho lúa hữu cơ phù hợp với mô hình.
- Áp dụng cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất như làm đất, gieo sạ, bón phân, phun chế phẩm hữu cơ sinh học.
- Sử dụng một phần kinh phí tạo ra sản phẩm cơ giới hóa có tính chất sáng tạo và ứng dụng cao trong các lĩnh vực trên và khâu gieo sạ/cấy lúa.
6. Dự toán kinh phí thực hiện: 2.801.632.080 đồng (Hai tỷ, tám trăm, lẻ một triệu, sáu trăm, ba mươi hai ngàn, không trăm, tám mươi đồng), trong đó:
a) Kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ: 1.451.322.080 đồng (Một tỷ, bốn trăm, năm mươi mốt triệu, ba trăm, hai mươi hai ngàn, không trăm, tám mươi đồng), bao gồm:
- Công lao động: 848.774.000 đồng (nghiên cứu tổng quan; khảo sát, đánh giá, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp; viết báo cáo phân tích, báo cáo chuyên đề; xây dựng mô hình đạt tiêu chuẩn hữu cơ; xây dựng chuỗi liên kết; báo cáo tổng kết).
- Nguyên vật liệu, năng lượng: 413.828.080 đồng (xây dựng mô hình đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và tái chứng nhận).
- Chi khác: 188.720.000 đồng (công tác phí; tổ chức hội thảo, hội đồng nghiệm thu cơ sở; văn phòng phẩm; quản lý chung).
b) Kinh phí từ nguồn xã hội hóa: 1.350.310.000 đồng (Một tỷ, ba trăm, năm mươi triệu, ba trăm, mười ngàn đồng).
7. Sản phẩm đề tài:
a) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt về kết quả nghiên cứu.
b) Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng về 4H trong các mô hình cánh đồng lớn tỉnh An Giang.
c) Ba báo cáo chuyên đề chuyên sâu:
- Chuyên đề 1: Nghiên cứu biện pháp và mật độ cấy/gieo sạ phù hợp cho hệ thống canh tác hữu cơ.
- Chuyên đề 2: Xác định giống lúa phù hợp cho vùng canh tác lúa hữu cơ.
- Chuyên đề 3: Đánh giá tình hình sâu bệnh hại chính trên lúa hữu cơ so với vô cơ và hiệu lực phòng trừ sâu bệnh (nếu có) của các chế phẩm sinh học.
d) Mô hình cánh đồng lớn 4H chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có quy mô diện tích ít nhất 100 ha đạt chứng nhận EU, USDA, JAS và hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang; đồng thời, có sự tham gia của các công ty thu mua tiêu thụ 100%, tăng thu nhập nông dân từ 30 - 50%.
đ) Quy trình sản xuất lúa hữu cơ đạt chuẩn quốc tế có gắn với nhãn hiệu chứng nhận An Giang.
e) 02 bài báo được đăng có nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
g) Hỗ trợ đào tạo 01 sinh viên cao học hoặc 01 sinh viên đại học chuyên ngành nông học.
8. Đơn vị phối hợp thực hiện, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thoại Sơn;
- Công ty Cổ phần Gentraco;
- Công ty TNHH Nghiên cứu, sản xuất, cung ứng nông sản hữu cơ và an toàn Việt Nam (VIORSA);
- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang;
- Các tổ chức, cá nhân khác (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thoại Sơn, …v…v…. ) nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành.
Điều 2.
1. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài theo quy định hiện hành. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định chuyên môn và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (đơn vị chủ trì đề tài), TS. Nguyễn Công Thành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 15/2017/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2Kế hoạch 2203/KH-UBND năm 2017 thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026
- 3Quyết định 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 1236/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016-2017 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 15/2017/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Kế hoạch 2203/KH-UBND năm 2017 thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2026
- 7Quyết định 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025
Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 2440/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra