Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/QĐ.UB | Long Xuyên, ngày 12 tháng 12 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KÈM THEO BẢN QUY ĐỊNH VỀ HIỆP THƯƠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐƯỜNG NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 11 tháng 7 năm 1989;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Thủy lợi, Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Điều 2:- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3:- Đ/c Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Thủy lợi, Thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ HIỆP THƯƠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐƯỜNG NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo QĐ số 244-QĐ.UB của UBND Tỉnh An Giang).
Điều 1:- Đường nước nói trong quy định này là nước được động cơ (diesel hoặc mô tô) đưa lên hệ thống mương máng và nhờ có được (lúa hoặc màu) bằng cách tự chạy, thẩm thấu hoặc phải bơm (hay tát) chuyển cấp 2. Đơn vị diện tích dễ tính là ha 10.000m2) hoặc 1 công (1.000 m2).
1.1- Đường nước là tài sản chung của những người có đất canh tác trong phạm vi mà nó cung cấp nước; do nông dân tự nguyện góp vốn xây dựng và bồi thường huê lợi cho chủ bị lấy đất để đào, đắp (nếu mức thiệt hại đất sản xuất quá 5% DT/hộ). Trường hợp chủ máy đầu tư toàn bộ chi phí xây dựng và bồi thường huê lợi (có thị thực của tổ trưởng đường nước và chính quyền xã) và nếu chưa khấu hao cơ bản xong (thời gian khấu hao là 5 năm) thì khi chuyển giao cho người khác khai thác sẽ được nhận lại khoản bồi hoàn chi phí ấy (trừ đi giá trị đã khấu hao, phần còn lại nhận hết một lần từ người chủ máy mới). Hết thời gian khấu hao, dù ai đầu tư xây dựng, đương nhiên trở thành sở hữu chung của nông dân, không chia. Tuyệt đối không được đặt sở hữu vĩnh viễn cho một cá nhân nào, kể cả dưới danh nghĩa của chính quyền, đoàn thể.
1.2- Đất nằm trên đường nước nào đã ổn định thành tập quán, không được tự tiện tách ra đã đặt máy chạy riêng lẻ, hoặc không một tổ chức, cá nhân nào tự ý tách bớt diện tích của đường nước này để sang nhận nước của đường nước khác mà không được sự thỏa thuận của chủ đường nước và người có đất bị tách ra.
1.3- Đường nước mới xây dựng thì chủ máy hoặc chính quyền xã phải có ký hợp đồng với ND từ đầu. Ai muốn tự bơm nước riêng phải đăng ký trước và phải xem xét việc tự bơm nước riêng không gây khó khăn cho người khác, được tổ trưởng đường nước và chính quyền xã đồng ý phê vào bản đề nghị thì mới được tổ chức bơm tưới riêng.
1.4- Đường nước mới xây dựng trên đất chuyển vụ (vụ đầu tiên) do chính quyền đứng ra xây dựng hoặc tổ chức hiệp thương để xây dựng thì không có việc bồi hoàn huê lợi cho người có đất bị thiệt hại, cho dù trên 5% đi nữa.
Điều 2:- Hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là nhằm bảo đảm lợi ích của người khai thác (chủ máy) và người sử dụng nước, với chi phí thấp nhất, mà đem lại hiệu quả cao nhất.
Điều 3:- Việc hiệp thương được tổ chức theo từng địa bàn xã, thị trấn – nơi có nhu cầu. Hiệp thương có giá trị hợp pháp là ít nhất phải có 2/3 số hộ sử dụng nước và từ hai chủ máy (hoặc đơn vị) xin khai thác nước tham dự.
Điều 4:- Cá nhân, tập thể muốn tham gia hiệp thương khai thác đường nước phải có các điều kiện sau đây:
- Có đủ cơ sở vât chất kỹ thuật về khai thác đường nước.
- Phải có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thị xã, thị trấn hoặc trong Tỉnh. Nhưng ưu tiên hành cho người trực canh trên diện tích mà đường nước phục vụ.
- Có tay nghề và kinh nghiệp trong việc khai thác đường nước.
- Có bảng kê khai diện tích và danh sách số hộ sử dung nước trong phạm vi đường nước xin đăng ký hiệp thương khai thác.
Điều 5:- Hiệp thương được tiến hành trên nguyên tắc công khai, tự nguyệt, dân chủ và bình đẳng.
Việc hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước hoàn toàn do người khai thác và người sử dụng quyết định. UBND xã, thị trấn không can thiệp vào việc thỏa thuận mức phí đóng góp của người sử dụng đường nước với người khai thác đường nước.
Điều 6:- Cá nhân, tập thể được khai thác đường nước là người đưa ra mức thu phí sử dụng đường nước thấp nhất, có lợi nhất trong thời hạn một năm (nhưng có ấn định từng vụ) và được 2/3 có hộ nông dân trong phạm vi sử dụng đường nước đó chấp thuận bằng hình thức biểu quyết tại cuộc hiệp thương hoặc ký tên vào bản hợp đồng. Người khai thác đường nước phải ký kết hợp đồng cụ thể với người sử dụng đường nước.
Riêng đường nước xây dựng trên vùng đất mới chuyển vụ, chỉ hiệp thương một lần trước khi vào vụ sản xuất, người được phép khai thác nếu không vi phạm về hợp đồng cấp nước, đương nhiên được khai thác phụ vụ liên tục năm năm và không phải tổ chức hiệp lại giá cả thủy lợi phí phải thu.
Điều 7:- Cá nhân, tập thể khai thác và sử dụng đường nước vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm những điều trong bản quy định này thì tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử lý hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Nếu chủ máy nước vi phạm hợp đồng cấp nước gây thiệt hại cao nhiều người thì tổ trưởng đường nước cùng chủ máy và có năm đại diện nông dân trong tổ ký biên bản làm bằng chứng. Nếu nông dân nào bị chủ mý vi phạm hợp đồng, không đưa đủ nước lên ruộng đúng như thỏa thuận thì theo yêu cầu của họ, tổ trưởng đường nước cùng chủ máy đến tận nơi lập biên bản, có hai đại diện nông dân bàn cận cùng ký biên bản để làm bằng chứng (nếu chủ đường nước không chịu ký thì văn bản cũng vẫn có giá trị).
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HIỆP THƯƠNG
Điều 9:- Cá nhân, tập thể muốn tham gia khai thác đường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phải:
1- Làm đơn gởi đến UBND xã, thị trấn nơi hiệp thương.
Nội dung đơn phải ghi rõ:
- Họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú.
- Thuyết trình về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị khai thác đường nước, diện tích và danh sách nông hộ sử dụng nước.
- Dự kiến phương hướng, kế hoạch hoặc biện pháp hoạt động.
- Dự kiến phí sử dụng đường nước.
2- Nội trước (không hoàn lại) phí hiệp thương bằng 1% số lúa thủy lợi phí dự kiến thu trên 1 vụ sản xuất cho UBND xã, thị trấn. Ai được nhận khai thác đường nước thì tiếp tục đóng thêm 2% số lúa thủy lợi phí dự kiến thu trên một vụ sản xuất. Tất cả số tiền này được trích 50% nộp vào ngân sách xã, 50% dùng để làm chi phí cho việc hiệp thương.
Điều 10:- Sau khi nhận được đơn của cá nhân, tập thể xin khai thác đường nước, UBND xã, thị trấn phải tổ chức hiệp thương.
UBND xã, thị trấn:
- Ấn định thời gian hiệp thương, thời gian hiệp thương được công bố công khai trước 1 tuần lễ.
- Niên yết danh sách và điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của người khai thác tại trụ sở của UBND xã.
- Cử đại diện của UBND, Tư pháp, Nông nghiệp và Nông hội xã, thị trấn chứng kiến việc hiệp thương và ký vào biên bản.
Điều 11:- Người có đủ điều kiện trong hiệp thương để được nhận khai thác đường nước sẽ được ghi vào biên bản hiệp thương. Dựa vào biên bản hiệp thương UBND xã, thị trấn ra quyết định công nhận người được khai thác đường nước.
Chương III
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁC BÊN THAM GIA
Điều 12:- Nghĩa vụ và quyền của cá nhân, tập thể được khai thác đường nước:
1- Nghĩa vụ:
- Tự trang bị máy móc, thiết bị, nhiên liệu dùng cho việc chạy máy.
- Ký kết hợp đồng với người sử dụng nước.
- Thường xuyên kiểm tra, tu sửa, nạo vét đường dẫn nước cho người sử dụng thuận tiện phục vụ sản xuất.
- Xây dựng và bảo vệ cống bửng nơi đặt máy.
- Cung cấp đầy đủ, đúng kỳ hạn lưu lượng nước tưới cho người sủ dụng như hợp đồng đã ký kết.
- Chấp hành nghiêm chỉnh lịch thời vụ xuống giống của Ban nông nghiệp xã, nhất là vụ Hè thu, Nếu để trễ bị thất thu (trừ thiên tai đột xuất) thì chủ đường nước phải bồi thường.
- Nộp đầy đủ các khoản nói tại điểm 2 điều 5 và thếu kinh doanh máy bơm nước do Cục thuế Tỉnh quy định.
2- Quyền lợi:
- Được kiểm tra diện tích xuống giống của người sử dụng theo diện tích kê khai.
- Được khiếu nại với chính quyền địa phương khi phát hiện có việc khai man diện tích hoặc việc khác có liên quan.
- Được quyền thu phí sử dụng đường nước của các hộ nông dân như đã cam kết trong hợp đồng.
- Được thu hồi chi phí hợp lý do mình đầu tư các công trình tưới tiêu khi chuyển giao đường nước cho người mới tiếp nhận khai thác, hay người lại (trong thời hạn khấu hao – nói tại điều 1).
Điều 13:- Nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng đường nước:
1- Nghĩa vụ:
- Nộp đúng, đủ phí sử dụng đường nước cho người khai thác đường nước đã ký trong hợp đồng.
- Tham gia xây dựng đê, mương máng, kinh rạch bằng sự đóng góp ngày công lao động hoặc thuê mướn nhân công khi chính quyền địa phương yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết với n gười khai thác đường nước. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như tội vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Chấp hành đúng lịch thời vụ. Khi máy hoạt động mà không xuống giống, hoặc không chăm sóc, để bị thiệt hại thì phải tự chịu trách nhiệm, không được khiếu nại.
2- Quyền lợi:
- Được tham gia hiệp thương và lựa chọn người khai thác đường nước để ký hợp đồng.
- Được quyền khiếu nại, tố cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết.
Chương IV
QUẢN LÝ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐƯỜNG NƯỚC CỦA UBND XÃ, THỊ TRẤN
Điều 14:- UBND xã, thị trấn có trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý khai thác và sử dụng đường nước như sau:
- Tổ chức hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước theo địa bàn xã, thị trấn khi có yêu cầu.
- Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tập thể khai thác và sử dụng đường nước.
- Hỗ trợ việc thu phí sử dụng đường nước cho cá nhân, tập thể khai thác đường nước.
- Thu hồi các khoản thủy lợi phí tạo nguồn mà nông dân sử dụng nước phải nọp và đang nộp theo quyết định số 56-QĐ.UB ngày 01.4.1991 của UBND Tỉnh.
- Chính quyền cấp xã và huyện không được đặt ra bất cứ khoản thu nào khác đối với chủ máy và nông dân trái với quy định này.
- Thông qua công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, phát hiện những hành vi sai trái, vi phạm hợp đồng của người khai thác đường nước đến mức gây hậu quả nghiêm trọng UBND Xã, thị trấn có quyền: đình chỉ hoạt động của người khai thác, trường hợp đình chỉ hoạt động của người khai thác, UBND Xã, thị trấn phải giới thiệu người khai thác mới thay thế, người khai thác mới thay thế phải ký kết hợp đồng với người sử dụng.
Điều 15:- Sau khi hiệp thương mà có nhiều cá nhân, tập thể đưa ra mức phí sử dụng đường nước như nhau và cùng có nhu cầu khai thác trên một đường nước thì lấy ý kiến biểu quyết của hộ nông dân có canh tác trong phạm vi đường nước. Ai có nhiều phiếu hơn thì được hoặc UBND xã, thị trấn nơi hiệp thương tổ chức bốc thăm. Người trúng thăm được ghi vào biên bản và được xã, thị trấn ra quyết định công nhận. Cũng có trường hợp chủ mý đưa ra mức phí thấp nhất, nhưng vì lý do nào đó mà có 2/3 trở lên số nông dân không đồng tình thì UBND xã không thực được công nhận phải tổ chức hiệp thương lại.
Điều 16:- Việc hiệp thương được tổ chức khi có hơn ½ nông dân sử dụng nước yêu cầu hoặc được tổ chức từ đầu vụ sản xuất; vụ Đông xuân trước tháng 11 và vụ hè thu trước tháng 3(d1) hàng năm. Những đường nước đã qua nhiều lần hiệp thương và đã phục vụ tốt với sự thống nhất, được nông dân đồng tình và không có khiếu nại thì đương nhiên được tiếp tục khai thác, không phải đưa ra hiệp thương.
Những vùng mới chuyển vụ, việc xậy dựng đường nước, chính quyền xã phải có quy hoạch và đã ra kế hoạch xây dựng khai thác. Ai có phương án tốt, có vốn đầu tư được tham gia hiệp thương. Nếu nông dân thống nhất cùng góp vốn xây dựng thì nông dân tự hiệp thương thuê máy phục vụ, nhưng cũng phải ưu tiên cho người có sản xuất trên phạm vi đường nước và phải làm tròn các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi như ghi ở điều 9 và điều 12 tại quy định này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17:- Chủ tịch UBND các huyện, thị chỉ đạo hướng dẫn Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt bản quy định này.
Điều 18:- Đồng chí Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Thủy lợi, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm thi hành tổ chức thực hiện bản quy định này.
- 1Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
Quyết định 244/QĐ.UB năm 1991 ban hành kèm theo bản quy định về Hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 244/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/1991
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Minh Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/1991
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra