Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 08 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 498/TTr-SKHĐT ngày 20/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 (đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.98

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đồng Văn Lâm

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

A. BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.

I. BỐI CẢNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA:

Trong thời gian tới, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng sẽ chịu sự chi phối của một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen và tác động lẫn nhau, cụ thể là:

1. Thun li:

Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa XII thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ từng bước được thể chế hóa và đi vào cuộc sống. Việc thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng sẽ tạo thêm cú hích thể chế để phát triển hợp tác xã, một nguồn quan trọng để tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ 01/01/2018 được triển khai thực hiện tạo thêm thuận lợi về nhiều mặt, nhất là về môi trường kinh doanh. Hệ sinh thái khởi nghiệp đang được Chính phủ và chính quyền các cấp thúc đẩy mạnh mẽ cũng sẽ tạo thêm xung lực cho việc ra đời các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới dựa trên nền tảng sáng tạo với năng lực cạnh tranh cao hơn. Các công trình cơ sở hạ tầng đưa vào hoạt động như cầu Cổ Chiên, Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu,... là những thuận lợi lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khai thác. Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do như: FTA, CPTPP,… được kỳ vọng sẽ có đóng góp tích cực về thể chế và chính sách thúc đẩy sự thay đổi về chất trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta, trong đó có Trà Vinh. Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trà Vinh do Chính phủ Canada tài trợ cũng là một lực đẩy quan trọng giúp Trà Vinh tăng cường năng lực cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa và cả khu vực công.

2. Khó khăn thách thức:

Bên cạnh khó khăn do nguyên nhân chủ quan như trình độ quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp thấp,... thì thách thức chủ yếu sẽ đến từ môi trường bên ngoài. Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (trong đó có Trà Vinh) là Mỹ, EU và Nhật Bản đều có thể gặp một số khó khăn mới ảnh hưởng đến thu hẹp thị trường nhập khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao như thủy hải sản, rau củ quả nhiệt đới của Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (trong đó có Trà Vinh) nếu như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU không được ký kết và đưa vào thực hiện năm 2018 như dự kiến. Ngoài ra, thuế xuất khẩu các sản phẩm nông sản và thủy sản cũng là một cản trở lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam xuất khẩu vào EU khi chưa được xóa bỏ; đặc biệt, là sau khi thuế xuất khẩu bị xóa bỏ nhưng hàng rào phi thuế quan để bảo vệ doanh nghiệp trong nước của các nước quy định hết sức ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật như vệ sinh, an toàn thực phẩm, hạn dùng, bao bì, đóng gói... cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Trà Vinh nói riêng.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2011-2016:

1. Khái quát thực trạng phát triển:

Nhìn chung, sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh còn hạn chế so với yêu cầu và tiềm năng của chính doanh nghiệp, so với nhu cầu và chỉ tiêu kế hoạch phát triển của tỉnh cả về số lượng, tốc độ, tính ổn định, chất lượng, năng lực cạnh tranh và về bình đẳng xã hội (giới, dân tộc). Cụ thể:

Đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 1.773 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động (trong đó Cty TNHH 1TV chiếm 39%, DNTN chiếm 35%; tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 17,94%/năm; có 27 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số 35 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều thuộc lợi thế chung của Trà Vinh như thủy sản, dừa và các sản phẩm từ dừa và may mặc; số doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ chỉ chiếm 28% và người dân tộc làm chủ chiếm trên 11,34%); doanh nghiệp Trà Vinh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, vốn đăng ký của các doanh nghiệp qua các năm có xu hướng giảm đều giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 tăng trở lại, quy mô vốn đăng ký tăng hàng năm bình quân khoảng 3,8 triệu đồng/doanh nghiệp; hàng năm tạo thêm 25.373 việc làm mới (trong đó số việc làm lao động nữ đạt trên 50%); tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 45%; đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào GRDP tăng đều qua các năm, bình quân cả 5 năm đạt 11.417 tỷ đồng, chiếm 46%GRDP; đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngân sách tỉnh bình quân theo giá hiện hành đạt 22,5%/năm (trong đó: từ 136 tỷ đồng (chiếm 20%) năm 2011 tăng lên 773 tỷ đồng năm 2016 (chiếm 42%)) tổng thu ngân sách của tỉnh; mỗi năm có 132 doanh nghiệp giải thể chiếm 38,23% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký mới.

2. Nguyên nhân chính:

Thực trạng trên bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

a) Cht lượng của kế hoạch giai đoạn trước (2011-2015) còn nhiều hạn chế, bt cập, cụ thể:

- Tính hiện thực khi đề ra các mục tiêu phát triển cụ thể chưa cao do thiếu phân tích thực trạng phát triển của giai đoạn trước (2006-2010) và bối cảnh tình hình của kỳ kế hoạch, thiếu dự báo tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Mục tiêu đặt ra còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa rõ mũi nhọn, ưu tiên (Ví dụ: ngành hàng nào cần ưu tiên phát triển; đối tượng nào cần tập trung hỗ trợ cao nhất, địa bàn nào,...).

- Các nhóm giải pháp cũng chưa rõ tính ưu tiên, lựa chọn cho nhóm ngành hàng, đối tượng cụ thể nào hay áp dụng chung cho tất cả; điều đó gây khó khăn cho quá trình chỉ đạo của chính quyền các cấp.

- Việc phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành tỉnh chưa rõ ràng, chưa thật logic đối với từng ngành hàng, đối tượng và giải pháp.

- Thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều hành thực hiện kế hoạch.

b) Quá trình thực hiện kế hoạch còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Cải cách thể chế và đơn giản hóa thủ tục hành chính còn nhiều bất cập; công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh còn một số hạn chế, yếu kém như: Nội dung chính sách chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi không cao; công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật đến cộng đồng doanh nghiệp chưa tốt, nên doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn lớn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, mặt bằng, nguồn cung cấp nguyên liệu địa phương manh mún, thiếu tính ổn định, khó kiểm soát chất lượng đầu vào gây khó khăn cho doanh nghiệp,...

- Năng lực hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan có liên quan còn yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, theo dõi, giám sát, đánh giá còn hạn chế, chưa đáp ứng và chưa phù hợp với tính chất năng động và phức tạp của sự phát triển loại hình doanh nghiệp này.

3. Bài học rút ra cho giai đoạn ti:

a) Quyết tâm chính trị là yếu tố quyết định nhưng chưa đ mà hành động mới dn đến thành công: Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện chủ trương của tỉnh. Tuy nhiên, cần biến quyết tâm đó thành hành động theo định hướng kết quả trong suốt kỳ kế hoạch thông qua các gói giải pháp, biện pháp phù hợp và khả thi.

b) Sáng tạo và linh hoạt là các yếu t thiết yếu làm nên thành công: Kế hoạch chỉ là bộ khung, khuôn khổ chung để tỉnh chỉ đạo chung. Các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp huyện, theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, cập nhật thường xuyên, cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù của ngành mình, cấp mình một cách linh hoạt, sáng tạo thì mới có thể thành công.

c) Tính chuyên nghiệp của khối công làm nên sự khác biệt: Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa đòi hỏi sự đồng hành, hỗ trợ phải hết sức chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo của các Sở, ban ngành mới có thể tạo được sự đột phá trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trà Vinh, giai đoạn đầy thử thách hiện nay. Chuyển nền hành chính sang cơ quan phục vụ, làm các dịch vụ hành chính cho doanh nghiệp, doanh nghiệp là khách hàng của nền hành chính để phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường.

B. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2018-2020.

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Tỉnh Trà Vinh xác định việc trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ kinh tế trọng tâm, thường xuyên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh tạo thuận lợi cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mọi địa bàn thuộc tỉnh cũng như các doanh nghiệp và nhà đầu tư ngoài tỉnh phát triển trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách cụ thể của tỉnh và các địa phương.

Ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác lợi thế so sánh của tỉnh (1. Dừa; 2. Du lịch; 3. Thủy sản; 4. Rau màu (đậu phộng); 5. Thủ công mỹ nghệ; 6. Trái cây); các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc có lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp đổi mới công nghệ phù hợp, ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách bền vững, thân thiện với môi trường, bình đẳng xã hội (giới và dân tộc), tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị và kỹ năng điều hành doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp và liên kết doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2018-2020:

1. Mục tiêu tổng quát: Tới năm 2020, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trà Vinh phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đến năm 2020, có khoảng 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động; trong đó: có khoảng 7% đạt quy mô vừa; từ 500 - 550 doanh nghiệp/năm doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký thành lập mới (kéo giảm tỷ lệ giải thể xuống dưới 25%/tổng số doanh nghiệp thành lập mới); có ít nhất 30% doanh nghiệp do nữ làm chủ và 15% người dân tộc làm chủ.

b) Về vn đăng ký: Bình quân 4,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.

c) Tạo việc làm mới: Từ 22.000 - 25.000 lao động/năm (65% đã qua đào tạo có bằng cấp, có chứng chỉ nghề); Quy mô lao động đăng ký bình quân từ 30 - 35 lao động/ doanh nghiệp; Thu nhập bình quân 4,5 - 4,7 triệu đồng/tháng.

d) Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 50% (tương đương 20.000 tỷ đồng); đóng góp vào ngân sách của tỉnh đạt từ 48-50% tổng thu ngân sách tỉnh (tương đương 1.780 - 1.800 tỷ đồng/năm).

e) Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp: Đạt 750 triệu USD, gấp 1,6 lần so với năm 2016; trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 20%, tương đương 150 triệu USD.

f) Du lịch: Đón 1,5 triệu lượt khách, trong đó khoảng 50 ngàn lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt 400 tỷ đồng; cơ sở lưu trú du lịch đạt 340 cơ sở (trong đó cơ sở du lịch cộng đồng và homestay khoảng 20 cơ sở).

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2018-2020:

1. Giải pháp chung cho mọi loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Triển khai 5 nhóm giải pháp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:

- Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện thể chế, chính sách và thủ tục hành chính, đặc biệt là những quy định thuộc thẩm quyền của tỉnh và các địa phương, kể cả để nâng cao hiệu quả của việc thu thuế hộ kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh hơn về thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

- Nhóm giải pháp 2: Giải pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nhóm giải pháp 3: Giải pháp cải thiện hạ tầng cơ sở như mặt bằng, nhà xưởng, giao thông vận tải; cung cấp điện, cấp và thải nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nhóm giải pháp 4: Giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật như cung cấp thông tin hữu ích, cơ sở dữ liệu, kết nối cung, cầu, nâng cao năng lực quản trị,...

- Nhóm giải pháp 5: Giải pháp hỗ trợ cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như tư vấn hỗ trợ khởi sự, khởi nghiệp, thành lập và phát triển doanh nghiệp, quảng bá doanh nghiệp, đối thoại với chính quyền các cấp,...

2. Giải pháp riêng cho các ngành hàng và đối tượng ưu tiên:

Thực hiện 5 nhóm giải pháp tương tự nêu trên nhưng có nội dung đặc thù phù hợp với các ngành/hàng và đối tượng ưu tiên theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:

a) Các nhóm giải pháp giúp thúc đẩy khởi sự, khởi nghiệp và thành lập mới doanh nghiệp.

b) Các nhóm giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy và khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

c) Các nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có và sẽ thành lập nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kèm theo phụ lục chi tiết.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 2.660,8 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước;

- Nguồn kinh phí Dự án AMD;

- Nguồn kinh phí Dự án SME;

- Nguồn đóng góp của DNNVV;

- Các nguồn vận động và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan: Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch của ngành, của đơn vị mình, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các cấp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và điều phối thực hiện Kế hoạch này nói riêng, thường xuyên theo dõi, đốc thúc, giám sát, đánh giá và định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi theo Kế hoạch, đảm bảo phù hợp, đúng quy định.

4. Cục thuế tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giảm mạnh tình trạng thất thu thuế ở khu vực hộ kinh doanh. Cải cách hành chính trong lĩnh vực kê khai, đăng ký thuế, tuyên truyền vận động hộ kinh doanh chuyển thành loại hình doanh nghiệp.

5. Các Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ có liên quan tham gia hỗ trợ, phối hợp với các Sở, ban ngành thực hiện tốt Kế hoạch này; đặc biệt là vai trò phản biện và tổng hợp đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình thực hiện kế hoạch hỗ trợ này.

6. Báo Trà Vinh, Đài phát thanh truyền hình Trà Vinh và các cơ quan truyền thông địa phương mở và duy trì thường xuyên các chuyên mục, đăng tin, bài về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; chương trình xúc tiến thương mại; chương trình khuyến công; các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7. Ban chỉ đạo và Ban quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Kế hoạch hoạt động hàng năm và thường xuyên của Dự án từ nay đến khi kết thúc.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh các nhiệm vụ mới cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 244/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020

  • Số hiệu: 244/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/02/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
  • Người ký: Đồng Văn Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản