Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2428/2007/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2007 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 343/TTr-SNV ngày 08/10/2007 và Báo cáo số 60/BC-STP ngày 04/10/2007 của Sở Tư pháp về việc ban hành Quyết định kèm theo Quy định xử lý kỷ luật công chức cấp xã,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
VỀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2428/2007/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định thẩm quyền, số lượng và thành phần Hội đồng kỷ luật, Thư ký Hội đồng kỷ luật, Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là công chức cấp xã) ở địa phương.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với công chức cấp xã giữ chức danh: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã
Việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã phải thực hiện đúng quy định về xử lý kỷ luật công chức cấp xã quy định tại Quy định này và quy định về xử lý kỷ luật công chức cấp xã tại Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã.
Điều 3. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp trên trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật xem xét, quyết định kỷ luật công chức cấp xã nêu tại khoản 2, Điều 1 của quy định này vi phạm kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng kỷ luật có thẩm quyền.
1. Thành lập Hội đồng kỷ luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên trực tiếp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên trực tiếp ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật ở cấp huyện để tiến hành xử lý kỷ luật công chức cấp xã cấp dưới trực tiếp vi phạm kỷ luật trong trường hợp thành viên của Hội đồng kỷ luật cấp xã vi phạm kỷ luật không còn đủ người để thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định về thành phần Hội đồng kỷ luật tại điểm b, khoản 2 Điều này theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật.
2. Số lượng, thành phần Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã
a. Số lượng Hội đồng kỷ luật
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kỷ luật của công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật quyết định số lượng Hội đồng kỷ luật công chức là 03 thành viên hoặc 05 thành viên gồm có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và các thành viên của Hội đồng kỷ luật.
b. Thành phần Hội đồng kỷ luật
- Đối với Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có số lượng 03 thành viên gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có công chức vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra).
- Đối với Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có số lượng 05 thành viên gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có công chức vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra);
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức vi phạm kỷ luật;
+ Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật.
3. Số lượng, thành phần Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã được thành lập ở cấp huyện
a. Số lượng Hội đồng kỷ luật
Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã được thành lập ở cấp huyện có 5 thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và các thành viên Hội đồng kỷ luật.
b. Thành phần của Hội đồng kỷ luật
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cấp trên trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện lãnh đạo Ban Chấp hành công đoàn cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có công chức vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra).
4. Những người có quan hệ gia đình với công chức cấp xã vi phạm kỷ luật không được tham gia Hội đồng kỷ luật thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 6, mục II của Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ.
Điều 5. Thư ký Hội đồng kỷ luật
1. Thư ký Hội đồng kỷ luật của Hội đồng kỷ luật công chức thành lập ở cấp xã do Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã chỉ định trong số công chức thuộc bộ phận công tác của công chức vi phạm kỷ luật hoặc công chức thuộc các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật.
2. Thư ký Hội đồng kỷ luật của Hội đồng kỷ luật công chức thành lập ở cấp huyện do Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công chức cấp huyện chỉ định trong số công chức thuộc Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội của Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức vi phạm kỷ luật.
3. Thư ký hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
Điều 6. Quy chế làm việc của Hội đồng kỷ luật
1. Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã được thành lập ở cấp xã hoặc được thành lập ở cấp huyện theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Quy định này sẽ tự giải thể sau khi Hội đồng hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật và các thành phần mời tham dự họp Hội đồng kỷ luật được thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 6; khoản 10 mục II của Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ.
3. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật
a. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật được thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 7, mục II của Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ.
b. Ngoài trình tự quy định tại điểm a khoản này, Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm thông qua Hội đồng kỷ luật biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật trước khi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ký biên bản; Chủ tịch Hội đồng kết luận và kết thúc cuộc họp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật công chức cấp xã
a. Sơ yếu lý lịch của công chức bị xử lý kỷ luật;
b. Các tài liệu có liên quan đến vi phạm của công chức bị xử lý kỷ luật;
c. Bản kiểm điểm của công chức vi phạm kỷ luật;
d. Biên bản cuộc họp kiểm điểm công chức vi phạm kỷ luật của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức;
đ. Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng kỷ luật;
e. Biên bản họp xét kỷ luật của Hội đồng kỷ luật công chức;
f. Văn bản đề nghị kỷ luật công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định kỷ luật.
2. Quản lý hồ sơ kỷ luật
Thực hiện theo quy định tại khoản 8, mục II của Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12/6/2007 của Bộ Nội vụ.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
a. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này và những Quy định khác của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
b. Tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá thực hiện Quy định này và các quy định khác của pháp luật về kỷ luật công chức cấp xã để có biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật.
2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
a. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp về quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này và những quy định khác của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức cấp xã. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này và những quy định khác của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
b. Chỉ đạo tổ chức tập huấn và cung cấp các văn bản có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở cấp huyện, cấp xã.
c. Tổ chức kiểm tra các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ và Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc trong việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã; hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả xử lý kỷ luật công chức cấp xã theo phân cấp quản lý (qua Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo).
3. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã
a. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp về quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này và những quy định khác của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
b. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên trực tiếp kết quả xử lý kỷ luật công chức cấp xã thuộc thẩm quyền (qua Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
- 1Quyết định 1351/2007/QĐ-UBND quy định thành phần, quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật và thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 1628/2007/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 58/2007/QĐ-UBND về Quy chế xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành.
- 4Quyết định 1351/2007/QĐ-UBND quy định thành phần, quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật và thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 1628/2007/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 58/2007/QĐ-UBND về Quy chế xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Quyết định 2428/2007/QĐ-UBND về Quy định xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 2428/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Bùi Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra