Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 14 tháng 02 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007);
Căn cứ Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 51/TTr-LĐTBXH ngày 18 tháng 01 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 (có Chương trình chi tiết kèm theo).
Điều 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 14/02/2012 của UBND tỉnh Sơn La)
Thực hiện Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015; UBND tỉnh Sơn La xây dựng Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đảm bảo an toàn về thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào việc ổn định và phát triển bền vững của Quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trung bình hàng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện.
b) Trung bình hàng năm tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động.
c) Trung bình hàng năm tăng thêm 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
d) Hàng năm có trên 600 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; 160 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 100 cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
đ) Đến năm 2015 có trên 80% hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
e) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động.
g) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian thực hiện
Chương trình thực hiện trong 5 năm, từ năm 2011 đến hết năm 2015.
2. Phạm vi thực hiện
Trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên đối với những ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp có những nghề, công việc có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bao gồm:
a) Tham gia góp ý sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
b) Tập huấn, huấn luyện và mua sắm trang thiết bị nâng cao năng lực quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động.
c) Nghiên cứu cơ chế và chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn- vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La.
d) Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động và khảo sát năng lực quản lý công tác ATVSLĐ cấp huyện, thành phố, xã, phường trong địa bàn tỉnh.
đ) Triển khai các mô hình quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong địa bàn tỉnh.
2. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật phòng ngừa tai nạn lao động trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng; cải thiện điều kiện lao động trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
3. Các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, bao gồm
a) Triển khai các mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến.
b) Mua sắm thiết bị, nâng cấp các cơ sở khám, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
d) Mua sắm thiết bị, tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về phòng chống bệnh nghề nghiệp.
đ) Hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
4. Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng, bao gồm:
a) Mở rộng mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông viên về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
b) Triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c) Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
5. Sử dụng những ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bao gồm: Khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng và một số ngành nghề khác.
6. Hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và báo cáo về các hoạt động của Dự án, Chương trình trên địa bàn tỉnh.
IV. CÁC DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án 1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan phối hợp: Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
c) Những hoạt động chủ yếu:
- Bồi dưỡng, huấn luyện kiến thức về công tác an toàn vệ - sinh lao động cho cán bộ quản lý các cấp.
- Mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở địa phương.
- Khảo sát, điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai mô hình quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Dự án 2. Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động
a) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế
b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã và UBND các huyện, thành phố.
c) Những hoạt động chủ yếu
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
- Hoạt động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp liên quan đến nghề nghiệp đặc thù trong sản xuất nông nghiệp;
- Giám sát đánh giá môi trường lao động trong khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, sản xuất hoá chất;
- Tập huấn nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp; tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
3. Dự án 3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã và UBND các huyện, thành phố.
c) Những hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng; sử dụng hóa chất; sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giảng viên, tuyên truyền viên về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong trong địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, tổ chức Tuần lễ Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ vào tháng 3 hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động của tổ chức công đoàn với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng môi trường "Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong các cơ quan, doanh nghiệp.
- Phát hành tài liệu tuyên truyền nâng cao kiến thức của quần chúng nhân dân, người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Hoạt động quản lý và giám sát Chương trình
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh.
c) Những hoạt động chủ yếu:
- Kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh;
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động theo từng Dự án.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Về Chính sách, cơ chế
a) Triển khai đầy đủ, kịp thời Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động tới các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp để triển khai thực hiện.
b) Trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, quản lý, thực hiện Chương trình cho phù hợp.
c) Khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nguồn lực và triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
d) Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở tham gia thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn lao động.
đ) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
e) Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động với các Chương trình: Việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống HIV-AIDS tại nơi làm việc; chống biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường và các chương trình khác có liên quan.
f) Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
g) Khuyến khích người dân và các tổ chức, đoàn thể tham gia các hoạt động của Chương trình.
2. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình
- Kinh phí do Trung ương cấp hỗ trợ hàng năm (Thuộc Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015)
- Kinh phí địa phương.
3. Về Quản lý, điều hành
Để thực hiện Chương trình có hiệu quả, cơ chế hoạt động của Chương trình là phối hợp liên ngành thông qua một đầu mối là Ban quản lý Chương trình để điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai, tổ chức thực hiện.
Ban quản lý Chương trình có trách nhiệm chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm.
4. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình
- Các hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải xây dựng trong kế hoạch hàng năm, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình.
- Các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động trong các Dự án đã được phân công.
VI. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình đề ra, bảo đảm ngày càng có nhiều người lao động được làm việc trong môi trường đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động góp phần giảm bớt những tổn thất về sinh mạng, sức khoẻ cũng như những tổn thất về kinh tế trong việc khắc phục hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Cải thiện tốt môi trường, điều kiện lao động sẽ góp phần đáng kể làm giảm ô nhiễm môi trường sinh thái nói chung, đặc biệt là giảm các hiểm hoạ trong công nghiệp như: Bức xạ ion hoá, hơi khí độc, điện từ trường... nhờ đó người lao động sẽ giảm được tâm lý căng thẳng, lo sợ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tăng sự phấn khích lao động sản xuất, tăng năng suất, chất lượng lao động, thu nhập của người lao động và phúc lợi doanh nghiệp, xã hội sẽ được nâng cao và bền vững.
3. Các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, quan tâm cải thiện điều kiện lao động cho người lao động sẽ nâng cao uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động được nâng cao cả về kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn sẽ nhanh chóng đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập quốc tế.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Chương trình.
2. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai hiệu quả Dự án phòng, chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phân bổ nguồn vốn và tham gia xây dựng kế hoạch cơ chế, chính sách các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
Cân đối kinh phí thực hiện Chương trình theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
5. Các Sở, Ban, ngành, cơ quan liên quan
Tham gia và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để chỉ đạo các phòng, ban và các đơn vị trong địa bàn huyện tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình.
Trên đây là Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 của UBND tỉnh Sơn La, đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
- 1Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 949/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2013 an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội
- 4Công văn 15408/LĐTBXH-TTr thực hiện báo cáo tai nạn lao động và công tác an toàn - vệ sinh lao động năm 2013 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2023-2025
- 1Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 2Bộ luật lao động sửa đổi 2007
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Quyết định 949/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2013 an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội
- 10Công văn 15408/LĐTBXH-TTr thực hiện báo cáo tai nạn lao động và công tác an toàn - vệ sinh lao động năm 2013 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Chương trình An toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2023-2025
Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
- Số hiệu: 241/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/02/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra