Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2429/2010/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 10 tháng 8 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 213/2010/NQ-HĐND ngày 12/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Quy định phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ như sau:A. Nguyên tắc phân cấp, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:I. Nguyên tắc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:1. Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc mua sắm, thuê trụ sở làm việc và tài sản khác, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của tỉnh Phú Thọ.2. Chỉ phân cấp đối với những nội dung mà pháp luật quy định, những nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.3. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; mọi hành vi vi phạm về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.II. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:1. Phạm vi điều chỉnh:a. Quy định việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.b. Tài sản nhà nước bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.2. Đối tượng áp dụng:Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (trừ các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn tỉnh).B. Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị:I. Thẩm quyền quyết định việc đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc từ nguồn vốn ngân sách.Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Phú thọ và các văn bản pháp luật có liên quan.II. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản:1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm tài sản nhà nước trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện gồm: Trụ sở làm việc; xe ô tô kể cả xe ô tô chuyên dùng và tài sản khác có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên /1 đơn vị tài sản;2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản nhà nước gồm: Máy móc, đồ dùng, thiết bị làm việc và các tài sản khác có giá trị ban đầu dưới 500 triệu đồng /1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý theo định mức, tiêu chuẩn quy định và trong phạm vi dự toán được giao3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định mua sắm tài sản nhà nước trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý gồm: Máy móc, đồ dùng, thiết bị làm việc và các tài sản khác có giá trị ban đầu từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng /1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý theo định mức, tiêu chuẩn quy định và trong phạm vi dự toán được giao.4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mua sắm đối với tài sản nhà nước gồm: Máy móc, đồ dùng, thiết bị làm việc và các tài sản khác có giá trị ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý theo dự toán ngân sách hàng năm đã được giao và căn cứ theo tiêu chuẩn, định mức quy định.5. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị (trừ các loại tài sản quy định tại điểm 1, điểm 3 mục này); Căn cứ vào kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.Việc tổ chức mua sắm tài sản nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan.III. Thẩm quyền quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản nhà nước:1. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc.a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có dự toán kinh phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên.b. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh được giao trực tiếp quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc quyết định việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 500 triệu trong phạm vi dự toán được giao.c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc địa phương có dự toán kinh phí sửa chữa từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.d. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan, tổ chức đơn vị có dự toán kinh phí sửa chữa dưới 100 triệu đồng.2. Sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản khác (phương tiện vận tải, phương tiện làm việc, máy móc thiết bị…).- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản có dự toán kinh phí sửa chữa từ 70% giá trị tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên.- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quyết định sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản còn lại trong phạm vi dự toán được giao của các cơ quan, tổ chức đơn vị trực thuộc.IV. Thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc và tài sản khác1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:- Việc thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh khi thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động ngoài phạm vi nguồn kinh phí được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận hoặc được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, cấp xã ngoài phạm vi nguồn kinh phí được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý.3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi dự toán được giao.V. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước:1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi:- Nhà, đất và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và thủ trưởng cơ quan có liên quan.- Xe ô tô các loại và tài sản khác có giá trị mua sắm ban đầu từ 500 triệu đồng trở lên trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi tài sản nhà nước không thuộc quy định tại điểm 1 mục này của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý có giá trị mua sắm ban đầu từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng theo đề nghị của Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản nhà nước trong nội bộ các đơn vị trong ngành có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thu hồi tài sản nhà nước không thuộc quy định tại điểm 1 mục này đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thuộc phạm vi quản lý có giá trị mua sắm ban đầu dưới 100 triệu đồng theo đề nghị của Phòng Tài chính - Kế hoạch và cơ quan có liên quan.VI. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chuyển tài sản nhà nước:- Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất.- Xe ô tô kể cả xe chuyên dùng và tài sản khác có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên /1 đơn vị tài sản của các đơn vị thuộc địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản của nhà nước không thuộc quy định tại điểm 1 mục này có giá trị mua sắm ban đầu từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng giữa các đơn vị thuộc tỉnh quản lý, giữa các đơn vị cấp tỉnh với UBND cấp huyện, giữa các UBND cấp huyện trên cơ sở đề nghị xử lý tài sản nhà nước của thủ trưởng các các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và UBND cấp huyện .3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản nhà nước không thuộc điểm 1, điểm 2 mục này giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản nhà nước không thuộc quy định tại điểm 1, điểm 2 mục này có giá trị mua ban đầu dưới 100 triệu đồng giữa các đơn vị thuộc huyện quản lý, giữa các đơn vị cấp huyện với UBND cấp xã, giữa các UBND cấp xã trên cơ sở đề nghị xử lý tài sản nhà nước của thủ trưởng các các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện và UBND cấp xã.VII. Thanh lý tài sản nhà nước1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thanh lý :- Nhà và các công trình xây dựng, vật kiến trúc gắn liền với đất thuộc quyền quản lý của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (trừ trường hợp phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng của các đơn vị đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt) trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan;- Xe ô tô kể cả xe chuyên dùng và tài sản khác có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản do các đơn vị thuộc cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý:- Nhà và các công trình xây dựng, vật kiến trúc gắn liền với đất thuộc quyền quản lý của các đơn vị cấp tỉnh nằm trong mặt bằng thi công các dự án đầu tư xây dựng đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt;- Tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng /01đơn vị tài sản của các đơn vị cấp tỉnh.3. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý:- Nhà và các công trình xây dựng, vật kiến trúc gắn liền với đất của các đơn vị cấp huyện quản lý, phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.- Tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác của các đơn vị cấp huyện, cấp xã có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng /01đơn vị tài sản.4. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thanh lý: Tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác thuộc phạm vi quản lý có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01đơn vị tài sản .5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã quyết định thanh lý: Tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/01đơn vị tài sản.VIII. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước, được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.2. Đối với các tài sản khác:- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:+ Vật quý hiếm, đồ cổ bị chôn dấu, chìm đắm, bị đánh rơi, bỏ quên, được tìm thấy.+ Bất động sản trên địa bàn được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu.+ Di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản.+ Tài sản của các dự án sử dụng vốn ngoài nước do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động được chuyển giao cho nhà nước Việt Nam.- Thủ trưởng các đơn vị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của phát luật đối với tài sản được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho đơn vị mình dưới hình thức biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật.IX. Thẩm quyền lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước1. Thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản:Cơ quan đang quản lý hoặc được giao tạm quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản đã được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 mục này.2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được quy định như sau:a. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước tại điểm 1, mục VIII được xử lý như sau:- Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo quy định của pháp luật đối với: Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước do các cơ quan cấp tỉnh quản lý (bao gồm cả các cơ quan quản lý theo ngành dọc trên địa bàn tỉnh ...) quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước.- Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo quy định của pháp luật đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước do các cơ quan nhà nước thuộc cấp huyện quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước.b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản khác được xác lập quyền sở hữu Nhà nước quy định tại điểm 2, mục VIII và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước quy định tại Nhóm I, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về “Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.X. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi liên quan đến việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nướca. Phân cấp nguồn thu từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước: Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan theo quy định.b. Phân cấp nhiệm vụ chi liên quan đến việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước:- Chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được sử dụng từ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản;- Trường hợp xử lý tài sản không có nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí, thì chi phí do ngân sách nhà nước chi trả. Tài sản do cấp nào xử lý thì chi phí do ngân sách cấp đó chi trả;- Trường hợp tài sản điều chuyển cho các đơn vị của Nhà nước, thì chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản do đơn vị được tiếp nhận tài sản chi trả.C. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện:1. Trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc chấp hành quyết định phân cấp quản lý tài sản nhà nước:a. Trách nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã:- Quyết định việc mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước theo phân cấp và theo các quy định hiện hành, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quyết định của mình.- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập về trình tự, thủ tục mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 của Bộ Tài chính.b. Trách nhiệm của Sở Tài chính:- Đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh về mua sắm, phương án xử lý trong việc thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước gồm: Nhà trụ sở làm việc, xe ô tô kể cả xe chuyên dùng và tài sản khác có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và quản lý tài chính theo phân cấp và theo quy định hiện hành.2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý sử dụng tài sản nhà nước:Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước, lập hồ sơ, thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định để xem xét, quyết định. Thực hiện thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.Điều 2.Tổ chức thực hiện1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý sử dụng đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; chỉ đạo, tổ chức việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm, thanh lý, bán và điều chuyển tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo đúng các quy định tại Quy định này và các quy định khác có liên quan.2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp tài sản nhà nước tại Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 26/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2429/2010/QĐ-UBND do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 25/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2429/2010/QĐ-UBND do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 26/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2429/2010/QĐ-UBND do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 25/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2429/2010/QĐ-UBND do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Thông tư 35/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 137/2006/NĐ-CP về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 6Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 7Nghị quyết 213/2010/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ 19 ban hành
Quyết định 2429/2010/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 2429/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/08/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra