Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 23 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 của Chính phủ Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành thủy lợi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 21/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Tổng cục Thủy lợi (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Đoàn thể của tinh;
- Chi cục Thủy lợi;
- Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Gia Lai;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, KT, TH, CNXD, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 243/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

I. Sự cần thiết và cơ sở để ban hành kế hoạch:

1. Sự cần thiết phải ban hành kế hoạch:

- Sự tác động của con người và những biến đổi trong tự nhiên đã làm cho nguồn nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng cạn kiệt. Hiện nay, nguồn nước mặt phân bố tại các sông, suối, ao, hồ và nước ngầm đang đi vào tình trạng cạn kiệt. Do tài nguyên rừng suy giảm, ô nhiễm không khí ngày càng tăng, biến đổi khí hậu, tập quán sử dụng nước và ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân lãng phí nghiêm trọng, v.v... đã làm cho nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Tỉnh Gia Lai, tổng trữ lượng nguồn nước trên bề mặt đất với hơn 10,26 tỉ m3, tập trung trên hệ thống sông Ba, sông Sê San, sông Sêrêpôk và chủ yếu sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và dân sinh với trên 340 công trình thủy lợi và 40 công trình thủy điện; Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh hơn 6,2 tỉ m3. Hàng ngày, nguồn nước sử dụng cho tất cả các nhu cầu để phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai hơn 04 triệu m3/ngày, trong đó: Nước cho ăn uống sinh hoạt 79 nghìn m3/ngày chiếm 1,9%, nước cho sản xuất nông nghiệp 3,9 triệu m3/ngày chiếm 97%, nước cho sản xuất công nghiệp 23 nghìn m3/ngày chiếm 0,6%, nước cho các nhu cầu khác là 8,3 nghìn m3/ngày chiếm 0,2%).

- Việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp phục vụ việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu là một thách thức không nhỏ đối với tỉnh ta hiện tại và sắp đến. Ngoài phương pháp tưới truyền thống, việc áp dụng các biện pháp công nghệ tưới tiết kiệm nước mới ra đời đã được nông hộ, doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng trên nhiều loại cây trồng nhằm thích ứng với sự biến đổi khí hậu và đã mang lại hiệu quả rõ nét, tính đến đầu năm 2017 toàn tỉnh có 4.720 ha cây trồng các loại sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (Phụ lục 2 kèm theo).

- Hầu hết các trang trại, gia trại: Hồ tiêu, cà phê, mía, cỏ chăn nuôi đã cho thấy việc áp dụng công nghệ này kết hợp với bón phân qua đường ống có thể tăng năng suất từ 10-40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập của hộ gia đình từ 20-50% và tiết kiệm nước so với tưới nước truyền thống từ 20-50%.

- Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội so với tưới truyền thống, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được quan tâm áp dụng. Nguyên nhân do thói quen, tập quán canh tác của người dân; Cách tiếp cận của người dân, doanh nghiệp chưa đồng bộ; Thiếu quy hoạch gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Sự tham gia của các doanh nghiệp còn hạn chế, cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân, tổ chức kinh tế - xã hội để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa tạo được động lực; Công tác thông tin, tuyên truyền về giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây trồng, công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân còn thiếu; Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước còn cao so với đầu tư bằng phương pháp truyền thống và khi dầu ra của sản phẩm chưa có thị trường tiêu thụ ổn định thì người dân vẫn chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước....

2. Các căn cứ để ban hành kế hoạch:

- Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 của Chính phủ Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi;

- Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành thủy lợi;

- Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh V/v phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2025

II. Mục tiêu:

- Phát triển ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch thủy lợi.

- Phát triển ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là hành động, giải pháp của toàn xã hội nhằm phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Đề án), góp phần thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh và Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020.

- Thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” và Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi tỉnh Gia Lai.

- Phục vụ Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

III. Kế hoạch ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây trồng cạn chủ lực:

Đến năm 2020, diện tích cây trồng cạn chủ lực trên địa bàn tỉnh được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 21.280 ha.

Trong đó: 7.550 ha cây cà phê, 3.790 ha cây hồ tiêu, 3.040 ha rau màu và cây ăn quả các loại, 4.500 ha cây mía (nhằm nâng cao năng suất, giảm lượng nước tưới và tăng thu nhập của người dân).

Riêng diện tích tưới tiết kiệm nước cho cỏ và cây ăn trái của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ổn định đến năm 2020 là 2.400 ha.

(Phụ lục 2 kèm theo).

IV. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

1. Rà soát, bổ sung quy hoạch:

- Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch thủy lợi vừa và nhỏ của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020; Chú trọng rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho cây trồng cạn có giá trị kinh tế như: Hồ tiêu, cà phê, rau màu, chanh leo, cây ăn quả, mía, thuốc lá, cây điều.

- Xây dựng quy hoạch một số vùng mẫu trọng điểm có sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các biện pháp thực hành nông nghiệp khác, mô hình chính sách, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Thực hiện thể chế, chính sách:

- Ban hành các chính sách khuyến khích ưu đãi trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực; Hướng dẫn và chuyển giao công nghệ áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong các khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng kế hoạch cho vay vốn và chính sách hỗ trợ, ưu đãi lãi suất vốn vay theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 của Chính phủ Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công:

- Rà soát và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế cho việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi tạo nguồn phục vụ cấp nước cho các cây trồng cạn ở những vùng khó khăn về nguồn nước và phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ. Ưu tiên, khuyến khích đầu tư công - tư trong xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Xây dựng dự án thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn (Dự án đầu tư hạ tầng phát triển thâm canh, hồ tiêu bền vững tỉnh Gia Lai-Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ). Xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh (CSA) gắn với: Công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... lồng ghép trong các dự án đầu tư công để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các vùng đã có công trình thủy lợi.

4. Khai thác nguồn nước phục vụ tưới:

a) Khai thác nguồn nước mặt:

- Sử dụng nước ao, hồ tự nhiên, sông suối: Đối với một số vùng có ao hồ tự nhiên, sử dụng các ao hồ tự nhiên là nguồn nước phục vụ tưới cho cây trồng cạn.

- Sử dụng hệ thống thủy lợi hiện có: Đối với vùng trồng cây trồng cạn cách không quá xa công trình thủy lợi 50-300 mét có thể làm kênh dẫn nước từ hệ thống kênh tưới đến vùng trồng cây trồng cạn; Xây dựng hệ thống đường ống lấy nước từ hồ chứa cấp cho các vùng cây công nghiệp tập trung; Xây dựng trạm bơm nhiều cấp để tạo nguồn cho các vùng xa công trình thủy lợi; Chuyển đổi hình thức kênh hở sang cấp bằng đường ống.

- Thu trữ nước mặt: Đối với những vùng không có khả năng lấy nước từ công trình thủy lợi có thể sử dụng biện pháp đào các ao, hồ chứa nước nhỏ, xây dựng các đập dâng...để thu trữ nước mặt tạo nguồn nước phục vụ tưới cho cây trồng cạn.

b) Khai thác nguồn nước ngầm:

- Xây dựng các giếng đào: Giếng đào thường được xây dựng với nước ngầm tầng nông và tầng trữ nước mỏng, loại nước ngầm này chịu ảnh hưởng nhiều về điều kiện khí tượng như: Mưa, nhiệt độ, bốc hơi...và chế độ nước mặt. Giếng đào có kích thước lớn nên giếng vừa có tác dụng tập trung nước vừa có tác dụng chứa một lượng nước khá lớn.

- Lắp đặt các giếng khoan: Lắp đặt các giếng khoan để khai thác nước ngầm tầng sâu. Các ống kín xung quanh được đặt trong tầng không trữ nước, tại các tầng trữ nước bố trí bộ phận nước vào là những lỗ, khe hở ở thành ống.

- Sử dụng các ao, hồ thu nước ngầm: Ở những vùng ven các sông Ba, sông Sê San. sông Ayun có thể khai thác nguồn nước ngầm bằng cách đào các ao, hồ thu nước ngầm. Các ao, hồ có dung tích từ 1.000 đến 10.000m3 để thu nước ngầm phục vụ tưới cho khu sản xuất tập trung từ 1,0 đến 10ha cây trồng cạn, phục vụ tưới cho khu sản xuất quy mô nông trại hoặc hộ gia đình.

5. Công nghệ, kỹ thuật tưới:

a) Đối với cây cà phê: Sử dụng công nghệ tưới phun mưa tại gốc, công nghệ này sử dụng hệ thống ống nhựa cứng PVC được chôn dọc theo hàng cây giữa các lối đi, còn ống nhựa dẫn bép phun ra gốc cây có thể thu gom lại được, tại mỗi vị trí của cây từ ống nhựa cứng PVC trích ra 1-2 vòi phun nước để tưới cho cây dạng phun mưa, có hệ thống bón phân và thuốc qua nước. Việc làm cỏ, chăm sóc ... trong vườn cà phê không ảnh hưởng đến hệ thống tưới. Công nghệ này cung cấp đủ nước trong thời kỳ ra hoa cho cây cà phê; có thể thay ống cứng PVC bằng ống nhựa dẻo PVC hoặc dây nhựa PE.

b) Đối với cây hồ tiêu, cây hoa màu: Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel có bù áp: Công nghệ này gồm hệ thống ống cứng PVC được chôn dọc theo đầu hàng cây, từ đầu hàng cây các ống nhựa mềm được chôn âm xuống đất từ 0,15m - 0,2m nằm trong vùng rễ cây hồ tiêu. Nước được cung cấp thành từng giọt theo các vị trí cố định trên ống nhựa, tại các vị trí này có hệ thống điều áp nhằm đảm bảo lượng nước được nhỏ ra tại tất cả các vị trí là bằng nhau, kể cả đất có độ dốc lớn. Hệ thống có bình lọc cặn và hệ thống bón phân, thuốc bảo vệ thực vật qua nước nên việc tưới phân, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm được thấm vào đất ngay vùng rễ hồ tiêu. Riêng với rau màu và hoa, ống được thả nổi trên luống nên khi thu hoạch và chuyển vụ có thể thu gom ống lại, không làm ảnh hưởng tới ống.

c) Đối với cây mía: Công nghệ tưới bằng dây nhựa PE. Công nghệ này đáp ứng được nhu cầu tưới thường xuyên 1-2 lần/ngày của cây mía với lượng nước vừa đủ, việc bón phân, tưới thuốc BVTV qua ống sẽ làm tăng hiệu quả phân bón và thuốc BVTV. Giá thành của công nghệ này rẻ phù hợp với diện tích trồng mía. Khi không cần tưới hoặc thu hoạch làm cỏ xới gốc mía thì có thể thu gom ống, cuộn nhỏ lại mang về nhà nên không ảnh hưởng đến dây tưới.

Hình thức tưới béc phun mưa (đặt cố định trên đồng ruộng, có thể đặt đường ống nổi trên mặt ruộng hoặc đi ống ngầm dưới mặt đất để nâng cao thời gian sử dụng): chi phí lắp đặt thấp, quá trình vận hành chỉ đóng mở van đơn giản. Vận hành với áp suất thấp, có thể vận hành 24/24 giờ tưới. Dễ dàng tháo dỡ khi cần thiết. Phương thức tưới này tiết kiệm nước từ 40-60% so với tưới tràn.

6. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn, chuyển giao công nghệ, cho vay và lãi suất cho vay:

- Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các mô hình, kết quả chuyên giao công nghệ tưới tiết kiệm nước bằng nhiều loại hình như: Hội nghị chuyên đề về công nghệ, triển lãm, truyền hình, báo chí...; Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiết kiệm nước thành công ở các tỉnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhất là cho lãnh đạo của địa phương.

- Bổ sung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương, tập trung vào: (i) Chương trình đào tạo nghề cho xây dựng nông thôn mới; (ii) Đào tạo trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý địa phương (ưu tiên cấp huyện, xã), các tổ chức dùng nước, chủ trang trại và người nông dân trên địa bàn có liên quan; Đào tạo, chuyển giao công nghệ về tưới tiết kiệm nước gắn với công tác khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng một số mô hình điểm về tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn để tổ chức tham quan, học tập và chuyển giao công nghệ.

- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được cho vay và hỗ trợ lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị định số 54/2015/NĐ-CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ:

Ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; ứng dụng công nghệ vật liệu kết cấu mới phù hợp để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi; Chuyển nước, kết nối mạng kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để khai thác sử dụng nước từ các công trình thủy lợi hiện có; sử dụng nước sau công trình thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc; sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị bơm cột nước cao phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cao; ứng dụng và chuyển giao công nghệ thủy lợi nhỏ, thân thiện môi trường để bảo vệ và bổ sung cấp nước ngầm ở các vùng khô hạn, khan hiếm nước; Hỗ trợ phát triển sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi nhỏ.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế:

- Đưa các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực vào các chương trình hợp tác để kêu gọi nguồn lực quốc tế tham gia vào các quá trình thúc đẩy phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Lồng ghép các nội dung liên quan tới tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ...

- Phát triển thị trường các dịch vụ công nghệ phù hợp: Hỗ trợ hình thành liên kết các nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước; tổ chức triển lãm và chia sẻ thông tin về dịch vụ cung cấp thiết bị, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoặc nông dân.

V. Nguồn vốn đầu tư và kinh phí thực hiện:

1. Nguồn vốn: (Lồng ghép các chương trình, dự án khác để tăng nguồn lực):

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm;

- Nguồn huy động từ các dự án ODA;

- Nguồn sự nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Nguồn sự nghiệp khoa học ngành khoa học;

- Nguồn thực hiện chương trình nông thôn mới;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Kinh phí thực hiện kế hoạch: Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 là: 528,30 tỷ đồng. Trong đó:

a) Kinh phí tham quan học tập mô hình, tuyên truyền, tập huấn về mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước giai đoạn 2017-2020: 1,6 tỷ đồng.

- Kinh phí tổ chức tập huấn, tuyên truyền: 0,196 tỷ x 4 năm = 0,784 tỷ đồng.

- Kinh phí tham quan học tập: 0,204 tỷ /năm x 4 năm = 0,816 tỷ đồng.

b) Kinh phí xây dựng mô hình áp dụng công nghệ tưới tiên tiên, tiết kiệm nước: Tổng cộng 526,70 tỷ đồng. Trong đó:

- Năm 2017: 88,74 tỷ đồng;

- Năm 2018: 112,10 tỷ đồng;

- Năm 2019: 145,20 tỷ đồng;

- Năm 2020: 180,66 tỷ đồng.

3. Nguồn vốn:

a) Kinh phí tham quan học tập mô hình, tuyên truyền, tập huấn về mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nước 1,6 tỷ đồng từ Ngân sách nhà nước.

b) Nguồn vay tín dụng: Kinh phí xây dựng mô hình áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: 526,70 tỷ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ở các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

VI. Trách nhiệm thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

- Phối hợp với các địa phương, đơn vị chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp; tiếp tục nghiên cứu, triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, đặc biệt là trên cánh đồng lúa không chủ động được nguồn nước.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ thiết kế xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về lợi ích của việc sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp thông qua tài liệu và mô hình mẫu; Tuyên truyền các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hoạt động sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước theo các văn bản pháp quy hiện hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào kế hoạch chung, các chương trình, dự án được phê duyệt, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm cân đối các nguồn vốn từ các nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán của chính phủ hỗ trợ hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các Văn bản hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đến hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao về khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ; xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào các nhiệm vụ của Kế hoạch tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất danh mục các thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Gia Lai thực hiện xây dựng kế hoạch cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất đối với nguồn vốn vay sử dụng công nghệ tưới này.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan cập nhật, phổ biến thông tin thị trường các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất các loại thiết bị tưới tiết kiệm nước có công nghệ tiên tiến, chất lượng tốt, phù hợp với địa hình, điều kiện tỉnh Gia Lai; chỉ đạo tổ chức các cơ sở phân phối cung cấp các thiết bị tưới tiết kiệm nước có chất lượng để phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Gia Lai:

- Xây dựng kế hoạch cho vay: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện cho vay vốn và niêm yết công khai các quy trình vay vốn tại các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn để phục vụ phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và các Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 của Chính phủ Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn đầu tư vào lĩnh vực sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn có giá trị kinh tế đồng thời quản lý được rủi ro trong hoạt động cho vay.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương để nắm bắt nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước hàng năm trên địa bàn tỉnh, từ đó chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cho vay phù hợp, đảm bảo thực hiện Kế hoạch này.

7. Các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh Đoàn... phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên và hội viên thực hiện tốt Kế hoạch này.

8. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, chủ động tham mưu lồng ghép các chương trình, dự án nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng thủy lợi, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, chuyển giao công nghệ về sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tại Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 của Chính phủ Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Bố trí ngân sách địa phương để lắp đặt, trình diễn một số mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để nhân dân nâng cao nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và thấy được lợi ích của việc sử dụng các loại công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước trong canh tác các loại cây trồng của gia đình mình.

- Rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch phát triển thủy lợi cấp huyện, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển tưới cho cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các Kế hoạch, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng.

- Căn cứ các quy định của pháp luật, nội dung Kế hoạch được phê duyệt và nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thủy lợi để xây dựng Kế hoạch tưới cho cây trồng cạn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chức chỉ đạo thực hiện đảm bảo hiệu quả, đồng thời triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch thuộc thẩm quyền đảm bảo hiệu quả, thiết thực, đúng quy định.

- Căn cứ vào thực tiễn nhu cầu địa phương và chính sách của tỉnh, hàng năm lập dự toán gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức dùng nước, nhân dân sử dụng, tận dụng mọi nguồn nước, lợi thế về địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế và công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước phù hợp.

10. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai: Phối hợp với các địa phương, đơn vị lập kế hoạch đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống kênh dẫn tạo nguồn nước tưới cho cây trồng cạn theo quy hoạch; Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, tiết kiệm nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh.

VII. Tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo:

- Giao các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng trước ngày 15/6 và báo cáo tổng kết năm trước ngày 15/12 hàng năm thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chịu tránh nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 6 tháng, hàng năm cho UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Trên đây là Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm chính

Thời gian

Tổ chức thực hiện

Các Sở, Ngành

UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan khác

I

Xây dựng kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm và tổ chức thực hiện

1

Tổ chức thực hiện

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành, đơn vị liên quan

Các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện

II

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch

 

 

 

 

1

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi vừa và nhỏ giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với tưới tiết kiệm nước

Quy hoạch được phê duyệt

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì điều chỉnh quy hoạch, thẩm định, trình phê duyệt

Các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết gắn với tưới tiết kiệm nước

III

Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

1

Rà soát các chính sách hỗ trợ áp dụng tưới tiết kiệm nước ban hành tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ

- Báo cáo đánh giá thực tế triển khai ở các địa phương.

2017

Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Gia Lai chủ trì, phối hợp các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, các địa phương, đơn vị liên quan

Các địa phương tổng hợp nhu cầu gửi Ngân hàng nhà nước chi nhánh Gia Lai, hướng dẫn thực hiện, đánh giá các tồn tại.

2

Rà soát chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, Nghị định 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2016 của Chính phủ

- Báo cáo đánh giá thực tế triển khai ở các địa phương

2017

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai chủ trì rà soát chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương và các đơn vị liên quan rà soát quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Các địa phương tổng hợp nhu cầu gửi Sở Tài chính; hướng dẫn thực hiện, đánh giá các tồn tại.

3

Triển khai thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu, sổ tay hướng dẫn, định mức, đơn giá.

 

3,1

Thực hiện các quy trình công nghệ phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế (cà phê, tiêu, mía, hoa màu các loại,...)

Thực hiện Quy trình công nghệ được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các địa phương và các đơn vị liên quan.

UBND các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất.

3,2

Thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thể.

Tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc, hướng dẫn UBND các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện

Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất.

3,3

Hướng dẫn thực hiện sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu công nghệ, các mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế

Sổ tay, thiết kế mẫu, mô hình mẫu được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc hướng dẫn UBND các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện

Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất.

3,4

- Sửa đổi, bổ sung Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn, gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Sửa đổi, bổ sung Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Quy trình được sửa đổi và được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì đôn đốc, hướng dẫn UBND các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện

Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất.

IV

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công

 

 

 

 

1

Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2016-2020

Danh mục dự án được UBND tỉnh phê duyệt.

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương thực hiện

Các địa phương lựa chọn, sắp xếp dự án ưu tiên trên địa bàn.

2

Triển khai xây dựng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong các dự án ODA

Mô hình

2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương thực hiện

Các địa phương chỉ đạo xây dựng mô hình, liên kết tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp và nhân rộng mô hình.

3

Xây dựng Dự án khuyến nông trọng điểm để nhân rộng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Dự án khuyến nông trọng điểm.

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương thực hiện

Các địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng.

V

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

 

1

Rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình tưới nước tiết kiệm nước phục vụ xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật...

Báo cáo tổng kết, đánh giá

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương thực hiện

Các địa phương, các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp và các đơn vị liên quan.

2

Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng, tích hợp nội địa hóa công nghệ, thiết bị tưới tiết kiệm nước nhằm giảm giá thành thiết bị.

Công nghệ, thiết bị.

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, các địa phương thực hiện

Các địa phương, phối hợp với doanh nghiệp thiết bị tưới.

3

Nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn.

 

 

 

 

3,1

Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Công nghệ, kết cấu và giải pháp kỹ thuật kèm theo.

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, các địa phương thực hiện

Các địa phương tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng

3,2

Tăng cường sử dụng đất tại chỗ để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đập đất vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Công nghệ, tiêu chuẩn.

2017

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương thực hiện

Các địa phương, doanh nghiệp tiếp nhận, ứng dụng với điều kiện cụ thể.

3,3

Tổ chức ứng dụng, phát triển công nghệ thiết bị bơm cột nước cao, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp công trình trữ nước quy mô nhỏ phục vụ tưới tiết kiệm nước vùng đồi núi.

Công nghệ, thiết bị, giải pháp kỹ thuật, sổ tay kỹ thuật.

2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương tổ chức thực hiện

Các địa phương tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng

3,4

Phát triển, ứng dụng các mô hình bổ cập và tái tạo nguồn nước ngầm phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Mô hình, sổ tay kỹ thuật.

2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương tổ chức thực hiện theo mô hình nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức liên quan ứng dụng, nhân rộng.

4

Tăng cường hợp tác quốc tế

 

 

 

 

1

Xây dựng 01 Dự án ODA về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Dự án ODA

2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tổ chức thực hiện theo mô hình nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

2

Đẩy mạnh chương trình hợp tác, tham quan học tập và chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua các triển lãm công nghệ: Đài Loan, Israel, Trung Quốc, Mỹ,v.v.

Tham quan học tập và tham gia Hội nghị, hội thảo quốc tế do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT, các địa phương tham dự

Các địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế phối hợp tham gia.

VI

Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.

 

 

 

 

1

Xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin, truyền thông trên báo chí, truyền hình và Website của Sở Nông nghiệp và PTNT về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Tin, bài, phóng sự được đăng/ phát sóng.

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Gia Lai, UBND các địa phương các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Các địa phương, doanh nghiệp phối hợp tham gia.

2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan thực tế các mô hình đã xây dựng thành công tại địa phương.

Hội nghị, hội thảo.

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

Các địa phương tổ chức, tuyên truyền, phổ biến thông tin và chuyển giao vào sản xuất.

3

Xuất bản tờ rơi, in băng đĩa giới thiệu rộng rãi các mô hình ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Tờ rơi/ băng đĩa.

Hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Gia Lai, UBND các địa phương các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Các địa phương tổ chức, tuyên truyền, phổ biến thông tin và chuyển giao vào sản xuất.

4

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Kế hoạch đào tạo.

2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu đào tạo gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi để tập huấn và tiếp nhận tài liệu đào tạo.

Các địa phương căn cứ nhu cầu, đối tượng cần đào tạo để lập kế hoạch lồng ghép trong chương trình nông thôn mới.

 

PHỤ LỤC 2:

DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM ĐẾN ĐẦU NĂM 2017 VÀ NHU CẦU ĐẾN NĂM 2020

STT

Địa phương, đơn vị

Hiện trạng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm đến 15/02/2017 (ha)

Nhu cầu đến năm 2020 (ha)

Tng diện tích đến năm 2020 (ha)

Cây cà phê (ha)

Cây hồ tiêu (ha)

Cây rau, màu, cây ăn quả (ha)

Cây mía (ha)

Cây cà phê (ha)

Cây hồ tiêu (ha)

Cây rau, màu, cây ăn quả (ha)

Cây mía (ha)

Cây cà phê(ha)

Cây hồ tiêu (ha)

Cây rau, màu, cây ăn quả (ha)

Cây mía (ha)

I

Diện tích ở các huyện, thị xã, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Pleiku

14,00

7,00

162,50

 

4.132,10

438,20

1.325,40

210,70

4.146,10

445,20

1.487,90

210,70

2

Ankhê

 

 

 

 

 

 

200,00

 

 

 

200,00

 

3

Ayun Pa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,00

 

4

Kbang

2,00

3,40

67,90

1,00

154,10

30,70

40,40

70,00

156,10

34,10

108,30

71,00

5

Đak Đoa

 

 

 

 

210,00

230,00

 

 

210,00

230,00

0,00

 

6

Chư Păh

22,70

17,00

 

 

22,70

17,00

 

 

45,40

34,00

0,00

 

7

Ia Grai

 

 

 

 

210,00

104,00

 

 

210,00

104,00

0,00

 

8

Mang yang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,00

 

9

Kông Chro

 

 

20,00

3,70

 

 

85,80

16,70

 

 

105,80

20,40

10

Đức Cơ

750,00

30,00

0,15

 

100,00

50,00

2,00

 

850,00

80,00

2,15

 

11

Chư Prông

 

 

 

 

38,00

142,00

 

 

38,00

142,00

0,00

 

12

Chư Sê

8,00

482,00

10,00

 

1.752,50

1.630,90

82,00

 

1.760,50

2.112,90

92,00

 

13

Đak Pơ

 

 

125,11

 

 

 

703,40

100,00

 

 

828,51

100,00

14

Ia Pa

 

 

1,50

2,00

 

 

18,00

24,00

 

 

19,50

26,00

15

Krông Pa

 

 

0,10

 

 

 

200,00

 

 

 

200,10

 

16

Chư Pưh

30,50

112,50

 

 

100,00

500,00

 

 

130,50

612,50

 

 

17

Phú Thiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Diện tích thuộc vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

1

Nhà máy đường An Khê

 

 

 

 

 

 

 

500,00

 

 

 

500,00

2

Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai

 

 

 

445,00

 

 

 

3.129,00

 

 

 

3.574,00

Tổng cộng (làm tròn)

830,00

650,00

390,00

450,00

6.720,00

3.140,00

2.660,00

4.050,00

7.550,00

3.790,00

3.040,00

4.500,00

Tổng các loại cây trồng toàn tỉnh

2.320,00

16.570,00

18.880,00

+ Doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai: 2400ha tưới tiết kiệm cho Cỏ và cây ăn quả

+ Diện tích toàn tỉnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm hiện nay: 2320+2400 = 4720 (ha)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 243/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020

  • Số hiệu: 243/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Võ Ngọc Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản