Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH NINH THUẬN
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 241/2007/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 14 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNGTỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;
Căn cứ văn bản số 617/BNN-LN ngày 09/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNNPTNT ngày 10/9/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Hiện trạng đất lâm nghiệp của tỉnh đến thời điểm 31/12/2006. 

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 239.353,3 ha; trong đó:

a) Phân theo 3 loại rừng:

- Rừng phòng hộ:         176.703,9  ha;

- Rừng đặc dụng:           42.327,0 ha;

- Rừng sản xuất:             20.322,4 ha.

b) Phân cấp mức độ xung yếu:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu: 46.839,5 ha, chiếm 19,6%.

- Cấp phòng hộ xung yếu:     134.428,3 ha, chiếm 56,3%.

- Cấp phòng hộ ít xung yếu:   57.396,2 ha, chiếm 24,1%.

II. Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn 2007 – 2015.

Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 là: 199.169 ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên:

141.201,1 ha;

- Rừng trồng:

6.159,4 ha;

- Đất chưa có rừng:

51.808,5 ha.

1. Phân theo 3 loại rừng:

a) Rừng phòng hộ:

115.863,5 ha, trong đó:

 

- Rừng tự nhiên:

82.555,8 ha;

 

 

- Rừng trồng:

1.601.3 ha;

 

 

- Đất chưa có rừng:

31.706,4 ha.

 

 

 

 

 

Các loại rừng phòng hộ gồm:

* Rừng phòng hộ đầu nguồn: 101.346,7 ha, trong đó: rừng tự nhiên 79.321,6 ha; rừng trồng 1.096,1 ha và đất chư­a có rừng 20.929 ha.

* Rừng phòng hộ ven biển chắn gió, chống cát bay là 14.516,8 ha, trong đó: rừng tự nhiên 3.234,2 ha, rừng trồng 505,2 ha và đất chư­a có rừng 10.777,4 ha.

b) Rừng đặc dụng:

 42.327 ha; trong đó:

 

- Rừng tự nhiên:

 32.404,0 ha;

 

 

- Rừng trồng:

364,4 ha;

 

 

- Đất chưa có rừng:

9.558,6 ha.

 

 

 

 

 

Gồm có:

* Vườn Quốc gia Phước Bình: tổng diện tích: 19.814 ha.

+ Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha;

+ Phân khu Phục hồi sinh thái:               9.144 ha;

+ Phân khu Hành chính dịch vụ:               184 ha.

* Vườn Quốc gia Núi Chúa: tổng diện tích là: 22.513 ha (phần đất liền).

+ Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt:     13.360,6 ha;

+ Phân khu Phục hồi sinh thái:         6.693,9 ha;

+ Phân khu Hành chính dịch vụ:      2.458,5 ha.

c) Rừng sản xuất: 40.978,5 ha, trong đó:

- Rừng tự nhiên:           26.241,3 ha;

- Rừng trồng:                 4.193,7 ha;

- Đất ch­ưa có rừng:      10.543,5 ha.

2. Phân theo mức độ xung yếu:

Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2015 là: 199.169 ha được phân theo các cấp xung yếu như sau:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu:   41.610,7 ha, chiếm 20,9%.

- Cấp phòng hộ xung yếu:      120.921,4 ha, chiếm 60,7%.

- Cấp phòng hộ ít xung yếu:     36.636,9 ha, chiếm 18,4%.

3. Tổng diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để chuyển sang quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác giai đoạn 2006 - 2015: 40.184,3 ha, trong đó:

* Chuyển 22.361,2 ha để sử dụng theo yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (xây dựng hồ, đập, khu định cư, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giao thông, …), trong đó:

- Rừng tự nhiên:             1.612,8 ha;

- Rừng trồng:                      13,9 ha;

- Đất chưa có rừng:       20.734,5 ha.

* Chuyển 17.823,1 ha đất chưa có rừng thuộc diện tích đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân các xã quản lý vào quỹ đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp theo văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó:

- Đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ:    9.899.7 ha;

- Đất chưa có rừng thuộc rừng sản xuất:      7.923,4 ha.

Điều 2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

1. Căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này để chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố xây dựng kế hoạch, xác định cụ thể ranh giới quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang các mục đích khác (ngoài lâm nghiệp) trên thực địa; điều chỉnh diện tích rừng và đất rừng của các Ban quản lý, Công ty Lâm nghiệp, Vườn Quốc gia phù hợp với quy hoạch; bàn giao kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng cho từng địa phương cấp huyện, xã và đơn vị chủ rừng; xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp sang mục khác (ngoài lâm nghiệp) theo từng giai đoạn và cụ thể hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố lập hồ sơ thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố tham mưu tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng; hoạch định các dự án bảo vệ và phát triển của từng loại rừng trên từng địa bàn cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện.

3. Gửi toàn bộ hồ sơ gồm tài liệu, bản đồ số hoá theo hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 về hiện trạng, phân cấp phòng hộ và kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng và các tài liệu có liên quan theo quy định về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý thống nhất, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thống kê; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố, Giám đốc các Vườn Quốc gia, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp; Trưởng các Ban quản lý rừng; Thủ trưởng các ngành và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hoà

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 241/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 241/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/09/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Trần Xuân Hoà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản